094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TƯỢNG TAM THẾ PHẬT BẰNG COMPOSITE TƯỢNG TAM THẾ PHẬT BẰNG COMPOSITE Tam Thế Phật được hiểu một cách đơn giản nhất là một bộ tượng bao gồm 3 tượng phật, được khắc chế trong tư thế ngồi thiền, do đó gọi là “Tam Thế”. Chữ “Thế” trong tam thế phật được hiểu theo nghĩa là “Thời”, tức là Tam Thế Phật là phật đại diện ba thời cho quá khứ, cho hiện tại và cho tương lai.
Mỗi tượng nặng: 10kg

Cao: 65cm
Đường kính đài sen: 39cm
Chiều cao đài sen: 22cm


 
TTP2 TAM THẾ PHẬT 45.000.000 đ Số lượng: 1000003 Bộ
  • TƯỢNG TAM THẾ PHẬT BẰNG COMPOSITE

  •  11900 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TTP2
  • Giá bán: 45.000.000 đ

  • Tam Thế Phật được hiểu một cách đơn giản nhất là một bộ tượng bao gồm 3 tượng phật, được khắc chế trong tư thế ngồi thiền, do đó gọi là “Tam Thế”. Chữ “Thế” trong tam thế phật được hiểu theo nghĩa là “Thời”, tức là Tam Thế Phật là phật đại diện ba thời cho quá khứ, cho hiện tại và cho tương lai.
    Mỗi tượng nặng: 10kg

    Cao: 65cm
    Đường kính đài sen: 39cm
    Chiều cao đài sen: 22cm


     


Số lượng
Đức Phật dạy chúng ta hãy nương vào giáo pháp, chính mình làm chỗ nương tựa cho mình. Chúng ta nỗ lực thực hành những lời dạy của Ngài để đạt được sự bình an, hạnh phúc. Ngoài giáo pháp và sự thực hành giáo pháp, không một ai có thể làm chỗ nương tựa cho chúng ta. Tâm Đức Phật bình đẳng đối với mọi chúng sanh. Trước sự cung kính, phỉ báng, trước những thái độ của thế gian thường tình. Tâm của Ngài bất động, an nhiên, tự tại.
 
1
 
Bộ tượng Tam Thế Phật:
Tam Thế Phật được hiểu một cách đơn giản nhất là một bộ tượng bao gồm 3 tượng phật, được khắc chế trong tư thế ngồi thiền, do đó gọi là “Tam Thế”. Chữ “Thế” trong tam thế phật được hiểu theo nghĩa là “Thời”, tức là Tam Thế Phật là phật đại diện ba thời cho quá khứ, cho hiện tại và cho tương lai. Trong khi đó thì vị phật đặt ở giữa là đức Thích Ca Mâu Ni Phật của thời hiện tại; hai bên là Ca Diếp Phật tức là vị Phật của thời quá khứ đã qua và vị Phật của thời tương lai là phật Di Lặc.
 
5
 

Thứ 2, chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni.... Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, ..., vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.
Trong giáo lý Đại thừa Phật giáo thì vị phật Thích Ca Mâu Ni Phật thay dùng ba loại thân khác nhau để truyền pháp, người ta thường gọi là“Tam thân”, bao gồm (pháp thân, báo thân và ứng thân). Dưới nhiều hình thức của ba pho tượng Phật chính là biểu hiện đặc trưng của “Tam Thân Phật”, như Thiên Thai tông lấy Tỳ Lô Giá Na Phật, Lô Xá Na Phật và đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm Pháp thân Phật, Báo thân Phật và ứng thân Phật.
 
6
 
Tên gọi đầy đủ của bộ tượng này có nhiều, song phổ cập là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức 3.000 đức Phật, mỗi thời 1.000 vị, hay “TamThế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.

Tam Thế Phật là 3 vị Phật chủ trì ở 3 thế giới khác nhau:
(A Di Đà, Thích Ca và Phật Di Lặc hoặc Phật Dược Sư, A Di Đà và Thích Ca).

Bộ Tượng Tam Thế Phật Gồm Có:


1. PHẬT A DI ĐÀ:
Một niệm tương ứng với đại nguyện, đại hạnh của A Di Đà Phật. Thiện căn, phước đức của chính mình đã chín muồi. Đồng thời lại tiếp nhận thiện căn, phước đức của A Di Đà Phật để tăng thêm cho bản thân. Lẽ đâu họ chẳng vãng sanh?
Biểu hiện của sự chín muồi thật sự đó chính là hoan hỷ. Trong tâm có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có chuyện gì khiến họ hoan hỷ. Niệm Phật như thế sẽ biến bổn nguyện của A Di Đà Phật thành thiện căn tăng thượng của chính mình. Biến đại hạnh của A Di Đà Phật thành phước đức tăng thượng của chính mình.
 
4
 
2. PHẬT THÍCH CA:
Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể.
 
3
 
3. PHẬT DƯỢC SƯ (DI LẶC):
Tổ dạy: “Tâm bình thường là đạo”. Tâm bình thường là Lưu Ly, trong không bị tư hoặc làm mê, không bệnh ngã chấp. Ngoài không bị kiến hoặc đánh lừa, giải thoát pháp chấp.
Quang nghĩa là sáng suốt. Sáng đây không phải là ánh sáng mặt trời mặt trăng. Ánh sáng trí tuệ thuộc tinh thần không có hình tướng. Trong khi niệm, nghe âm thanh rõ ràng không mờ, từng tiếng minh bạch là tánh giác sáng tỏ. Nếu nghe không rõ, thì hoặc bị hôn trầm, hoặc đã vướng vào một trần cảnh nào khác. Tánh nghe chính là tánh giác ở khắp pháp giới. Nghe rõ tiếng niệm tức là ngay lúc ấy, ta đã trở về tánh thể. Tánh này đồng với chư Phật và dĩ nhiên đồng với đức Dược Sư Lưu Ly Quang. Niệm danh hiệu ngài để tự nhắc tâm mình, tâm Phật vẫn thường trụ ở khắp mười phương không rời nhau.
 
2

Ý Nghĩa thờ cúng Tượng Tam Thế Phật:
Nhắc nhở con người nên sống tốt, đúng đạo lý: Sự hiện thân của 3 vị Phật Tam Thế như là lời nhắc nhở mỗi thành viên trong gia đình nên sống đúng đạo lý, luôn hướng tới tương lai tươi đẹp, không nên sa ngã vào tội lỗi. trân trọng những điều tốt đẹp, những điều mình đang có trong cuộc sống thực tại và quá khứ.
 
7
 
Cầu bình an cho gia đình: Khi bày bàn thờ Tam Thế Phật trong nhà sẽ giúp gia đình luôn có cuộc sống bình an, luôn được các Ngài phù hộ, che chở. Tam Thế Phật là những người có tấm lòng từ bi, cứu độ chúng sinh vì thế sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn, nguy hiểm, quay về với cái thiện, hướng đến điều tốt lành, hướng tới nhất tâm, mang đến những tâm hồn thanh thản, cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Lập bàn thờ để thờ Tam thế phật tại nhà có ý nghĩa sâu sắc rất quan trọng nói lên thiện chí muốn tu hành của chủ nhà, nhưng trên thực tế thì để thờ Phật như thế nào cho đúng Pháp thì không phải ai cũng biết.

 
8

Thờ Tam thế phật tại nhà thì nên chú ý những điều cơ bản sau đây:

-Nên đặt bàn thờ tượng Tam thế phật hướng ra phía cửa chính của căn nhà, làm  như vậy sẽ tốt hơn cho gia đạo như chúng sinh trong cảnh giới vô thường (tức là người đã khuất trong gia đình bạn). Không nên đặt bàn thờ tượng Phật theo hướng đối diện với nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hoặc những nơi u uế, hoặc dưới chân góc cầu thang, hướng nhà tắm. Đặc biệt bàn thờ cần chắc chắn, sạch sẽ và sang trọng.
 
9

– Không nên thờ chung tượng Tam thế phật với Thần Thánh bởi theo luật phật giới thì thần thánh vẫn còn nằm trong diện lục đạo luân hồi, chưa giác ngộ hoàn toàn ở đỉnh cao như giới phật, vì vậy nếu như bạn thờ chung phật với thần thánh tức là bạn chưa hiểu hết được phật pháp được coi là đều phạm kỵ trong thờ cúng.
 
10
 
– Bàn thờ Tam thế phật phải nên lập ở trên cao, tầm ngang đầu của chủ nhà trở lên. Đồ cúng cho phật nên chỉ dùng hoa quả để cúng, đặt trên đĩa đựng trái cây riêng và đĩa đựng trái cây chỉ để cúng cho phật, không nên dùng làm vào việc gì khác, kể cả là dùng cho bàn thờ tổ tiên ở trong nhà. Bạn nên nhớ không dùng đồ mặn hay bày vàng mã lên bàn thờ của phật.
 
11

– Nếu như có bàn thờ gia tiên thì bạn nên đặt theo tường nhà phía bên trái hoặc bên phải của bàn thờ tam thế phật, bởi phật là thầy của muôn vạn chúng sinh khắp 10 phương 3 cõi, ngay cả những người đã khuất cũng cần đến sự độ trì giác ngộ của phật. Bởi vậy nên ta không nên đặt chính giữa ngang tầm với bàn thờ tam thế phật.

Khi thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải luôn giữ mình sạch sẽ, không được sát sinh, ăn chay mùng 1 và ngày rằm, và nếu có thể hãy ăn chay trường để tạo phước.
 
12
 
13
 
14
 
15
 
16
  
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây