Sách được trang trí bằng cách nhuộm hoa cương thường được biết đến là
Trong lịch sử nhân loại có rất nhiều cuốn sách được trân trọng, được gìn giữ và truyền tụng nhiều đời như Kinh Phật, Kinh Thánh, Tác phẩm văn học kinh điển của các quốc gia. Các cuốn sách quý báu ấy được viết tay hoặc sau này là được in sẽ được đóng bìa cẩn thận, trang trí bìa sách tỷ mỉ để bảo vệ và tăng độ thẩm mỹ cho sách. Kỹ thuật làm bìa sách, đóng gáy sách, hộp đựng sách là cả một hành trình rất dài trong lịch sử, ta sẽ không bàn ở đây. Ngoài bìa sách và gáy sách, sách còn có có ba cạnh là cạnh trên, cạnh dưới và bụng sách. Đây cũng là các vùng cần được có các kỹ thuật thẩm mỹ và gia cố để vừa làm đẹp và tránh rách sách.
Cạnh trên của sách, nơi bụi bám nhiều nhất được mạ vàng từ rất sớm ở châu Âu vì vừa giữ lề cho chắc lại vừa dễ lau bụi. Tại Việt Nam, Thư Viện Huệ Quang cũng tiến hành mạ vàng cạnh sách và đạt được kỹ thuật tương tự như các cuốn sách châu ÂuMặt bụng của sách, nơi tay người đọc hay cầm vào để mở sách và lật các trang giấy cũng được những người thợ đóng sách quan tâm. Ngoài việc vẽ lên cạnh sách người ta có phương pháp nhuộm. Một trong các cách làm là nhuộm hoa cương cạnh sách. Nhuộm hoa cương về cơ bản là nhuộm thuốc do những người Nhật Bản làm ra đầu tiên, còn gọi là thủy ấn.
Nhuộm hoa cương là một phương pháp thiết kế hoa văn trên bề mặt nước bằng các loại thuốc nhuộm , tạo ra các tác phẩm có họa tiết như đá hoa cương mịn.Cạnh sách được nhuộm hoa cương bằng cách nhúng vào các họa tiết đã được chuẩn bị. Việc nhuộm hoa cương 3 cạnh sách yêu cầu người thợ phải vô cùng cẩn thận, nhanh nhạy và quyết đoán để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo.
Một cuốn sách có cạnh bụng được nhuộm hoa cương tại Nhà Sách TỊnh Liên
Các cuốn sách quý, Kinh Phật, Từ Điển được nhuộm hoa cương và phân phối bởi Nhà Sách Tịnh Liên mà mỗi cuốn đều chỉ có những họa tiết duy nhất dành cho những người trân trọng sách.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hà
Nguồn tin: Tổng hợp từ nhiều nguồn
Những tin cũ hơn