BỘ TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH ĐÁ BẠCH NGỌC VẼ GẤM DÁT VÀNG 24KChiều Cao: 88cm Cân Nặng: 22kg Đường Kính Đài Sen: 27cm Chất Liệu: Đá Bạch Ngọc Hoa Văn: Gấm Vẽ Tay Bệ Sen: Dát Vàng 24k Xuất Xứ: Đài LoanTPTT7TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH320.000.000đSố lượng: 2 Bộ
BỘ TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH ĐÁ BẠCH NGỌC VẼ GẤM DÁT VÀNG 24K
CHẾ TÁC: Vẽ Gấm Trên Tượng là một loại hình nghệ thuật được phát triển mạnh trong những năm gần đây trong văn hoá Phật Giáo, Nghệ thuật vẽ gấm đặc sắc nhất ở điểm là cách vẽ chi tiết sắc sảo, điều đặn và phối hợp màu sắc cho chúng ta một sự cuốn hút khi nhìn vào, nghệ nhân phải dùng sự tập trung và rèn luyện nhiều năm bỏ ra khá nhiều công sức để thành thục mới được chấp nhận vẽ trên tượng, trở thành những tác phẩm thật sự được đưa vào các cuộc triển lãm và mang đi các nước để phổ biến về mô hình nghệ thuật đó, vào những năm gần đây mô hình này đã được chấp nhận một cách nhanh chóng bởi sự cuốn hút và tinh tế. Việc vẽ gấm không chỉ nói đến sự phối hợp màu sắc đặc biệt mà còn là điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp cho tượng. Bằng thủ công tay, xuất phát từ Đài Loan, sang Trung Quốc và ở Việt Nam chúng ta cũng đã có những nghệ nhân đi theo mô hình đó và đem đến sự phát triển mạnh mẽ.
Dát vàng đài sen của tượng để đạt đến độ sắc nét mỹ thuật cao không sợ bay màu đòi hỏi bàn tay người nghệ nhân phải có tay nghề rất cao mới làm được. Người nghệ nhân đã sử dụng chất liệu cao cấp để chế tác bệ hoa sen mạ vàng 24k. Trong đó, vàng 24k là kim loại bao phủ bên ngoài. Bên cạnh diện mạo rực rỡ, thanh cao, thoát tục và hoàn mỹ, nó còn tạo nên lớp tường thành tuyệt hảo trước tác động của độ ẩm không khí. Nói cách khác, vàng ròng có khả năng chống oxy hóa, giữ vững vẻ đẹp trước năm tháng.
Với công nghệ chế tác thủ công hoàn toàn, nhìn vào bức tượng người xem có thể cảm nhận được tính nghệ thuật hoàn hảo, tác phẩm đẹp không tỳ vết. Những người nghệ nhân tâm huyết với đôi bàn tay tài hoa đã công phu chăm chút từng chi tiết khiến bức tượng trở nên có hồn, sống động như thật. Khác hẳn với các bức tượng được làm theo dây chuyền công nghiệp có màu sắc không đồng đều, ít biểu cảm thì những bức tượng được làm hoàn toàn thủ công sẽ luôn có màu sắc tươi mới, tinh tế, biểu cảm đến từng chi tiết.
CHẤT LIỆU: Bạch Ngọc là một loại đá ngọc cao cấp, có tên khoa học là Nephite trắng với thành phần chất khoáng, cấu trúc chủ yếu là Ca2Mg5(OH)2(Si4O11) và các hạt ngọc mịn. Đá Bạch Ngọc mang màu sắc trắng ngà rất cuốn hút, đá có độ trong cao, đá được hình thành trong thiên nhiên rất quý hiếm. sản phẩm tượng đá Bạch Ngọc có đặc điểm là màu đá hay (màu da của tượng) có màu trắng ngà sáng hơn dòng bột đá ép da hồng. Cũng cùng một loại là đá ép thành khuôn ra tượng Phật đẹp, nhưng các nhà làm tượng sẽ pha chế cho ra từng màu da tượng đậm nhạt khác nhau và gọi tên khác nhau cho phù hợp với dòng sản phẩm mình chế tác được.
Nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người có nhu cầu tôn thờ thỉnh tượng Phật, phù hợp với từng vùng văn hóa ở mỗi nơi. Ngành chế tác tượng Phật đẹp của Đài Loan, mang nét đặc trưng riêng, thể hiện tính nghệ thuật trong phật giáo của xứ sở Đài Loan. Mỗi hình tướng của tác phẩm điều được các nghệ nhân tô tạc tượng, trau chuốt tỷ mỷ, tạo ra những hảo tướng đẹp, truyền động lực đức tin cho người có tín ngưỡng Phật giáo luôn sinh tâm hoan hỷ, làm chỗ dựa tinh thần hoặc là một phương tiện để truyền tải thông điệp bình an trong tâm linh đến mọi người.
Ý NGHĨA CỦA TƯỢNG:
Tây phương tam thánh gồm ba Đức Phật tượng trưng cho các đức hạnh tốt đẹp mà người phật tử luôn hướng tới . Ở vị trí trung tâm là Đức Phật A Di, đây là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ – nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang – ánh sáng vô lượng. Bên trái Phật A Di Đà là Bồ Tát Quán Thế Âm, vị Phật đại diện cho sự từ bi độ lượng. Quán Thế Âm Bồ Tát tay trái cầm bình cam lộ, tay phải cầm nhành dương liễu. Nước cam lộ rưới mát, xua đi mọi khổ đau của chúng sanh. Bồ Tát Đại Thế Chí ngự bên phải Phật A Di Đà, tay cầm gậy như ý, cũng có khi ngài cầm hoa sen, đây là vị Phật tượng trưng cho trí huệ thông tuệ. Chúng sanh chìm nổi trong cõi vô minh nên thường phải nương nhờ ánh sáng trí huệ của các ngài để thấy rõ những ô nhiễm của mình.
Tượng Quán Thế Âm:Hình tượng của Ngài biểu hiện sự an tường. Tôn tượng Quan Âm Bồ Tát được cẩn chế, qua bàn tay khéo léo và đầy tâm huyết nên bức tượng có được sắc diện thanh thoát, uy nghi, thân tướng đoan nghiêm, biểu hiện tướng tĩnh lặng của Ngài quán chiếu chúng sanh. Bồ Tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh. Nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn. Đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải Ngài thật là người nữ.
Hạnh Nguyện Của Ngài: Thêm một điểm nữa, Bồ-tát Quán Thế Âm có rất nhiều hiện thân, một trong số đó là tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu, cũng có hiện thân là tay trái cầm cành dương liễu. Quí vị tụng kinh Phổ Môn có câu. “Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”. “Thanh tịnh bình” là bình thanh tịnh, “thùy dương liễu” là cành dương liễu rủ xuống. “Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm” là nước cam lồ của đức Quan Âm rưới lên tâm. Ý nghĩa nguyên câu ấy là bình thanh tịnh đựng nước cam lồ, nhờ cành dương liễu rưới khắp làm cho tâm người được mát mẻ. Đó là câu nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm mà chúng ta hằng lạy trong mười hai câu nguyện. Đây là những hình ảnh biểu trưng cho hạnh nguyện của Bồ-tát.
Trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi. Nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó. Làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh là giới đức. Như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh. Người không giữ giới không bao giờ có tình thương chân thật hay lòng từ bi. Giới đức thanh tịnh tượng trưng cho bình thanh tịnh. Từ bình thanh tịnh mới chứa được nước cam lồ. Con người có giới đức thanh tịnh mới chứa đựng lòng từ bi. Còn cành dương liễu để làm gì? Cành dương liễu yếu mềm dai nên khó gãy, gió chiều nào nó lay theo chiều đó nhưng không gãy. Những cành cây cứng gặp gió mạnh nó dễ gãy.
Như vậy cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui. Nhưng nếu mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được. Khi chúng ta thương mọi người, muốn giúp họ đến với đạo để tu hành. Tâm hồn được trong sạch an vui, đó là lòng từ bi. Nhưng nếu thiếu đức nhẫn nhục thì khó bảo vệ được Phật sự lâu dài. Khi có những bất đồng, có những người không hợp đạo lý, chúng ta cũng ráng ẩn nhẫn bỏ qua. Để cùng hòa thuận với nhau giúp đỡ xây dựng nhau. Như thế khả dĩ Phật sự bền lâu được.
Tượng A Di Đà:Tượng có diện tượng đẹp, thể hiện được tướng hảo của Phật Di Đà. Điều này sẽ giúp cho người chiêm bái sinh được tâm hoan hỉ. Phật A Di Đà là một vị phật lớn trong phật giáo, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây. Đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Phật A Di Đà mang ý nghĩa rất lớn đối với chúng sanh. Khi giúp con người thoát khỏi những phiền muộn trong cuộc sống, thành tâm hướng đến ánh sáng từ bi của Đức phật. Không những thế, Phật A Di Đà còn thể hiện cho sự thức tỉnh và trí tuệ của con người. Giúp con người vượt qua những bể ải hiểm nguy, hướng tới cái thiện và tránh xa những điều xấu. Đức phật A Di Đà còn mang ý nghĩa khuyến khích con người chú tâm hơn tới cuộc sống hiện tại. Và đặt nhiều mục đích cho tương lai.
Hằng ngày chúng ta đều niệm A Di Đà Phật niệm câu ấy. Nhưng chúng ta cần phải hiểu cái ý nghĩa của câu ấy là gì. Để giúp chúng ta càng thêm chân quý câu Phật hiệu ấy. Và càng tinh tấn để niệm câu Phật hiệu ấy, noi theo hạnh nguyện của Phật A-Di-Đà mà tu hành. Nhiều khi một câu A-Di-Đà Phật mà mình chẳng hiểu ý nghĩa sâu sắc. Điều này sẽ khiến mình sanh ra chán nản, hoặc không tin cho mấy. Hễ nghe ai nói tụng Kinh điển nào lớn là có phươc lớn lắm, liền bỏ câu Phật Hiệu “Nam-mô A-Di-Đà Phật”. Cho rằng niệm câu phật hiệu ấy ít công đức hơn là tụng kinh điển nào lớn. Như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm v.v… Chê Kinh A-Di-Đà, chê câu “Nam-mô A-Di-Đà Phật” là kinh nhỏ. Không công đức bằng những kinh khác v.v… Ấy là mình chẳng hiểu được cái ý nghĩa tuyệt vời của câu vạn đức hồng danh A-Di-Đà Phật rồi vậy!
Bởi thế phải hiểu cho được ý nghĩa vi diệu thâm sâu của câu A-Di-Đà Phật. Thì mình mới không còn chấp trước, chê bai. Mà sanh cái tin tâm kiên cố bền vững với đức Di-Đà với danh hiệu của ngài. Và mới một lòng niệm danh hiệu của ngài cầu về Tây Phương! Bây giờ chúng ta hãy bình tâm mà thâm nhập cái ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm của câu: Nam-mô A-Di-Đà Phật. “Nam-mô” dịch là Quy-Y, tức nghĩa là Nương Tựa, hoặc Trở Về…
Tượng Đại Thế Chí:Đại Thế Chí Bồ Tát là hiện thân cư nữ bên Đức Phật A Di Đà, biểu trưng cho ánh sáng của trí tuệ có thể chiếu khắp tới muôn loài. Ngài được tạc với tư thế đứng trên đài sen, tay cầm cành hoa sen màu xanh, khuôn mặt phúc hậu, từ bi. Tượng làm từ chất liệu Hàn Bạch Ngọc quý, được chế tác công phu, thần thái hoan hỉ , đường nét chế tác sống động và biểu cảm. Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí. Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà). Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập niết bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.
Trong bức tranh vẽ "Tây Phương Tam Thánh", Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trong kinh sách hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ. Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông, ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở. Hình tượng hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, vượt thoát khỏi bùn nhơ để đạt được những thành tự về trí tuệ. Màu xanh của hoa sen mang ánh sáng của sự tinh tấn, là màu sắc thể hiện trí tuệ siêu việt, bao la bát ngát trên cõi trời tây phương tịnh độ. Hình tượng của Ngài cũng là để nhắc nhở mỗi người cần tích cực tu luyện bởi trí tuệ có được là do tinh thần siêng năng, tinh tấn tự tu học, chuyên cần làm việc thiện lành mới đi đến sự giác ngộ và giải thoát, cần rèn luyện để thân khẩu ý được trong sạch và thanh tịnh...