Trích “Lược Thuật Các Pháp Yết Ma – Yết-Ma Ngũ Phần”:
Các quy tắc yết-ma gọi là Biện sự, tất cả thánh phàm đồng xướng bạch. Sự đã rất nhiều, thì pháp đâu có giới hạn! Quy tắc đã mênh mông, thì lời đâu có thể nói hết! Ở đây chỉ mở ra mười pháp để tổng gom các việc, mỗi mỗi đều y cứ vào đặc tính để nêu ra các nghi thức và phép tắc. - Duyên khởi tác pháp
- Kết và giải các cương giới
- Thụ và xả các giới pháp
- Thụ tịnh y và dược
- Nghi thức bố-tát
- Pháp chế an cư
- Tự tứ thanh tịnh
- Thụ thí chia y
- Sám hối các tội đã phạm
- Tạp hạnh trụ trì
- Duyên Khởi Tác Pháp:
Đủ bảy duyên mới thành yết-ma, nếu có chỗ nào không đủ, là do khai chế mà thôi.
- Lượng sự như pháp và phi pháp: Yết-ma đã được gọi là biện sự, thì sự được biện giải như pháp. Nếu trái giáo, khuyết giới thì Phật không chấp nhận. Sự tuy nhiều, nhưng đại khái có thể chia làm ba pháp: một, hữu tình, như thụ giới; hai, phi tình, như kết giới; ba, cả hai, như chỉ định nơi chốn … Hoặc có ba pháp: nhân, như thụ giới …; pháp, như tự tứ …; sự, như kết giới … Hai loại ba pháp này hợp với sự, đều như pháp, hoặc cụ hoặc đơn, li hợp không có chuẩn tắc nhất định, nhưng cần phải căn cứ vào giáo và không trái giới, thì không phạm. Nếu thiếu một trong các quy định này thì không thành. Pháp … rơi vào chỗ phi pháp, cũng căn cứ theo đây.
- Pháp nương vào cương giới (xứ) mà phát khởi: Luật Tăng-kì ghi: “Trên vùng đất phi yết-ma, không được thụ dục thực hành các tăng sự”. Luật Tứ phần ghi: “Nếu thực hiện các pháp yết-ma, trước tiên phải kết giới. Có hai loại giới: giới tự nhiên và giới tác pháp. Trong cương giới tự nhiên, chỉ được thực hiện một pháp yết-ma kết giới. Tất cả các yết-ma khác đều phải được thực hiện trong cương giới tác pháp. Riêng hai pháp đối thú và tâm niệm thì được thực hiện trong hai loại giới.
- Giới hạn tập hợp tăng: Pháp nương vào cương giới mà phát khởi, tăng nương vào cương giới mà nhóm họp. Có hai loại giới: giới tự nhiên và giới tác pháp. Giới tác pháp lại chia làm hai loại là đại giới và giới trường. Luật Tứ phần thêm vào tiểu giới thành ba loại, còn luật này khi bàn về giới thì hoặc nói có tiểu giới, hoặc nói không có tiểu giới. Tiểu cương giới thì tăng bên ngoài không được nhóm họp, còn đại giới và giới trường thì được phép tập hợp hết tăng trong cương giới. Cương giới tự nhiên có bốn loại: thôn xóm, a-lan-nhã, đường đi, sông suối. Thôn xóm lại chia làm hai loại là có thể phân biệt và không thể phân biệt.
Loại giới tự nhiên không thể phân biệt, theo luật Tăng-kì thì trong khoảng cách bảy cây, ước chừng sau mươi ba bộ. Loại giới tự nhiên có thể phân biệt, theo luật Thập tụng, thì tất cả tăng trong cương giới đều tập hợp. Giới a-lan-nhã có hai loại là có nạn và không nạn. Loại có nạn, luật này ghi: “Các ti-kheo sống trong a-lan-nhã không biết phạm vi rộng bao nhiêu, Đức Phật dạy: “cương giới tự nhiên, mỗi hướng, tính từ thân trở ra khoảng hai câu-lô-xá”. Nhưng các bộ phần nhiều nói chỉ một câu-lô-xá, lớn nhỏ không nhất định. Nếu căn cứ theo kinh Tạp bảo tạng, một câu-lô-xá bằng năm dặm và lấy đây làm chuẩn. Cương giới có nạn, theo luận Thiện kiến thì khoảng bảy bàn-đà-la, một bàn-đà-la bằng hai mươi tám trữu, tổng cộng là năm mươi tám bộ bốn thước tám tấc. Cương giới đường đi, theo luật Thập tụng, ngang dọc khoảng sáu trăm bộ. Cương giới sông suối, luật này nói khi tác pháp trên thuyền, chọn một người có sức khỏe dùng nước hoặc đất tung ra, khoảng cách nước hoặc cát đến đâu thì lấy đó làm giới hạn. Những cương giới tự nhiên này đều khởi tính từ thân mình hướng đến các phương. Tăng trú trong phạm vi này đều phải nhóm họp tất cả, thì tác pháp mới thành tựu, như trong chương Phép tắc họp tăng mà các luật đã nói rõ.
Trong Luật này, việc nhóm tăng có bốn cách: một, bảo sa-di hoặc người làm vườn lên chỗ cao xướng ba lần câu: “Thời gian đã đến!”. Hai, gõ kiền chùy, trừ cây sơn, các loại cây có độc, các loại cây gỗ khác có thể làm kiền chùy. Ba, đánh trống, trừ vàng và bạc, còn các loại khác như đồng, sắt, đất, gỗ … có thể dùng làm trống. Bốn, thổi loa, nên thổi loại loa biển. Chỉ một loại kiền chùy, nếu không có người gõ, thì tì-kheo gõ cũng được, nhưng không được gõ quá ba hồi. Trong truyện Phó pháp tạng thì nói bảo trưởng giả gõ. Trong bộ Tam thiên oai nghi có nói đến số lượng dùi gõ kiền chùy. - Phân biệt chúng như pháp và phi pháp: Thể là tì-kheo như pháp thanh tịnh làm người tác pháp, những người khác thì không thuộc giới hạn này, vì thế cần phải chọn lựa. Luật này nêu mười ba hạng người không được xếp và túc số tăng: phi nhân, cư sĩ, tì-kheo bị diệt tẫn, tì-kheo bị cử tội, tì-kheo tự nói mình phạm dâm dục, tì-kheo không đồng kiến, tì-kheo điên cuồng, tì-kheo tâm tán loạn, tì-kheo bị bệnh hoại tâm, tì-kheo-ni, thức-xoa-ma-n, sa-di, sa-di-ni. Nhưng luật Tứ phần lại nêu ra đủ bốn trường hợp:
Một, người được xếp vào túc số, nhưng không được ngăn yết-ma, đó là các tì- kheo bị trao cho bốn yết-ma như ha trách, tẫn xuất, y chỉ, không cho đến nhà cư sĩ. Hai, không được xếp vào túc số nhưng được ngăn yết-ma, như người sắp thụ cụ túc. Ba, không được xếp vào túc số cũng không được ngăn, đó là bốn chúng dưới: tì-kheo-ni …, người bị mười ba nạn, bị ba cử tội và hai diệt tẫn, người biệt trụ, ở trên dưới trường, ở trên không trung, ẩn thân, rời chỗ thấy nghe, đối tượng bị yết-ma gồm hai mười tám hạng người. Lại có bảy hạng tì-kheo: Phú tàng, Bản trị, Ma-na-đỏa, Xuất-tội, Phú tàng xong, Bản nhật trị xong, sáu đêm Ma-na-đỏa xong cũng không xếp vào túc số tăng; luật Thập tụng lại ghi: “Có mười một hạng người không xếp vào túc số thụ giới: ngủ say, nói năng càn loạn, gây náo động, nhập định, câm, điếc, cuồng, loạn tâm, bệnh phá hoại tâm, người ở trên cây, cư sĩ”. Luận Ma-đắc-lặc-già ghi: “Tì-kheo bệnh nặng, tì-kheo vùng biên địa, tì-kheo ngu si đều không thành túc số”. Luật Tăng-kì ghi: “Người gởi dục, hoặc người bị ngăn che, hoặc một nửa bị ngăn che, dang tay không chạm nhau, hoặc chúng tăng đi để tác yết-ma mà người nào đứng, ngồi, nằm đều không thành túc số”. Luật này nói người bệnh đều được yết-ma thuyết giới. Đức Phật dạy: “Tường biệt chúng giống như trong phần Xả giới, người ở vùng trung quốc và biên địa không hiểu ngôn ngữ nhau đều không thành túc số”. những hạng người vừa kể trên đều không được xếp vào túc số tăng vầ cũng không được ngăn yết-ma.
Bốn, những người được xếp vào túc số và cũng được ngăn, đó là những thiện tì-kheo sống trong đồng một cương giới, không rời chỗ thấy nghe, cho đến không phải người bị tác pháp yét-ma cử tội. Những người không được xếp vào túc số như trên, nếu đưa vào túc số, thì yết-ma không thành… MỤC LỤC - YẾT-MA NGŨ PHẦN
- Duyên Khởi Tác Pháp
- Kết Giải Các Cương Giới
- Thụ Và Xả Các Giới Pháp
- Thụ Tịnh Y và Dược
- Nghi Thức Bố-Tát
- Pháp Chế An Cư
- Tự Tứ Thanh Tịnh
- Thụ Thí Chia Y
- Sám Hối Các Tội Đã Phạm
- Tạp Hạnh Trụ Trì
- YẾT-MA LUẬT THẬP TỤNG
- Văn Thụ Tam Qui-Ngũ Giới
- Văn Thụ Tám Giới
- Văn Yết-Ma Xin Nuôi Chúng
- Thụ Mười Giới Sa-Di
- Sa-Di-Ni Thụ Sáu Pháp
- Văn Thụ Giới Tì-Kheo-Ni
- Đến Đại Tăng Thụ Giới Cụ Túc
- Nghi Thức Thụ Đại Giới Tì-Kheo
- Kết Tiểu Giới
- Kết Đại Giới
- Kết Cương Giới Không Lìa Y
- Giải Đại Giới
- Sai Người Làm Chấp Sự Cho Tăng
- Văn Thụ An Cư
- Thụ Nhật
- Văn Bố-Tát
- CÁC PHÁP YẾT-MA CỦA ĐẠI SA-MÔN
- Pháp Yết-Ma Trừ Tội Tăng-Già-Bà-Thi-Sa Có Phú Tàng
- Yết-Ma Trừ Tội Tăng-Già-Bà-Thi-Sa Không Phú Tàng
- Pháp Sám Hối Tội Thâu-Lan-Già
- Văn Sám Hối Tội Ba-Dật-Đề
- Văn Sám Hối Tội Hướng Bỉ Hối
- Văn Sám Hối Tội Đột-Cát-La
- Văn Các Pháp Yết-Ma Tẫn
- Tăng Yết-Ma Sai Người Xử Đoán
- Y Ca-Hi-Na
- Yết-Ma Phân Xử Vật Của Tì Kheo Qua Đời
- Yết-Ma Trao Y Vật Cho Người Chăm Sóc Tì-Kheo Bệnh
- Các Pháp Đơn Bạch
- Yết-Ma Sai Người Nhận Tự Tứ Cho Tăng