094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

KINH KIM CANG LƯỢC GIẢNG - HT TUYÊN HÓA (Bìa Cứng) KINH KIM CANG LƯỢC GIẢNG - HT TUYÊN HÓA (Bìa Cứng) Lược Giảng: HT Tuyên Hóa
NXB: Vạn Phật Thánh Thành
Năm Xuất Bản: 2021
Khổ Sách: 14,5x20cm
Số Trang: 337 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng
Trọng Lượng: 460gr
Độ Dày: 1,8cm
S001610 TUYÊN HÓA 150.000 đ Số lượng: 1000 Quyển
  • KINH KIM CANG LƯỢC GIẢNG - HT TUYÊN HÓA (Bìa Cứng)

  •  2251 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: S001610
  • Giá bán: 150.000 đ

  • Lược Giảng: HT Tuyên Hóa
    NXB: Vạn Phật Thánh Thành
    Năm Xuất Bản: 2021
    Khổ Sách: 14,5x20cm
    Số Trang: 337 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Trọng Lượng: 460gr
    Độ Dày: 1,8cm


Số lượng
Kim Cang là gì? Kim cang là tâm, kim cang là tánh, và kim cang cũng là trí bát nhã. Tâm kim cang cũng là tánh kim cang. Tánh kim cang cũng là trí kim cang bát nhã. Tất cả chỉ là một. Tại sao nói kim cang là “tự tánh”? Tự tánh thì vĩnh viễn bất hoại, tự tánh kim cang cũng là tâm kim cang, tâm kim cang cũng vĩnh viễn bất hoại. Kim cang bát nhã cũng là thực tướng bát nhã, thực tướng bát nhã vĩnh viễn bất hoại. Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật là tên của kinh, Kim Cang là tỷ dụ, Bát-nhã Ba-la-mật là pháp. Bởi vậy, chiếu theo phương pháp Thất chủng lập đề (theo cách này các kinh được xếp thành bảy loại, tùy theo tiêu chuẩn đề tài của kinh) thì đây là loại kinh pháp dụ, lấy kim cang để dụ cho bát nhã. Giảng như vậy cố nhiên là đúng. Tuy nhiên, không bằng chỉ thẳng rằng kim cang là tâm, kim cang là tính, kim cang là bát nhã. Bát nhã này chính là kim cang, không dùng tỉ dụ; tâm này chính là kim cang, khỏi cần phải dụ; tính này chính là kim cang, khỏi cần phải dụ.
 

Ít có ai giảng như vậy, đa số đều giảng theo lối pháp dụ lập danh. Nay tôi cũng theo lối pháp dụ lập danh, nhưng đem cả hai hợp làm một: pháp tức là dụ, dụ cũng là pháp, pháp và dụ chỉ là một. Nói đủ thì là Kim Cang Bát-Nhã Ba-Ba-Mật, nói gom lại thì là Kinh Kim Cang, cho nên người Trung Hoa lược bỏ mấy chữ Ba-la-mật mà gọi kinh này là Kinh Kim Cang, hoặc là Kinh Bát-Nhã Ba-Ba-Mật. Ðối với “Pháp”, tôi vẫn thường nói với quý vị là nên giảng nó một cách linh hoạt, chớ không thể giảng nó cứng nhắc, như chấp rằng một là một, hai là hai. Cho nên, hiện tại chúng ta giảng là một, cũng có thể giảng là hai, là ba, đều được cả. Pháp vô định pháp, cho nên trong Kinh Kim Cang có câu: “Chẳng có pháp nhất định, đó gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa”. Kim cang có ba nghĩa: kiên cố, xán lạn, và bén nhọn.
 
kinh kim cang lược giảng 2 min


Thể của kim cang là kiên cố bất hoại. Chẳng có vật gì có thể phá hủy nó, ngược lại, nó có thể phá hoại mọi vật khác; bởi vậy, thể của kim cang có thể hàng phục thiên ma, ngoại đạo. Nguyên lai, các tà tri, tà kiến của thiên ma ngoại đạo không dễ gì chế phục được, tuy nhiên nếu có “thể của kim cang”, thì có thể chế phục được thiên ma ngoại đạo. Tướng của kim cang là xán lạn, có thể soi sáng bóng tối trần gian. Chỉ khi trừ được bóng tối thì ánh sáng hiển hiện; phá được tà pháp nên chánh pháp mới duy trì lâu dài. Nếu tà pháp không diệt, chánh pháp chẳng trụ được lâu. Tướng của kim cang chính là phá trừ mọi đen tối. Dụng của kim cang là sự bén nhọn của nó. Thế nào là bén nhọn? Có thể ví nó như mũi dao nhọn chặt đá, rạch thép, chém sắt như bùn? vật cứng mấy cũng bị nát, bị hoại.
 
kinh kim cang lược giảng 3 min


Kinh Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa thuộc quyển thứ 577 của bộ Đại Bát Nhã Ba-la-mật 600 quyển và thuộc hội thứ 9 trong 16 hội. Địa điểm giảng Kinh Kim Cang ở tại khu vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathapindika), phía nam kinh thành Xá-Vệ (Sravasti), Trung Ấn Độ. Lúc ấy ở Trung Quốc, nhằm triều đại nhà Châu, Vua Mục Vương năm thứ 9. Kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm Kinh là tóm gọn những thâm ý áo nghĩa của toàn bộ Đại Bát Nhã 600 quyển. "Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa:

+ Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực.
+ Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
+ Nghĩa thứ ba là văn tự Bát Nhã. Có thể nói toàn bộ văn tự trong kinh điển của kinh Phật đều thuộc vào loại văn tự Bát Nhã.

 
kinh kim cang lược giảng 4


Biệt danh của nó rất nhiều, như trong kinh nói chân tánh, thực tướng, tự tánh, thanh tịnh tâm, Như Lai Tàng, như như, thực tế, nhất thừa, pháp tánh, thủ Lăng Nghiêm, trung đạo, tất cánh không,... Vì sao chỉ có một sự việc mà Phật phải nói ra rất nhiều danh tự như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo của Phật thuyết pháp. Phật dạy chúng ta, điều quan trọng nhất là muốn chúng ta phải thông hiểu nghĩa thú mà Phật thuyết pháp, không nên chấp trước trên danh tướng. Danh tướng chỉ là công cụ, phương tiện mà thôi. Vì thế Phật nói ra rất nhiều danh từ, để chúng ta từ trong danh tướng đó thể hội được nghĩa lý chân thực."
 
kinh kim cang lược giảng 5 min


Mục Lục
Chương Một: Giải Thích Tổng Quát Về Tên Kinh
Chương Hai: Dịch Giả – Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập Ở Đời Diêu Tần
Chương Ba: Biệt Giảng Văn Nghĩa
1. Pháp Hội Nhân Do (Nguyên Do Của Pháp Hội)
2. Thiện Hiện Khải Thỉnh
3. Ðại Thừa Chánh Tông

 
     

 

 Từ khóa: xuất bản
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây