SỰ KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA THỜI SƠ KỲ - ĐẠI SƯ ẤN THUẬNTác Giả: HT Ấn Thuận Việt Dịch: Ht Thích Hạnh Bình Ht Thích Huệ Hải Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2022 Trọn Bộ: 3 QuyểnLS04LỊCH SỬ - TỪ ĐIỂN650.000đSố lượng: 100 Bộ
SỰ KHỞI NGUỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA THỜI SƠ KỲ - ĐẠI SƯ ẤN THUẬN
Tác Giả: HT Ấn Thuận Việt Dịch: Ht Thích Hạnh Bình Ht Thích Huệ Hải Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2022 Trọn Bộ: 3 Quyển
Lời Nói Đầu Của Người Dịch Tác giả của tác phẩm “Sự Khởi Nguồn Và Phát Triển Của Phật Giáo Đại Thừa Thời Sơ Kỳ” là cố Hòa thượngThích Ấn Thuận. Ngài sinh năm 1906, tại Chiết Giang -Trung Quốc, xuất gia 1930, viên tịch 2005 tại Đài Trung- Đài Loan. Ngài để lại cho Phật giáo chúng ta trên 40 tácphẩm có giá trị học thuật. Trong đó, các tác phẩm như“Lịch sử Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ”,“Lịch sử Phật giáo Thiền tông Trung Hoa”, “Quá trình biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyênthủy”, “Nghiên cứu về Luận thưvà Luận sư của phái Hữu Bộ" (說一切有部為主的論師), “Nghiên cứu Như Lai Tạng”... và “Sự khởi nguồn và phát triển của Phật giáoĐại thừa thời sơ kỳ"(初期大乘佛教之起源與開展) lànhững tác phẩm lớn chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử tưtưởng Phật học Ấn Độ và Trung Quốc, ngay cả ‘Hoa Vũtập’, là những tác phẩm mang tính tập hợp cácbài nghiên cứu theo từng chủ đề riêng của Hòa thượngnhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau.
Những gì đượctrình bày trong những tác phẩm này, hoàn toàn dựa trênnền tảng Tam tạng Thánh điển, chủ yếu là bộ Hán dịchĐại tạng kinh, Nam truyền Đại tạng kinh, ngay cả Phạnvà Tạng văn, có trích dẫn và chú thích một cách nghiêmtúc, tạo cho người đọc có cái nhìn về Phật học có hệthống và rõ ràng cho dù là Đại thừa hay Tiểu thừa, Namtông hay Bắc tông., đều là những quan điểm tư tưởngkhác nhau để giải quyết những nhu cầu của con ngườitrong một bối cảnh cụ thể nào đó.Những gì Hòa thượng thảo luận trong các tác phẩmcủa mình vừa sâu lại vừa rộng, tinh tế, tường tận, có hệthống. Điều đó biểu thị Ngài không chỉ am tường tinhthông nguồn tư liệu Hán truyền (Đại chánh tạng) mà cảnguồn tư liệu Nam truyền (Pāli tạng), thậm chí cả Phạnvà Tạng; phương pháp nghiên cứu của Ngài rất khoa học,luôn bám sát vào tư liệu (kinh điển), khi gặp phải vấn đềkhông rõ ràng thuộc lĩnh vực sử học hay triết học, hayngôn ngữ học... thì Ngài sử dụng phương pháp ấy để làmrõ vấn đề.
Điểm đặc thù trong cách thảo luận của Ngài,luôn chú trọng phương diện bối cảnh ra đời của mỗi vấnđề, so sánh đối chiếu giữa các nguồn tư liệu có liên quan,và sự diễn biến qua thời gian và không gian, từ đó đánhgiá nguyên nhân hình thành tư tưởng và diễn biến tưtưởng... Cách thảo luận này rất hấp dẫn, thuyết phụcngười đọc.... Có một điểm mà tôi rất quan tâm là qua sựtổng hợp phân tích so sánh đối chiếu giữa các bản Hándịch, Hòa thượng đã chỉ ra sự sai lệch giữa nguyên bản(Phạn) và dịch bản (Hán), xuất phát từ sự ngộ nhận củadịch giả, hay người dịch cố ý bản địa hóa văn hóa Ấn Độthành văn hóa Trung Quốc, hay cách dịch khác nhau giữacác dịch giả... Điều đó giúp cho công tác Việt dịch Đạitạng kinh giảm thiểu việc sai sót hay thời gian tra cứu.
Theo Ấn Thuận, Phật giáo Đại thừa được chia thành 4 giai đoạn: 1. Sơ kỳ (Bát-nhã Trung Quán), 2. Trung kỳ (Duy thức), 3. Hậu kỳ (Như Lai Tạng), 4. Vãng kỳ (Mật giáo). Tác phẩm “Sự khởi nguồn và phát triển của Phật giáo Đại thừa thời sơ kỳ” nhằm tổng hợp phân tích làm rõ tư tưởng Đại thừa thời sơ kỳ. Do vậy, nội dung tác phẩm này, tác giả làm rõ các vấn đề như: Nguyên nhân hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa, thế nào gọi là tư tưởng Đại thừa? Tư tưởng ấy bắt nguồn từ đâu? Tại sao Phật giáo đến giai đoạn này phải hình thành tư tưởng Đại thừa? Tư tưởng ấy được xây dựng trên nền tảng gì và phê phán đối tượng nào? Và sự diễn biến phát triển kinh điển Đại thừa... Đây là những vấn đề khá quan trọng trong việc tìm hiểu tư tưởng Phật học Đại thừa.
Như vậy cho đến thời điểm này, những tác phẩm chuyên đề nghiên cứu của Hòa thượng Ấn Thuận đã được tôi và một số thành viên của Trung tâm Phật học Hán truyền chuyển dịch sang Việt ngữ và đã xuất bản, tác phẩm này đang làm các thủ tục xuất bản, còn lại 5 quyển trong ‘Hoa Vũ Tập’ cũng sẽ được dịch và xuất bản trong thời gian sớm nhất, còn bộ ‘Diệu Vân Tập’ Trung tâm không có chủ trương phiên dịch. Tôi và một số thành viên của Trung Tâm chuyển sang phiên dịch bộ ‘Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh’ sang Việt ngữ. Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đóng góp cho Phật giáo và dân tộc bộ Việt dịch Đại Tạng Kinh đáng tin cậy, làm cơ sở cho việc tu học, nghiên cứu và làm phong phú thêm cho nền văn hóa nước nhà.
Tác phẩm “Sự Khởi Nguồn Và Phát Triển Của Phật Giáo Đại Thừa Thời Sơ Kỳ” bằng Việt ngữ chủ yếu do Đạiđức Thích Huệ Hải là thành viên của Trung tâm phiêndịch, chủ yếu tôi chỉ làm công tác hiệu đính, chỉnh sửanhững chỗ cần thiết. Qua bản dịch lần này, cho thấy khảnăng phiên dịch của thầy Huệ Hải khá tốt. Tôi tin tưởngthầy có đủ khả năng cùng chúng tôi phiên dịch Tam tạngThánh điển từ Hán sang Việt.Mặc dù thầy trò chúng tôi đã cố gắng tránh những saisót trong khi phiên dịch, nhưng thiết nghĩ không làm saotránh khỏi. Rất mong độc giả chân tình góp ý. Xin chânthành cảm ơn.Thiền viện Tuệ Chủng, ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Dần (2022), Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền. Giám đốc Thích Hạnh Bình
MỤC LỤC: QUYỂN 1 Lời Nói Đầu Của Người Dịch Lời Tựa Chương 1: Tổng Luận Chương 2: Sự Sùng Kính Di Thể, Di Vật, Di Tích Của Đức Phật Chương 3: Sự Lưu Truyền Thể Loại Bổn Sanh, Thí Dụ, Nhân Duyên Chương 4: Khuynh Hướng Đối Lập Giữa Luật Chế Và Giáo Nội Chương 5: Sự Thể Hiện Pháp Và Xu Thế Phát Triển Chương 6: Bộ Phái Phân Hóa Và Đại Thừa Chương 7: Sự Phát Triển Phật Giáo Vùng Biên Địa QUYỂN 2 Chương 8: Sự Thích Ứng Mới Mang Tính Ý Thức Tôn Giáo Chương 9: Sự Mở Đầu Về Kinh Điển Đại Thừa Chương 10: Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Chương 11: Sự Liên Hệ Giữa Tịnh Độ Và Pháp Môn Niệm Phật QUYỂN 3 Chương 12: Pháp Môn Văn Thù Sư Lợi Chương 13: Tư Tưởng Hoa Nghiêm Chương 14: Các Pháp Môn Khác Chương 15: Quá Trình Biên Tập Và Truyền Bá Kinh Điển Đại Thừa Thời Sơ Kỳ