HÀNH VÔ LƯỢNG TÂM - ĐẠI TRƯỞNG LÃO SOBHANATác Giả: Đại Trưởng Lão Sobhana Việt Dịch: Sư Bửu Nam NXB: Hồng Đức Số Trang: 401 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ: 14,5x20,5cm Năm XB: 2018 Độ Dày: 3cmHVLTTHIỀN & MẬT TÔNG150.000đSố lượng: 999998 Quyển
Lời Nói Đầu Trong thời đức Phật, người có duyên lãnh hội được giáo pháp của đức Phật thuyết giảng nếu thực hành theo sẽ mang lại nhiều lợi ích, bởi vì giáo pháp của đức Phật thuyết giảng chủ yếu đưa đến lợi ích Sắc Cứu Cánh tức là giải thoát khỏi vòng luân khởi và còn giúp ích trong kiếp hiện tại và vị lai nữa. Pháp căn bản chủ yếu mang lại lợi ích trong kiếp hiện tại và vị lai gọi là Brahmavihara cụm từ Brahma dịch là Vô lượng, đem lại lợi lạc cho người khác hay còn thêm một ý nghĩa nữa là Thực hành điều vô lượng, vì sự thực hành của người tu tập tâm cùng với sự tu tiến Tâm Từ v.v…
Brahmavihara là Pháp được đức Phật thuyết giảng trong nhiều kinh, đặc biệt là Tâm Từ trong Hành Vô Lượng Tâm (Brahmavihara) là Pháp căn bản che chở cho thế gian có được bóng mát an lành, mặc dù Tâm Bi, Tâm Hỷ và Tâm Xả cũng là Pháp căn bản mà con người cũng nên phát triển tu tiến. Tác giả (Ngài Gandhasarabhivamso) còn tiến hành dịch thuật thêm những quyển kinh khác liên quan với Minh Sát (Vipassana) của Ngài Đại Trưởng lão Mahasisayadaw Aggapandita trụ trì Thiền viện Mahasi tại thủ đô nước Myanmar thông qua 6 quyển là: Vipassananaya (Phương Pháp Minh Sát quyển 1), Vipassananaya (Phương Pháp Minh Sát quyển 2), Mahasatipatthanasutta (Kinh Chuyển Pháp Luân), Paticcasamuppada (Lý Duyên Khởi) và Nippanakatha (Diễn Giải Níp-Bàn).
Trong năm nay, tiến hành dịch quyển kinh Brahmavihara (Hành Vô Lượng Tâm) của thầy giáo thọ sư quyển thứ 7, mặc dù Hành Vô Lượng Tâm không có liên quan với việc Thực Hành Minh Sát (Patipattivipassana), chỉ là Tu Tiến Chỉ Tịnh (Samathabhavana), nhưng cũng có thể tu tiến được cùng với Minh Sát, tác giả thấy tầm quan trọng như vậy mới tiến hành dịch và giải thích cho xong trong năm nay. Thầy giáo thọ sư Mahasi Sayadaw đã giảng giải Tứ Vô Lượng Tâm (Brahmavihara) tại Thiền viện Mahasi trong những người giới bắt đầu từ ngày rằm tháng 8 Phật lịch 2508 cho đến ngày 15 tháng 12 tại Thiền viện có ghi âm và viết lại, sau đó mới trình lên thầy giáo thọ sư kiểm tra chỉnh sửa cú văn một lần nữa, nhưng thầy giáo thọ sư bận rộn Phật sự chưa có dịp xem lại, khi thời gian trôi qua hơn 10 năm kế tiếp sau đó, thầy giáo thọ sư Mahasi Sayadaw mới có thời gian kiểm tra và chỉnh sửa cú văn lại vào ngày 6 tháng 10 Phật lịch 2519 và hoàn chỉnh trong ngày 7 tháng 3 Phật lịch 2520. Hơn nữa, lại được đánh máy vào năm đó, thời gian sau này, người học trò của Ngài tên là U Min Swe (Min Kyaw Thu) đã phiên dịch sang tiếng Anh với tựa là Brahmavihara Dhamma xuất bản Phật lịch 2528.
Sau này tác giả đi du học Phật Pháp tại nước Myanmar (Miến-Điện) vào khoảng Phật lịch 2528 – 2538 đã đọc quyển kinh này và xét thấy có nhiều lợi ích trong việc hành pháp theo phương pháp Chỉ Tịnh (Samatha) và Minh Sát (Vipassana), ví như bản đồ chỉ dẫn đường đi đến mục đích cuối cùng của con đường tức là sự tĩnh lặng, nên mới phiên dịch ra tiếng Thailand để cho người Thái có dịp biết và thực hành Pháp Vô Lượng Tâm một cách chân chánh như đã nói trong quyển kinh này. Lại nữa, Ngài Somdet Buddhajinavamsa (Somsak Upasamo Pa.dha.9, MA, Ph.D) nói rằng “Ngài cũng muốn cho nước Thailand có được kinh sách Phật giáo có giá trị biên soạn của Ngài Mahasi Sayadaw bằng tiếng Thailand để cho người Thái có dịp tìm hiểu nghiên cứu nhằm để tiếp nối truyền thừa đạo Phật” cho nên tác giả mới phiên dịch quyển kinh này cho xong trong năm nay và sẽ phiên dịch Bát Thánh Đạo và Vô Ngã Tướng Kinh của Mahasi Sayadaw tiếp theo trong năm Phật lịch 2556.
Quyển kinh này có nhiều ý nghĩa đáng được quan tâm ví dụ như:
Sử dụng từ ngữ dễ hiểu.
Nêu ví dụ trích dẫn trong Kinh và Chú giải.
Trình bày so sánh làm cho rõ ràng dễ hiểu hơn.
Giải thích ý nghĩa theo Chú giải và Phụ chú giải.
So sánh với sự trải nghiệm trong việc thực hành pháp Minh Sát một cách thiết thực.
Trong việc biên soạn lần này, tác giả (Mahasi Sayadaw) ủy thác cho Ngài Sirasuddhi phiên dịch từ quyển tiếng Anh có tựa là Brahmavihara Dhamma rồi so sánh với quyển tiếng Miến một lần nữa và có thêm vài ý nghĩa trong quyển Brahmavihara Dhamma của thầy giáo thọ sư mahasi Sayadaw, việc sao chép bài pháp thuyết giảng 4 lần tại đài phát thanh của đất nước Miến-điện mỗi năm một lần là:
Lần thứ nhất thuyết giảng Tâm Từ (Metta) trong ngày rằm tháng 9 Phật lịch 2508.
Lần thứ hai thuyết giảng Tâm Bi (Karuna) trong ngày rằm tháng 9 Phật lịch 2509.
Lần thứ ba thuyết giảng Tâm Hỷ (Mudita) trong ngày rằm tháng 10 Phật lịch 2510.
Lần thứ tư thuyết giảng Tâm Xả (Upekkha) trong ngày 10 tháng 9 Phật lịch 2511.
Ngoài ra quyển kinh này còn có ý nghĩa căn bản quan trọng thực hành lời dạy của đức Phật, tác giả dùng những từ ngữ ý nghĩa liên quan với căn bản ngôn ngữ và căn bản pháp được trích dân nhiều tài liệu trong Tam Tạng, Chú Giải, Phụ Chú Giải và Văn Phạm Pali với kì vọng mong muốn sẽ giúp ích cho độc giả được hài lòng. Xin tùy hỷ công đức đến các quý vị hữu công trong việc phiên dịch lần này nhất là Ngài Sirasuddhi dịch giả quyển tiếng Anh và phụ giúp chỉnh sửa văn và cũng xin tùy hỷ công đức đến ông thiện nam “Singhmano” phụ giúp thiết kế trang bìa đẹp.
Việc chung hùn góp phần xây dựng cho quyển kinh pháp này được thành tựu, vì đây là quyển kinh pháp của Đức Phật thuyết giảng, để có thể lãnh hội được giáo lý và bảo vệ gìn giữ ánh sáng trí tuệ của đạo Phật, ví như ngọn đuốc trong tăm tối và chỉ đàng cho những ai lầm đường lạc lối vì lợi ích lâu dài của chúng sinh ở đời, như in ấn mở rộng phát hành cho học viên, thư viện và dân chúng nói chung có sự quan tâm muốn tìm hiểu đến Chánh Pháp. Xin chân thành tán thán thiện tâm của thí chú tài trợ tiền để in ấn quyển kinh này là tài sản trong đạo Phật, xin cho tất cả quý vị được thành tựu những phước thiện hãy có được an lạc trong Pháp hành của các bậc Thánh Nhân và chứng đắc an lạc là mục đích cao thượng của chúng sinh ở đời. Ngài Gandhasarabhivamso
Mục Lục Lời Nói Đầu BÀI THỨ NHẤT Đạo Đức Thích Hợp Với Mọi Người Mọi Tôn Giáo Tâm Từ Là Gì? Chuẩn Bị Ngồi Xếp Bàng Tu Tiến Tâm Trừ Trong 4 Oai Nghi Suy Xét Lợi Và Hại Nguy Hại Của Giận Dữ Lợi Ích Của Kham Nhẫn Phương Pháp Tu Tiến Tâm Từ 528 Loại Tu Tiến Tâm Từ Tu Tiến Tâm Từ Vô Hạn Định Tu Tiến Tâm Từ Hạn Định Tu Tiến Tâm Từ Hạn Định Hướng Tu Tiến Tâm Từ Của Trưởng Lão Subhuti Bà-La-Môn Dhananjiani Thiền Tâm Từ 11 Điều Lợi Ích Của Tu Tiến Tâm Từ Câu Truyện Của Roja Vua Malla Câu Truyện Của Trưởng Lão Visakha Câu Truyện Của Nữ Cư Sĩ Uttara Câu Truyện Của Nàng Samavati Câu Truyện Của Sihabahu Câu Truyện Của Suvannasama Phương Pháp Tu Tiến Tâm Từ Đi Đôi Với Sự Tu Tiến Minh Sát BÀI THỨ HAI Hạng Người Không Nên Rải Tâm Từ Trước Hạng Người Không Nên Rải Tâm Từ Hạng Người Nên Rải Tâm Từ Trước Chứng Thiền Suy Xét Dể Diệt Trừ Phẫn Nộ 10 Điều Quán Xét Để Diệt Trừ Phẫn Nộ Phương Pháp Đoạn Trừ Phẫn Nộ Do Suy Xét Có Nghiệp Là Của Mình Đoạn Trừ Phẫn Nộ Do Quán Xét Hành Pháp Độ Của Đức Bồ Tát Câu Truyện Kham Nhẫn Của Đức Bồ Tát Câu Truyện Của Dhammapalakumara Kham Nhẫn Của Voi Chúa, Khỉ Chúa Và Rắn Chúa Tu Kiến Kham Nhẫn Với Niệm Của Ngài Punna Đoạn Trừ Phẫn Nộ Do Quán Bản Chất Đoạn Trừ Phẫn Nộ Do Cho Đồ Vật Sanh Lên Chung Ranh Giới Sanh Lên Thiền Tâm Từ BÀI THỨ BA Bố Cáo Kinh Tâm Từ Chư Thiên Cội Cây Hiện Hình Đức Phật Thuyết Giảng Kinh Tâm Từ Đọc Kinh Tâm Từ Cùng Tu Tiến Tâm Từ Tâm Từ Bảo Hộ Câu Kệ Thứ Nhất Nên Dũng Cảm Trong Hành Pháp (2 Và 3) Nên Ngay Thẳng Và Trung Thực Nên Dễ Dạy Nên Nhu Thuận Không Nên Ngã Mạn Câu Kệ Thứ Hai Nên Tri Túc Nên Dễ Nuôi Nên Ít Bận Việc Nên Sống Giản Dị Có Các Căn Thanh Tịnh Có Trí Tuệ Bảy Điều Thích Hợp Biết Rõ Điều Hữu Ích Biết Rõ Điều Thích Hợp Nên Giữ Gìn Thân Khẩu Ý Không Nên Quyến Luyến Theo Các Gia Đình Nên Tảng Hành Pháp Tu Tiến Tâm Từ Thông Thường Phương Pháp Tu Tiến Tâm Từ Chia Chúng Sinh Thành Hai Hay Ba Hạng Tu Tiến Tâm Từ Chia 3 Nhóm Chúng Sinh Phương Pháp Rải Tâm Từ Có 3 Cách Nữa Rải Tâm Từ Để Cho Thoát Khỏi Đau Khổ Tâm Từ Thật Sự Phương Pháp Tu Tiến Tâm Từ Vô Lượng Thời Gian Và Oan Nghi Tu Tiến Tâm Từ Vihara (Trụ Xứ) Có 4 Loại Hành Vô Lượng Tâm Và Hành Phạm Hạnh Hành Để Thoát Khỏi Nhập Thai Thực Hành Để Diệt Trừ Kiến Ngã Hành Giải Thoát Sanh Thai BÀI THỨ TƯ Kinh Tâm Từ Thứ Hai Tu Tiến Minh Sát Với Kinh Tâm Từ Thứ Hai Vô Thường, Tính Vô Thường Và Quán Vô Thường Khổ, Tính Khổ Và Quán Khổ Vô Ngã, Tính Vô Ngã Và Quán Vô Ngã Giải Thích Kinh Tâm Từ Thứ Hai (Tiếp) Kinh Tâm Từ Thứ Nhất BÀI THỨ NĂM …. BÀI THỨ SÁU…. BÀI THỨ BẢY…. BÀI THỨ TÁM….