Lời Tựa:
Tôi sống ở Tây phương đã gần 30 năm (1993), 10 năm gần đây tôi thường hay hướng dẫn các khóa tu chánh niệm ở châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ. Trong những khóa tu này, chúng tôi đã được nghe nhiều câu chuyện thương tâm và buồn thay, bao nhiêu đau khổ ấy đều là kết quả của tình trạng nghiện rượu, lạm dụng ma túy, lạm dụng tình dục, cùng các thói hư tật xấu, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong xã hội có rất nhiều mối nguy. Nếu chúng ta đặt một người trẻ vào xã hội mà không tìm cách bảo vệ họ, họ sẽ tiếp nhận những bạo động, căm thù, sợ hãi và bất an mỗi ngày, rốt cuộc họ sẽ bị bệnh. Những câu chuyện của chúng ta, những chương trình tivi, quảng cáo, sách báo đều tưới tẩm các hạt giống khổ đau nơi những người trẻ và cả những người lớn. Chúng ta thấy có một sự trống vắng trong lòng và chúng ta tìm cách khỏa lấp bằng cách ăn uống, đọc, nói, hút thuốc, uống rượu, xem tivi, đi coi phim, hay thậm chí là làm việc quá độ. 
Nương tựa vào những thứ này chỉ làm chúng ta càng cảm thấy thiếu thốn, không thỏa mãn và chúng ta càng muốn tiêu thụ nhiều hơn nữa. Chúng ta cần một vài nguyên tắc, một vài phương thuốc để phòng hộ cho mình, để rồi chúng ta có thể cân bằng trở lại. Chúng ta cần tìm cho ra phương thuốc cho căn bệnh của mình. Chúng ta cần tìm cho ra những gì lành, đẹp và thật để có thể nương tựa vào. Khi lái xe, chúng ta buộc phải tuân theo một số quy luật nhất định để không gây tai nạn. 2.500 năm trước, Bụt đã đưa ra các nguyên tắc cho những người đệ tử tại gia của Ngài để giúp họ sống một đời sống bình an, lành mạnh và hạnh phúc. Đó là Năm Giới và nền tảng của mỗi Giới này là chánh niệm. Với chánh niệm, chúng ta ý thức được những gì đang xảy ra nơi thân thể, cảm thọ, tâm hồn và thế giới quanh ta, cũng như ta tránh không gây tổn hại cho mình và cho người.
Chánh niệm bảo hộ cho ta, cho gia đình và xã hội ta, chắc chắn sẽ mang lại an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Trong đạo Bụt, Giới, Định và Tuệ luôn đi chung với nhau. Ta không thể chỉ nói đến một yếu tố mà không nói đến hai yếu tố kia. Ba phép này được gọi là Tam Học: sila, tu Giới; samādbi, tu Định; và prajñā, tu Tuệ. Giới, Định, Tuệ “tương tức” với nhau. Thực tập Giới mang đến Định, Định thì cần thiết cho Tuệ. Chánh niệm là nền tảng của Định, Định cho phép ta nhìn sâu và Tuệ chính là hoa trái của sự nhìn sâu. Khi có chánh niệm, ta có thể thấy rằng nếu tránh không làm “điều này”, ta có thể ngăn ngừa được “điều kia”. Tuệ giác này không đến từ sự áp đặt của quyền lực bên ngoài. Nó là hoa trái của sự quán sát của chính chúng ta. Hành trì Giới, vì vậy, giúp ta trở nên điềm tĩnh hơn, tập trung hơn, mang lại nhiều tuệ giác và sự sáng suốt hơn, do đó việc hành trì Giới của chúng ta lại càng thêm vững chãi. 
Ba yếu tố này đan quyện với nhau; yếu tố này hỗ trợ cho hai yếu tố kia và cả ba mang chúng ta đến gần hơn với sự giải thoát – chấm dứt sự “rò rỉ”. Chúng ngăn không để ta rơi trở lại vào vô minh, phiền não. Khi đã bước được ra ngoài dòng khổ đau hệ lụy, ta gọi đó là anāsrava, “vô lậu”. Chừng nào còn tiếp tục rò thì chừng ấy chúng ta cũng giống như một chiếc bình rạn nứt và không sao tránh khỏi sa vào đau buồn, khổ não cùng vô minh. Năm Giới chính là tình thương. Thương có nghĩa là hiểu, bảo vệ và mang lại an vui cho đối tượng thương yêu của chúng ta. Hành trì Giới là thực hiện điều này. Chúng ta bảo vệ cho mình và bảo vệ cho nhau. Năm Giới trong cuốn sách này được diễn bày theo hình thức mới. Đây là kết quả của những Tuệ giác gặt hái được từ việc thực tập chung như một Tăng thần.
Một truyền thống tâm linh cũng giống như một cái cây, cần được chăm tưới để cho ra những cành, lá mới có thể tiếp tục là một thực thể sinh động. Chúng ta giúp cái cây Phật giáo phát triển bằng cách sống sâu sắc trong tinh thần và sự hành trì Giới, Định, Tuệ. Nếu chúng ta tiếp tục thực tập Giới một cách sâu sắc, trong tương quan với xã hội và văn hóa, tôi tin rằng con cháu chúng ta sẽ có một sự hiểu biết về Năm Giới còn sâu hơn chúng ta bây giờ và sẽ có nhiều an lạc hơn. Cho đến gần đây, tôi vẫn hay dùng chữ “Cấm Giới” thay vì “phương pháp rèn luyện chánh niệm”, nhưng nhiều người bạn phương Tây nói với tôi rằng “Cấm Giới” gợi cho họ cảm giác tốt xấu, nghĩa là nếu họ “phạm” Giới thì họ thấy mình hoàn toàn thất bại.
Giới khác với những “điều răn” (trong đạo Chúa) hay “luật lệ”. Giới là những Tuệ giác phát sinh từ sự quán sát chánh niệm và từ kinh nghiệm trực tiếp về khổ đau. Giới là những nguyên tắc hướng dẫn giúp ta tập sống như thế nào để có thể bảo hộ cho mình và cho những người xung quanh. Trong khi thực tập Giới, sự hiểu biết và hành trì của ta sẽ càng thêm sâu sắc. Khi mới bắt đầu và cả trong thời gian luyện tập, không ai có thể hoàn hảo cả. Giới là biểu hiện cụ thể nhất của sự tu tập chánh niệm. Trong đạo Phật, một trong những cách biểu lộ ước muốn tu tập theo con đường Hiểu và Thương lúc ban đầu là quy y Tam Bảo và tiếp nhận Năm Giới từ một vị thầy. Trong buổi lễ truyền Giới, vị thầy đọc từng Giới một, người học trò lặp lại và phát nguyện học hỏi, hành trì theo Giới được tuyên đọc.
Trước khi quyết định thọ Giới, hành giả có thể còn cảm thấy hoang mang, nhưng với quyết định hành trì Giới, nhiều sợi dây hoang mang, ràng buộc được cắt đứt. Khi buổi lễ hoàn tất, ta có thể thấy ngay giải thoát trên gương mặt người ấy. Khi phát nguyện thọ trì dù chỉ một Giới, quyết định mạnh mẽ nảy sinh từ Tuệ giác ấy sẽ đưa ta đến tự do và hạnh phúc đích thực. Tăng thân có mặt để yểm trợ và chứng minh cho sự ra đời của tuệ giác và sự quyết tâm của ta. Buổi lễ thọ Giới có sức mạnh xuyên thủng, giải phóng và xây dựng. Sau buổi lễ, nếu chúng ta tiếp tục thực tập Giới, nhìn sâu để có Tuệ giác sâu hơn về thực tại thì sự bình an và giải thoát của chúng ta sẽ tăng trưởng. Cách ta hành trì Giới biểu lộ mức độ bình an và chiều sâu của Tuệ giác chúng ta.
Khi một người chính thức phát nguyện học hỏi và hành trì Năm Giới, người ấy cũng quy y nơi Tam Bảo – Bụt, Pháp và Tăng. Hành trì Năm Giới là một biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn và tin tưởng nơi Ba Viên Ngọc Quý này. Bụt chính là chánh niệm; Pháp là con đường của tình thương và sự hiểu biết; Tăng là đoàn thể nâng đỡ cho sự tu học của chúng ta. Năm Giới và Tam Bảo là những đối tượng xứng đáng cho niềm tin của chúng ta. Đó không phải là những cái gì trừu tượng – ta có thể học hỏi, tu tập, khám phá, nới rộng và kiểm lại với kinh nghiệm của chính mình. Học hỏi và thực tập theo Năm Giới và nương tựa Tam Bảo chắc chắn sẽ mang lại an lạc cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội. Là con người, chúng ta cần có một cái gì để tin tưởng, một cái gì lành, đẹp và thật, một cái gì mà ta có thể tiếp xúc. Niềm tin vào sự thực tập chánh niệm – Năm Giới và Tam Bảo – là điều mà bất cứ ai cũng có thể khám phá, công nhận và đưa vào đời sống hằng ngày. 
Năm Giới và Tam Bảo có những giá trị tương đương ở trong mọi truyền thống tâm linh. Đây là những gì đến trong sâu thẳm của mỗi chúng ta, hành trì theo đó sẽ giúp ta cắm rễ sâu hơn trong truyền thống của mình. Sau khi đã học về Năm Giới và Tam Bảo, tôi mong rằng các bạn sẽ quay về truyền thống của mình và chiếu ánh sáng lên những viên ngọc vốn đã có đó. Năm Giới là phương Bụt, Pháp và Tăng. Hành trì Năm Giới là một biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn và tin tưởng nơi Ba Viên Ngọc Quý này. Bụt chính là chánh niệm; Pháp là con đường của tình thương và sự hiểu biết; Tăng là đoàn thể nâng đỡ cho sự tu học của chúng ta. Năm Giới và Tam Bảo là những đối tượng xứng đáng cho niềm tin của chúng ta. Đó không phải là những cái gì trừu tượng – ta có thể học hỏi, tu tập, khám phá, nới rộng và kiểm lại với kinh nghiệm của chính mình.
Học hỏi và thực tập theo Năm Giới và nương tựa Tam Bảo chắc chắn sẽ mang lại an lạc cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội. Là con người, chúng ta cần có một cái gì để tin tưởng, một cái gì lành, đẹp và thật, một cái gì mà ta có thể tiếp xúc. Niềm tin vào sự thực tập chánh niệm – Năm Giới và Tam Bảo – là điều mà bất cứ ai cũng có thể khám phá, công nhận và đưa vào đời sống hằng ngày. Năm Giới và Tam Bảo có những giá trị tương đương ở trong mọi truyền thống tâm linh. Đây là những gì đến trong sâu thẳm của mỗi chúng ta, hành trì theo đó sẽ giúp ta cắm rễ sâu hơn trong truyền thống của mình. Sau khi đã học về Năm Giới và Tam Bảo, tôi mong rằng các bạn sẽ quay về truyền thống của mình và chiếu ánh sáng lên những viên ngọc vốn đã có đó. Năm Giới là phương quan tâm, xin hãy hành trì các Giới này để bảo hộ cho mình và cho mọi người, mọi loài khác nữa. Nếu chúng ta thực tập hết lòng thì tương lai sẽ còn có mặt cho chúng ta và con cháu chúng ta.
Thích Nhất Hạnh, 1993
Mục Lục:
Lời Tựa
Phần 1: Năm Giới Tân Tu - Giới Thứ Nhất: Bảo Vệ Sự Sống
- Giới Thứ Hai: Hạnh Phúc Chân Thực
- Giới Thứ Ba: Tình Thương Đích Thực
- Giới Thứ Tư: Ái Ngữ Và Lắng Nghe
- Giới Thứ Năm: Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
Phần 2: Tam Bảo
Phần 3: Đóng Góp Thêm
- Giới Và Sự Tu Tập Nghiêm Túc
- Hạnh Phúc Đến Từ Tâm
- Dựng Lại Căn Nhà
- Năm Giới Và Sự Thay Đổi Xã Hội
- Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Năm Giới
- Xã Hội Có Thể Trì Giới Bằng Cách Nào?
- Giới
- Lưới Đế Châu Của Chúng Ta
- Tương Lai Trong Bàn Tay
Phần 4: Kinh Người Áo Trắng
Các Tác Giả Góp Bài Trong Tập Này