094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

NGHI BỐ TÁT AN CƯ TỰ TỨ - HT THÍCH ĐỖNG MINH NGHI BỐ TÁT AN CƯ TỰ TỨ - HT THÍCH ĐỖNG MINH Biên Soạn: Thích Đổng Minh
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức 
Số Trang: 237 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng 
Khổ Sách: 16x26cm
Năm Xuất Bản: 2020
Độ Dày: 1,8cm
NBT1 SÁCH VỀ LUẬT 200.000 đ Số lượng: 3 Quyển
  • NGHI BỐ TÁT AN CƯ TỰ TỨ - HT THÍCH ĐỖNG MINH

  •  2485 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: NBT1
  • Giá bán: 200.000 đ

  • Biên Soạn: Thích Đổng Minh
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức 
    Số Trang: 237 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng 
    Khổ Sách: 16x26cm
    Năm Xuất Bản: 2020
    Độ Dày: 1,8cm


Số lượng
An cư, tiếng Phạn là Varsika, dịch là mùa mưa. Ở Ấn Độ, mỗi năm 3 tháng từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 là vào mùa hạ mưa nhiều. Thời gian này Phật giáo nghiêm cấm chư Tăng không được đi ra ngoài mà phải ở yên một chỗ trong tự viện nhất định nào đó, “trừ khi đại tiểu tiện, thời gian còn lại là phải ngồi thiền.” Chế độ này gọi là “An Cư” còn gọi là “Hạ An Cư,” “Vũ An Cư,” hay “Toạ hạ,” “Kiết hạ”… Phật giáo cho rằng trong tháng 3 tháng này mưa rất nhiều, các côn trùng sinh sôi nẩy nở cũng lắm, bất cứ chỗ nào cũng đều có côn trùng, nếu như đi ra ngoài vào lúc này sẽ bị ba thứ lỗi:

1. Vô sự dạo chơi làm trở ngại việc tu hành
2. Làm tổn thương sinh mạng loài vật, trái với lòng từ bi.
3. Bị người đời chê cười vì việc làm không đúng ấy.


 
nghi bố tát an cư tự tứ


Vì thế trong mùa mưa, Tỳ Kheo đi ra ngoài tất nhiên là làm tổn hại đến sự sinh trưởng của sinh vật, trái với giáo nghĩa bất sát sanh thể hiện lòng từ bi của Phật giáo, cũng có thể bị người đời chê cười về việc ấy. Trước khi an cư, vị Tỳ Kheo phải chuẩn bị một số công tác nhất định, trong đó trừ ngoài những tình huống sinh hoạt thông thường ở các tự viện, được phân phối những đồ dùng tất yếu, còn phải lựa chọn một địa điểm an cư thích hợp. Như Thiện Kiến Luật nói: “Phật bảo các thầy Tỳ Kheo, nếu muốn toạ hạ, trước phải sửa sang phòng nhà… không được không có phòng nhà mà toạ hạ.” Chỗ nơi an cư còn phải phù hợp với 5 điều kiện sau đây:

1. Không được cách quá xa thôn xóm, chợ búa, vì ở quá xa chúng tăng không được cúng dường đầy đủ.
2. Không được quá gần chợ búa, vì quá gần sẽ trở ngại việc tu hành.
3. Chỗ nơi phải ít có ruồi muỗi, vì quá nhiều ruồi muỗi dễ sinh ra bệnh tật.
4. Phải có một vị đại đức thông hiểu luật nghi hướng dẫn việc tu hành (Y chỉ sư), hầu dễ dàng khi giải đáp thưa hỏi.
5. Phải có vị thí chủ cúng thí những thức ăn uống thuốc men.

An cư là chế độ của người xuất gia, không áp dụng cho người tại gia. Khi an cư, Tỳ- kheo và Tỳ-kheo ni phải ở riêng. Nếu Tỳ-kheo không dự an cư là phạm giới. Luật nói rằng: “Tỳ-kheo không an cư, phạm Độ-kiết-la”. Độ-Kiết-La, tiếng Phạn là Duskrta, dịch là ác tác, chỉ những lỗi lầm về thân, khẩu của Tỳ- kheo. Khi an cư, vị Tỳ- kheo phải ở trước tượng Phật, hướng về vị trưởng lão Đại đức mình y chỉ, phát nguyện tác bạch ý muốn với y chỉ đại đức để an cư, rồi sau mới vào an cư; phép này gọi là “đối thú an cư.” Nếu không có Đại đức y chỉ thì trong tâm mình, tự bạch phép xin an cư, rồi mới vào an cư; đó gọi là “Tâm niệm an cư.”

Thời gian an cư là 3 tháng nếu vào an cư bắt đầu từ 16 tháng 4 gọi là “Tiền an cư”; nếu vì một lý do nào đó không thể an cư đúng kỳ hạn thì chậm nhất phải an cư vảo rằm tháng 5, gọi là “Hậu an cư.” An cư ở giữa hai tháng nhuần thì thời kỳ an cư của vị tỳ kheo sẽ kéo dài thêm một tháng. Để được kết thúc vào rằm tháng 7. Vào an cư gọi là “Kiết hạ”, kết thúc an cư gọi là “Giải hạ”. Giải hạ còn gọi là “Tịch trừ,” tương đương với “Trừ tịch.” Qua ngày này, vị Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni được thêm một tuổi pháp lạp, cho nên pháp lạp còn gọi là hạ lạp. Vị Tỳ- kheo không thể lấy tuổi đời để luận lớn nhỏ, mà là căn cứ vào  pháp lạp để định thứ tự.


 
nghi bố tát an cư tự tứ 1


Mùa an cư có một ý nghĩa quan trọng là biểu hiện cho tinh thần sống chung hòa hợp của cộng đồng Tăng lữ tại một trú xứ (hòa hợp tịnh trú), thắng tiến tu học nhờ học tập, thảo luận giới pháp và thực hành thiền định. Nhiệm vụ các Tỳ kheo sống chung là phải giáo giới lẫn nhau, chỉ điểm và sách tấn nhau tu học. Đức Phật luôn ca ngợi đời sống trầm lặng của các Tỳ kheo, sống xa lánh những nơi ồn ào náo nhiệt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng một Tỳ kheo nên sống tách biệt ngoài cộng đồng Tăng lữ. Sống chung và hòa hợp trong cuộc sống Thánh thiện cao cả, giáo giới và sách tấn lẫn nhau, đó là sinh mạng của Tăng đoàn. Đời sống của một Tỳ kheo là sống không gia đình, không cố định vĩnh viễn tại một trú xứ nào (hiện tại thì Tăng chúng sống chung với nhau tại một ngôi chùa), nhưng các Tỳ kheo được kết nối nhau thành một cộng đồng thống nhất bằng giới bổn (Pratimoksa) mà họ phải cùng nhau đọc tụng trong mỗi nửa tháng. Và sự hòa hợp ấy được củng cố bằng ba tháng an cư. Trong ý nghĩa sâu xa, an cư là sinh mạng tồn tại của chánh pháp được duy trì bằng đời sống thanh tịnh và hòa hợp của cộng đồng Tăng lữ. Chừng nào chúng Tỳ kheo còn nhiệt thành trong phận sự an cư ba tháng thì bấy giờ chánh pháp vẫn còn là sức sống phong phú để loài người làm nơi quy ngưỡng và xây dựng một thế giới an lành.

An cư rồi, giải hạ bằng sự tự tứ. Tự tứ (Pavāraṇā) hay tùy ý, có nghĩa tự mình đưa mình ra để tùy ý Tăng chúng chỉ điểm tội mình phạm mà sám hối. Sự chỉ điểm được căn cứ trên ba trường hợp: do được thấy, được nghe và được nghi. Lễ tự tứ cử hành ngày 16 tháng 7 (hay 16 tháng 8, theo tân dịch), một lần trong một năm sau mùa an cư. Tự tứ là một hình thức bố tát (Uposatha) không đọc giới bổn, nhưng nó khác bố tát ở chỗ nó không thuộc tính cách tự nguyện và tự giác sám hối như bố tát. Trong khi bố tát thuyết giới, Tỳ kheo nào nhớ lại điều mình vi phạm thì bày tỏ sám hối. Tự tứ thì mỗi người, từ vị Thượng tọa lớn nhất cho đến Tỳ kheo nhỏ nhất, phải tự mình yêu cầu Tăng chỉ điểm. Cho nên, phạm vi thuyết tội của tự tứ rộng rãi hơn thuyết giới rất nhiều. Do sự kiện này mà yết ma thuyết giới và yết ma tự tứ có khác nhau.


 
nghi bố tát an cư tự tứ 2


Người xuất gia, sau khi thọ Tỳ kheo giới, năm nào đếm mùa an cư cũng phải an cư. Sau mỗi mùa an cư, làm lễ tự tứ rồi được kể là có một tuổi của người xuất gia. Tuổi ấy, vì sau khi kiết hạ nên gọi là hạ lạp, vì tính từ khi thọ giới Tỳ kheo nên gọi là giới lạp, và vì là tuổi theo Phật pháp, tính theo một mùa an cư chứ không phải tính theo một năm, nên còn gọi là pháp lạp. Lạp là tiếng gọi lễ cúng tất niên, là tiếng có nghĩa cuối năm (nhà Hán gọi cuối năm là lạp). Lạp lại có nghĩa là giao tiếp, giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, như vậy, lạp là tiếng còn để gọi lễ giao thừa. Mà lễ tất niên hay lễ giao thừa của người xuất gia là lễ tự tứ, nên trong kinh luật lấy ngày 16 tháng 7 làm ngày đầu tuổi cho ngũ phần pháp thân của Tỳ kheo. Và chính cái tuổi giới lạp hay hạ lạp này ấn định vị thứ trong giới xuất gia, chứ không phải tuổi đời, nên vị thứ ấy gọi là lạp thứ.

Mục đích của việc tự tứ cũng giống như của việc thuyết giới, đó là biểu hiện sự thanh tịnh và hòa hợp của Tăng. Nhưng nó quan trọng hơn sự thuyết giới ở chỗ mở ra một giai đoạn mới trong cuộc sống đạo hạnh của một Tỳ kheo, sau khi chấm dứt thời hạn ba tháng sống chung giữa Tăng, đó là sư tinh tấn du hóa, đó là ý nghĩa “hoằng pháp thị gia vụ, lợi sinh là sự nghiệp”. Trong các bộ A hàm đều kể lại sự chữa vá pháp y của Phật khi sắp hết an cư, lại kể chữa vá để chuẩn bị lên đường du hóa, lại kể Ngài lên đường du hóa ngay sau khi tự tứ thọ tuế (nhận tuổi, nhận tuổi mới).
Quảng Minh - 15/8/2021


 
nghi bố tát an cư tự tứ 3



Trích “Nghi Bố Tát An Cư Tự Tứ - Bố Tát Cho Sa-Di”:
Duy-na xướng:
  • Chư Sa-di thứ đệ tấn đường.
  • Văn khánh thanh chí thành đảnh lễ tam bái.
  • Hồ quỳ! Hiệp chưởng.

Thượng tọa vỗ thủ xích khai thị:
  • Này các Sa-di! Các người đã xả bỏ thế tục xuất gia học đạo, nguyện thọ trì mười điều giới cấm để làm người Sa-di đệ tử của Phật. Lẽ tất nhiên, các người phải nghiêm trì tịnh giới, giữ gìn thân khẩu, xa lánh tội lỗi, chuyên học các oai nghi giáo pháp. Giới thể nếu thanh tịnh, các thiện pháp mới phát sanh, bằng có chút nhiễm ô thì chí đạo khó thành đạt. Hôm nay, gặp ngày có trăng (hay không có trăng), chúng Tăng thanh tịnh sám hối và Bố tát. Các người nên kiểm điểm lại trong nửa tháng vừa qua, đối với mười điều giới cấm và các oai nghi mà các người đã phát nguyện thọ trì, có điều gì trái phạm nên tỏ bày sám hối khiến cho tội chướng tiêu trừ, thân tâm thanh tịnh. Còn nếu che giấu tội lỗi của mình thì nghiệp chướng một ngày một tăng, các người sẽ mất hết công đức thiện căn và không còn xứng đáng là đệ tử của chư Phật nữa (Vỗ thủ xích).

Này các Sa-di! Mười điều giới cấm ấy là:
  1. Không được sát sanh. Các người có phạm không? (Vỗ thủ xích)
Sa-di thưa: Nam-mô Phật. Không.
  1. Không được trộm cắp. Các người có phạm không? (Vỗ thủ xích)
Sa-di thưa: Nam-mô Phật. Không.
  1. Không được dâm dục. Các người có phạm không? (Vỗ thủ xích)
Sa-di thưa: Nam-mô Phật. Không.
  1. Không được nói dối. Các người có phạm không? (Vỗ thủ xích)
Sa-di thưa: Nam-mô Phật. Không.
  1. Không được uống rượu.
  2. Không được thoa ướp hương thơm, trang sức theo đời.
  3. Không được ca múa xướng hát, cố ý xem nghe.
  4. Không được nằm giường cao rộng lớn, phóng túng thân tâm.
  5. Không được ăn phi thời, trừ vì bệnh duyên.
  6. Không tham lam chất chứa vàng, bạc, châu báu làm của riêng cho mình.
Mỗi mỗi các người có phạm không? (Vỗ thủ xích)
Sa-di thưa: Nam-mô Phật. Không. (Vỗ thủ xích).
  • Này các Sa-di! Đó là mười điều giới cấm của Sa-di. Nếu các người luôn luôn được thanh tịnh thì lần lượt các người sẽ được bước lên địa vị Tỳ-kheo và Bồ-tát, là địa vị chúng trung tôn, một trong ba ngôi báu nhất, gọi là Tam bảo. Cao quý thay! (Vỗ thủ xích)
  • Này các Sa-di! Sanh tử đại sự, chóng kíp vô thường, ngày tháng như thoi đưa, đạo nghiệp khó thành tựu. Các người nên tinh tấn trang nghiêm thân khẩu ý, tu học Kinh, Luật, Luận cẩn thận chớ buông lung! (Vỗ thủ xích)
  • Sa-di đáp: Y giáo phụng hành!

Duy-na xướng: Ký năng y giáo phụng hành tác lễ nhi thối.
(Sa-di lui ra, vân tập về giảng đường, đồng tụng 4 quyển luật tiểu)…


 
nghi bố tát an cư tự tứ 4 min


Mục Lục:
  1. Nghi Bố Tát
  • Sa-Di
  • Tỳ-Kheo
  1. Nghi Thọ An Cư
  2. Nghi Tự Tứ
  3. Nghi Giải Giới – Thâu Chung Bảng
  4. Nghi Thọ Y Ca-Thi-Na
  • Phép Bốn Thầy Thọ Y Ca-Thi-Na
  • Phép Ba Thầy Thọ Y Ca-Thi-Na
  • Phép Hai Thầy Thọ Y Ca-Thi-Na
  • Phép Một Thầy Thọ Y Ca-Thi-Na
  1. Nghi Xả Y Ca-Thi-Na
  2. Nghi Bố Tát Cho Phật Tử Tại Gia
 
thông tin cuối bài viết 2
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây