TOÁT YẾU KINH TRUNG BỘ - HT THÍCH MINH CHÂUDịch: HT. Thích Minh Châu Tóm Tắt & Chú: Thích Nữ Trí Hải Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Bìa: Mềm Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2022 Trọn Bộ: 3 Quyển Độ Dày: 5,8cm (Trọn Bộ)KTB1GIẢNG GIẢI KINH400.000đSố lượng: 20 Bộ
Dịch: HT. Thích Minh Châu Tóm Tắt & Chú: Thích Nữ Trí Hải Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Bìa: Mềm Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2022 Trọn Bộ: 3 Quyển Độ Dày: 5,8cm (Trọn Bộ)
Lời Giới Thiệu Công trình tóm tắt kinh Trung Bộ do cố Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải thực hiện bằng thể văn vần là một công trình Phật học đáp ứng nhu cầu học Phật cho những ai muốn tìm hiểu và thực hành giáo pháp của Đức Phật, đặc biệt là cho những ai yêu thích thơ văn. Tuyển tập Trung Bộ kinh gồm 152 bài kinh chứa trọn tinh túy những lời dạy hết sức căn bản của Đức Phật cho mục tiêu giải thoát khổ đau. Mỗi bài kinh của Ngài là một thông điệp thoát khổ mà Đức Phật mong muốn gởi trao cho các học trò của mình và cho nhân loại. Lời Phật dạy là lời chân thật, hữu ích đặt trọng tâm vào mục tiêu giải thoát khổ đau cho con người và cuộc đời, nên luôn luôn mới mẻ và bổ ích cho mọi người trong mọi thời đại. Phải học tập, thực hành và chiêm nghiệm cho thật nhiều rồi mới thấy giá trị lợi lạc to lớn nằm đằng sau những lời dạy của Đức Phật.
Ni trưởng Trí Hải học sâu giáo lý của đức Bổn sư, có tấm lòng tha thiết với giáo pháp của đức Từ phụ, có lối diễn dịch chính xác và dễ hiểu những lời dạy của bậc Đạo sư, nên chúng tôi tin công trinh tóm tắt này chính là một phẩn tâm huyết của Ni trưởng trong sứ mạng hoằng pháp của người con Phật. Trân trọng giới thiệu công trình này đến quý Phật tử và quý độc giả. TP. HCM ngày 20/5/2009 Tỳ-kheo THÍCH MINH CHÂU - Viện trưởng thiền viện Vạn Hạnh
Lời Đầu Sách Ba tập Toát yếu Kinh Trung Bộ I, II và III này, tôi đã làm ít nhất ba lần, và mỗi lần đều làm sau khi đã đọc kỹ bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu. Thế nhưng mỗi lần tôi đều toát yếu một cách khác, nhất là sau khi được đọc bản phiên dịch và chú thích bằng Anh ngữ của Đại đức Ñaṇamoli và Đại đức Bodhi. Như vậy đủ biết, những lời Phật dạy như núi cao, biển cả, mà sự học hiểu của mình chỉ như một cái xẻng đào đất hay cái muỗng múc canh, mỗi lúc chỉ lấy được một ít và rất phiến diện. Bởi thế mà Hòa thượng thường dạy, ngài không bao giờ “giải thích” lời Phật dạy, mà chỉ cố gắng dịch cho đúng nguyên văn của Người xưa dù có tối nghĩa đến đâu. Đấy là cái đức khiêm cung của ngài, trong vô số đức tính mà tôi ngưỡng mộ.
Mình là ai mà dám toát yếu lời Phật dạy? Lỡ mình để tuột mất cái điểm cốt yếu trong lời Ngài dạy thì sao? Như vậy sẽ mang tội lớn với Phật, với Thầy, Tổ. Bởi vậy, càng ngày tôi càng miễn cưỡng trong việc phổ biến ba tập toát yếu này, vì sợ công ít mà tội nhiều. Khi làm xong tập thứ hai, đem khoe Thầy Chơn Thiện, Thầy phán rằng: “Kinh không bao giờ nên tóm tắt”. Tôi giật mình, và bỏ dở công việc gần hai năm trời, mặc dù đã gần xong tập cuối, đến kinh Nhất Dạ Hiền Giả. Sau đó, anh Hồ Hồng Phước ở Luân Đôn, người thường gửi cho tôi những sách Phật học bằng Anh ngữ mới xuất bản tại nước ngoài, thúc giục tôi gởi sang tiếp vì có người đã hào hứng in ra biếu không hai tập đầu. Thế là tôi lại hăng hái tiếp tục!
Mỗi kinh do Tôn giả Ānanda trùng tuyên đều bắt đầu với câu “Tôi nghe như vầy”, mà không nói “Đức Phật đã dạy như vầy”, điều ấy rất đáng bắt chước. Vì tôi là ai mà dám làm phát ngôn nhân cho Phật? Lỡ Phật nói một đường, tôi nghe một nẻo thì sao? Cho nên đây chỉ là theo như tôi được nghe, chứ không phải theo như lời Phật dạy.
Bản toát yếu này cũng thế. Đây chỉ là những gì do tôi hiểu được qua lời kinh, vào một thời điểm nào đó mà thôi. Và tôi đã toát yếu để cho tự mình nhớ được chút ít những lời vàng ngọc của đức Thế Tôn, để tự tu tập cho bản thân mình. Bởi thế người đọc hoàn toàn không thể bỏ qua bản gốc của Hòa thượng Thích Minh Châu đã dày công phiên dịch. Nếu đọc toát yếu này mà bỏ qua Kinh gốc thì cũng như bỏ đại dương để lấy vài giọt nước muối.
Vậy, sau hết và trước hết, bản toát yếu này chỉ là một tập sách giúp trí nhớ cho những ai đã nhiều lần nghiền ngẫm Kinh Trung Bộ, và có thể họ đã toát yếu một cách khác, thì sách này sẽ bổ túc cho trí nhớ của họ. Những người mới đọc Kinh Trung Bộ lần đầu, thì qua Toát yếu này sẽ nắm được vài ý để hướng dẫn mình trên đường tu tập chứ không chỉ là “chuyên ký danh ngôn” vì kỳ thực Phật không dạy điều gì nếu không phải để đưa người đến chuyển mê khai ngộ. Xin dâng lên Hòa thượng lòng tri ân vô bờ bến. Thích Nữ Trí Hải - Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
Trích “Toát Yếu Kinh Trung Bộ, Quyển 1 - Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mùlapariyàya sutta)”:
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú tại (tụ lạc) Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc), dưới gốc cây Sa-la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo!". - "Bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: "Này các Tỷ-kheo. Ta sẽ giảng cho các Người "Pháp môn căn bản tất cả pháp". Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
(Phàm phu)
- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Địa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: "Thủy đại là của ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại. Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ: "Hỏa đại là của ta"- dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại.
Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: "Phong đại là của ta"- dục hỷ phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại. Người ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật... Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên... Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ... Người ấy tưởng tri Phạm thiên là Phạm thiên... Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên... Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên... Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên... Người ấy tưởng tri Abhibhù (Thắng Giả) là Abhibhù...
Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ là Không vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ là Thức vô biên xứ... Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu xứ... Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ... Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến... Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn... Người ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm... Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri...
Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất... Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt... Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả... Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn... Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - dục hỷ Niết-bàn, Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.
(Vị hữu học)
Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn, khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Địa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.
(Bậc A-la-hán - I)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... phong đại... sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn".
(Bậc A-la-hán - II)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
(Bậc A-la-hán - III)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
(Bậc A-la-hán - IV)
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng trí địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Địa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ…
MỤC LỤC: Trung Bộ Kinh Quyển I Pháp Môn Căn Bản Tất Cà Lậu Hoặc Thừa Tự Pháp Sợ Hãi Và Khiếp Đảm Không Uế Nhiễm Ước Nguyện Ví Dụ Tấm Vải Đoạn Giảm Chính Tri Kiến Niệm Xứ Tiểu Kinh Sư Tử Hống Đại Kinh Sư Tử Hống Đại Kinh Khổ Uẩn Tiểu Kinh Khổ Uẩn Tư Lượng Tâm Hoang Vu Khu Rừng Mật Hoàn Song Tầm An Trú Tầm Ví Dụ Cái Cưa Ví Dụ Con Rắn Gò Mối Trạm Xe Bẫy Mồi Thánh Cầu Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi Đại Kinh Dụ Dâu Chân Voi Thí Dụ Lõi Cây Thí Dụ Lõi Cây Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò Đại Kinh Rừng Sừng Bò Đại Kinh Người Chăn Bò Tiểu Kinh Người Chăn Bò Tiểu Kinh Saccaka Đại Kinh Saccaka Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái Đại Kinh Đoạn Tận Ái Đại Kinh Xóm Ngựa Tiểu Kinh Xóm Ngựa Bà La Môn Ở Sàla Và Veranja Bà La Môn Ở Sàla Và Veranja Đại Kinh Phương Quảng Tiểu Kinh Phương Quảng Tiểu Kinh Pháp Hành Đại Kinh Pháp Hành Tư Sát Kosambiya Phạm Thiên Cầu Thỉnh Hàng Ma Trung Bộ Kinh Quyển II 51) Kinh Kandaraka 52) Kinh Bát Thành 53) Kinh Hữu Học 54) Kinh Potaliya 55) Kinh Jivaka 56) Kinh Ưu-Ba-Ly 57) Kinh Hạnh Con Chó 58) Kinh Vương Tử Vô-Úy 59) Kinh Nhiều Cảm Thọ 60) Kinh Không Gì Chuyển Hướng 61) Kinh Giáo Giới La-Hầu-La Ở Am-Bà-La 62) Đại Kinh Giáo Giới La-Hầu-La 63) Tiểu Kinh Malunkyaputta 64) Đại Kinh Malunkyaputta 65) Kinh Bhaddali 66) Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy 67) Kinh Catuma 68) Kinh Nalakapana 69) Kinh Gulissani 70) Kinh Kitagiri 71) Kinh Vacchagotta Về Tam Minh 72) Kinh Vacchagotta Về Lửa 73) Đại Kinh Vacchagotta 74) Kinh Trường Trảo 75) Kinh Magandiya 76) Kinh Sandaka 77) Đại Kinh Sakuludayi 78) Kinh Samanamandika 79) Tiểu Kinh Sakuludayi 80) Kinh Vekhanassa 81) Kinh Ghatikara 82) Kinh Ratthapala 83) Kinh Makhadeva 84) Kinh Madhura 85) Kinh Vương Tử Bồ-Đề 86) Kinh Angulimala 87) Kinh Ái Sanh 88) Kinh Bahitika 89) Kinh Pháp Trang Nghiêm 90) Kinh Kannakatthala 91) Kinh Brahmayu 92) Kinh Sela 93) Kinh Assalayana 94) Kinh Ghotamukha 95) Kinh Canki 96) Kinh Esukari 97) Kinh Dhananjani 98) Kinh Vasettha 99) Kinh Subha 100) Kinh Sangarava Trung Bộ Kinh Quyển III 101) Kinh Devadaha 102) Kinh Năm Và Ba 103) Kinh Nghĩ Như Thế Nào? 104) Kinh Làng Sama 105) Kinh Thiện Tinh 106) Kinh Bất Động Lợi Ích 107) Kinh Ganaka Moggalana 108) Kinh Gopaka Moggalana 109) Đại Kinh Mãn Nguyệt 110) Tiểu Kinh Mãn Nguyệt 111) Kinh Bất Đoạn 112) Kinh Sáu Thanh Tịnh 113) Kinh Chân Nhân 114) Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì 115) Kinh Đa Giới 116) Kinh Thôn Tiên 117) Đại Kinh Bốn Mươi 118) Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm 119) Kinh Thân Hành Niệm 120) Kinh Hành Sanh 121) Kinh Tiểu Không 122) Kinh Đại Không 123) Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp 124) Kinh Bạc-Câu-La 125) Kinh Điều Ngự Địa 126) Kinh Phù-Di 127) Kinh A-Na-Luật 128) Kinh Tùy Phiền Não 129) Kinh Hiền Ngu 130) Kinh Thiên Sứ 131) Kinh Nhất Dạ Hiền Giả 132) Kinh A-Nan Nhất Dạ Hiền Giả 133) Kinh Đại Ca-Chiên-Diên Nhất Dạ Hiền Giả 134) Kinh Lomasakangiya Nhất Dạ Hiền Giả 135) Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt 136) Đại Kinh Nghiệp Phân Biệt 137) Kinh Phân Biệt Sáu Xứ 138) Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết 139) Kinh Vô Tránh Phân Biệt 140) Kinh Giới Phân Biệt 141) Kinh Phân Biệt Về Sự Thật 142) Kinh Phân Biệt Cúng Dường 143) Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc 144) Kinh Giáo Giới Channa 145) Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na 146) Kinh Giáo Giới Nandaka 147) Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La 148) Kinh Sáu Sáu 149) Đại Kinh Sáu Xứ 150) Kinh Nói Cho Dân Chúng Nagaravinda 151) Kinh Khất Thực Thanh Tịnh 152) Kinh Căn Tu Tập