LUẬT TỨ PHẦN GIỚI BỔN NHƯ THÍCH - HT THÍCH HÀNH TRỤDịch Giả: HT Thích Hành Trụ NXB: Tôn Giáo Số Trang: 787 Trang Hình Thức: Bìa Da Cứng Khổ: 15,5x23cm Năm XB: 2016 Độ Dày: 4,5cmLTP1SÁCH VỀ LUẬT150.000đSố lượng: 999999 Quyển
LUẬT TỨ PHẦN GIỚI BỔN NHƯ THÍCH - HT THÍCH HÀNH TRỤ
LỜI TỰA Luận rằng: Giới bổn là? Là kỷ luật của thầy Tỳ Kheo, chiếc thuyền qua nước Phật; kỷ luật mất, thời lòng lo không yên; thuyền tàu lủng, thời bờ kia khó đến. Nên đức Như Lai trước từ Lộc Uyển, sau đến Hạt thọ, nhiều lần dặn bảo, biểu phải y theo giới luật làm thầy, coi đồng như Phật. Người đời bấy giờ phụ lời di chúc, khinh tạng Tỳ Ni, đứa con ngỗ nghịch cãi lời ông Từ phụ; như Thiện Tinh Tỳ Kheo khinh lời Phật Tổ.
Phụ lời di chúc là chê Phật vậy; khinh tạng Tỳ Ni là chê Pháp vậy; thấy người trì giới ngạo nghĩnh là chê Tăng vậy. Ôi! Ngôi Tam Bảo đã chê và lại hủy, thì còn gì mà gọi là Thích Tử? Bởi giới pháp, chính là thuốc hay chữa lành giống nghiệp vô minh, phép mầu tu chứng năm phần pháp thân vậy.
Giống nghiệp không đoạn, thời nguồn nhân tràn ngập; pháp thân không tròn, thời không biết bao giờ được giải thoát. Trái đây mà tu hành, dù cho tỏ ngộ lý thiền định hiện tiền, rốt cuộc cũng là ma nghiệp ( trong kinh đã nói rõ), không phải lời bịa đặt của tôi.
Đời nay, những kẻ tu lầm chứng quấy, nói thì nói lời ngoài giới luật, chấp theo phép tà kiến của mình; chính mình không giữa được, muốn cho ai cũng đồng cái bệnh như mình, chê pháp, bỏ luật, không thèm ngó tới. Tôi nhân thấy vậy, gắng khuyên kẻ sơ học ghé mắt vào Tạng Luật, hầu Định, Huệ có nền móng, thời chính pháp mới được lâu còn.
Song, văn luật ý mầu; pháp, chỉ, trì, tác, phạm, danh, chủng, tính và tướng, người xem không đâu là không mờ mịt, nên tôi mới vội quên sức dốt của mình lấy bộ giới bổn đúng như Luật Tạng mà giải thích, cho nên gọi bộ này là bộ Như Thích. Thích mà chưa hết, thời phụ thêm các bộ khác cho rõ đó: vừa la làm then chốt cho tạng Luật, vừa là giúp kẻ học giả được thông thạo đường lối, văn chương tuy đơn giản mà nghĩa lý thật đủ; dầu ai muốn lên đền đài Phật Xá Na, cũng có thể từ đây bước lên một bước.
Thời kỳ Hoàng hiệu Sùng Trinh, năm Quý Mùi , mùa Đông , non Tây lai, Tỳ Kheo , Phát tâm bồ đề tên là Hoằng Tán viết lời tựa này ở trong nhà Tượng Vương (nước Trung Hoa).
Sau Phật diệt độ, giới luật được chia thành 2 hệ, rồi 20 hệ với 20 bộ luật có nội dung đại đồng tiểu dị, trong đó có 5 bộ nổi tiếng nhất, gồm: Tát-bà-đa bộ (Thập tụng luật), Đàm-vô-đức bộ (Tứ phần luật), Bà-thô-phú-la bộ (Ma-ha Tăng-kì luật), Di-sa-tắc bộ (Ngũ phần luật), Ca-diếp-duy bộ.
Tứ phần luật nguyên Phạn văn Dharmagupta, Hán dịch âm là Đàm-vô-đức/ Đàm-ma-cúc-đa dịch ý là Tứ phần luật. Khoảng năm 410, Phật-đà-da-xá (Giác Minh) với sự thỉnh cầu nhiệt thành của ngài La Thập và triều đình đương thời đã dịch bộ Tứ phần luật từ Phạn văn ra Hán văn. Các nước Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc đều hành trì theo bộ luật này. Luật Tứ phần giới bổn như thích có nội dung tương đương với phần đầu của Luật tứ phần, do ngài Hoằng Tán biên soạn. Trong lời tựa in sách năm Quý Mùi, niên hiệu Sùng Trinh (1643), ngài cho biết:
“Đời nay, những kẻ tu lầm chứng quấy, nói thì nói lời ngoài giới luật, chấp theo phép tà kiến của mình; chính mình không giữ được, muốn cho ai cũng đồng cái bệnh như mình, chê pháp, bỏ luật, không thèm ngó tới. Tôi nhân thấy vậy, gắng khuyên kẻ sơ học ghé mắt vào tạng luật, hầu Định, Huệ có nền móng, thời chính pháp mới được lâu còn. Song, văn luật ý mầu; pháp, chỉ, trì, tác, phạm, danh, chủng, tánh và tướng, người xem không đâu là không mờ mịt, nên tôi mới vội quên sức dốt của mình lấy bộ giới bổn đúng như Luật tạng mà giải thích, cho nên gọi bộ này là bộ Như Thích. Thích mà chưa hết, thời phụ thêm các bộ khác cho rõ đó: vừa là làm then chốt cho tạng luật, vừa là giúp kẻ học giả được thông thạo đường lối, văn chương tuy đơn giản mà nghĩa lý thật đủ; dầu ai muốn lên đền đài Phật Xá Na, cũng có thể từ đây bước lên một bước”. Ngài Hoằng Tán nêu thêm chủ trương chú giải của mình “Muốn cho kẻ sơ học mau biết phép trì, phép phạm nên tôi lấy bộ Giới bổn đúng như Luật tạng giải ra, nhưng văn luật rất nhiều, không thể mỗi mỗi y theo tạng bổn; mới bớt chỗ nhiều nêu chỗ cốt yếu, mà nghĩa thật đầy đủ. Chí ư, giới khai, giá, trì, phạm quyết định không dám thêm bớt”.
TRÍCH: QUYỂN MƯỜI: Giới Thứ Sáu Mươi Tám - Không Bỏ Ác Kiến CHÍNH VĂN: Nếu Tỳ kheo dấy lời nói như vầy: Tôi biết pháp của Phật nói: Làm việc dâm dục không phải là pháp ngăn đạo. Tỳ kheo kia can gián Tỳ kheo này rằng: Đại đức đừng nói như vậy, đừng chê bai đức Thế Tôn, chê bai đức Thế Tôn không tốt, đức Thế Tôn không nói lời như vậy, đức Thế Tôn dùng vô số phương tiện, nói làm việc dâm dục, là phép ngăn đạo. Tỳ kheo kia khi can gián Tỳ kheo này, mà Tỳ kheo này giữ bền không bỏ, Tỳ kheo kia nhẫn đến ba phen can gián bỏ việc này đi, nếu can gián đến ba phen bỏ thì tốt, bằng không bỏ phạm Ba Dật Đề.
CHÚ GIẢI: Phật ngự chỗ đồng như trước, khi đó có ông Tỳ Kheo tên A Lê Tra, có sinh ác kiến như vậy, các Tỳ Kheo can gián mà không bỏ, của Tỳ Kheo đến bạch Phật, Phật cho chúng Tăng dấy lời quở trách và can gián, bạch tứ Yết Ma cho bỏ sự này, Phật vì thế liền kiết giới cấm.
Dấy lời nói như vậy: Nghĩa là lầm dẫn giải lời nói của đức Thế Tôn để làm chứng kiến lời nói của mình, cũng do cái tri kiến của ông kia thấy người tại gia, tuy ở tại gia có vợ như ai, nhưng hay chứng quả Tu Đà Hoàn, cho đến quả A Na Hàm nên mới sinh cái ác kiến như vậy.
Tôi biết: Nghĩa là tự biết hay xét biết.
Pháp Phật nói: Phật là người năng nói, chính là đức Như Lai ứng chính đẳng giác. Pháp bị nói, là tỏ bày cái nghĩa. Chữ Pháp có hai nghĩa:
1) Chính Phật nói. 2) Đệ tử của Phật nói. Tuy đệ tử của Phật nói vì do lời Phật dạy, cũng gọi là Pháp Phật nói.
Làm việc dâm dục: Là làm việc nhơ nhớp, xấu hổ vậy.
Chẳng phải pháp ngăn đạo: ông kia làm việc dâm dục là thói quen mà cho là không ngăn ngại các Thánh, quả của Phật.
Tỳ Kheo kia can gián Tỳ Kheo này rằng: Là dấy lời riêng can gián, như văn sau này có giải.
Đại đức: Tức là lời kêu khen ông kia.
Đừng nói như vậy: Là không nên dấy lời ác kiến như vậy.
Đừng chê bai đức Thế Tôn: Nghĩa là pháp bị nói của đức Phật lìa sự dâm dục đi đến chỗ vắng lặng, nếu nói sự dâm dục, chẳng phải là ngăn đạo, tức là trái lời Phật nói, đó là chê bai đức Thế Tôn.
Chê: Nghĩa là buông ra nhữ ng lời phi lý.
Không tốt: là gây quả báo, đời sau chắc chắn phải chịu cái sự không tốt.
Thế Tôn không nói như vậy: Là Phật không nói sự dâm dục là pháp không ngăn đạo.
Vô số phương tiện v.v... : Là Phật dùng đủ thứ lời quở trách, nói dâm dục là bất tịnh, là pháp hữu lậu, là pháp ngăn đạo...
Khi Tỳ Kheo kia can gián Tỳ Kheo này chấp chặt không bỏ: Là dấy lời can riêng như trước, nếu ông không bỏ chấp chặt ác kiến, nên nói rằng: Ông nay nên bỏ việc này đi, đừng để chúng Tăng phải quở trách lại phạm thêm tội nặng, nếu ông nhận lời thì tốt, như ông không nhận lời, thì phải làm phép bạch Yết Ma can ba lần.
Thể thức phạm tội trong đây là gì? xướng ba lần Yết Ma rồi, thì phạm tội Đọa, tác bạch Yết Ma hai lần rồi bỏ, thì phạm ba tội Ác tác. Một lần Yết Ma rồi mà bỏ, thì phạm hai tội Ác tác. Bạch rồi mà bỏ thì phạm một tội Ác tác. Nếu bạch chưa rồi mà bỏ, hoặc chưa bạch, bàn nói việc phải quấy, hoặc ngăn ông kia đừng bỏ, tất cả phạm Ác tác. Tỳ Kheo Ni đồng phạm, ba chúng sau phạm Ác tác.
Không phạm là sao? Hoặc làm phép Yết Ma phi pháp v.v... ba lần phạm tội Đọa, chỉ phạm một Ác tác. Luật Nhiếp nói: Phải đối trong đại chúng phát lồ tội Đọa.
Giới Thứ Sáu Mươi Chín - Cấm Kết Phe Đảng Với Người Không Bỏ Ác Kiến
CHÍNH VĂN: Nếu Tỳ Kheo, biết người nói như vậy, chưa làm phép không bỏ tà kiến như vậy, lại cung cấp các món cần dùng, cho đồng làm phép Yết Ma, đồng bàn luận, và ngủ nghỉ chung, phạm Ba Dật Đề.
CHÚ GIẢI: Khi ấy ông A Lê Tra bị chúng Tăng quở trách , quở trách can gián mà cố quyết không bỏ, Phật bảo chúng Tăng làm phép cử tội không bỏ ác kiến, bạch tứ Yết Ma. Khi đó phái Lục quần cúng cho ổng các món dùng, và cho ổng đồng làm pháp sự, và cho bàn luận ngủ nghỉ, các Tỳ Kheo bạch Phật, Phật liền kiết giới cấm.
Người nói như vậy: Là nói pháp của các Tỳ Kheo làm việc dâm dục không phải là pháp ngăn đạo.
Chưa làm phép: Là ông kia bị chúng Tăng cử do ổng cố chấp ác kiến, tâm không ăn năn , nên chúng Tăng chưa làm phép Yết Ma xả tội.
Tà kiến như vậy: Nghĩa là ổng cho cái ác kiến ấy là pháp không ngăn đạo.
Không hổ: Là chúng Tăng can gián quở trách, do ổng chấp chặt không bỏ ác kiến ấy.
Cung cấp các món cần dùng: Đây có hai món:
1.- Là pháp: nghĩa là dạy tu tập tăng thượng giới, tăng tâm, tăng huệ, tăng sự học vấn, tăng sự tụng kinh.
2.- Là tài: nghĩa là cho y phục, cơm nước, ngọa cụ, thuốc thang v.v...
Đồng làm phép Yết Ma: Là đồng tụng giới, hay là các việc pháp sự.
Đồng ngủ nghỉ: Nghĩa là đồng ngủ chung một nhà.
Nhà có 4 thứ: 1,- Hoặc bốn phía có vách và tất cả có lợp. 2.- Hoặc tất cả có lợp, tất cả không ngăn. 3,- Hoặc tất cả ngăn hết, mà tất cả không lợp. 4,- Hoặc không ngăn hết, không lợp hết.
Đồng bàn luận: Là dạy bảo nhau, và cho bình luận các việc tốt xấu.
Thể thức phạm tội: Hoặc Tỳ Kheo vào nhà trước, ống ác kiến vào sau, hoặc ông ác kiến vào trước, Tỳ Kheo đến sau, hoặc hai ông đồng vào một lượt ngủ nghỉ, tùy hông sát đất, tất cả phạm tội Đọa. Tỳ Kheo Ni đồng phạm, ba chúng sau phạm Ác tác. Nếu cô Ni tùy thuận theo thầy Tỳ Kheo bị cử, ba lần can không bỏ, phạm Ba La Di.
Không phạm là gì? Hoặc không biết có ông đó bàn luận, hoặc không biết có ông đó ngủ trong nhà, hoặc nhà che lợp không giáp, hoặc chỗ đất trống, hoặc ổng bệnh phải nằm nghiêng và có các nạn duyên.
Phụ văn: Xét trong Luật văn: Cung cấp cho ổng, cho ổng làm phép Yết Ma, cho ổng ngủ chung một nhà, cho ổng bàn luận chung, bốn việc tùy làm một việc, đều phạm tội Đọa.
Thập Tụng Luật nói: “Hoặc ổng dạy kinh cho ông khác, hoặc ổng theo ông khác học kinh, hoặc ổng cho ông khác của cải, hay ông khác cho ổng của cải,- hoặc cho ổng ngủ chung trong một nhà, tất cả đều phạm tội Đọa, hoặc ngồi chung không nằm, phạm Ác tác.
Căn Bản Luật nói: “Nếu ông bệnh, thăm lo nuôi dưỡng không phạm, hoặc cho ổng đồng ở chung, khiến cho ổng bỏ tính ác, như vậy cũng không phạm…
MỤC LỤC: Lời Tựa Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích Quyển Nhất Quyển Nhì Quyển Ba Quyển Tư Quyển Năm Quyển Sáu Quyển Bảy Quyển Tám Quyển Chín Quyển Mười Quyển Mười Một Quyển Mười Hai