094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TỨ PHẦN LUẬT - HT THÍCH ĐỖNG MINH TỨ PHẦN LUẬT - HT THÍCH ĐỖNG MINH Hán Dịch: TT. Phật Đà Da Xá
                   Trúc Phật Niệm
Chứng Minh: Thích Trí Thủ
Việt Dịch: Thích Đỗng Minh
Hiệu Đính & Chú Thích: Tuệ Sỹ
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Bìa: Cứng – Có Tay Gập
Khổ Sách: 19x26cm
Năm Xuất Bản: 2020
Trọn Bộ: 3 Quyển
LT03 SÁCH VỀ LUẬT 1.200.000 đ Số lượng: 10 Bộ
  • TỨ PHẦN LUẬT - HT THÍCH ĐỖNG MINH

  •  1877 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: LT03
  • Giá bán: 1.200.000 đ

  • Hán Dịch: TT. Phật Đà Da Xá
                       Trúc Phật Niệm
    Chứng Minh: Thích Trí Thủ
    Việt Dịch: Thích Đỗng Minh
    Hiệu Đính & Chú Thích: Tuệ Sỹ
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Bìa: Cứng – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 19x26cm
    Năm Xuất Bản: 2020
    Trọn Bộ: 3 Quyển


Số lượng
Lời Người Dịch
Năm 1987, chúng tôi bắt đầu dịch Luật, và sau đó khi Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam được thành lập ngày 8/2/1990, chúng tôi đã đánh máy gửi đến Hội đồng ba bộ: Tỳ-kheo giới bổn sớ nghĩa (2 quyển); Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da (50 quyển); Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bí-sô-ni tỳ-nại-da (20 quyển). Ngày 14/8/1990, chúng tôi bắt đầu dịch bộ Luật Tứ phần (60 quyển), cho đến ngày 4/2/1992 (Nhâm thân) là xong. Trong khi chúng tôi dịch gần xong thì nhận được thư của Hòa thượng Trưởng ban phiên dịch Luật tạng thuộc Phân viện nghiên cứu tại Hà Nội đề ngày 19/10/1991, mời chúng tôi tham gia ban phiên dịch Luật tạng, do quý Phân viện đảm trách, chúng tôi hoan hỷ nhận lời.

 
tứ phần luật 1 min


Ban phiên dịch giao cho chúng tôi dịch 9 quyển (11, 12, 13, và 40, 41, 42, 43, 44, 45). Chúng tôi đã dịch xong và nộp đúng kỳ hạn. Ngày 1/4/1994, chúng tôi nhận được thư của Hòa thượng Trưởng ban mời ra Hà Nội để duyệt lại lần cuối cùng, trước khi cho in thành sách, nhưng vì sức khỏe nên không dự họp được. Sau khi in tập I thành sách, chúng tôi nhận được một tập do Thượng tọa Thanh Nhiễu chuyển tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm, thành phố Sài Gòn, nhân dịp vào họp Hội đồng Trung ương. Chúng tôi đọc qua tập I của bộ Luật đã in đó, thì ra ban hiệu duyệt đã lược một số đoạn và thay đổi một số từ của bản dịch chúng tôi. Theo quan điểm của chúng tôi, khi đức Phật giáo hóa cho các hàng đệ tử, những gì Ngài đã dạy đều tùy thuộc vào “khế cơ, khể lý” của chúng sinh mà thiết lập pháp môn đối trị.

Nhưng đối với nếp sống sinh hoạt của chúng Tăng, Ngài đã đặc biệt y vào “Xứ” để y cứ và “căn xứ” này của đệ tử mở ra “khai, giá, trì, phạm” mà răn dạy. Vì vậy, việc lặp đi lặp lại trong Luật hay trong Kinh là một việc làm có mục đích ý thức giáo dục cao độ. Phương pháp giáo dục này là một phương pháp tối ưu, để tự chúng ta huân tập nằm lòng một cách nhanh chóng qua một lần dạy của Ngài nhờ việc lặp đi lặp lại này. Phương pháp này hiện nay đã và đang phát triển mạnh một cách triệt để trên toàn thế giới. Do đó, chúng tôi cho “Biệt hành” bộ Luật Tứ phần (60 quyển) này theo bản dịch của chúng tôi. Trước hết là giữ lại được phương pháp giáo dục của Ngài và trung thành với nguyên bản trong việc dịch, sau nữa để quý vị tiện bề so sánh với bản Hán, trong trường hợp nghiên cứu cụ thể những chi tiết của Luật tạng. Dĩ nhiên là việc làm của chúng tôi không sao tránh khỏi sự nhầm lẫn và sai sót, mong quý vị niệm tình chỉ giáo cho, ngõ hầu kỳ tái bản sẽ được hoàn chỉnh hơn.
Dịch Giả Cẩn Chí

 
tứ phần luật 2 min


Tựa
Ấn bản Tứ Phần Luật hoàn chỉnh lần thứ nhất năm Pl. 2546 đến nay được tái bản nhiều lần mà không có thêm sửa chữa gì. Trong ấn bản lần này, Pl. 2553, sau khi duyệt lần thứ tư, chúng tôi có thêm một số sửa chữa, bổ túc. Trước hết là cố gắng làm sạch thêm các lỗi chính tả. Trong đó, ngoài những lỗi chính tả thông thường, có rất nhiều câu văn, đoạn văn bị nhảy sót, khiến câu văn nhiều khi thiếu mạch lạc. Chúng tôi đã cố gắng hết sức mình, với sự hỗ trợ của thầy Nguyên Vương và Tâm Nhãn; tuy vậy, cũng có thể còn một số lỗi chưa phát hiện được. Hy vọng nếu có sự hỗ trợ thêm của nhiều thầy cô, số lỗi này sẽ giảm thiểu tối đa. Văn luật cần có sự trong sáng và mạch lạc, để cho sự đọc và sự nghiên cứu tránh được những hiểu nhầm không đáng có.

Với mục đích để cho văn cú được trong sáng, mạch lạc, trong khi duyệt lại lần này chúng tôi cũng thêm vào nhiều chú thích, và nhiều câu văn, đoạn văn được viết lại. Trong sự hiệu đính văn cú này, có nhiều đoạn văn được sửa chữa mà đại ý có thể không đồng nhất với bản in các lần trước. Lý do cho sự sai khác này là do câu văn Hán thoạt mới đọc có vẻ đơn giản, ý nghĩa rõ ràng, do đó việc chuyển sang tiếng Việt cũng đơn giản. Nhưng trong quá trình giảng Luật cho các khóa hạ, khi đọc kỹ lại, và suy nghĩ thêm, chúng tôi tự thấy câu văn tiếng Việt chưa ổn, dễ dẫn đến hiểu lầm. Để hiểu ý nghĩa điều Luật này không thể không tham chiếu đến điều Luật IX (ni-tát-kỳ IX), theo đó, thí chủ cúng tiền cho tỳ-kheo để sắm y; tỳ-kheo không được phép nhận tiền, nhưng được phép nhận y.

Vì vậy, người mang tiền cho tỳ-kheo ký thác nói với một người khác, khi nào cần, tỳ-kheo có thể sử dụng để có y. Điều luật có thể áp dụng một cách rộng rãi cho nhiều thứ khác nhưng trong các trường hợp ấy, vì vật thọ dụng không phải là y nên không phạm ni-tát-kỳ, mà chỉ phạm đột-kiết-la. Điểm khá thú vị đáng nói ở đây là, mặc dù với thông tin rất đơn giản, ni-tát-kỳ IX cho biết thủ tục ký thác, một loại hoạt động tiền tệ trong thời đức Phật. Điều ni-tát-kỳ XVIII này, “cầm giữ tiền bạc”, cũng còn liên quan đến điều ba-dật-đề IXXXII “cầm nắm bảo vật”. Bảo vật trong điều này bao gồm vàng, bạc (rajatam jātarūpam). Như vậy ta thấy rõ, vàng bạc trong điều Luật ni-tát-kỳ XVIII được sử dụng như là tiền tệ; còn trong điều luật ba-dật-đề Ixxxii này chúng được liệt kê trong số những đồ trang sức, nghĩa là thuộc loại hàng hóa.

 
tứ phần luật 3 min


Vàng được phân biệt thành giá trị tiền tệ và giá trị hàng hóa khác nhau sự phân biệt này là căn cứ để phân tích nội dung các điều Luật liên hệ. Vì vậy, văn cú trong điều Luật ni-tát-kỳ XVIII cần dịch lại thế nào để sự phân biệt các giá trị như vậy không bị lẫn lộn. Điển hình được nêu trên cho thấy những ý tưởng rất tế nhị, kín đáo, sau những câu văn Luật mà nếu chúng ta sơ hốt thì chúng ta không thể có nhận thức đúng tầm mức cần phải có. Nó cũng cho thấy rằng sự lãnh hội các điều Luật không chỉ thuần túy căn cứ trên trình độ ngôn ngữ và kiến thứ, mặc dù hai yếu tố này không thể ở dưới mức thấp; nhưng kinh nghiệm thực tế trong sinh hoạt thường nhật cũng góp phần không ít để chúng ta có thể hiểu rõ hơn những văn cú của Luật muốn nói gì.

