094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA - HT THÍCH NHẤT HẠNH CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA - HT THÍCH NHẤT HẠNH Tác Giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà Xuất Bản: Thế Giới
Số Trang: 241 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 13x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2021
Độ Dày: 1,3cm
TNH14 THÍCH NHẤT HẠNH 89.000 đ Số lượng: 10 Quyển
  • CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA - HT THÍCH NHẤT HẠNH

  •  870 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TNH14
  • Giá bán: 89.000 đ

  • Tác Giả: Thích Nhất Hạnh
    Nhà Xuất Bản: Thế Giới
    Số Trang: 241 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 13x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2021
    Độ Dày: 1,3cm


Số lượng
Lời Giới Thiệu
Năm 2005, lần đầu tiên tôi được gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cũng năm này, tôi có trong tủ sách của mình những cuốn sách đầu tiên của Thầy, trong đó có cuốn “Con Đường Chuyển HóaKinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm” do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành. Có lẽ cũng chỉ từ năm 2005 tôi mới nhận ra rằng hai kinh “Quán niệm hơi thở” và “Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm” (tên khác là Tứ niệm xứ) là quan trọng hàng đầu cho những ai muốn có bình an, hạnh phúc, muốn biến khổ đau, phiền não thành hạnh phúc, bình an, muốn thực sự tu tập để từng bước giác ngộ và giải thoát. Cũng chỉ từ năm 2005 này tôi mới thật sự chuyển từ sự HỌC sang sự HÀNH, bằng cách thực hành chuyên tâm hơn, đều đặn hơn những gì mình đã học được trong mấy chục năm về trước.

 
con đường chuyển hóa 1 min


Cũng từ sau năm 2005 tôi mới tham gia đều đặn các khóa thiền Vipassana, mỗi khóa 10 ngày, chuyên tâm quán thân, thọ, tâm, pháp, không nói chuyện hay giao tiếp với bất cứ ai. 10 ngày chuyên tâm nhập thất thực hành thiền quán rất đặc biệt và thú vị. Kết quả sau mỗi khóa thiền này thật bất ngờ và tôi càng thấy ý nghĩa quan trọng của bản kinh “Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm” Tôi cũng từng bước biết quán vô thường, quán buông bỏ, quán vô dục, quán diệt vọng tưởng. Tôi dần dần biết đến không, vô tướng, vô tác như ba cánh cửa giải thoát. Cứ thực tập như vậy, lúc chuyên, khi thì chưa, mỗi ngày một xíu, mỗi tháng một chút, tôi thấy Phật pháp thật vi diệu. Tôi dần dần ngấm thêm năng lượng tập thể khi được cùng thực hành những lời dạy của Đức Phật trong cùng nhóm bạn đạo, tại công ty, cùng với gia đình, bạn bè.
 
con đường chuyển hóa 2 min


Tôi tham gia các khóa thiền đều đặn và dần rủ thêm, thậm chí thuyết phục mọi người quanh mình cũng tham gia. Thật kỳ diệu. Tôi dần ngấm rõ rằng sống một mình, sống trong giác ngộ và giải thoát là sống tự tại, thong dong, không mong chờ, hoài tưởng. Rằng mình cần thực tập sống hết mình với hiện tại, ngay bây giờ và ở đây. Tôi thích thú nhất khi thực tập và phát hiện ra rằng thiền chính là sống, rằng mình đang thực tập sống thiền. Khi mình thư giãn theo dõi hơi thở của mình, quan sát các bộ phận trong cơ thể, mọi hành động của mình, khi quán chiếu các cảm thọ, khi quan sát các pháp diễn ra quanh mình thông qua 6 giác quan thì ta có ngay bình an và hạnh phúc. Đơn giản chỉ quan sát mà không phán xét. An tự đến rất bất ngờ.

Tôi nhận ra rằng, chỉ cần thực tập những cái đơn giản nhất như khi ăn biết mình đang ăn, khi đi biết mình đang đi, khi ngồi biết mình đang ngồi, khi uống nước biết mình đang uống, khi ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn ta biết mình đang ngắm mặt trời là hạnh phúc có ngay lập tức. Như sớm nay, tôi ngồi ngắm lọ hoa trong phòng, tôi tiếp xúc với từng cánh hoa, từng chiếc lá tôi thấy thật bình an. Như tôi đang gõ những dòng chữ được rót ra từ tâm mình, tôi thấy hạnh phúc đến lạ kỳ. Ngày nhỏ, tôi cứ nghĩ Đức Phật là ông thần, ông thánh, là người ban phát tiền bạc, niềm vui, công danh, sự nghiệp,... Cũng như bao người dân thôn quê miền Bắc, tôi theo bà, theo mẹ vào chùa để lễ, để cầu xin.

Mãi đến sau này, lớn lên rồi, tôi mới biết Đức Phật là một vị thầy đáng kính. Rằng không ai mang vật chất lẫn vui buồn cho mình. Rằng không có con đường đi đến hạnh phúc mà hạnh phúc chính là con đường. Rằng mình cứ thực tập quán bốn lĩnh vực: thân, thọ, tâm, pháp là tức khắc có hạnh phúc tức thì. Dễ vậy vậy mà sao bao năm xưa tôi không phát hiện ra. Đơn giản đến vậy mà đến nay, đến tận lúc này, bao người vẫn không biết. Chúng tôi may mắn được xuất bản cuốn sách “Con Đường Chuyển Hóa” của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuốn sách được chính thức xuất bản tại Việt Nam là niềm vui không của riêng ai. Chúng tôi biết rằng, sách này sẽ giúp hàng vạn người dân nước Nam chuyển hóa tâm mình, biết cách xử lý khổ đau, chế tác hỷ lạc, biết cách giảm ưu phiền, tăng thêm an vui và có thêm hạnh phúc cho chính mình và những người xung quanh.

Trong kinh Pháp cú có những câu mà tôi nhớ rất kỹ ngay từ những lần đọc đầu tiên cách đây nhiều năm “Hươu nai ưa đồng quê; Chim chóc ưa trời mây; Các bậc thức giả ưa niết bàn”. Tôi nhận ra thêm rằng, những ai muốn chuyển hóa chính mình và người thân của mình ưa đọc và thực hành kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm. Thành tâm chúc mừng quý bạn đọc đã may mắn có trên tay cuốn sách quý và mang tính ứng dụng cao này. Nguyện hồi hướng công đức xuất bản cuốn sách này đến thiền sư Thích Nhất Hạnh và tất cả các học trò của Thầy.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sách Thái Hà

 
con đường chuyển hóa 3 min


MỤC LỤC:
LỜI GIỚI THIỆU
KINH BỐN LĨNH VỰC QUÁN NIỆM (TỤNG BẢN 1)
CHÚT ÍT LỊCH SỬ
ĐẠI Ý, TÊN KINH VÀ NỘI DUNG
  • Đại Ý Kinh
  • Về Tên Kinh
  • Phân Tích Nội Dung Kinh
PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ
QUÁN CHIẾU THÂN THỂ
  • Bài Tập Thứ Nhất: Thở Có Ý Thức
  • Bài Tập Thứ Hai: Theo Dõi Hơi Thở Trong Suốt Chiều Dài Của Nó
  • Bài Tập Thứ Ba: Hợp Nhất Thân Và Tâm Lại Thành Một Tổng Thể Có Hòa Điệu
  • Bài Tập Thứ Tư: Dùng Hơi Thở Để Thực Hiện Sự An Tịnh Trong Toàn Thân
  • Bài Tập Thứ Năm: Quán Chiếu Để Có Ý Thức Về Nhũng Tư Thế Của Thân Thể
  • Bài Tập Thứ Sáu: Quán Chiếu Về Những Động Tác Của Cơ Thể
  • Bài Tập Thứ Bảy: Tiếp Xúc Sâu Sắc Hơn Với Cơ Thể Ta
  • Bài Tập Thứ Tám: Liên Hệ Duyên Sinh Giữa Cơ Thể Ta Và Vạn Hữu Vũ Trụ
  • Bài Tập Thứ Chín: Tính Cách Vô Thường Và Chắc Chắn Phải Tàn Hoại Của Cơ Thể
  • Bài Tập Thứ Mười: Tạo Ra Sự Thoải Mái Và An Lạc Trong Thân Tâm Để Chữa Trị
  • Bài Tập Thứ Mười Một: Tiếp Xúc Với Những Cảm Thọ Của Ta Và Nhận Diện Được Chúng
QUÁN CHIẾU CẢM THỌ
  • Bài Tập Thứ Mười Hai: Thấy Được Gốc Rễ Và Bản Chất Của Những Cảm Thọ Trong Ta
QUÁN CHIẾU TÂM Ý
  • Bài Tập Thứ Mười Ba: Quán Chiếu Về Tâm Hành Tham Dục
  • Bài Tập Thứ Mười Bốn: Quán Chiếu Về Cái Giận
  • Bài Tập Thứ Mười Lăm: Từ Bi Quán
QUÁN CHIẾU ĐỐI TƯỢNG TÂM Ý
  • Bài Tập Thứ Mười Sáu: Quán Chiếu Về Sự Si Mê
  • Bài Tập Thứ Mười Bảy: Quán Chiếu Để Tháo Gỡ Nội Kết
  • Bài Tập Thứ Mười Tám: Tiếp Xúc Và Chuyển Hóa Những Nội Kết Bị Chôn Vùi Và Đè Nén Trong Ta
  • Bài Tập Thứ Mười Chín: Đối Trị Mặc Cảm Tội Lỗi Và Sự Sợ Hãi
  • Bài Tập Thứ Hai Mươi: Gieo Trồng Và Tưới Tẩm Những Hạt Giống Của An Lạc Và Giải Thoát
NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN ĐỂ HÀNH TRÌ
KINH BỐN LĨNH VỰC QUÁN NIỆM
  1. Pháp Là Tâm
  2. Quán Chiếu Là Trở Thành Một Với Đối Tượng Quán Chiếu
  3. Chân Tâm Cùng Một Thể Với Vọng Tâm
  4. Con Đường Từ Hòa
  5. Quán Chiếu Không Phải Là Nhồi Sọ
ĐỐI CHIẾU SƠ LƯỢC CÁC TỤNG BẢN
  1. Về Phần Thứ Nhất Của Kinh
  2. Về Phần Thứ Hai Của Kinh
  3. Về Phần Thứ Ba Của Kinh
  4. Về Phần Thứ Tư Của Kinh
  5. Về Phần Thứ Năm Của Kinh
  6. Về Phần Thứ Sáu Của Kinh
KINH NIỆM XỨ (TỤNG BẢN 2)
KINH CON ĐƯỜNG VÀO DUY NHẤT (TỤNG BẢN 3)
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây