094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

GIẢNG GIẢI TÒNG LÂM TƯỢNG KHÍ - VÔ TRƯỚC ĐẠO TRUNG GIẢNG GIẢI TÒNG LÂM TƯỢNG KHÍ - VÔ TRƯỚC ĐẠO TRUNG Nguyên Tác: TS. Vô Trước Đạo Trung
Dịch: Thích Thiện Phước
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức 
Số Trang: 398 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm 
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2016
Độ Dày: 1,8cm
TLTK THIỀN & MẬT TÔNG 110.000 đ Số lượng: 20 Quyển
  • GIẢNG GIẢI TÒNG LÂM TƯỢNG KHÍ - VÔ TRƯỚC ĐẠO TRUNG

  •  1387 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TLTK
  • Giá bán: 110.000 đ

  • Nguyên Tác: TS. Vô Trước Đạo Trung
    Dịch: Thích Thiện Phước
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức 
    Số Trang: 398 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm 
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2016
    Độ Dày: 1,8cm


Số lượng
Lời Giới Thiệu
Giảng Giải Tòng Lâm Tượng Khí là tác phẩm do thiền sư Vô Trước Đạo Trung (1653 – 1744) người Nhật Bản biên soạn, ấn hành vào năm 1741. Nội dung sưu tập các dụng ngữ liên quan đến quy củ thiền gia, từ lúc khởi nguồn, biến đổi, cho đến ý nghĩa hiện hành của các danh mục trong Bách trượng Hoài Hải, cổ thanh quy, và các thanh quy thời cận đại. Ngoài ra, ta còn thấy sự khế hợp hài hòa giữa tinh thần tông giáo và nhơn gian Phật giáo khi đọc qua tác phẩm này. Tuy là một bộ tự điển thuộc hệ thống Thiền, nhưng có giá trị hiện thực cơ bản tổng quan về Giáo. Tất cả không ngoài tông chỉ trao dồi ba học, tiến tu giải thoát của một tăng sĩ khi đang sinh hoạt trong chốn nhà thiền. Đồng thời, giúp cho hành giả có khái niệm sâu sắc về cơ cấu tổ chức của chốn tòng lâm trong Phật giáo. Nay sách đã được chuyển ngữ, chúng tôi xin tùy hỷ công đức tinh thần lưu thông pháp bảo này.
Tỳ Kheo Thích Lệ Trang.


 
giảng giải tòng lâm tượng khí 1


Lời Nói Đầu
Giảng Giải Tòng Lâm Tượng Khí còn gọi là “Từ Điển Thiền Tông Tòng Lâm Tượng Khí Giảng Giải”. Do Thiền sư Vô Trước hiệu Đạo Trung (1653 – 1744) thuộc tông Lâm Tế người Nhật Bổn sáng tác. Lời tựa được viết vào năm Khoan Bảo Nguyên Niên (1741). Ấn hành vào năm 42 thời Minh Trị (1909), sách gồm có 20 quyển, trong đó có 1 quyển mục lục. Toàn bộ sách được trích dẫn giảng giải về những dụng ngữ, quy củ, hành sự, khí vật … từ Bách Trượng Thanh Quy, cho đến các bộ Cổ Thanh Quy.

Nội dung chia làm 29 loại: Khu Giới, Điện Đường, Tòa Vị, Tiết Thời, Linh Tượng, Xưng Hô, Chức Vị, Thân Chi, Tòng Quỷ, Lễ Tắc, Thùy Thuyết, Tham Thỉnh, Chấp Vụ, Tạp Hành, Tội Trách, Báo Bảo, Phúng Xướng, Tế Cúng, Tang Tiến, Ngôn Ngữ, Kinh Lục, Văn Sớ, Bạc Khoán (Phiến Giấy), Đồ Bi, Ẩm Đạm, Phục Chương, Bái Khí, Khí Vật, Tiền Tài. Tổng cộng có 1724 điều mục. Có thể nói đây là bộ bách khoa toàn thư, ghi chép về chế độ sinh hoạt trong hệ thống Thiền tông thời xa xưa.


 
giảng giải tòng lâm tượng khí 2 min


Sách được trích dẫn những điển tịch: trong đó nội điển 484 bộ bao hàm: Kinh, Luật, Luận, Sớ, Tăng Sử, Thiền Đăng Sử, Thi Kệ, Thanh Quy, Thiền Gia Ngữ Lục … và 286 bộ Kinh, Sử, Tử, Tập … thuộc sách ngoại điển Trung Nhật có liên quan đến sự tướng của Phật giáo. Ngoài những điều mục đã soạn thuật, lại còn thêm vào phần khảo chứng, không chỉ giới hạn bởi Tông Lâm Tế, Tào Động … mà xuyên suốt cả những điều thông thường trong một tòng lâm. Đây thật là một bộ sách rất tốt để tham khảo chế độ thiền tông.

Thiền sư Đạo Trung hiệu Vô Trước còn gọi là Chiếu Băng Đường, Bảo Vũ Đường. Người quê ở Đản Mã (Binh Khố), thuở nhỏ vào chùa Như Lai ở Xuất Thạch (Binh Khố). Sau đầu sư với Thiền sư Trúc Ấn ở chùa Long Hoa, rồi lại tham yết các Thiền sư danh tiếng khắp mọi nơi. Năm sư 25 tuổi cũng là lúc Thiền sư Trúc Ấn viên tịch, Sư bèn tiếp nối thiền pháp. Năm 53 tuổi, nhằm năm thứ tư niên hiệu Bảo Vĩnh (1707), Sư dời về trụ trì chùa Diệu Tâm, sau lại lui về ẩn cư tại viện Long Hoa, dốc hết tâm chí vào việc sáng tác Phật điển. Sư thị tịch vào năm Diên Hưởng, thọ 72 tuổi. Tác phẩm để lại có 180 loại, gồm 651 quyển. Ngài thật là một vị Tăng tiêu biểu của tông Lâm Tế trong thời kỳ Giang Hộ.
Thích Thiện Phước.


 
giảng giải tòng lâm tượng khí 3


Lời Tựa
Sau khi hiện thành năm dòng thiền pháp, người thừa tự nếp nhà Phật tổ, phần nhiều nương vào chùa luật, mãi đến khi hòa thượng Bách Trượng sáng lập Thiền cư, làm sáng ngời quy củ, khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở đời, bèn có quy củ: sư đồ, đường xả, lễ tắc, khí phục, … lấy nghi để định danh. Luận chép: “Lời nói từ nơi danh mà chuyển, danh từ nơi nghĩa mà xoay”. Nói đến đây thì khái niệm được danh nghĩa, nhưng cần phải hiểu xuyên suốt cái nghĩa để phát huy cái danh vậy.


 
giảng giải tòng lâm tượng khí 4


Thiền sư Đạo Trung nhờ có ý chí này, nên xem qua hết các sách: Phật giáo, Nho điển, chư tử, lịch sử, thi văn, tiểu thuyết, … nắm được yếu chỉ, gom nhặt xa gần, có khi gặp cảnh mịt mờ, có khi khều đèn sáng lạn, trải qua nhiều tháng năm, nhưng đến khi tỏ biết thì không có ý gì sai sót vậy. Lại tóm gọn viết ra bản thảo đặt tên là Thiền Lâm Tượng Khí Tiên. Kinh Dịch chép: “Nhìn thấy chính là tượng, hình dáng gọi là khí”. Như sách này gọi là tượng khí, ý nói nêu cả danh lẫn nghĩa vậy.
Đạo Trung Vô Trước viết.
Bảo Vũ Đường Chủ ông lão 89 tuổi, Ngày lành tháng 9 mùa thu năm Tân Dậu


 


MỤC LỤC:
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI TỰA
THIỀN LÂM TƯỢNG KHÍ TIÊN
  1. Khu Giới Môn
  2. Điện Đường Môn
  3. Tòa Vị Môn
  4. Tiết Thời Môn
  5. Linh Tượng Môn
  6. Xưng Hô Môn
  7. Chức Vị Môn
  8. Nghiệp Quỷ Môn
  9. Lễ Tắc Môn
  10. Thùy Thuyết Môn
  11. Tham Thỉnh Môn
  12. Chấp Vụ Môn
  13. Tạp Hành Môn
  14. Tội Trách Môn
  15. Báo Đảo Môn
  16. Phúng Xướng Môn
  17. Tế Cúng Môn
  18. Tang Tiến Môn
  19. Ngôn Ngữ Môn
  20. Kinh Lục Môn
  21. Văn Sớ Môn
  22. Đồ Bài Môn
  23. Ẩm Đạm Môn
  24. Phục Chương Môn
  25. Bái Khí Môn
  26. Khí Vật Môn
  27. Tiền Tài Môn
KHÁI NIỆM VỀ THIỀN


 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây