094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐỐI CHỨNG KINH VÀ THIỀN KHÔNG KHÁC - THÍCH NỮ TỊNH CHIẾU ĐỐI CHỨNG KINH VÀ THIỀN KHÔNG KHÁC - THÍCH NỮ TỊNH CHIẾU Dịch: Thích Nữ Tịnh Chiếu
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 691 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 16x24cm
Năm Xuất Bản: 2019
Độ Dày: 3,5cm
DCK1 THIỀN & MẬT TÔNG 250.000 đ Số lượng: 5 Quyển
  • ĐỐI CHỨNG KINH VÀ THIỀN KHÔNG KHÁC - THÍCH NỮ TỊNH CHIẾU

  •  998 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: DCK1
  • Giá bán: 250.000 đ

  • Dịch: Thích Nữ Tịnh Chiếu
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 691 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 16x24cm
    Năm Xuất Bản: 2019
    Độ Dày: 3,5cm


Số lượng
Yếu Chỉ Kinh Pháp Hoa Và Thiền Không Khác – Lời Thưa
Có vị Tăng hỏi Thiền Sư Viên Chiếu: “Kinh và Thiền có khác nhau không?”
Ngài Viên Chiếu trả lời:

Ngẫu hứng xách gậy dạo đầu núi
Nhọc sức thả rèm nằm chõng tre.

Trước khi chú giải ý nghĩa về câu thơ của ngài Viên Chiếu trả lời cho vị Tăng. Chúng con, xin có lời thưa, nguyên nhân cuốn sách nhỏ này ra đời. Cơ duyên, chúng con được nhã ý của một vị trí thức dạy “Nên nhập thất một trăm ngày” để thẩm thấu về chữ Nghiệp, mà ngẫm nghiệm cách tai qua nạn khỏi. Lời đề nghị đột xuất, con cảm nhận rất lạ và tình huống nhập thất của chúng con lúc này, có thể ngặt, quá lu xa bu! Nhưng cơ hội được dưỡng thân tâm, nên cũng dẹp hết quẹo luôn vào thất, không còn chọn lựa nào khác hơn, chúng con sử dụng thế - buông tận cùng tâm ý thức, phải buông xả tới tận cùng! “Vốn chủ vào thất là – Lòng thành” Ý này của Sư Ông khai thị cho riêng chúng con, nhờ tin vào lời dạy này. Chúng con thực hành mỗi thời lễ lạy bằng tất cả lòng thành, bất ngờ! Phật pháp màu nhiệm. Những lần nhập thất trước, chúng con chỉ duy trì được hai tháng là tối đa, nhưng lần này có sự bảo nhiệm rãi tâm từ của Tam Bảo, chúng con duy trì được một trăm ngày, vẫn bình an & như người đang bịnh nặng được xuất hạn, nhẹ nhàng, bay bổng.


 
đối chứng kinh và thiền không khác 1 min


Chúng con khóc ròng. Phật, Bồ Tát không bỏ sót một người nào, chỉ vì niềm tin và lòng thành của chúng ta chưa thật chín tới. Tự hận mình bỏ luống một thời gian quá dài, tin và tu cho có che đậy mắt mình, chứ vẫn còn lo chạy kiếm chỗ an  thân lập mạng, dù đã có học rằng: “Cõi này là tạm bợ”. Phật, Tổ cũng phải thương xót chúng con. Người xuất gia cao quý, lại mang báu vật của mình đổ trộn với cát bụi trần gian. Xin Phật Bồ Tát chứng minh, cho chúng con tha thiết sám hối, và chúng con phát nguyện trì tụng nhiều lần, những bộ kinh, trước đây chỉ được nghe Thiền Lão – Thượng Thanh, Hạ Từ. Người phục hưng dòng thiền phái Trúc Lâm của vua Trần Nhân Tông giảng như: Niết Bàn, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa v.v… Thẩm thấu nghĩa Phật dạy qua những bộ kinh, chúng con nguyện, sẽ viết một cuốn sách nhỏ với tựa đề: “Yếu chỉ kinh Pháp Hoa và Yếu chỉ Thiền Tông. Không khác!”
  • Kính thưa! Trong các bộ kinh. Kinh Pháp Hoa là lưu thông nhất hiện nay. Chùa chùa tụng Pháp Hoa. Người người tụng Pháp Hoa. Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đã được sự chú giảng qua nhiều thời kỳ, của những bậc Thạc Đức Chân Tăng, và gần đây nhất, có ba ngài là: Ngài Hòa Thượng chủ tờ báo Giác ngộ, và Ngài Hòa Thượng Viện Chủ Làng Mai, và Hòa Thượng Thích Thông Phương, Trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt. Cách giảng trạch của quý ngài, rất cao thâm, uyên bác, gần như phô bày, trọn vẹn ý kinh Pháp Hoa.
 
đối chứng kinh và thiền không khác 2 min


Kinh Pháp Hoa đầy ẩn dụ, trong một ẩn dụ có nghĩa đen và nghĩa bóng (hay thuật ngữ Phật pháp gọi là quyền nghĩa và thật nghĩa) rồi lồng ghép hình ảnh và lời thoại của chư Bồ Tát, qua đó, là phô bày ý chỉ kinh, hoặc có lúc sử dụng các biểu tượng và cảnh giới diễn bày, mượn qua đó để chỉ - Mật chỉ của kinh. Vì sao mà Đức Phật phải dùng phương tiện này?

Vì Ngài, đã trải qua không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp nhẫn việc khó nhẫn, làm việc khó làm, mà ngay trong đời hiện tại của Ngài, khi Phật còn là Thái Tử, đi dạo bốn cửa thành Ngài chứng kiến cảnh con người đến muôn loài là nhận chịu quy luật của sanh, lão, bịnh và tử. Thái Tử buồn nản, xót xa, cho kiếp nhân sinh phù du. Rồi Thái Tử chứng kiến cảnh tượng của luật rừng con lớn ăn con bé, kẻ mạnh hiếp đáp kẻ cô thế v.v và v.v. Tất cả những áp lực quá lớn ấy, mà nhân sinh chẳng bao giờ màng nghĩ đến.
  • Trở về hoàng cung, Thái Tử ngồi suy nghĩ, không những từ bản thân mình, mà trong đó có cả Phụ Vương ngài, vợ Thái Tử là nàng Da Du Đà La, và con trai là La Hầu La, cho đến những người thân trong mỗi căn hộ, chẳng luận già hay trẻ, cứ đột ngột ra đi, và sau khi chết, thì đi về đâu? Tình huống này, những thay đổi quá nhanh, đang lao vút tới, họ chưa kịp chuẩn bị tâm lý, nhìn lại những gì ta đã làm, đang làm, đã có, đang có, nhưng một khi quy luật kia, đụng một cái cốp, vào bản thân hoặc gia đình họ, thì họ lại đau khổ, khóc lóc, níu kéo. Chuyện quá cũ của tám ngọn gió, mà lúc gặp phải, người nào cũng bùng nổ như mới, rồi lại cũng là bất lực trong quỷ đạo này. Quỷ đạo, làm người lúc sống chẳng hiểu ta từ đâu mà có, khi chết không biết ta đi về đâu? Do đó, Ngài quyết tâm tiên phong tìm sự thật, để giải mã và mã hóa sự kiện bí ẩn, đang phủ trùm khắp thế gian này.
 
đối chứng kinh và thiền không khác 3

 
  • Ngài đến những vị thầy, cầu mong học phương pháp rõ biết “Ta từ đâu đến, và khi chết sẽ đi về đâu?”. Pháp của những vị thầy dạy; Thái Tử cố tâm, chăm chỉ ngày đêm thực hành, nhưng rốt cục, chỉ có công dụng với một người, nên ngài không thỏa mãn, mong muốn rộng lớn với ngài là – tất cả mọi người, đều có thể giải mã và mã hóa được vấn đề ấy.
 
  • Tạm biệt ngôi trường đang học. Ngài vào rừng sâu ăn mỗi ngày một hột mè một hột gạo, trải qua sau năm thân thể tiều tụy, sức lực cạn kiệt, tinh thần mệt mỏi mà đạo thật vẫn chưa phát minh. Ngài tự xét! Đây là phương pháp cực đoan của vế Khổ hạnh, khi ta còn ở hoàng cung sự hưởng thụ của ngon vật lạ cũng vô bờ bến, đó là nghiêng vế hưởng thụ, hai trường phái này đều cực đoan. Sau đó Ngài chọn một gốc cây, bên dòng sông Ni Liên, để toạn thiền & phát lời thề nguyện rằng: “Nếu không khám phá ra sự thật. Ta là ai? Không thấy đạo lớn, để mở sáng con đường bí ẩn, sinh sinh, tử tử truyền kiếp. Ta thề chết, quyết không rời khỏi chỗ ngồi này”.
 
  • Rồi sử dụng cách riêng. Từ thiền định Ngài soi rọi lại nội tâm mình, và quán chiếu các pháp bên ngoài, đối chiếu, gạt bỏ, buông xả. Buông xả cho tới tận cùng, không còn gì, để buông xả, soi rọi, đối chiếu. Đến ngày thứ 49, khi nhìn sao mai vừa tỏ, bỗng nhiên Ngài Ồ!!! Nhận ra điều quá lớn, và rõ luôn cái bí mật cho cả thế gian này. “Là cái ta rỗng lặng, không hình tướng mà trùm khắp”. Nhưng cái rỗng lặng trùm khắp không hình tướng ấy, đang tìm ẩn trong sự mê mờ của nhân sinh, nên bị phân hai và hiệu ứng qua hình tướng. Một của bản năng nhân bản, nhân văn, nhân vị. Một của bản năng của dục vọng, ích kỷ, thấp hèn. Nhân sinh vì cố hữu cái ta bản năng thiện, bất thiện, nên không có cơ hội cho ánh sáng của trí tuệ thiền định hoạt động. Để rồi cái ta đó, nó quy thuận với dục vọng ích kỷ, đưa đến chỗ gieo nhân quả thiện ác, bỏ thân nghiệp tràn đầy khắp mặt đất, đi khắp các cảnh giới. Do lực của bản năng tập khí lôi kéo cái ta ấy, trôi theo cái khổ cái vui, ràn rịt, lộn quanh sanh rồi tử không dứt, và bản năng của cái ta hư cấu, vô thường tạm có ấy, nhân sinh lại ngỡ nó bền chắc trong trần gian này…

Thích Nữ Tịnh Chiếu – P.L 2053 (2014)


 
đối chứng kinh và thiền không khác 4


Trích Đoạn:
Nghe Phương Nam Thiền tông thạnh hành, Sư bất bình nói: “kẻ xuất gia muôn kiếp học oai nghi của Phật. Những kẻ ma ở Phương Nam dám nói: “Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật”. Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết những giống ấy để đền ơn Phật. Sư bèn khăn gói lên đường mang theo bộ Thanh Long Sớ Sao, ra khỏi đất Thục nhằm Lê Dương tiến bước. Trên đường sư gặp một bà giá bán bánh, bèn dừng nghỉ  chân và bảo bà lấy ít cái bánh điểm tâm. Bà già chỉ gánh của Sư hỏi: “gói ấy là sách vở gì”?

Sư bảo “Thanh Long Sớ Sao”.
Bà hỏi: Thầy thường giảng kinh gì?
Sư Đáp: Kinh Kim Cương.
Bà nói: tôi có một câu hỏi, thầy đáp được, tôi xin cúng dường bánh điểm tâm, bằng đáp chẳng được, mời thầy đi nơi khác. Sư chịu.
Bà hỏi: Kinh Kim Cương nói: “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”. Xin hỏi Tượng Tọa điểm tâm nào?

Sư không đáp được bèn hỏi đường lên Long Đàm. Đến Pháp đường (nhà nói pháp) gặp Long Đàm, Sư nói: “lâu nay nghe danh Long Đàm, đi đến nơi Đàm (Đầm) chẳng thấy mà Long (rồng) cũng không hiện. Sùng Tín bảo: “ngươi đã đến gần Long Đàm”. Sư không đáp được, liền dừng lại đây. Một đêm, Sư đứng hầu, Ngài Sùng Tín bảo: “đêm khuya sao chẳng xuống” (con còn bổn phận) Sư kính chào bước ra, lại trở vào, thưa: “bên ngoài tối tối đen”. Ngài Sùng Tín thắp đèn cầy đưa cho Sư. Sư toan tiếp lấy, Ngài Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó, Sư đại ngộ, liền lễ bái.

Ngài Sùng Tín hỏi: “Ngươi thấy cái gì?”
Sư thưa: “Từ nay về sau chẳng còn nghi lời chư lão Hòa Thượng trong thiên hạ”.
Hôm sau, Ngài Sùng Tín lên tòa bảo chúng:
  • Trong chúng đây có một gã răng kiếm bén, miệng tợ chậu máu, đánh một gậy chẳng ngó lại, khi khác y lên ngọn núi cao vót dựng lập đạo của ta.
  • Sư đem bộ Thanh Long Sớ Sao, chất đống trước Pháp đường nổi lửa đốt, nói:
  • Tột cùng biện luận siêu huyền như một sợi long ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu ở đời in giọt nước nhỏ gieo trong hồ lớn.
Sư lễ từ Ngài Sùng Tín đi du Phương.


 

Kiến Giải Riêng:

*Đá lửa chẳng kịp
Lằn chớp không thông*

Ngài Đức Sơn là, biểu tượng khí phách anh hùng, thẳng ngay một vạch, trong sáng cực điểm sáng. Chúng ta gặp ngài là lợi được 2 điều phước báo:
Phước báo thứ nhất. Ngài là người mạnh mẽ đầu tiên tuyên bố: -Tiến về Phương nam ruồng cho sạch bọn ma (Thiền Phương nam).
Phước báo thứ hai: Nhờ ngài quay ngoắt 360 độ, chính Ngài là người ủng hộ, phát triển Thiền tông một cách nhiệt tình, không nhiệt tình nào hơn!
Song nếu cơ duyên của ngài không gặp bậc chân thiện tri thức. – Ngài Long Đàm. Ngài Đức Sơn còn nghi ngờ Thiền! Và nếu! Chúng ta không học tiểu sử Ngài Đức Sơn chúng ta biết giải nghi về đâu? ….


 


MỤC LỤC:
QUYỂN THỨ NHẤT
  • PHẨM TỰA thứ nhất
  • PHẨM PHƯƠNG TIỆN thứ hai
QUYỂN THỨ HAI
  • PHẨM THÍ DỤ thứ 3
  • PHẨM TÍN GIẢI thứ 4
QUYỂN THỨ BA
  • PHẨM DƯỢC THẢO DỤ thứ 5
  • PHẨM THỌ KÝ thứ 6
  • PHẨM HÓA THÀNH DỤ  thứ 7
QUYỂN THỨ TƯ
  • PHẨM NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ thứ 8
  • PHẨM THỌ HỌC VÔ HỌC NHƠN KÝ thứ 9
  • PHẨM PHÁP SƯ thứ 10
  • PHẨM HIỆN BỬU THÁP thứ 11
  • PHẨM ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA thứ 12
  • PHẨM TRÌ thứ 13
QUYỂN THỨ NĂM
  • PHẨM AN LẠC HẠNH thứ 14
  • PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT thứ 15
  • PHẨM NHƯ LAI THỌ LƯỢNG thứ 16
  • PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC thứ 17
QUYỂN THỨ SÁU
  • PHẨM TÙY HỶ CÔNG ĐỨC thứ 18
  • PHẨM PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC thứ 19
  • PHẨM THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT thứ 20
  • PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC thứ 21
  • PHẨM CHÚC LỤY thứ 22
  • PHẨM DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT BỔN SỰ thứ 23
QUYỂN THỨ BẢY
  • PHẨM DIỆU ÂM BỒ TÁT thứ 24
  • PHẨM QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT thứ 25
  • PHẨM ĐÀ LA NI thứ 26
  • PHẨM DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỒ TÁT thứ 27
  • PHẨM PHỔ HIỀN BỒ TÁT thứ 28
 
thông tin cuối bài viết 2
  
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây