GIỚI BỒ TÁT DU GIÀ - HT THÍCH NGUYÊN CHƠNNguyên Tác: Bồ Tát Di Lặc Hán Dịch: PS. Huyền Trang Việt Dịch: Thích Nguyên Chơn Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 234 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 16x24cm Năm Xuất Bản: 2019 Độ Dày: 1,2cmGBT1SÁCH VỀ LUẬT120.000đSố lượng: 3 Quyển
Nguyên Tác: Bồ Tát Di Lặc Hán Dịch: PS. Huyền Trang Việt Dịch: Thích Nguyên Chơn Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 234 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 16x24cm Năm Xuất Bản: 2019 Độ Dày: 1,2cm
Trích Đoạn “Giới Bồ Tát Du Già”: Thưa các Bồ-tát Ma-đắc-lặc-già (Bồ-tát Du-già)! Ba tháng mùa xuân (hạ, thu, đông), một tháng thiếu một ngày (tính đến thời điểm tụng giới) đã qua, còn lại hai tháng và một ngày. Già chết đã đến gần, Phật pháp sắp diệt. Thưa các Bồ-tát Ma-đắc-lặc-già! Vì đắc đạo nên các vị hãy nhất tâm tinh tiến. Vì sao? Vì chư Phật do nhất tâm tinh tiến mà được Vô thượng chính đẳng chính giác, huống gì các pháp thiện khác! Người chưa thụ giới Bồ-tát Du-già và người không thanh tịnh đã ra chưa?
Đáp: Thưa, đã ra! Hỏi: Các Bồ-tát Ma-đắc-lặc-già hôm nay hòa hợp để làm gì? Đáp: Thuyết giới Bồ-tát Du-già!
Đại chúng Bồ-tát Ma-đắc-lặc-già chắp tay chí tâm lóng nghe! Nay tôi sắp tụng giới pháp Đại thừa Du-già. Đại chúng hãy lắng nghe. Trong đây vị nào biết mình có tội thì phải sám hối. Sám hối thì được an vui. Không sám hối thì tội lỗi càng thêm nặng. Người không có lỗi thì im lặng. Vì im lặng nên biết các vị thanh tịnh. Đại chúng Bồ-tát Ma-đắc-lặc-già hãy lắng nghe! Sau khi đức Phật diệt độ, trong thời mạt pháp, mọi người nên tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa. Ba-la-đề-mộc-xoa chính là giới pháp này.
Giữ giới này thì như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như bệnh được lành, như tù nhân được phóng thích, như người đi xa được về nhà. Nên biết rằng giới pháp này là vị thầy sáng suốt của đại chúng, không khác Đức Phật còn ở đời. Nếu không có lòng sợ tội, thì tâm lành khó phát. Cho nên kinh ghi: “Chớ xem thường lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dù nhỏ mà dần dần làm đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một khi mất thân người, thì muôn đời khó được lại.
Sức trẻ không trôi qua dừng, giống như ngựa chạy. Mạng người vô thường, mau hơn thác đổ. Ngày nay dù còn, khó bảo đảm được ngày mai. Mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tiến. Chớ biếng nhác trễ lười, buông lung ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích, để sau này phải ăn năn. Đại chúng mỗi người nên nhất tâm cung kính y theo giới này, như pháp tu hành.
Đại chúng Bồ-tát Ma-đắc-lặc-già! Hôm nay là ngày thứ mười bốn của nửa tháng có trăng (không trăng), tụng giới Bồ-tát Du-già. Đại chúng nên nhất tâm nghe kĩ, Ai có tội thì tỏ bày sám hối. Người không tội thì im lặng. Vì im lặng nên biết đại chúng thanh tịnh, có thể tụng giới Bồ-tát. Tôi đã tụng Tựa của giới Bồ-tát Du-già xong. Bây giờ xin hỏi các vị trong đây có thanh tịnh không? (3 lần). Các vị trong đây thanh tịnh vì im lặng; việc này nên giữ gìn như vậy! (trích từ Nghi tụng giới Bồ-tát của Hòa Thượng Trí Tịnh).
Các vị Bồ-tát Du-già lắng nghe! Vị nào đã thụ tịnh giới luật nghi Bồ-tát, thì phải luôn luôn suy nghĩ thật kĩ đây là việc Bồ-tát nên làm, kia là việc Bồ-tát không nên làm. Suy nghĩ xong, vì thành tựu sự nghiệp chính sở tác (hạnh Bồ-tát), nên phải siêng năng hành trì. Lại nữa, Bồ-tát nên chuyên tâm lắng nghe tạng Tô-đát-lãm (kinh tạng) và Ma-đát-lí-ca (luận tạng) của Bồ-tát, rồi tùy theo đó một lòng tu học. Bồ-tát đã trụ nơi tịnh giới luật nghi của Bồ-tát thì nên giữ gìn bốn Tha thắng xứ (Ba-la-di). Các đại sĩ! Bốn pháp Tha thắng xứ này Bồ-tát Ma-đắc-lặc-già hòa hợp thuyết. (câu này trích từ bản Hán dịch của ngài Đàm-vô-sấm).
Khen mình chê người: Bồ-tát vì tham cầu lợi dưỡng và sự cung kính mà tự ca ngợi mình, chê bai người khác thì phạm pháp Tha thắng xứ thứ nhất.
Bỏn sẻn tài và pháp: Bồ-tát hiện có tài sản, nhưng vì bản tính bỏn sẻn, nên dù có người nghèo khổ không nơi nương tựa đến trước mặt cầu xin mà vị Bồ-tát ấy không thương xót, không tu tập huệ thí; hoặc có người đến cầu pháp, nhưng vì bản tính bỏn sẻn giáo pháp, nên dù Bồ-tát hiện có pháp mà không ban bố cho, thì phạm Tha thắng xứ thứ hai.
Sân hận không chấp nhận sự hối lỗi của người: Bồ-tát mãi ôm giữ oán hận, chẳng những đã nói ra lời thô bạo mà còn dùng tay, chân, đất, đá, đao, gậy đánh chém gây thương tích cho hữu tình. Lại do bên trong ôm giữ tâm ý phẫn hận hừng hực, nên có người trái phạm mình, dù họ đến tạ lỗi, nhưng Bồ-tát này chẳng chấp nhận, không bỏ tâm oán kết, thì phạm pháp Tha thắng xứ thứ ba.
Nói giáo pháp tương tự: Nếu Bồ-tát phỉ báng Bồ-tát tạng, ưa thích tuyên thuyết, khai thị, dựng lập chính pháp tương tự, đối với pháp tương tự ấy, hoặc tự mình tin hiểu, hoặc do người khác chuyển, thì phạm Tha thắng xứ thứ tư.
Các Bồ-tát, tôi đã thuyết xong bốn pháp Tha thắng xứ. Nếu Bồ-tát khởi tâm tăng thượng phiền não (thượng phẩm triền) phạm mỗi một pháp trong bốn pháp, thì mất giới Bồ-tát, cần phải thụ lại. Nay xin hỏi các Bồ-tát trong đây có thanh tịnh không? (3 lần) Các Bồ-tát trong đây thanh tịnh, vì im lặng; việc này nên giữ gìn như vậy! (đoạn này trích từ bản Hán dịch của ngài Đàm-vô-sấm)…