TƯỢNG PHẬT THÍCH CA SỨ TRẮNG MEN XANHChiều Cao Tổng Thể: 40cm Bề Ngang Đài Sen: 28cm Chiều Cao Đài Sen: 5cm Cân Nặng: 3kg Chất Liệu: Men Sứ Cao Cấp Xuất Xứ: Đài LoanTC04PHẬT THÍCH CA MÂU NI8.000.000đSố lượng: 10 Bức
Danh Hiệu Đức Thích Ca Mâu Ni thế danh là Sĩ-Đạt-Ta, Thích Ca Trung Hoa dịch là Năng Nhân, Mâu Ni dịch là Tịch Mặc, nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân mà tâm hồn luôn luôn yên tĩnh, là người được toại nguyện, họ Cồ Đàm (Gotama), sau đổi là Thích Ca (Sakya).
Lược Sử Trước khi ôn lại Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để người đọc nhận định dễ hơn về ngày tháng ghi trong tiểu sử của Ngài, chúng tôi xin nhắc lại là Đức Phật Thích Ca sanh vào năm 624 trước Tây Lịch. Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi vào năm 544 trước Tây Lịch. Sáu trăm hai mươi bốn năm sau, Tây Phương mới bắt đầu chọn năm sinh của Đức Chúa Jesus Christ làm khởi điểm cho Dương lịch. Như vậy tính đến nay là năm 2018 thì Đức Phật đã ra đời được 2,642 năm và chiếu theo Phật lịch khởi đầu từ năm Đức Phật viên tịch (năm 544 trước TL) thì Ngài đã nhập Niết Bàn được 2,562 năm.
Trước đây trên 25 thế kỷ , ở Ấn Độ có vị Thánh xuất thế , đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi ấy xã hội Ấn Độ chia làm 4 đẳng cấp: Bà-la-môn (Barhmanes), Sát-đế-lỵ (kastryas), Phệ-xá (Vaisyas) và Thủ-đà (Soudas), đức Phật Thích Ca sanh trong dòng quý tộc thuộc đẳng cấp thứ 2. Thân sinh ngài là vua Tịnh Phạm (Suddodhana) và than mẫu là hoàng hậu Ma-gia (Maya), ở thành Ca-tỳ-la (Kapilavatsu). Ngài giáng sanh vào ngày trăng tròn, tháng 2 Ấn Độ, nhằm ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch Trung Hoa. Tên ngài Sĩ-đạt-ta (Sidhartha). Ra đời chưa đầy một tháng, ngài đã mồ côi mẹ, nhờ di mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 19 tuổi ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo. Tương truyền trước khi xuất gia, ngài đã dạo chơi bốn cửa thành thấy cảnh sanh, già, bệnh, chết. từ đó ngài ôm lòng thương cảm vô hạn, quyết tìm con đường giải thoát cho mình và tất cả chúng sanh. Vì thế ngài cương quyết ruồng bỏ ngai vàng và mọi lạc thú ở đời, xuất gia tầm đạo, mặc dầu có lắm người hết lời khuyên nhủ can ngăn.
Sau khi xuất gia ngài lê bước khắp nơi tìm thầy học đạo. ngài đã từng tham học với hai vị sư trứ danh đương thời la A-la-lã-ca-lan (Arlah-kalama) và Uất-đà-già-la-ma (Udraka-kamapu-tar). Nhưng xét đến kết quả đạo lý của họ đều không làm cho ngài thỏa mãn. Sau đó ngài từ giã họ vào rừng sâu tu khổ hạnh sáu năm, mỗi ngày chỉ ăn uống chút ít đủ duy trì mạng sống, nhưng rốt cuộc cũng chẳng đem lại kết quả gì. Cuối cùng nhận thấy phương pháp khổ hạnh không phải là con đường chân chánh, ngài liền từ bỏ nó, trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quán sát tướng chân thật của vũ trụ. Một hôm ngày thứ 49 ở dưới cội Bồ-đề, ngài bừng ngộ thấy rõ chân lý của cuộc đời, biết được mọi người đều có đủ khả năng giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.Sau khi đã chứng đạo, ngài không ấp ủ tư lợi riêng mình, liền nhập thế phổ độ chúng sanh. Từ đó ngài du hành thuyết pháp suốt 49 năm, chu du đến 1/3 xứ Ấn Độ. Những môn đồ được ngài giáo hóa đông vô kể. Nơi ngài thường đến và thường lưu trú là thành Vương Xá (Rajagrha) nước Ma-kiệt-đà (Magadha), thành Phệ-xá-ly (Vesali), thành Xá-vệ (Shavasti) nước Câu-tát-la (kosala). Năm 80 tuổi nơi rừng Ta-la song thọ (sala) ngoài thành Câu-thi (Kusin-agara), sau buổi thuyết pháp cuối cùng, ngài vào Niết-bàn (Nibbna).
Biểu Tướng Vào trong các chùa Phật giáo Bắc Tông, ngay giữa chánh điện hoặc thờ một tượng Phật Thích Ca, hoặc thờ ba tượng ngồi ngang, đức Thích Ca ngự giữa, bên phải đức Phật Thích Ca là Phật A Di Đà, bên trái là Phật Di Lặc (Phật tương lai). Lối thờ này tượng trưng tam thế Phật, Phật Thích Ca là Phật hiện tại, Phật Di Đà là Phật quá khứ, Phật Di Lặc là Phật tương lai. Bất cứ lối thờ nào, đức Phật Thích Ca đều ngự ở giữa, nên cũng gọi ngài là đức Trung Tôn.Tượng Phật Thích Ca không giống người Ấn Độ, mà tùy ở nước nào tạo tượng ngài giống người nước ấy. Ngài ngự trên đài sen, hai tay để ấn tam muội, đôi mắt khép ¾ .
Thâm Ý Nhìn sơ qua hình tượng đức Phật Thích Ca, chúng ta đã thấy những điểm cách xa thực tế. Tại sao người ta không tạo tượng ngài thật giống người Ấn Độ, ngồi trên tòa cỏ dưới cội cây Bồ Đề?Bởi vì Bắc Tông Phật giáo quan niệm đức Phật không phải căn cứ vào con người xác thịt tầm thường, mà thấy Phật là Pháp thân thường trụ. Hiện thân Thái Tử Sĩ-đạt-ta tu hành thành Phật, chỉ là một giai đoạn, một hóa thân tùy cơ cảm của chúng sanh thị hiện đấy thôi. Đã là hóa thân tùy cơ cảm thì đức Phật đều ứng hiện như nguyện để độ họ. Vì thế ở Việt Nam cảm mộ Phật , Phật sẽ thị hiện người Việt Nam , ở Trung Hoa cảm mộ Phật , Phật sẽ hiện người Trung Hoa để hóa độ… Đó là tư tưởng siêu thực, không còn thấy Phật ở trong một hình thức cố định nào. Đức Phật đã đồng hóa theo từng dân tộc, từng chủng loại. Do tư tưởng này, Bắc Tông Phật giáo đối với đức Phật không thấy xa lạ, mà rất gần gũi thân mật và phát sanh tín ngưỡng “Phật tùy tâm hiện ”. Ta nghe vị Quốc Sư núi Yên Tử nói với vua Trần Thái Tông, khi ông này lên núi cầu đạo:
“Núi vốn không có Phật, chỉ có ở tâm. Lắng tâm mà thấy, đây gọi là chân Phật. Nay bệ hạ muốn giác ngộ tâm ấy thì đứng ở trần gian mà thành Phật, không phải khốn khổ cầu tìm Phật ở ngoài ”(Khóa Hư Lục).
Đã tin Phật tùy tâm hiện, nếu tâm mình tưởng Phật tức là có Phật hiện đến. Do đó phát sanh tín ngưỡng “Phật hiện cứu độ mọi người”. cho nên những khi lâm tai mắc họa, người ta hay thành kính lễ mễ cầu Phật hiện mách bảo cho phương cách thoát khỏi tai họa.Phật ngự trên đài sen cũng là một ý nghĩa tượng trung cho siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh giải thoát. Hoa sen phát xuất trong vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong loài hoa khác. nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh.
Vì cái thanh tịnh ngay giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ. Đức Phật cũng thế, trước kia ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giầu sang sung sướng, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí ngài vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.
Bắc Tông Phật giáo đặt trọng ý nghĩa “thanh tịnh trong ô nhiễm ”nên chủ trương “phiền não tức bồ đề”, “sanh tử tức Niết-bàn”. Không thể tìm Bồ-đề ngoài phiền não, không thể có Niết-bàn ngoài sanh tử. Cứ ngay trong phiền não chúng ta khéo chuyển sẽ thành Bồ-đề, trong sanh tử khéo chuyển sẽ thành Niết-bàn. Không chán sợ trốn tránh, không mơ ước mong cầu nơi nào khác. Vì thế đi đến chủ trương “tích cực nhập thế”. Đôi mắt đức Phật đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dậy là giáo lý nội quan luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhân sanh. Vì thế Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm mà hành động nơi tự thân mình.
Lợi Lạc Của Việc Thờ Phật Chúng ta thờ Phật là để tỏ lòng tri ân của chúng ta đối với một Vị đã có ân đức lớn với nhân loại. Chúng ta thờ Phật là để có luôn luôn ở trước mặt một gương mẫu sáng suốt trọn lành để khuôn rập tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta được chân, thiện, mỹ như Phật vậy. Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ báng Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.
Quý cư sĩ có thể tùy tâm mà khấn nguyện sao cho đúng Pháp. Tuyệt đối không thờ Phật để cầu danh lợi, con cái, giàu sang phú quý… mà rơi vào tà kiến, nghiệp mang. Tất cả đều phải thuận theo luật nhân-quả, khế hợp với tâm Từ Bi Hỷ Xả – Vô ngã – Vô cầu của nhà Phật thì việc thờ Phật mới đúng Pháp trang nghiêm, tự khắc sẽ được chư Phật – chư Hộ Pháp 10 phương gia trì tu tiến. Phải giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ. Nên dâng hương lạy Phật mỗi ngày 2 lần, khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Nếu kết hợp lạy sám hối với công phu thực hành tham thiền, niệm Phật, trì chú thì không gì quý bằng.
Phải thờ Ðức Phật nào? Ðức Phật nào cũng có nghĩa vô lượng quang, vô lượng thọ bao la cùng khắp và công đức tu hành phước trí vô lượng vô biên cả; nên hễ thờ một Ðức Phật là thờ tất cả các Ðức Phật. Nhưng chúng ta cũng nên tuỳ theo thời kỳ giáo hóa của mỗi Ðức Phật và pháp môn tu hành mà thờ cho xứng lý, hợp cơ. Thí dụ như hiện nay, chúng ta ở vào thời kỳ giáo hóa của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì lẽ cố nhiên, chúng ta phải thờ Ngài trước hết. Nếu tín đồ nào tu về "Tịnh Ðộ Tông", chuyên về pháp môn "Trì danh niệm Phật" để cầu vãng sanh, thì tín đồ ấy phải thờ Ðức Phật A-Di-Ðà. Hoặc giả, nếu Phật tử muốn thờ tất cả Phật trong ba đời, thì nên thờ Ðức Phật Thích Ca, Ðức A-Di-Ðà, và Ðức Di-Lặc, gọi là thờ "Tam Thế Phật".
Phật chẳng có tướng nơi hình, tượng đang thờ. Lập bàn thờ Phật là nương nơi sự tướng mà tu Phật, hành theo hạnh Phật, tầm về Tự Tánh Phật của chính mình. Thờ một vị Phật tức thờ thập phương ba đời Chư Phật. Niệm Phật danh một vị Phật tức đồng niệm Phật danh thập phương ba đời Chư Phật. Vì vậy, tùy tâm duyên mà thỉnh vị Phật mình kính hướng nhưng tuyệt đối không sanh tâm ý phân biệt cao thấp, chọn Phật này, bỏ Phật kia… mà phạm thượng. “Năng lễ, sở lễ, Tánh không tịch”, nếu có thể liễu triệtLý Tánh nêu trên thì việc thờ kính Phật, tu hành sẽ lợi lạc vô cùng trên đường giác ngộ.