094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ - Nại - Da Sự Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ - Nại - Da Sự

Dịch Việt: Tuệ Sỹ, Nguyễn An, Tâm Nhãn, Nguyễn Thịnh, Hoằng Trí
Việt Dịch: Thích Thiện Chánh

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Năm xuất bản: 2016
Hình thức: Bìa Cứng
Khổ sách: 14x20.5 cm

S001653 SÁCH PHẬT 150.000 đ Số lượng: 1000 Quyển
  • Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ - Nại - Da Sự

  •  431 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: S001653
  • Giá bán: 150.000 đ

  • Dịch Việt: Tuệ Sỹ, Nguyễn An, Tâm Nhãn, Nguyễn Thịnh, Hoằng Trí
    Việt Dịch: Thích Thiện Chánh

    Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức
    Năm xuất bản: 2016
    Hình thức: Bìa Cứng
    Khổ sách: 14x20.5 cm


Số lượng

Tăng-già, cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật, trên thế giới hiện tại được truyền thừa trong ba hệ chính: Theravāda (Thượng tọa bộ) trong các nước Phật giáo phương Nam; Mūlasarvāstivāda (Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ) ở Tây Tạng; và Dharmaguptaka (Đàm-vô-đức bộ) tại Trung Hoa và những nước nhận ảnh hưởng từ Trung Hoa.

 

Nha sach tinh lien web 07



Tăng-già Việt Nam, theo các tư liệu khả tín ngày nay còn đọc được, đã tồn tại và phát triển đến một trình độ nhất định vào hậu bán thế kỷ 2 Tây lịch, như được tường thuật bởi Mâu Tử (165-170 Tl). Hiện chúng ta có khá nhiều công trình nghiên về Mâu Tử và Phật giáo Việt Nam trong thời đại của ông. Gần một thế kỷ sau, Khương Tăng Hội xuất hiện, và được ghi nhận là nhân vật đầu tiên đưa Phật giáo vào lãnh thổ phía Nam Trung quốc. Tiểu sử Khương Tăng Hội, vì liên hệ đến những ngày đầu tiên của Phật giáo tại Trung quốc, nên cũng được nghiên cứu khá nhiều. Thế nhưng, hầu hết, nếu không nói là tất cả, các nhà nghiên cứu lịch sử này không bận tâm mấy đến yếu tố Khương Tăng Hội xuất gia và thọ cụ túc theo hệ Luật nào. Vấn đề xem ra không đáng bận tâm đối với các nhà nghiên cứu lịch sử, thì nó lại là điểm rất quan trọng đối với những vị nghiên cứu Luật học Phật giáo. Bởi vì, ý nghĩa truyền thừa chính thống không thể được xem nhẹ đối với những vị được thừa nhận là thành viên của tăng-già. Do ý nghĩa này mà chúng ta thấy những Luận sư vĩ đại của Đại thừa như Long Thọ, Vô Trước, cũng phải có một vị trí xác định trong hệ truyền thừa tăng-già, và lịch sử truyền thừa này được chép thành một danh sách thống nhất từ Ca-diếp, rồi A-nan, cho đến mãi về sau, mà ở Tây Tạng, vị trí chuyển tiếp từ Ấn sang Tạng là Tịch Hộ (Śantarakṣita), và trong Mật tông Nhật Bản là Không Hải. Đây là phả hệ truyền thừa được xem là chính thống của hệ Căn bản Thuyết nhất thiết hữu. Thêm nữa, tầm quan trọng của ý nghĩa truyền thừa chính thống này cũng được thấy rõ qua những cuộc vận động phục hoạt tăng-già sau một thời gian Phật giáo bị đàn áp và Tăng lữ bị giết hoặc bị bắt buộc hoàn tục. Trường hợp này đã xảy ra cho tăng-già Tích-lan cũng như Tây Tạng, theo đó, khi lập lại tăng-già, người thọ giới cụ túc phải đủ túc số Tăng, tối thiểu mười tỳ-kheo, hoặc năm nếu tại biên địa, đắc giới cụ túc như pháp và giới thể thanh tịnh.
 

Nha sach tinh lien web 08



Trong ý nghĩa này, nếu đề cập đến sự xuất gia và thọ cụ túc để thành tỳ-kheo của Tăng Hội thì câu hỏi quyết định phải được đặt ra: thọ cụ túc ở đâu, tại Việt Nam hay Trung quốc, hay nơi nào khác? Và câu hỏi này kéo theo nhiều vấn đề khác cần làm sáng tỏ, trong đó có vấn đề hệ truyền thừa chính thống của tăng-già theo phả hệ nào?

     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây