094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

A TÌ ĐẠT MA GIỚI THÂN TÚC LUẬN - HT THÍCH PHƯỚC NGUYÊN A TÌ ĐẠT MA GIỚI THÂN TÚC LUẬN - HT THÍCH PHƯỚC NGUYÊN Tiểu Tạng A Tì Đạt Ma Bắc Truyền
Dịch & Chú: Thích Phước Nguyên
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 212 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng - Ấn Kim
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2020
Độ Dày: 1,6cm
GTTL SÁCH VỀ LUẬN 100.000 đ Số lượng: 4 Quyển
  • A TÌ ĐẠT MA GIỚI THÂN TÚC LUẬN - HT THÍCH PHƯỚC NGUYÊN

  •  1420 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: GTTL
  • Giá bán: 100.000 đ

  • Tiểu Tạng A Tì Đạt Ma Bắc Truyền
    Dịch & Chú: Thích Phước Nguyên
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 212 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng - Ấn Kim
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2020
    Độ Dày: 1,6cm


Số lượng
Dẫn Luận Giới Thân – Tác Giả & Tác Phẩm:
Theo ghi nhận của ngài Yasomitra (Xứng Hữu) trong tác phẩm Sphutartha Abhidharmakosavyakhya (A-tì-đạt-ma Câu-xá giải minh), luận này, nguyên Sanskrit là “Datukaya”, từ Hán dịch được đề nghị ở đây là “giới thân”, mà bản Hán dịch tương đương thực hiện bởi ngài Huyền Tráng có tựa đề là “Giới thân túc”, từ đây, học giả Nhật Bản J. Takakusu, đề nghị phục nguyên Sanskrit là “Dhatukaya-pada”. Trong đây, có thể căn cứ theo tựa đề Hán dịch đầy đủ: A-Tì-Đạt-Ma Giới Thân Túc Luận, mà suy đoán tự dạng nguyên thủy của luận này gọi là “Abhidharma Dhatukaya Padasastra”: A-Tì-Đạt-Ma Giới Thân Túc Luận.


 
a tì đạt ma giới thân túc luận 1 min


Bản dịch Anh ngữ thực hiện bởi Swati Ganguly, xuất bản năm 1994 tại Delhi, tựa đề “Treatise on groups of elements”, cũng nhất trí tên Sanskrit của luận này là Abhidharma-dhatukaya-padasastra, phục nguyên theo cách dịch của ngài Huyền Tráng. Ý nghĩa “túc” (pada), như đã được giải thích trong phần Tổng luận của hai bản Việt dịch: Pháp uẩn & Tập dị môn, ở đây không cần thiết phải lập lại.

Theo sắp xếp của ngài Yasomitra, Giới  thân túc luận, đứng ở vị trí thứ sáu trong bảy luận, hay vị trí thứ năm trong sáu luận. Đồng với quan điểm này, thứ tự xuất hiện trong Đại chánh và sắp xếp của J. Takakusu, luận này cũng đứng vị trí thứ năm, sau Thức thân túc luận, và trước Phẩm loại túc luận. Và trong Tây Tạng nó đứng ở vị trí thứ ba. Học giả Frauwallner trong Nghiên cứu Văn học A-tì-đàm, đồng quan điểm này…


 
a tì đạt ma giới thân túc luận 2


Trích “Phẩm Bản Sự - Tụng tóm tắt”:

Ba địa mỗi địa mười,
Năm phiền não, năm kiến,
Năm xúc, năm căn, pháp,
Sáu: sáu thân tương ưng.

Có mười đại địa pháp, mười đại phiền não địa pháp, mười tiểu phiền não địa pháp, năm phiền não, năm kiến, năm xúc, năm căn, năm pháp, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân, sáu tưởng thân, sáu ái thân.

Thế nào là Mười đại địa pháp?
1. Thắng giải; 2. Niệm; 3. Tư; 4. Xúc; 5. Tác ý; 6. Dục; 7. Thắng giải; 8. Niệm; 9. Tam-ma-địa; 10. Tuệ.

Thế nào là mười đại phiền não đại pháp?
1. Bất tín; 2. Giải đãi; 3. Thất niệm; 4. Tâm loạn; 5. Vô minh; 6. Bất chánh tri; 7. Phi lí tác ý; 8. Tà thắng giải; 9. Trạo cử; 10. Phóng dật.

Những gì là mười tiểu phiền não địa pháp?
1. Phẫn; 2. Hận; 3. Phú; 4. Não; 5. Tật; 6. Xan; 7. Cuống; 8. Xiểm; 9. Kiêu; 10. Hại.

Thế nào là năm phiền não?
1. Dục tham; 2. Sắc tham; 3. Vô sắc tham; 4. Sân; 5. Nghi.

Thế nào là năm kiến?
1. Hữu thân kiến; 2. Biên chấp kiến; 3. Tà kiến; 4. Kiến thủ 5. Giới cấm thủ.

Thế nào là năm xúc?
1. Hữu đối xúc, 2. Tăng ngữ xúc, 3. Minh xúc, 4. Vô minh xúc, 5. Phi minh phi vô minh xúc.

Thế nào là năm căn?
1. Lạc căn; 2. Khổ căn; 3. Hỉ căn; 4. Ưu căn; 5. Xả căn.

Thế nào là năm pháp?
1. Tầm; 2. Tứ; 3. Thức; 4. Vô tàm; 5. Vô quý.

Thế nào là sáu thức thân?
1. Nhãn thức; 2. Nhĩ thức; 3. Tị thức; 4. Thiệt thức; 5. Thân thức.

Thế nào là sáu xúc thân?
1. Nhãn xúc; 2. Nhĩ xúc; 3. Tị xúc; 4. Thiệt xúc; 5. Thân xúc; 6. Ý xúc.


 
a tì đạt ma giới thân túc luận 3


Thế nào là sáu Thọ thân?
1. Thọ được sinh bởi nhãn xúc; 2. Thọ được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Thọ được sinh bởi tỷ xúc; 4. Thọ được sinh bởi thiệt xúc; 5. Thọ được sinh bởi thân xúc; 6. Thọ được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là sáu Tưởng thân?
1. Tưởng được sinh bởi nhãn xúc; 2. Tưởng được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Tưởng được sinh bởi tỷ xúc; 4. Tưởng được sinh bởi thiệt xúc; 5. Tưởng được sinh bởi thân xúc; 6. Tưởng được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là sáu tư thân?
1. Tư được sinh bởi nhãn xúc; 2. Tư được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Tư được sinh bởi tỷ xúc; 4. Tư được sinh bởi thiệt xúc; 5. Tư được sinh bởi thân xúc; 6. Tư được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là ái thân?
1. Ái được sinh bởi nhãn xúc; 2. Ái được sinh bởi nhĩ xúc; 3. Ái được sinh bởi tỷ xúc; 4. Ái được sinh bởi thiệt xúc; 5. Ái được sinh bởi thân xúc; 6. Ái được sinh bởi ý xúc.

Thế nào là Thọ?
Những gì là cảm thọ, cảm thọ quân bình, cảm thọ cá biệt, đã thọ, đang thọ, được liệt vào cảm thọ, đó gọi là Thọ.

Thế nào là Tưởng?
Những gì là tưởng, đẳng tưởng, hiện tưởng, đã tưởng, sẽ tưởng, đó gọi là Tưởng.

Thế nào là Tư?
Những gì là nghiệp được tạo bởi tâm ý sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền tư, các tư và đẳng tư, được liệt vào tư, đó gọi là Tư.

Thế nào là xúc?
Nghĩa là xúc, đẳng xúc, hiện xúc, đã xúc, sẽ xúc, đó gọi là Xúc.

Thế nào là Tác ý?
Dẫn khởi tâm, tùy thuận dẫn khởi, hoàn toàn tùy thuận dẫn khởi, hiện tác ý, đã tác ý, sẽ tác ý, khiến tâm thiên hướng, đó gọi là Tác ý.

Thế nào là Dục?
Những gì là dục, trạng thái của dục, trạng thái của dục hiện tiền, trạng thái hỷ lạc, trạng thái thú hướng, trạng thái hy vọng mong cầu, trạng thái hân hoan mong cầu, trạng thái được tác thành bởi dục hữu, đó gọi là dục.

Thế nào là Thắng giải?
Trạng thái thắng giải của tâm, đã thắng giải, sẽ thắng giải, đó gọi là Thắng giải.

Thế nào là Niệm?
Những gì là niệm, tùy niệm, biệt niệm, ức niệm, trạng thái ức niệm, trạng thái không quên mất, không mất trạng thái của pháp, không quên trạng thái của pháp, trạng thái ghi nhớ sáng suốt của tâm đó gọi là Niệm.

Thế nào là Tam-ma-địa?
Nghĩa là tâm trụ, bình đẳng trụ, hiện tiền an trụ, tiếp cận an trụ, không loạn, không tán, nhiếp trì, tịch chỉ, đẳng trì, trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất, đó gọi là Tam-tam-địa.

Thế nào là Tuệ?
Giản trạch đối với pháp, giản trạch cực kỳ, giản trạch cực kỳ nhất; hiểu rõ đặc tính của pháp, toàn bộ hiểu rõ, tiếp cận hiểu rõ, thông duệ, thông đạt, thẩm sát, quyết trạch, giác, minh, tuệ hành, tì-bát-xá-na, đó gọi là Tuệ.

Thế nào là Bất tín?
Không tin, trạng thái không tin, trạng thái không tin hiện tiền, không xác chứng, đã không uy tín, sẽ không uy tín, hiện không uy tín, khiến tâm không minh tịnh, đó gọi là Bất tín.

Thế nào là Giải đãi?
Trạng thái không tinh tấn, trạng thái tinh tấn yếu kém, trạng thái tinh tấn co rút, ngừng nghỉ tinh tấn, tâm không dũng mãnh, đã không dũng mãnh, sẽ không dũng mãnh, đó gọi là Giải đãi.

Thế nào là thất niệm?
Trạng thái không niệm, trạng thái trống niệm, trạng thái rơi mất niệm, trạng thái quên mất niệm, trạng thái không ghi nhớ rõ ràng của tâm, đó gọi là Thất niệm.

Thế nào là Tâm loạn?
Trạng thái phân tán của tâm, trạng thái loạn động của tâm, trạng thái dị niệm của tâm, trạng thái mê loạn của tâm, trạng thái tâm không hợp nhất với cảnh, trạng thái không an trụ trên một đối tượng, đó gọi là Tâm loạn.

Thế nào là Vô minh?
Vô trí đối với tam giới.
Thế nào là Bất chánh tri?
Tuệ được dẫn bởi phi lý.
Thế nào là Phi lý tác ý?
Tác ý nhiễm ô.

Thế nào là Tà thắng giải?
Tâm thắng giải tương ưng với tác ý nhiễm ô, tâm ấn thuận, đó gọi là Tà thắng giải.

Thế nào là Trạo cử?
Tâm không tịch tĩnh, không tịch tĩnh cực kỳ, trạng thái không tịch tĩnh, tháo động, hoàn toàn tháo động, trạng thái tháo động của tâm, đó gọi là trạo cử.

Thế nào là Phóng dật?
Không thực hành kiên trì, không thực hành thường xuyên, không thân cận, không tu tập đối với việc đoạn bất thiện pháp, dẫn tập thiện pháp, đó gọi là phóng dật.

Thế nào là Phẫn?
Những gì thịnh nộ, hoàn toàn thịnh nộ, phổ biến thịnh nộ, cực kỳ thịnh nộ, đã thịnh nộ, sẽ thịnh nộ, đó gọi là Phẫn.

Thế nào là Hận?
Trạng thái kết hận của tâm, hoàn toàn kết hận, phổ biến kết hận, trạng thái oán kết của tâm, đó gọi là hận.


 
a tì đạt ma giới thân túc luận 4 min


Thế nào là Phú?
Che dấu tội lỗi đã làm.

Thế nào là Não?
Trạng thái phẫn não của tâm, cố chấp, oán trách, trạng thái bướng bỉnh của tâm, đó gọi là não.

Thế nào là Tật?
Tâm không chấp nhận người khác được phồn thịnh.

Thế nào là Xan?
Tâm đắm trước không thí xả đối với tài sản, giáo pháp.

Thế nào là Cuống?
Dối gạt người khác.

Thế nào là Siểm?
Tâm cong vạy.

Thế nào là Kiêu?
Như có một hạng suy nghĩ như vậy:

“Ta có đủ sắc đẹp, tiền tài, địa vị, thế lực, đời sống thanh bạch, công đức, hình dáng trang nghiêm, mọi người nhìn thấy đều ưa thích”. Do nhân duyên này, liền khởi lên kiêu ngạo, cực kỳ kiêu ngạo, cuồng loạn, hoàn toàn cuồng loạn, trơ trẽn, trạng thái sất láo ngạo ngược của tâm, đó gọi là kiêu.

Thế nào là Hại?
Thích đánh đập, làm các việc tổn não đối với hữu tình, đó gọi làm Hại.

Thế nào là dục tham?
Khởi tham đối với các dục, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, ái lạc, dính chặt, đó gọi là dục tham.

Thế nào là sắc tham?
Khởi tham đối với các sắc, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, ái lạc, dính chặt, đó gọi là sắc tham.

Thế nào là Vô sắc tham?
Khởi tham đối với vô sắc, đẳng tham, chấp tàng, phòng hộ, ái lạc, dính chặt, đó gọi là Vô sắc tham.

Thế nào là Sân?
Ý muốn gây tổn hại hữu tình; ghim chặt trong lòng, cực kỳ sân nhuế, phổ biến sân nhuế, hoàn toàn sân nhuế, sân, cực kỳ sân, ý phẫn nhuế, hiện sân nhuế, đã sân nhuế, sẽ sân nhuế, gọi chung là sân.

Thế nào là Nghi?
Do dự đối với các đế.

Thế nào là Hữu thân kiến?
Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp là Ta hoặc sở hữu của Ta, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là hữu thân kiến.

Thế nào là Biên chấp kiến?
Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp đoạn hoặc chấp thường, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Biên chấp kiến.

Thế nào là Tà kiến?
Phỉ báng nhân, phỉ báng quả, hoặc phỉ báng tác dụng, hoặc hủy hoại cơ sở thật tế, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Tà kiến.

Thế nào là Kiến thủ?
Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp là tối, là thắng, là diệu, là đệ nhất, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Kiến thủ.

Thế nào là Giới cấm thủ?
Tùy quán đối với năm thủ uẩn, chấp là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất li, do đây khởi lên, nhẫn, tuệ, quán, kiến, đó gọi là Giới cấm thủ.

Thế nào là Hữu đối xúc?
Xúc tương ưng với năm thức.

Thế nào là Tăng ngữ xúc?
Xúc tương ưng với Ý thức.

Thế nào là Minh xúc?
Xúc vô lậu.

Thế nào là Vô minh xúc?
Xúc nhiễm ô.

Thế nào là Phi minh phi vô minh xúc?
Xúc không nhiễm hữu lậu.


 
a tì đạt ma giới thân túc luận 5


Thế nào là Lạc căn?
Lạc thuộc thân và lạc thuộc tâm được sinh khởi bởi xúc thuận dẫn lạc, là cảm thọ quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, gọi là lạc căn.

Thế nào là Khổ căn?
Khổ thuộc thân được sinh từ xúc thuận dẫn khổ, là cảm thọ không quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, gọi là khổ căn.

Thế nào là Hỉ căn?
Hỷ thuộc tâm được sinh từ xúc thuận dẫn hỷ, là cảm thọ quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, như thế gọi là hỷ căn.

Thế nào là Ưu căn?
Ưu thuộc tâm được sinh từ xúc thuận dẫn ưu, là cảm thọ quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, như thế gọi là ưu căn.

Thế nào là Xả căn?
Xả thuộc thân và xả thuộc tâm được sinh từ xúc thuận dẫn không khổ không lạc, là cảm thọ không quân bình không bất quân bình, được liệt vào trong cảm thọ, gọi là xả căn.

Thế nào là Tầm?
Tâm tầm cầu, tầm cầu hoàn toàn, tiếp cận tầm cầu; tâm hiện rõ, cực kỳ hiện rõ, hiện rõ ngay trước mặt, tầm cầu, tầm cầu phổ khắp, suy đoán, suy đoán phổ khắp, mô phỏng, hoàn toàn mô phỏng, cấu trúc, bình đẳng cấu trúc, trạng thái bình đẳng cấu trúc, đều gọi là tầm.

Thế nào là Tứ?
Tâm nghiệm xét, nghiệm xét hoàn toàn, tùy thuận nghiệm xét hoàn toàn, tùy chuyển, tùy lưu, tùy thuộc trạng thái đó, đó gọi là Tứ.

Thế nào là Thức?
Sáu thức thân, từ nhãn thức, cho đến: ý thức…


 
a tì đạt ma giới thân túc luận 6 min


Mục Lục:
Dẫn Luận Giới Thân
  1. Tiểu Dẫn
  1. Tác Giả & Tác Phẩm
  2. Tiểu Sử Truyền Dịch
  1. Cương Yếu Tổ Chức
  1. Giới Thân Túc Luận & Phẩm Loại Túc Luận
  2. Bổn Sự Phẩm & Biện Thất Sự Phẩm
  1. Đối Chiếu Với “Dhatukatha – Giới Luận” Của Đồng Diệp Bộ
Chánh Văn A-Tì-Đạt-Ma Giới Thân Túc Luận
Phẩm Bổn Sự
  1. Thuyết Minh Tổng Quát
  2. Biến Đại Địa Pháp
  3. Đại Phiền Não Địa Pháp
  4. Tiểu Phiền Não Địa Pháp
  5. Năm Phiền Não
  6. Năm Kiến
  7. Năm Xúc
  8. Năm Căn
  9. Năm Pháp
  10. Sáu Thức Thân
  11. Sáu Xúc Thân
  12. Sáu Thọ Thân
  13. Sáu Tưởng Thân
  14. Sáu Tư Thân
  15. Sáu Ái Thân
Phẩm Phân Biệt
  • Tụng Tổng Quát:
  1. Tiết 1: Môn Thứ Nhất
  2. Tiết 2: Môn Thứ Hai
  3. Tiết 3: Môn Thứ Ba
  4. Tiết 4: Môn Thứ Tư
  5. Tiết 5: Môn Thứ Năm
  6. Tiết 6: Môn Thứ Sáu
  7. Tiết 7: Môn Thứ Bảy
  8. Tiết 8: Môn Thứ Tám
  9. Tiết 9: Môn Thứ Chín
  10. Tiết 10: Môn Thứ Mười
  11. Tiết 11: Môn Thứ Mười Một
  12. Tiết 12: Môn Thứ Mười Hai
  13. Tiết 13: Môn Thứ Mười Ba
  14. Tiết 14: Môn Thứ Mười Bốn
  15. Tiết 15: Môn Thứ Mười Lăm
  16. Tiết 16: Môn Thứ Mười Sáu
Thư Mục Trích Dẫn
Phụ Lục Văn Bản
Ngữ Vựng Phạn/Pali – Việt
Index



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây