094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

SA DI LUẬT GIẢI - HT THÍCH HÀNH TRỤ SA DI LUẬT GIẢI - HT THÍCH HÀNH TRỤ Dịch Giả: HT Thích Hành Trụ
NXB: Tôn Giáo
Số Trang: 637 Trang
Hình Thức: Bìa Da Cứng
Khổ: 15,5x23cm
Năm XB: 2019
Độ Dày: 3,6cm
SDLG SÁCH VỀ LUẬT 140.000 đ Số lượng: 999999 Quyển
  • SA DI LUẬT GIẢI - HT THÍCH HÀNH TRỤ

  •  4997 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: SDLG
  • Giá bán: 140.000 đ

  • Dịch Giả: HT Thích Hành Trụ
    NXB: Tôn Giáo
    Số Trang: 637 Trang
    Hình Thức: Bìa Da Cứng
    Khổ: 15,5x23cm
    Năm XB: 2019
    Độ Dày: 3,6cm


Số lượng
LỜI TỰ DẪN
Bực Cổ Đức nói: “Nước không Luật nước loạn; nhà không Luật nhà vong”. Chính thế, nước có Luật của nước, nhà có Luật của nhà, cho đến trường hợp nào đều có Luật của trường hợp ấy cả. Không luận Gia đình, Chính trị chay Tôn giáo. Nếu trường hợp nào mà thiếu phần Giới Luật, tất nhiên trường hợp ấy phải đào thải không giá trị.

Chẳng những Gia đình, Chính trị và Tôn giáo. Chính như những nghề nghiệp làm ăn hàng ngày, mà thiếu kỷ cương trật tự, thì nghề ấy không tránh khỏi cái hại hỏng hờ và thất bại. Như: học trò không tuân kỷ luật nhà trường, trò ấy bị đuổi. Phu xe không biết luật đi xe nỏ phải hư. Thợ mộc thiếu pháp thằng mặc, thợ kia thành vô dụng.


 
sa di luật giải


Chẳng những loài người có Giới Luật, mà những bực cao hơn loài người như : Chư Thiên, Thanh Văn, Bồ tát và Phật, cũng nhờ giữ Giới Luật mà thành và được đến cảnh giới phúc lạc tiêu diêu, nên biết những đấng ấy, không bao giờ không Giới Luật.

Xét những hạng dưới loài người như: Súc vật, Kiến, Ong… tuồng như nó cũng biết giữ gìn qui tắc,trật tự của nó, như: Nhạn bay có hàng, Kiến bò có ngũ và chúng cũng có nghĩa chúa, tôi, cha, con, vợ, chồng ắt cũng có qui luật của chúng nó. Thế thì đủ biết, những hạng dưới loài người còn có kỷ luật, huống nữa loài người. Đủ chứng tỏ rằng: “GIỚI LUẬT” tuy mỗi trường hợp có khác, nhưng trường hợp nào cũng không hế không Giới Luật.

Nếu một người không giới luật, thì người ấy ắt hư thân mất nết. Một gia đình không giới luật, thì gia đình ắt lộn xộn. Một nước không pháp luật nước ấy ắt hung tàng, không còn phong hóa kỷ cương gì nữa. Thế giới không qui luật ắt gây nên cuộc loạn ly ghê gớm!

Tiếng Phạn gọi “Thi La” (Sa la) tiếng Hán dịch là “Giới”
Tiếng Phạn gọi “Tỳ ni” (Vi naga) tiếng Hán dịch là “Luật”
“GIỚI”là những điều răn cấm, không nên phạm.

“LUẬT”là pháp luật, qui tắc, con đường của chúng ta noi theo để chỉnh đốn hành vi, lời nói, ý nghĩa cho được đúng phép không sai lỗi. Nếu không có Luật, thì không biết đâu mà phân xử, những tội nặng hay nhẹ, thế nào là phạm, thế nào là không phạm. Nên phạm vi chữ “LUẬT” có nghĩa bao trùm rộng  lớn hơn chữ “GIỚI”. Vì tất cả “Giới”cũng là “Luật”. “GIỚI LUẬT”trong nhà Phật, cũng như “Giới Luật” của nhà chính trị ở thế gian, nhưng có phần chu tất rộng rãi và siêu xuất hơn.

Đối với Đạo Phật thì “Giới Luật” lãnh một phần đầu tiên trong ba tạng Giáo điển. (Ba tạng là Luật tạng, Kinh tạng và Luận tạng. Luật dạy về Giới; Kinh là đường ngay; Luận là phân biệt tà chính, chỉ rõ đạo lý chúng ta tu hành). Đức Phật Thích Ca nói pháp trong 49 năm, dạy về vô số phép tu, kinh sách để lại hơn mấy nghìn quyển, nhưng tóm lại đại khái không ngoài ba phép học là: Giới, Định, và Huệ. “Giới” đã giải như trước, “Định”là Định tâm thu vọng, “Huệ” tức là trí huệ.

“GIỚI”, thuộc về Luật tạng, “ĐỊNH”thuộc về Kinh tạng, “HUỆ”thuộc về Luận tạng:

Nhân giữ Giới mà sanh Định tâm, Nhân Định tâm mà phát ra Trí Huệ. Ấy là ba món cần yếu của sự tu học. Như: cái đảnh có ba chân, thiếu một chân thời không đứng vững. Bởi tâm chúng ta từ vô thủy đến nay do trần lao nghiệp chướng, huân ướp, quen theo huống phàm phu, quanh lộn trong trần hoàn, nhiễm ô trong vật dục, một mai muốn cho nó sáng tỏa ra, đủ cả Trí, Đức như Phật ắt không dễ gì.

Trước phải dùng Giới Luật kiềm thúc thân tâm, không cho tiêm nhiễm vào trần lao, buông tuồng theo thói quấy. Nhờ đó thu bớt được hạnh thô sơ, kế dùng thiền định trụ kềm lại, được nhiều ngày tánh thuần thục mới đem luận lý diễn bày, tâm mới trở nên sáng suốt. Nên biết Giới Luật là một món rất cần , trong ba phép học, Dùng Giới làm đầu là do như thế. Song Giới Luật Phật dạy rất nhiều, nhưng đây, chỉ tóm lược có các thứ:

1. Giới Luật Đại thừa
2. Giới luật Tiểu thừa

Đại thừa Luật như: Bộ Phạm Võng, bộ Lư Xá Na Phật Thuyết Bồ tát Tâm Địa Giới Phẩm, bộ Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, bộ Phật Vị Ta Gia Ha Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa…

Tiểu thừa Luật như: Bộ Sa Di thập Giới Pháp Tính Oai Nghi, bộ Phật Thuyết Sa Di Thập Giới Nghi Tắc, bộ Sa Di Ni Giới, bộ Phật Thuyết Ưu Bà Tắc Ngũ Giới tướng…

Hết thảy cộng là 72 bộ, 496 quyển. Trên đây có chia ra Tiểu Thừa Giới và Đại thừa Giới


 
sa di luật giải 1



Thế nào là Tiểu thừa Giới?

- Nếu Giới chỉ phận mình khỏi lỗi là đủ, mà không hay mở rộng để giúp ích mọi người cùng vào đường hạnh phúc,  thì gọi là Tiểu thừa Giới, như Tiểu thừa Tỳ kheo giới…

Thế nào là Đại thừa giới?

- Nếu giới không lấy sự giữ minh lợi người là đủ, mà hoạt động nhiều phương pháp thiện xảo, trí huệ, hay ho, đem mình và tất cả người đồng thoát ly sông mê biển khổ, đến cảnh giới hoàn toàn an vui giác ngộ tự tại, thì gọi là Đại thừa giới, như Bồ tát giới…

Nhưng bản ý Phật chế ra giới Tỳ kheo, không phải chỉ để tự trì tự lợi, vì Ngài tùy cơ phương tiện, dìu dắt kẻ sơ tâm, khiến những người ít năng lực không chịu hoạt động, vừa với trình độ cho họ tu, chính đó là pháp Đại thừa của Phật, mà người tiểu trí phát tâm nhỏ, nhìn vào thấy là pháp Tiểu thừa của mình, chớ Bồ Tát nhìn vào thấy giới ấy vẫn là Đại thừa, nên Bồ Tát xuất gia cũng thọ Tỳ kheo giới, để giữ gìn Tăng Bảo hóa độ chúng sanh.

Nên trong hiệp chú nói:

- Nếu trước thọ tiểu thừa giới, sau phát tâm thọ Bồ tát giới, thì bao nhiêu giới Tiểu thừa trước, đều chuyển thành giới Đại thừa vậy.

Như người tại gia thọ năm giới hay tám giới mà phát tâm nhỏ hẹp tự cứu lấy mình, thì giới ấy thành ra nhỏ.

Người xuất gia thọ mười giới hay hai trăm năm chục giới, mà phát tâm Tiểu thừa, thì giới ấy cũng thành ra Tiểu thừa. Trái lại, nếu phát tâm rộng lớn, chí nguyện lợi người mà thọ giới, thì giới ấy là Đại thừa. Nên kinh luật dạy, trong khi thọ giới phải phát tâm cho cao thượng hoạt bát, thì được giới mới thù thắng.

Trong Đại thừa Bồ tát giới có ba phần:

1.- Nhiếp luật nghi giới – Đoạn trừ tất cả các sự ác
2.- Nhiếp thiện pháp giới – Làm tất cả điều lành
3.- Nhiếp chúng sanh giới – Nhiếp độ tất cả chúng sanh

Có đủ ba phần như trên, nên gọi là Đại thừa giới. Vẫn biết rằng vị Bồ tát từ bi quảng đại, không bỏ sót một điều làn nào, và không bỏ sót một chúng sanh nào, nên gọi bực Đại thừa Bồ Tát. Song, nếu chỉ có một phần thứ nhát (Nhiếp luật nghi) mà không có hai phần sau, thì gọi Tiểu thừa giới. Chỉ vì người tiểu trí kia nhận thấy mà thôi,thật ra không có giới nào là tiểu thừa cả.

Vì nhiếp luật nghi tức là “nhiếp thiện pháp giới” và “nhiếp chúng pháp giới”. Nếu có điều lành lợi ích cho người, đáng làm mà không làm; gặp chúng sanh khổ não, nên độ mà không độ; Phật cho đó là tánh ác. Đã nói rằng: “Đoạn trừ tất cả sự ác, thì tất cũng đoạn luôn tánh ác ấy”. Nếu đoạn luôn tánh ác ấy, thì tất cả có làm điều lành, và độ chúng sanh, (chớ đâu phải đoạn trứ tất cả ác là sự nhỏ), nên biết ba phần dung thông nhau cả, thì không có giới nào Tiểu thừa. Đã rõ rệt.

Đại là lớn, Tiểu là nhỏ, thừa là cổ xe, hoặc thừa là chở. Nhưchiếc xe rộng lớn, có thể chở được nhiều người. Đồng thoát ly tam giới, đồng đến Niết bàn ấy gọi là Đại thừa. Trái lại, như một chiếc xe nhỏ, chỉ chở đủ một mình mình, thoát ly tam giới ,về đến Niết Bàn ấy gọi Tiểu thừa. Biển giới rất mênh mông, sựlợi ích vô cùng vô tận. Nếu người trì giới được, Tam Thế Phật đều hộ trì, về sau được phước quả khôn ngằn, không sao kể xiết được.


 
sa di luật giải 2


Có câu: “Giới như hải vô nhai, như bảo cầu vô yểm”.

Nghĩa là: “Giới như biển mênh mông, không bờ mé, như ngọc bán cầu không nhàm” và có câu : “Giới như đèn sáng lớn, hay tiêu tối đêm dài; Giới như chuỗi anh lạc, trau giồi pháp thân’ , Giới như mặt đất bằng , sanh ra các công đức nhưchiếc thuyền to, đưa người khỏi biển khổ. Người sáng hay giữ giới, hay đặng ba điều vui: tiếng tốt và lợi lộc, sau đặng về cõi lành. Xem hữu ích nhưthế, có trí nên hộ trì.


Trong kinh có nhiều lời tán thán Giới Luật không cùng , nên biết Giới Luật rất quí báu, Thánh Hiền đều tôn trọng. Nếu chúng ta ra công nghiên tầm tạng luật sẽ thấy điều làm cho lòng ta sung sướng, khoái lạc, nhẹ nhàng, như gặp món thuốc rất hay, tiêu trừ bệnh phiền não và cũng như trời đêm mưa gió, mà gặp được một cái nhà tốt, an ổn vững vàng, không còn lo lắng gì nữa. Có câu: “Tỳ Ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ. Tỳ Ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt”.

Nghĩa là: “Tạng giới luật còn, thì phật pháp còn. Tạng giới luật mất, thì Phật pháp mất”. Vì giới luật là mạng sống của Phât pháp.

Đời nay, phần nhiều người học đạo, chỉ muốn tìm những lý huyền diệu cao siêu, nghe cho bùi tai, bàn cho vui miệng, mà không ưa thích giới luật, nghe đến giới luật thì cho là cũ kỷ bó buộc. Tiêu cực biếng lười, không thích hợp với trào lưu tiến hóa. Ôi! Khác nào đi tìm châu báu trên rừng, mà món báu ở nhà mình thì quăng liệng, muốn dựng tòa lầu nguy nga, mà chê cái nền là vô ích. Bảo sao Phật pháp không suy đồi, nước nhà không nguy ngập!

Kinh Phạm Võng lời tựa nói:

Giữ giới tịnh thân khẩu
Đa văn sanh thật trí
Giới là kho diệu pháp
Giới là tàu bè lớn
Giới là ao thanh lương
Giới là pháp vô úy
Giới là bạn cứu kính
Giới là cửa cam lồ
Giữ giới lòng chẳng cao
Không chấp tướng chánh giới
Nên gọi giới thanh tịnh
Giữ giới lòng chẳng hối
Giới là hào pháp thành.
Giới là tướng dũng mãnh
Giới là châu như ý
Giới là lầu quán tốt
Giữ giới là đất bằng
Hay sanh trí huệ sáng
Sức định huệ trang nghiêm
Cho đến khi thành phật
Vậy nên người có trí
Thà táng thân mất mạng
Nhiếp lòng chánh nhớ tưởng
Do giới làm cội gốc
Cũng là của xuất thế
Được qua biển sanh tử
Tắm gội trừ nhiệt não
Phá tan tà độc hại
Được khỏi đường hiểm ác
Các thánh đồng dạo noi
Chuyên tình không phóng túng
Cũng không lòng tà niệm
Chư Phật đồng ngợi khen
Bổn nguyện đều thành tựu
Ngăn được giặc phiền não
Đánh dẹp kẻ ma quân
Thường cho báu khách buôn
Dạo chơi pháp tam muội
Thiền định là nhà cửa
Thứ lớp được tỏ chiếu
Muôn hạnh làm khẳm đủ
Do giới làm cội gốc
Bền lòng quyết giữ giới
Dè dặt chớ tái phạm …!


 
sa di luật giải 3


Trong kinh Di Giáo, khi Phật sắp nhập Niết Bàn Ngài có dặn các Thầy Tỳ khưu rằng: “Sau khi ta diệt độ rồi, các Tỳ khưu phải y theo giới Ba la đề mộc xoa làm Thầy cũng như ta còn tại thế”. Rồi Ngài lại dặn rằng: “Nếu ta còn tại thế mà Tỳ khưu các ông không y theo giới Ba la đề mộc xao thì cũng như ta đã diệt độ”.

Thế thì đủ biết rằng: Đức Phật bao giờ cũng thương xót chúng sanh vô cùng tận. Đến nỗi giờ phút cuối cùng mà cũng không có một niệm nào quên bỏ cả. Cho nên các bực Cổ Đức Cao Tăng như Ngài Tuyên Luật Sư nghe luật tới mười hội.Ngài Huệ Hưu Pháp Sư học luật trọn đời… Chúng ta là người bực nào mà toan thôi học. Nếu chúng ta căn tánh không bằng các bực tôn túc thuở trước, thì tùy theo ta thọ giới bực nào, cũng rán mà học cho thuộc bộ Luật của giới ấy.

Như quý vị Sa di thì học bộ Sa Di Luật Giải và 24 thiên “oai nghi” này lần đi. Chừng thọ lên Tỳ khưu thì học bộ Luật Tứ Phần, đến khi thọ Bồ tát giới thì học cho rành bộ Phạm Võng, đặng để làm căn bản tu hành, hầu mong dứt bỏ trần lao mà nối gót theo Phật và Tổ. Vậy mới đáng gọi là con hiền cháu thảo, hoài bảo gia nghiệp của Đức Như Lai
PHƯỚC BÌNH


TRÍCH:
SA DI LUẬT NGHI YẾU LƯỢC, TĂNG CHÚ (QUYẾN THƯỢNG)
Bồ tát giới đệ tử, Vân Thê tự, Sa môn Châu Hoằng, Tập Bồ đề tâm, Tỳ kheo Đảnh Hồ Sơn , Sa môn Hoằng Tán chú.
KIM THỬ "yếu lược" nhất thơ, nãi Vân Thê Đại sư, ư "Sa di thậ p giới" kinh đẳng, tập xuất, kỳ nghĩa thiết yếu nhi văn giản lược, dĩ tiện sơ cơ Sa di tập học, du quan chưởng quả. Án Sa di hữu tam phẩm:

Nhất-tùng thất tuế, chí thập tam tuế, danh "khu ô Sa di", vị kỳ niên ấu vị kham biệt vụ, duy linh vị tằng thủ hộ cốc mạch, cặp ư thực trù, tọa thiền đẳng xứ, khu khiển ô điểu, dĩ đại phiến lao, kiêm sanh phước thiện, vô trí tọa tiêu tín thí, hư độ quang âm dã.

Nhị-tùng thập tứ tuế, chí thập cửu tuế, danh “ứng pháp Sa di”. Vị kỳ niên chánh giữ nhị pháp tương ưng: Nhất năng sự sư, chấp lao phục dịch. Nhị năng tập học thiền tụng, cố dã.

NAY một bộ “yếu lược” đây, chính Ngài “Vân Thê” đại sư, rút ra trong kinh “Sa di thập giới” và các kinh khác, nghĩa rất thiết yếu và văn dón gọn, vừa dễ, kẻ sơ cơ “Sa di” học tập, rõ ràng như xem trái để trong bàn tay. Xét “Sa di” có 3 bực:

1.- Từ 7 tuổi đến 13 tuổi, gọi là “Sa di đuổi quạ”. Nghĩa là: tuổi còn nhỏ chưa biết làm việc chi khác, chỉ khiến vì chúng tăng gìn giữ lúa bắp và làm việc nơi nhà nấu ăn, dọn dẹp chỗ ngồi thiền v.v… và đuổi chim quạ để thế chút nhọc (cho quý thầy trên), thêm sanh phước lành, chớ để ngồi không hao của tín thí, luống qua ngày đêm vậy.

2.- từ 14 tuổi đến 19 tuổi gọi là “Sa di ứng pháp”. Nghĩa là: tuổi cỡ này hai pháp làm đặng:
I.- Có thể nhờ Thầy làm được việc khó nhọc.
II.- Là hay tu tập thiền tụng cớ vậy.

Tam-tùng nhị thập tuế; chí thất thập tuế. Danh “Danh tự Sa di”, vị kỳ niên mãn nhị thập, ưng thọ “cụ giới”, hoặc căn tánh ám độn, hoặc xuất gia niên vãn, bất năng đốn trì chư giới, tuy niên đăng Tỳ Kheo, vị thị Sa di, cố danh “Danh tự Sa di”.


 
sa di luật giải 4


Phẩm số tuy tam, nhi cu bẩm thập giới, tổng danh vi “nhất pháp đồng Sa di”. Nhược thế tu phát, bất thọ thập giới, danh “Hình đồng Sa di”. Kỳ hình tướng tuy đồng, do vô giới nhiếp, phi ngũ chúng số, kim dãn hình đồng, nhi phủ tháp đồng dã. Phạm ngữ “Sa di”, thử vân “Tức từ”, vị tức ác, hành từ, tức thế nhiễm, nhi từ tế chúng sanh dã. Diệc vân “cần sách”, diệc vân “cầu tịch”…


TIỂU SỬ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH HÀNH TRỤ
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật. Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi, Ngài thọ Cụ túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.

Với phong cách đĩnh đạc và say mê học hỏi, Ngài đã trau giồi kinh luật nội điển cùng Quốc văn ở hầu hết các trường hạ, khóa học được tổ chức bấy giờ ở khắp các đạo tràng: chùa Thiên Phước (Thủ Đức) năm 1934; đạo tràng Tổ đình Bát Nhã (Phú Yên) năm 1935... Gặp lúc Phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển, Ngài vào Nam tham học ở Thích Học Đường Lưỡng Xuyên do quý Hòa thượng Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang lãnh đạo.


 
hthanhtru jpg



Năm 1936, Ngài được tiến ở làm Giáo thọ sau khóa trường Hương do Hội Lưỡng Xuyên Phật Học tổ chức tại chùa Long Phước ở Vĩnh Long. Sau đó, Ngài được cử ra Huế học tại Phật học đường chùa Tường Vân, rồi đến chùa Tây Thiên với học tăng cả ba miền tham dự, do Quốc sư Phước Huệ làm Pháp chủ giảng dạy.

Năm 1940, vì bệnh trầm trọng, Ngài phải trở vào Nam điều trị, và ở lại giảng dạy tại Ni trường chùa Kim Sơn ở Phú Nhận.

Năm 1942, Ngài được Tổ Khánh Hòa bổ về Sóc Trăng làm Giáo thọ giảng dạy ở chùa Hiệp Châu, chi hội Kế Sách của Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và chùa Viên Giác tại Vĩnh Long.

Năm 1945, Ngài được Hòa thượng Vạn An đưa về làm Giáo thọ giảng dạy tại chùa Hội Phước, Nha Mân tỉnh Sa Đéc. Trong thời gian ấy, Ngài làm Đệ nhất Yết ma trong Đại giới đàn chùa An Phước, Châu Đốc. Sau đó, Ngài về chùa Long An ở Sa Đéc, tại đây đã kết nghĩa pháp đạo huynh đệ cùng ba vị Khánh Phước, Thới An, Thiện Tường và mở Phật học đường. Chư Tăng khắp lục tỉnh hội tụ về tu học rất đông. Xuất thân từ đây có quý Hòa thượng Từ Nhơn, Hòa thượng Huệ Hưng....

Năm 1946, Ngài với ba vị sư đệ kết nghĩa lên Sài Gòn hợp nhau lập chùa Tăng Già, hiện nay là chùa Kim Liên, để tiếp độ chúng Tăng tựu về học. Đây là Phật học đường đầu tiên ở đất Sài Gòn trong Phong trào chấn hưng Phật giáo, mở đường cho các Phật học viện sau này phát triển.

Năm 1947, Ngài lại cùng ba vị sư đệ dựng nên ngôi già lam thứ hai là chùa Giác Nguyên để chuyển chư Tăng về đây tu học, chùa Tăng Già biến thành trường Phật học dành cho Ni chúng. Hai đạo tràng này ngày thêm vang tiếng và Tăng Ni khắp nơi về học rất đông, góp sức phần lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo tại đất Sài Gòn bấy giờ. Ngài đảm nhiệm Giám đốc Phật học đường Giác Nguyên và Hóa chủ Phật học Ni trường Tăng Già.

Năm 1948, Ngài mở Đại giới đàn tại Phật học đường Giác Nguyên để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni thọ trì tu học. Sau Ngài được đề cử làm Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội Tăng già Nam Việt vào năm 1951, làm Chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt tại chùa Xá Lợi Sài Gòn cho đến cuối đời (1956-1984), và là Trưởng đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới kỳ 4 tại Nam Vang năm 1957.

Năm 1963, Ngài khai mở Phật học đường Chánh Giác tại chùa Chánh Giác ở Gia Định do Ngài làm giám đốc kiêm trụ trì. Sau đó Ngài về trụ trì thêm chùa Đông Hưng ở Thủ Thiêm và chọn nơi này làm chốn tĩnh tu nhập thất vào những mùa An cư kiết hạ. Năm 1967-1969, Ngài làm Giới sư các Đại giới đàn Hải Đức ở Phật học viện Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Đức ở Phật học viện Huệ Nghiêm (Sài Gòn).

Năm 1975, 1977-1980, liên tiếp Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại chùa Ấn Quang do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mở ra để truyền trao giới pháp cho giới tử toàn quốc.

Từ năm 1977-1981, Ngài kiêm chức Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Ngài được cung thỉnh vào làm Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương.

Nhận thấy thời gian đồng hành với lão bệnh, phát sinh nơi thân tứ đại, từ năm 1976 trở đi, Ngài phát nguyện nhập thất an tịnh cho đến khi về cõi Phật. Vào ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý (1984), huyễn thân Ngài nhẹ nhàng chuyển hóa. Ngài trụ thế 80 năm, được 59 hạ lạp, để lại trong tâm tưởng đàn hậu tấn niềm tri ân vô hạn bởi một sự nghiệp vô cùng lớn lao. Ngài có công đức lớn trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài, và truyền thừa Chánh pháp qua việc phiên dịch, ấn hành nhiều kinh luật phổ biến với các tác phẩm để lại:

- Sa Di Luật Giải.
- Qui Sơn Cảnh Sách.
- Tứ Phần Giới Bổn Như Thích.
- Phạm Võng Bồ Tát Giới.
- Kinh A Di Đà Sớ Sao.
- Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên.
- Kinh Hiền Nhân.
- Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn.
- Tỳ Kheo Giới Kinh.
- Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn.
- Long Thơ Tịnh Độ.
- Sơ Đẳng Phật Học Giáo Khoa Thư.
- Nghi Thức Lễ Sám.
- Kinh Thi Ca La Việt.
- Sự Tích Phật Giáng Thế.

Hòa thượng là vị sư biểu của hàng cao tăng đạo cao đức trọng, uy kính trong Tăng già. Công hạnh của Ngài mãi còn được sự ngưỡng vọng trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.


  
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây