NIỆM PHẬT TAM MUỘI LUẬN BẢO VƯƠNG - PHI TÍCH THIỀN SƯTác Giả: Phi Tích Thiền Sư Việt Dịch: Tịnh Sĩ Nhà Xuất Bản: Phương Đông Số Trang: 94 Trang Bìa: Mềm - Có Tay Gập Khổ Sách: 14x20cm Năm Xuất Bản: 2008 Độ Dày: 0,7cmNPTMSÁCH VỀ LUẬN30.000đSố lượng: 100 Quyển
NIỆM PHẬT TAM MUỘI LUẬN BẢO VƯƠNG - PHI TÍCH THIỀN SƯ
Tác Giả: Phi Tích Thiền Sư Việt Dịch: Tịnh Sĩ Nhà Xuất Bản: Phương Đông Số Trang: 94 Trang Bìa: Mềm - Có Tay Gập Khổ Sách: 14x20cm Năm Xuất Bản: 2008 Độ Dày: 0,7cm
Trích “Niệm Phật Tam Muội Luận Bảo Vương – Niệm Vị Lai Phật Chóng Thành Tam Muội”: Luận về tâm nhị nguyên phân biệt nóhay khởi ra vọng niệm. Các vọng tuy hư giảhuyễn hoặc mà lại hay ngăn ngại. Chỗ ngănngại này chưa được trừ bỏ thì thánh nhâncòn phải lo toan.Vốn đủ các âm vận mà không nói, phápthân tuy rỗng rang mà có đủ mọi hình tướng.Chỉ vì các tướng không hiện bày nên nói làkhông có tướng vậy.Đối với yếu chỉ Nhất vị (nhất tâm) dứtbặt các đường nói năng làm sao biết đượcchỗ vào của nó. Cái tông thú Tam muội quétsạch các tri kiến, hiển bày qua việc nói nín,đâu phải chỉ Duy Ma im lặng, Văn Thù khenngợi mà thôi.
Vì sao? Bởi lưới Đế Thích chưa căng đâuthấy được ngàn ngọc anh lạc. Một khi lướiđược trương rồi thì muôn mắt đều mở ra thôi(chưa nhất tâm niệm Phật nên chưa thấy,khởi niệm Phật thì rõ tất cả là Phật). Tắmbiển lớn tức đã dùng nước trăm sông, niệmdanh hiệu Phật thì thành tựu tam muội. "Mộtlời có thể ngăn dứt tất cả” chính là ý này.Giống như bỏ ngọc ma ni vào nước đục, nướcđục không gì không trong; Ý tưởng Phật đưavào tâm loạn, tâm loạn chẳng gì chẳng Phật.Khi tâm và Phật đã khế hợp rồi thì cả haiđều mất. Cả hai đều mất là định vậy. Cả haiđều sáng soi là tuệ vậy. Cảnh giới này gọi làđịnh tuệ đồng đều, cũng là chỗ nói: "Tâm nàochẳng là Phật, Phật nào chẳng là tâm”.
Tâmvà Phật đã như vậy thì mọi cảnh mọi duyênkhông đâu không là tam muội.Song người đời phần nhiều chỉ niệmtướng mặt tròn như trăng của đức Thích Caquá khứ, tưởng tượng tướng mắt trong nhưbiển của Phật Di Đà hiện tại giống như nhổtên độc, như vào an lạc cung. Đó là pháp rấthay, nhưng chưa nghe nói việc niệm tưởngtướng sáng soi như mặt trời của chư Phật vịlai. Ấy cũng tại chưa thấu rõ rằng Đức NhưLai đối với thô tâm của chúng sinh mà nói ranhững điều vi diệu của chư Phật, mới ngăncách chúng sanh ra ngoài chư Phật. Do vậymà chưa nghe nói về tướng Phật vị lai vàkhông có ai niệm tưởng.
Trong Kinh Tịnh Danh (Duy ma) có nóiviệc: Chỉ ngửi hoa Đởm bặc, không ngửi mùigì khác và hoa có dính thân cùng chẳng dínhthân. Đó là hạ Tiểu thừa xuống, đưa Đại thừalên vậy. Hạ Tiểu thừa xuống thì bày chỗ ômbát mà dầm dề nước mắt. Đưa Đại thừa lênthì hiển việc đồng vui ở cảnh giới bất nhị. Còntrong Kinh Pháp Hoa là kinh định rõ phápthanh văn, là kinh vua trong các kinh thì tấtcả mùi hương Đởm bặc này (quả vị Phật) aicũng có đủ nhưng không hiện rõ thôi.Do chưa phải là bậc liễu ngộ nên thấy chưPhật là bậc chí tôn, chúng sanh là kẻ chí tiện;tức là còn ý cao thấp sanh ra, còn tâm vọngniệm khởi phát.
Có tâm niệm cung kính khinhngạo khởi sanh thì tánh chơn như nhứt vị ẩnmất. Như thế tất coi vạn vật tầm thường nhưcây cỏ, xem thiên hạ nhỏ nhoi chẳng ra gì,khinh ngạo lễ nghi, ngông nghênh với ngườitrưởng thượng, mặc tình buông thả tầm mắttheo cảnh vật, chẳng chịu nép mình. Đó làtrái với Duy Ma Kinh: "mọi cái nhìn, mọi cáicung kính đều là món cao quí nhất trong cácmón cúng dường”. Đó cũng là không tin KinhLăng Già nói: "Như Lai tạng tự tánh thanhtịnh, chuyển 32 tướng vào trong tâm tất cảchúng sanh như cột bảo châu rất quí giá vàotrong áo bẩn”. Đã vậy, làm sao thấy được kẻcùng tử xin ăn trong thành và đức Như Laicao quí bình đẳng không khác.
Nếu niệm đủ chư Phật 3 đời, quán khắpmười phương thánh chúng thì mới phù hợpvới lý thú bát nhã. Thấy tất cả hữu tình đềulà Như Lai tạng, tự thể của Phổ Hiền Bồ tátẩn khắp trong các tướng, bần nữ có ngọcbáu, gạo ngay trong thóc lúa như gươngtrong dễ nhìn thì đâu còn lo vướng phải támđiều kiêu mạn đáng trách kia.Người đời không dám khinh Phật quá khứhiện tại nhưng lại coi thường Phật ở vị lai(chúng sanh). Thật không biết đó là cộinguồn khởi nên tội lỗi. Bởi đặt mình trên Phậtvị lai chẳng khác nào coi mình trên Phật hiệntại. Bỏ chúng sanh ra thì Phật vị lai làm saocó. Chúng ta phải biết: Mẹ nhờ con mà quí,gạo nhờ cám mà bổ, nhờ Phật vị lai mà Phậthiện tại có giá trị.Thế nên, tu kèm thêm tâm Thường BấtKhinh của Pháp Hoa ấy thì niệm Phật tam muộichẳng sớm muộn chắc chắn thành tựu vậy.
- Hỏi: Pháp Hoa là pháp. Niệm Phật làPhật. Đâu thể lấy Pháp làm Phật, lấy Phậtlàm pháp được. Đó là lộn lạo lớn vậy! - Đáp: Chẳng lộn lạo gì cả. Cội gốc chỉ làmột thì có gì là lộn lạo. Xét như loại thuốcChi Truật là thuốc của các vị Tiên. Khi xưacòn ở trên trời; nó không có tên "Tiên”. Chỉ vìcó người uống vào, mọc cánh bay trên mây,nó mới mang tên là "Thuốc tiên”, và người đóđược gọi là "người tiên”. Người và thuốc khácnhau nhưng gốc tiên là một vậy. Nếu khôngcó Thánh nhân thì ai vui với đạo. Pháp khôngcó Phật giác ngộ, há có thể tự ngộ được ư!
Pháp không có Phật thì không thể ngộ, niệmPhật tam muội làm sao sanh được? Phậtchẳng có Pháp thì chẳng sáng tỏ, Pháp Hoatam muội há khởi được ư? Chỉ một loại tiênmà hai thứ đều được tên Tiên - Niệm Phật vàPháp Hoa đồng gọi là Phật huệ. Đã đồng làPhật huệ thì pháp môn Vô thượng thâm diệuthiền tức Thường Bất Khinh và Ban Châu tammuội ngay đẩy được ngộ. Chưa từng có dịbiệt, có gì đâu mà lộn lạo?...
Mục Lục: Phần Một
Niệm Vị Lai Phật Chóng Thành Tam Muội
Người Nữ, Kẻ Trộm Đều Không Nên Khinh
Thấy Người Trì Giới Phá Giới Chỉ Sanh Ý Tưởng Phật
Hiện Đang Đọa Ở Địa Ngục Cũng Vẫn Được Thọ Ký
Quán Không, Vô Ngã Chọn Thiện Mà Theo
Không Có Thiện Để Chọn, Không Có Ác Để Bỏ
Không Nên Ăn Thịt Chúng Sanh
Niệm Chuyên Chú Một Cảnh Phật Hiện Tại
Đời Này Đời Sau Tùy Thuộc 1 Niệm Và 10 Niệm
Tâm Này Là Phật, Tâm Này Làm Phật
Phần Hai
To Tiếng Niệm Phật Mặt Hướng Về Tây
Mộng Tỉnh Đều Chỉ Một Tâm
Niệm Ba Thân Phật Phá Ba Chướng
Niệm Phật Quá Khứ, Nhân Quả Như Nhau
Song Ty Lý Sự Vô Tâm Niệm Phật
Liễu Đạt Tâm Và Cảnh Thì Vọng Tưởng Chẳng Sanh
Nên Ở Trong Tâm Hành Mà Cầu Giải Thoát Và Chư Phật
Ba Nghiệp Cúng Dường Chân Thật Biểu Lộ Sự Cung Kính