Ấn bản Luật Tứ Phần lần này đã được duyệt đến lần thứ tư, nhưng như đã thấy một cách chung chung nêu trên, nó chưa thể được như mong ước. Bởi vì Luật, nhất là Luật trong ý nghĩa Tỳ-ni tạng, không phải là ý chí và đạo đức cá nhân. Luật trong Tỳ-ni tạng thể hiện ý nghĩa và hình thái tồn tại của cộng đồng đệ tử Phật giữa các cộng đồng thế gian. Vì không phải là ý chí cá nhân, nên nhân cách và khả năng một người không đủ để đi sâu vào chỗ uyên áo để tiêu biểu cho số đông. Vì vậy ước nguyện chung của tất cả chúng ta hãy là cùng sống chung, cùng hành trì, cùng kinh nghiệm, để duy trì tính thể của Luật không bị che mờ bởi pháp thế gian. Nguyện đem công đức này hồi hướng đến sự thanh tịnh cho Tăng-già, cho tứ chúng đồng tu, cùng học một Thầy, cùng hòa hiệp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới được sự tăng ích, sống an lạc.
Quảng Hương Già-lam, Cuối thu Kỷ sửu, 2553
Thích Tuệ Sỹ, Cẩn chí

 
tứ phần luật 4 min


Tự Ngôn
Bản dịch luật tứ phần ấn hành lần thứ nhất PL 2546 (2002) chỉ mới gồm 30 quyển trong bản Hán, phân thành ba tập, nội dung thuyết minh giới pháp Tỳ-kheo (tập1 & 2), và giới pháp Tỳ-kheo-ni (tập 3), phổ biến giới hạn trong các giảng khóa và các trường Luật để làm tư liệu học tập, nghiên cứu Giới bổn Tỳ- kheo và Tỳ-kheo-ni. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để ấn hành tiếp các phần còn lại, nhất là trước khi Hòa thượng dự tri thời chí; nhưng do điều kiện hoàn cảnh cho nên công việc ấn hành chưa được hoàn tất. Ngay sau ngày Hòa thượng xả bỏ thắng dị thục thân, các đệ tử, các học trò môn hạ của Hòa thượng tập trung nỗ lực hoàn tất các sự việc còn lại để ấn hành kịp trước ngày Đại tường.

Hòa thượng là một số rất ít trong các tỳ-kheo trì luật của Tăng-già Việt Nam kể từ khi Phật giáo được trùng hưng, Tăng thể được chấn chỉnh và khôi phục. Thế hệ thứ nhất trong phả hệ truyền thừa Luật tạng của Tăng-già Việt Nam thời trùng hưng hiện đại bao gồm bóng mờ của nhiều bậc Thượng tôn Trưởng lão, uy nghi đĩnh đạc nhưng khó hình dung rõ nét đối với các thế hệ tiếp bước theo sau. Các Ngài xứng đáng là bậc Long Tượng trong chốn tòng lâm, mà đời sống phạm hạnh nghiêm túc, phản chiếu giới đức sáng ngời, tịnh như băng tuyết, mãi mãi ghi dấu trên các nẻo đường hành cước, tham phương, hoằng truyền Chánh pháp Trước sự phá sản của các giá trị đạo đức truyền thống càng lúc càng trầm trọng diễn ra khiến các cộng đồng xã hội đang mất dần tính tự chủ, dễ bị tha hóa theo những giá trị vật chất; những tín điều đạo đức tôn giáo mới càng lúc càng trở thành tiêu chuẩn cho văn minh tiến bộ theo hướng vật dục và nuôi dưỡng tinh thần cuồng tín và kỳ thị.

Sự phá sản tinh thần không chỉ xảy ra trong một phạm vi xã hội, mà nó lan dần đến cả trong sinh hoạt Thiền môn. Thanh quy của Thiền môn chỉ còn là một lớp vỏ, mà lại là lớp vỏ rách nát không đủ che đậy những dấu hiệu thoái hóa. Tăng-già đang trên chiều hướng tục hóa, có nguy cơ trở thành một cộng đồng ô hợp tồn tại chỉ vì quyền lợi vật chất thế gian. Trên những lối đi đầy gai góc của rừng Thiền bấy giờ, vẫn luôn luôn ẩn hiện những dấu chân Long Tượng dấn bước tìm lại lối mòn cổ đạo đồng thời thuận hướng với trào lưu lịch sử của đất nước và nhân loại. Đó là những bước đi tái khai phá, dò dẫm một cách thận trọng. Trong trào lưu lịch sử đó, Hòa thượng là vị trì luật của thế hệ thứ hai; thế hệ mà căn bản của cơ chế Tăng-già Việt Nam đã tương đối ổn định lần hồi.

Các Tăng sự thường hành như thuyết giới, an cư, tự tứ, truyền giới được tuân thủ có nền tảng như quy định trong Luật tạng; mặc dù sự hành trì nghiêm túc chỉ giới hạn trong các Phật học đường hay Phật học viện trong ba miền Bắc, Trung, Nam. Cho đến khi Tăng-già Việt Nam trưởng thành để hòa nhập vào các cộng đồng đệ tử Phật trên khắp thế giới, bấy giờ vấn đề đối chiếu, tham chiếu các điều khoản học xứ, các Tăng sự thường hành, các nguyên tắc khai-trì-già-phạm, được đặt ra trong các hệ truyền thừa Luật Nam và Bắc phương. Từ những đồng và bất đồng giữa hai hệ, những gì thuộc căn bản Phạm hạnh, những gì do ảnh hưởng bởi sự phát triển các định chế xã hội trên nhiều khu vực địa lý khác nhau trong đó Tăng-già tồn tại, bấy giờ từ những giá trị chung, những nguyên lý căn bản giữa hai hệ Nam Bắc, hình ảnh Tăng-già đệ tử Phật được xác định, tuy chưa thể hợp nhất trong một hướng hành trì, điều khó có thể xảy ra do điều kiện khách quan bởi sự phát triển các xã hội và giao hưởng của các nền văn minh nhân loại dị biệt.

Chính trong điều kiện và bối cảnh xã hội này, hình ảnh Hòa thượng thường xuyên xuất hiện trong các Tăng sự thường hành giữa hai hệ truyền Luật Nam Bắc, hoặc chính thức, hoặc dự khán. Hòa thượng có kể lại cho chúng tôi nghe những lần Hòa thượng được phép dự khán để quan sát Tăng-già Nam phương tác pháp yết-ma; trong đó sima hay cương giới được ấn định sao cho sự dự khán của Hòa thượng không làm cho Tăng yết-ma bị nghi là phi pháp, phi luật. Những điểm tế nhị như vậy trong sinh hoạt Tăng-già không phải là điều dễ cảm nhận đối với những ai không trực tiếp dự phần hay được nghe từ chính người trực tiếp dự phần; và do đó cũng tương đối khó khăn để lý giải bản thể thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng-già Chính do nỗ lực suy tầm, suy cứu, bằng tư duy lý luận, hoặc bằng thực tế hành trì, tham vấn, mà Hòa thượng phát hiện một số điều rất quan trọng trong ngôn ngữ diễn đạt của Luật.

Xét ra, về mặt văn tự, đây tuy chỉ là chi tiết nhỏ, nhưng xét từ góc độ tư duy triết học Luật, nó bộc lộ sự nhận thức về hiệu lực của Tăng yết-ma, mà nói theo A-tì-đàm, đó là hiệu lực của ngữ biểu nghiệp. Chúng ta hãy phân tích một vài liên hệ chi tiết này. Thông thường, kết ngữ trong các yết-ma theo hầu hết các dịch giả Hán đều nói: “Thị sự như thị trì”. Kết ngữ này được hiểu phổ thông, và phổ biến, theo ngôn ngữ Việt như sau: “Việc ấy như vậy mà hành trì (hay thọ trì)”; hoặc có vị giải rằng “Việc ấy cứ như vậy mà suốt biết. Trong cách hiểu này, từ Hán trì, theo ngữ pháp nó là động từ, chủ ngữ của nó như vậy được hiểu là tất cả tỳ-kheo hiện diện, nghĩa là ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, số nhiều nếu là động từ mệnh lệnh cách. Vấn đề ngữ pháp như vậy thật đơn giản; điều còn lại cần làm là dịch thế nào để động từ trì chuyển tải đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên, vấn đề không hẳn đơn giản như vậy.

Vị Trưởng lão đầu tiên đặt lại vấn đề ngữ pháp để xác định lại chủ ngữ có lẽ là Hòa thượng Trí Quang, theo như điều mà Hòa thượng Đỗng Minh thuật lại. Bởi vì khi đối chiếu với cách dịch của Luật sư Nghĩa Tịnh, kết cú yết-ma này nói: “Thị sự ngã như thị trì.” Chủ ngữ là ngôi thứ nhất, số ít. Nhưng điều này gây nên khó khăn trong hai khía cạnh. Về ngữ pháp, những vị không hề có ấn tượng tối thiểu về tiếng Phạn khó có thể hội thông giữa hai cách dịch, một đằng gần như đương nhiên dẫn đến cách hiểu chủ ngữ là ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba số nhiều; một đằng khẳng định chủ ngữ ở ngôi thứ nhất, số ít. Về nội dung, ý nghĩa cần minh giải ở đây là, trách nhiệm chấp trì, hay chấp hành, pháp yết-ma mà Tăng đã công bố thuộc về ai: cá nhân hay tập thể? Kết ngữ của yết-ma như vậy nêu lên vấn đề tư duy triết học Luật ở đây: kết ngữ này là xác định trách nhiệm chấp hành quyết định của Tăng, hay kết ngữ này xác định thẩm quyền công bố quyết định của Tăng thuộc về ai, như người ta thường thấy trong các hội nghị. Từ đó dẫn đến vấn đề hiệu lực của yết-ma.

Chính vì không thể đi đến một kết luận thống nhất, Hòa thượng Đỗng Minh tự thân đi tham khảo các Trưởng lão trì luật thuộc hệ Nam phương. Trong hệ Luật Pāli, kết cú yết-ma này không có vấn đề, vì nó rất rõ; dù vậy, cũng cần phải có những giải thích y cứ trên cơ sở tư duy của Luật. Kết cú này theo văn Pāli (Sanskrit cũng đồng nhất): evam tam dhārayāmi, trong đó dhārayāmi là động từ ngôi thứ nhất, số ít, nghĩa đen là “tôi duy trì, tôi ghi nhớ/ ghi nhận.” Dịch sang Hán có thể là (ngã) trì hay (ngã) ức trì. Kết cú theo văn Pāli hay Sanskrit có thể được đề nghị dịch như sau: “Việc ấy tôi ghi nhận như vậy” Trong câu Pāli, chủ ngữ không hiện diện mà được hiểu ngầm bằng đuôi biến hóa động từ, do đó trong các bản Hán dịch, khi dịch sát, cũng lược bỏ nó để hiểu ngầm.

Trong tiếng Phạn, cũng lược bỏ chủ ngữ, nhưng do hình thức của đuôi biến hóa mà chủ ngữ vẫn được xác định không thể mơ hồ; trong khi đó, tiếng Hán không có đuôi biến hóa động từ, nên khi lược bỏ chủ ngữ, nó trở thành bất định. Đây là trở ngại ngôn ngữ sơ đẳng nhưng lại gây nên nhiều khó khăn cho các vị nghiên cứu Luật theo Hán tạng. Chính những vấn đề ngữ pháp nhỏ nhặt tương tợ đã gây trở ngại không ít cho sự hội thông, ít nhất là về mặt nhận thức, giữa hai hệ Luật Nam và Bắc. Qua chi tiết nhỏ này chúng ta thấy công phu nghiên tầm giáo nghĩa Luật của Hòa thượng và các bậc Tôn túc khai đạo, với những điều chưa hề được ký tải thành văn, đã bằng tâm thức nhạy bén được sách tấn bằng giới ba-la-mật mà định được hướng đi chân chính cho Tăng-già Việt Nam trong nhận thức cũng như trong hành trì...

 
tứ phần luật 5 min


Mục Lục:
Lời Người Dịch
Tựa (Ấn Bản 2553)
Tự Ngôn
Lời Ấn Bản Thứ IV
Tán Duyên Khởi
Chương 1: Ba La Di
Chương 2: Tăng Tàn
Chương 3: Bất Định
Chương 4: Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề
Chương 5: Ba Dật Đề
Chương 6: Đề Xá Ni
Chương 7: Thức Xoa Ca La Ni
Chương 8: Bảy Diệt Tránh
……
……
……
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây