GIẢNG GIẢI BÁT NHÃ TÂM KINH - HT THÍCH TUỆ HẢIGiảng: Thích Tuệ Hải Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo Số Trang: 185 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ Sách: 16x24cm Năm Xuất Bản: 2013 Năm Tái Bản: 2022 Độ Dày: 1,4cmBNGGGIẢNG GIẢI KINH70.000đSố lượng: 149 Quyển
Giảng: Thích Tuệ Hải Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo Số Trang: 185 Trang Hình Thức: Bìa Cứng Khổ Sách: 16x24cm Năm Xuất Bản: 2013 Năm Tái Bản: 2022 Độ Dày: 1,4cm
Lời Tựa: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa quý đọc giả! Bát Nhã Tâm Kinh đã nói lên tất cả trí huệ tối thượng, tối thắng, toả sáng khắp pháp giới mười phương, là trí tuệ sáng suốt viên mãn tròn đầy. Hành giả nào hoà nhập vào trí tuệ Bát Nhã là vượt thoát tất cả khổ ách. Chư Phật ba đời cũng hoà nhập vào trí tuệ Bát Nhã mà đạt đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Như vậy có trí tuệ Bát Nhã là chấm dứt tất cả khổ sinh tử. Tất cả vô minh tăm tối đều được biến mất khi Bát Nhã hiện ra. Có trí tuệ Bát Nhã là thành tựu đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Thế nên bản Kinh Bát Nhã này quả tối tôn tối thắng, là tối thượng, là quan trọng hơn tất cả sự quan trọng đối với người con Phật.
Rất mong tất cả những ai có duyên đọc được quyển sách này đều hoà nhập được trí tuệ Bát Nhã để thành tựu được đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ngay trong đời này. Rất mong thay! Cuốn sách này là do Ban Biên Tập ghi lại những lời giảng của chúng tôi. Ban Biên Tập đã cố gắng hết sức của mình nhưng không sao tránh khỏi những sơ sót rất mong quý đọc giả và những bậc cao minh nhận thấy có sơ xuất lỗi lầm, xin từ bị chỉ giáo, để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn. Chân thành cám ơn Quý đọc giả! Tỳ kheo Thích Tuệ Hải
Chánh Văn Bát Nhã Tâm Kinh: Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề tát đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế Chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị Đại thần chú, thị Đại minh chú, thị Vô thượng chú, thị Vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha.
Dịch Nghĩa: Khi Bồ Tát Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thay khổ ách. Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Này Xá Lợi Phất! Tướng Không của các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong Tướng Không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí huệ cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ được, nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết Bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba La Mật Đa được đạo quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nên biết, Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối. Vì vậy nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, liền nói chú rằng: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha.
Ý nghĩa: Bát Nhã Tâm Kinh là một bản Kinh nói về tâm, nói về trí tuệ siêu việt tối thượng được rất nhiều nhà chú giải, nhất là trong hệ thống tu Thiền, các Thiền viện cũng lấy bản Kinh này làm thời khóa tu tập, đồng thời cũng ăn sâu vào đời sống của người tu Phật. Ngay cả trong võ đạo, kiếm đạo người ta cũng lấy tên của Bát Nhã như Bát Nhã kiếm v.v... Có nghĩa bản Kinh Bát Nhã đã được giới tu Phật rất coi trọng. “Bát Nhã Tâm Kinh” nơi khác người ta gọi là “Bổ Khuyết Tâm Kinh”. Gần như tất cả nghi thức tụng niệm nào, ở đâu, trong tất cả các hệ phái cũng đều lấy Kinh Bát Nhã tụng sau cùng.
Vì người ta lý luận rằng, sợ trong lúc mình tụng Kinh còn sai sót chữ, hoặc tụng lộn, thì tụng Bát Nhã sẽ bổ khuyết và làm cho công đức thời Kinh được trọn vẹn. Giá trị Kinh Bát Nhã rất lớn và rất gần gũi trong sinh hoạt tu tập của người con Phật. Như ở nước Nhật, Tăng Ni và Phật tử đã ứng dụng được tinh thần Bát Nhã này vào đời sống tu tập và sinh hoạt đời thường. Đối với người tu Thiền ai ai cũng thâm nhập hai từ Bát Nhã. Nếu bàn luận về chuyên môn của đạo Phật, mà không thông thấu được Bát Nhã thì người đó không phải là người chuyên môn trong Phật đạo.
“Kinh Bát Nhã” nằm trong “Đại Bộ Bát Nhã” hơn 600 quyển, được ngài Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa. Sau sáu năm tu học tại trường đại học Nalanda, Ngài nhận được bản Kinh này. Khi về tới Trung Hoa, Ngài bắt đầu dịch sang tiếng Trung Hoa vào năm 649, tức là vào thế kỷ thứ bảy, tại chùa Từ Ân. (Theo Bách khoa toàn thư mở) Toàn bộ Kinh Bát Nhã chỉ có 260 (hai trăm sáu mươi) chữ. Trong hai trăm sáu mươi chữ này hết sức ngắn gọn, súc tích. Tóm thâu toàn bộ tinh thần của Đại Bộ Bát Nhã và nói lên những điều trọng yếu nhất, chuyên sâu nhất. Nếu bây giờ chúng ta hiểu bản Kinh Bát Nhã, thì chúng ta sẽ thông hiểu được Đại Bộ Bát Nhã. Còn chúng ta đọc hết Đại Bộ Bát Nhã hơn sáu trăm quyển, chúng ta mới rút tỉa được kiến thức và hiểu biết về Bát Nhã ngang bằng với bản Tâm Kinh này…
Tiểu Sử Tỳ Kheo Thích Tuệ Hải: Thầy Thích Tuệ Hải, thế danh: Đinh Kim Nga, sanh năm 1968 tại xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Thầy được sanh ra trong gia đình có 7 anh chị em, Thầy là người con út. Gia đình vốn là một điền chủ. Một điều rất lạ là mảnh đất nơi Thầy sanh ra là một nơi linh địa, trong thời chiến tranh những lúc bom đạn xảy ra thì mọi người ở khu vực gần đó đều chạy đến mảnh đất của nhà Thầy ẩn náu thì được an toàn, bom đạn không dội tới. Có một biến cố xảy ra, người cha buông xuôi sự nghiệp nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Hai người anh của Thầy thấu hiểu được thời thế vô thường nên phát tâm xuất gia; sau đó chị gái của Thầy cũng xuất gia.
Từ thuở ấu thơ Thầy vốn là một người con rất hiếu thảo với cha mẹ. Từ khi sáu tuổi Thầy đã biết nấu cơm, theo mẹ buôn bán để phụ giúp gia đình. Tối về tận tụy thương yêu hầu hạ cha già, một lòng phụng sự theo ý muốn của cha mình; chưa từng có nửa ý niệm chống trái. Thầy nói: “Thầy đã được dày công dạy dỗ từ thuở bé nên mới có ý chí kiên cường vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống cho đến ngày hôm nay”. Còn Mẹ Thầy là một phụ nữ siêu tuyệt, nhân hoà và từ ái ... Thầy cũng từng nói: “khắp thế gian này khó có người phụ nữ nào đức hạnh tuyệt vời như Mẹ của Thầy”. Một đời tận tụy hy sinh cho gia đình và đến năm 1993 mẹ của Thầy đã xuất gia tu học tại Thiền viện Tuệ Không.
Vốn là một người có thiện căn lớn với Phật Pháp, năm lên bảy tuổi lần đầu tiên được nhìn thấy hình tượng của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Thầy đã bị chấn động và đứng chết lặng trong trạng thái thiền định trước tượng Phật gần tám tiếng đồng hồ. Lúc đó Thầy thấy rõ tất cả mọi thứ diễn ra chung quanh mình, mọi người thấy vậy không ai dám làm động cho đến khi Thầy tự rời định. Năm 1985 Thầy bị bệnh nặng nên nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh của Tiên Sinh G.Ohsawa. Thầy chỉ ăn dưỡng sinh trong vòng 21 ngày là đạt tới cảnh giới số 7, cảnh giới quân bình âm dương như Tiên Sinh đã nói, khi đó tất cả tật bệnh đều biến mất. Thầy ở trạng thái thân tâm rỗng lặng phúc lạc vô biên suốt bảy ngày bảy đêm.
Khi mới vào đến lớp 10, có lần Thầy đi bộ đến trường, vừa đi vừa niệm Phật rơi vào cảnh giới tâm hoàn toàn rỗng lặng, chỉ còn câu niệm Phật hiện tiền và đi trong mưa khoảng 5km mà không bị ướt người và tập vở, cho đến khi ngồi vào lớp học trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và thầy cô giáo thì lúc ấy Thầy mới hồi ức lại là mình đã đi trong mưa mà không hề bị ướt. Khoảng cuối lớp 10, một điều xảy ra là Thầy đang chạy xe đạp, vừa chạy vừa niệm Phật, lúc ấy chạy qua cây cầu khỉ bằng một cây tre bắc ngang qua kênh, sau khi qua cầu Thầy mới hồi phục ý thức lại, không biết mình chạy bằng cách nào mà qua được cây cầu khỉ ấy.
Cũng vào năm đó, lúc còn là học sinh khi nghe thầy giáo giảng đề tài “Vạn vật chuyển vận trong không gian” Thầy đã ngộ lý vô thường và nung nấu chí nguyện xuất gia. Mãi đến đầu năm 1986 Thầy đã từ giả cuộc sống đời thường đến Thiền viện Thường Chiếu xin công quả xuất gia tu học. Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 1986, ngày lễ Đức Phật thành đạo thì Thầy được chính thức xuất gia tại Thiền viện Thường Chiếu. Hòa Thượng Bổn Sư là thượng Thanh hạ Từ cho pháp danh là Thích Tuệ Hải, Sống trong Tăng đoàn được phân công tác là trồng rau cuốc đất, nhưng ý chí xuất trần mãnh liệt, quyết tâm phá vỡ sanh tử thể nhập chân lý.
Trải qua nhiều ngày tháng, thao thức ngày càng mãnh liệt, cho đến ngày 7 tháng 7 năm 1987, khi nghe Hoà Thượng Ân Sư giảng Trung Quán Luận đến câu: “Không thọ là Niết Bàn” thì ngay khi ấy Thầy liền dứt bặt tất cả những hiểu biết xưa nay, thân tâm rỗng suốt, thông thấu tất cả những duyên trần không phải là thân căn trước đây. Kể từ đó, Thầy thấu hiểu được chân lý không còn nghi ngờ lời Phật Tổ nữa, từ cái thấy biết vượt thoát mọi khuôn sáo, đời sống trở nên ung dung nhẹ nhàng. Ngay khi đó Thầy cảm tác bài kệ nói về sức sống hiện tại của mình:
Từ nay vui sống ung dung Rõ ràng mỗi mỗi nơi duyên chẳng lầm Chẳng lầm chẳng lộn chẳng sai Rõ ràng chỉ vậy chẳng sao nói lường.
Ngày 12 tháng 7 năm 1994 được sự chỉ dạy của Ân sư là Hòa Thượng thượng Thanh hạ Từ cử Thầy về Trụ trì Chùa Long Hương, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho đến ngày nay. Ngoài việc hoằng dương chánh Pháp lợi lạc chúng sanh, Thầy còn là một vị lương y cứu giúp cho nhiều người bệnh hiểm nghèo, hướng dẫn cho mọi người có đời sống cân bằng thân tâm để khai mở trí huệ, thấu hiểu trật tự thể vũ trụ, đạt được tự do vô biên, công bằng tuyệt đối và phúc lạc cùng tận.
Thầy đã thuyết giảng những bộ Kinh: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Bát Nhã v.v... và các Kinh về Thiền tông, Tịnh độ cũng như các Kinh điển của Phật giáo Nguyên Thủy. Tất cả đều thể hiện tính chung nhất của đạo Phật. Tâm nguyện lớn nhất của Thầy là muốn cho tất cả các tông phái của đạo Phật có cái nhìn nhất quán đúng với tinh thần giác ngộ giải thoát như lời Đức Phật dạy: “Trăm sông đều chảy về biển cả, biển chỉ có một vị mặn, giáo pháp của Ta chỉ có một vị duy nhất là giải thoát mà thôi”.
Mục Lục:
Lời Tựa
Chánh Văn Bát Nhã Tâm Kinh
Ý Nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh
Giải Thích Tựa Kinh
Giải Nghĩa Chánh Văn Bát Nhã Tâm Kinh
Năm Uẩn
Hành Thâm Bát Nhã
Ngũ Uẩn Đều Không Liền Qua Hết Thảy Khổ Ách
Muốn Ngũ Uẩn Giai Không Phải Có Thiện Căn Phước Đức Nhân Duyên Lớn