LUẬN PHẬT THỪA TÔNG YẾU - THÁI HƯ ĐẠI SƯBiên Soạn: Thái Hư Đại Sư Việt Dịch: Thích Nhật Quang Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 227 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2020 Độ Dày: 1,2cmPTTYSÁCH VỀ LUẬN70.000đSố lượng: 0 Quyển
Biên Soạn: Thái Hư Đại Sư Việt Dịch: Thích Nhật Quang Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 227 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 14,5x20,5cm Năm Xuất Bản: 2020 Độ Dày: 1,2cm
Lời Người Dịch Luận Phật Thừa Tông Yếu là một trong những trước tác của Thái Hư Đại Sư (1889-1947) một bậc cao tăng của Trung Hoa. Luận tạng của Ngài rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ mới dịch một tập này, nhằm giúp độc giả muốn tìm hiểu những kiến thức cương yếu của Phật pháp, để ứng dụng trong đời sống tu thân hành đạo. Việc dịch thuật luận tạng Phật pháp là việc khó, nên không sao tránh khỏi những hạn chế. Nhất là trong khả năng hạn hẹp của dịch giả. Kính mong quý độc giả bổ khuyết cho những chỗ còn thiếu xót, để dịch phẩm được hoàn chỉnh hơn. Dịch giả cẩn chí.
Mở Đầu Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại. Đứng trên chiều hướng Phật pháp mà nói, xưa nay vốn không có sự cách biệt giữa ba thời gian. Như vậy cái tên hiện đại đó, cũng không thể lập ngôn. Thế thì nói ra không bằng im lặng. Nhưng vì trào lưu tư tưởng của người đời mỗi mỗi đều nương thời đại mà có sự đổi dời. Thời gian gần đây, khoa học phát triển, người ta dùng các môn như: Triết học, Động vật học, Thể dục học...để suy lường Phật pháp, hoặc có một số người phán đoán Phật pháp một cách hời hợt phiến diện. Vì thế chủ đích của luận giả cũng căn cứ trên tư trào này của người đời mà nói. Nếu tùy thuận theo Chân như mà bàn thì, tuy nói mà không có thể nói, đấy mới thực là nói hết vậy. Phần mở đầu này là nói khái quát thay lời tựa, cũng nêu lên nghĩa chánh của toàn luận. Quyển luận này gồm bốn chương.
Trích “Chương I: Hệ Thống Quan Phật Pháp”: Hệ thống quan, chúng ta đối với Phật pháp nên suy cùng cái nguyên ủy của nó, rõ được chí thú của nó, biện biệt được thể dụng của nó, mới quan niệm được toàn hệ thống của nó. Không nên để trong tâm mình còn mơ hồ đối với hai chữ Phật pháp. Vấn đề này lại chia ra làm năm tiết nhỏ.
Tiết I: Nhàm Lìa Thế Gian, Hay Vượt Ra Ngoài Thế Gian. Trong Phật pháp hệ trọng hai danh từ yểm thế và xuất thế, là lời phê phán phổ thông của người đời. Như Thiên Diễn Luận của kẻ Tây Nho là Hách Tư Lê Thị, đại để cho Phật pháp là yểm thế. Lại như đương thời, tác phẩm Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc của Hồ Thích, thì đại để cho Phật pháp là xuất thế. Khiến cho người đời mang hai cố chấp này ra hỏi: Phật pháp chủ trương yểm thế chăng? Hay Phật pháp chủ trương xuất thế? Đây là câu hỏi hết sức phức tạp, khó có thể có một giải đáp nào thỏa đáng, bởi vì người đặt câu hỏi chưa nắm vững tiền đề. Danh từ yểm thế nên nói đủ là yểm ly thế gian, còn danh từ xuất thế là siêu xuất thế gian hay vượt trên sự đối đãi thông thường của người đời. Nói như thế, ý nghĩa mới đầy đủ rõ ràng. Nhưng, nói thế gian, trước cần phải giải thích nghĩa của nó, có hai phần.
1. Danh Nghĩa Thế Gian. Trước trình bày hai chữ thế gian: Thế, là đổi dời vô thường, là hư ngụy không thực, cũng có nghĩa là đối phó, chế phục, là phá trừ, đoạn diệt. Người bị rơi trong những thế pháp này, gọi là thế gian. Thế nào gọi là vô thường không thực khả phục, khả đoạn?
Đáp: Tất cả sự vật trong đời này, nhơn thời gian, không gian biến thiên lưu chuyển, chính là nghĩa vô thường vậy. Tất cả sự vật đem giải phẫu đến từng mảnh nhỏ bằng hạt bụi để tìm cái thực thể đơn thuần của nó, trọn không thể được, đó là nghĩa không thực vậy. Vì vô thường nên có thể chế phục, vì không thực nên có thể đoạn diệt. Thế thì, nói là tất cả pháp thế gian đó chỉ là cái giả tưởng từ trong tâm thức chúng ta hiện ra mà thôi. Phần này lại chia làm hai.
a. Tướng liên tục, như người cầm một cây lửa quay thành vòng lửa liên tục không dứt, kẻ nhìn vào không thấy một cây lửa mà thấy đây là vòng lửa, rồi cho đó là vòng lửa thực, ấy là nghĩa liên tục.
b. Tướng hòa hợp, như người cầm một vật có hình chất (vật thể) đem phân tích, thì đến chỗ quá nhỏ gần với hư không, trọn không còn một tổ hợp nào, ấy là bản chất của cá thể (đơn vị).
Thời xưa, các nhà vật chất học lấy phân tử làm đơn vị vật chất (tức bản chất) cho là đúng vậy. Nhưng chưa bao lâu người ta lại biết phân tử thực chẳng phải cái nhỏ nhất không thể phân tích, bèn phát kiến được nguyên tử, tức là cái nguyên tử ở trong phân tử. Tiến một bước nữa, lại biết nguyên tử đó cũng không phải thực chất nó nhỏ không có gì ở trong, rồi tưởng tượng mà giả định rằng, trong nguyên tử còn có cái thực thể, không dùng tên, chỉ gọi đó là điện tử thôi. Xét về điện tử là tên vật không mùi không tiếng. Nhưng các nhà vật chất học còn chưa dám quyết đoán rằng: "Điện tử, xác định là thực thể nhỏ nhất không còn vật gì ở trong, không thể phân tích, là cái nguyên nhân sanh khởi vũ trụ vạn hữu. Học về Duy vật đến đây là cùng vậy".
Phàm vật có tên đều là cái tướng do sự hòa hợp mà có, đây là thuyết hòa hợp. Các sự vật trong đời, đều không ngoài hai nghĩa này. Biết đây rồi thì, nhận thấu được nghĩa vô thường, không thực, khả thực, khả đoạn. Nhưng trong Phật pháp tự có cái chân thường (chẳng phải đổi dời vô thường) chơn thực (chẳng phải hư ngụy không thực) tự tại (không thể đối phó chế phục) tự tánh (chẳng thể phá trừ hoại diệt) đó vậy…
Mục Lục: Lời Người Dịch Mở Đầu
Chương 1: Hệ Thống Quan Phật Giáo
Chương 2: Quan Niệm Tự Lợi Và Lợi Tha Của Phật Pháp
Chương 3: Nhu Yếu Phật Pháp Là Ứng Hóa Nhân Tâm Hiện Đại
Chương 4: Phật Pháp Khả Thuyết Và Bất Khả Thuyết
Phật Pháp Thuần Chính
Chương 1: Phân Loại Của Phật Pháp Thuần Chính
Chương 2: Tiểu Thừa
Chương 3: Đại Thừa
Chương 4: Quan Hệ Giữa Tiểu Thừa Và Đại Thừa
Phật Pháp Ứng Dụng
Chương 1: Bình Luận Của Các Học Phái, Các Tôn Giáo Trong Thế Gian
Chương 2: Quan Hệ Giữa Phật Thừa Cùng Đời Người
Chương 3: (Dịch Giả Lược Chương Này)
Chương 4: Phật Giáo Lưu Truyền Đối Với Người Đời Trong Hiện Tại Và Tương Lai