094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH PHI ĐÀI TỤNG GIẢI - HT TUYÊN HÓA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH PHI ĐÀI TỤNG GIẢI - HT TUYÊN HÓA Giảng: HT Tuyên Hóa
Xuất Bản: Vạn Phật Thánh Thành
Dịch: Ban Phiên Dịch Kinh Điển
Năm Tái Bản: 2020
Số Trang: 209 Trang
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Hình Thức: Bìa Mềm
Độ Dày: 1,1cm
PDTG TUYÊN HÓA 100.000 đ Số lượng: 19 Quyển
  • BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH PHI ĐÀI TỤNG GIẢI - HT TUYÊN HÓA

  •  2877 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: PDTG
  • Giá bán: 100.000 đ

  • Giảng: HT Tuyên Hóa
    Xuất Bản: Vạn Phật Thánh Thành
    Dịch: Ban Phiên Dịch Kinh Điển
    Năm Tái Bản: 2020
    Số Trang: 209 Trang
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Độ Dày: 1,1cm


Số lượng
Lời Tựa:
“Phi Đài Tụng” trong “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải” do Lão Hòa Thượng trước tác trong năm đầu của thập niên 60, gồm mười lăm bài tụng, mỗi bài tám câu, mỗi câu gồm bảy chữ để giải thích Tâm Kinh. Ngài giảng Tâm Kinh và Phi Đài Tụng tại Phật Giáo Giảng Đường ở San Francisco từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 27 tháng 7 năm 1969. “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Giải” bao gồm ba phần: phần Kinh văn hay Chánh văn (của Tâm Kinh), phần kệ tụng giải thích phần Kinh văn, và phần giảng giải của Hòa Thượng cho cả phần Kinh văn và phần kệ tụng chung với nhau. Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát!
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ - Vạn Phật Thánh Thành


 
bát nhã ba la mật đa tâm kinh phi đài tụng giải 1 min


Trích “Bát Nhã Tâm Kinh (kinh văn & dịch nghĩa)”:
Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật, y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang – Phụng Chiếu Dịch)



 
bát nhã ba la mật đa tâm kinh phi đài tụng giải 2 min


Dịch Nghĩa:
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại thực hành thâm sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, soi thấy năm uẩn đều không, Ngài vượt thoát mọi khổ ách. Này Xá-lợi-tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức đều cũng như vậy. Này Xá-lợi-tử, tướng của mọi pháp là không, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm. Do đó trong cái không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết; không có khổ tập diệt đạo, không có trí, cũng không có chứng đắc.

Bởi không có chứng đắc, nên khi Bồ-đề-tát-đỏa nương theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không bị chướng ngại. Bởi không bị chướng ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, đạt tới cứu cánh Niết-bàn. Ba đời chư Phật, nương theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu tam bồ-đề. Vậy phải nên biết rằng, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là linh chú đại thần, là linh chú đại minh, là linh chú vô thượng, là linh chú tuyệt đỉnh, có khả năng tiêu trừ, mọi thứ khổ ách, chân thật chẳng hư dối. Do đó nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tức nói chú rằng: Yết đế yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.



 
bát nhã ba la mật đa tâm kinh phi đài tụng giải 3


Giải Thích Tổng Quát: Đề Mục Kinh
Có bảy lối lập đề (thất chủng lập đề) cho ba tạng và 12 bộ kinh do Phật thuyết giảng.

1. Đơn nhân lập đề. Sao là đơn nhân lập đề? Tỷ như kinh Phật Thuyết kinh A-di-đà mà Phật là một người, và A-di-đà cũng là một người, nên gọi là đơn nhân (lấy tên một người) lập đề (đặt tên kinh).

2. Đơn pháp lập đề. Như kinh Niết Bàn là chỉ cho tướng pháp. Danh từ Niết Bàn là ám chỉ pháp nên được dùng cho tên kinh.

3. Đơn dụ lập đề. Là chuyên lấy thí dụ làm đề mục, như kinh Phạm Võng. Ở đây chỉ có một tỷ dụ đơn độc, ở là thí dụ cho gì? Vì nội dung kinh Phạm Võng vốn thuyết về giới luật mà giới luật thì được ví như một màng lưới (“võng” nghĩa là lưới) treo trước điện của vua Đại Phạm Thiên (Phạm tức Phạm thiên). Màng lưới này, coi như một vật trang trí, Có hình ống tròn, khắp xung quanh là những lỗ thủng. Tại mỗi lỗ thủng của màng lưới có gắn một viên ngọc quý và trên mặt các ngọc quý đó có lỗ hổng xuyên vào nên ngọc quý phát ra ánh sáng xuyên qua các lỗ hổng với nhau. Do đó ánh sáng của viên ngọc này chiếu qua viên ngọc kia, ánh sáng viên ngọc kia phản chiếu lại viên ngọc này, cứ như vậy toàn bộ ngọc quý chiếu sáng lẫn nhau. Đây cũng như ánh sáng của quý vị chiếu qua tôi, ánh sáng của tôi chiếu qua quý vị, ánh sáng giao nhau mà không hề đối nghịch nhau. Cho nên chẳng thể nói rằng, ánh sáng của quý vị không được chiếu qua tôi, hoặc ánh sáng của tôi không thể chiếu qua quý vị - không có chuyện như vậy.

Nói cách khác, giới luật cũng giống như các ánh sáng của các viên ngọc bảo quý chiếu sáng lẫn nhau. Nếu quý vị tuân thủ điều giới này tức quý vị có một tia sáng phát ra, khi quý vị tuân thủ điều giới kia thì cũng lại Có một tia sáng phát ra. Tất cả mỗi 10 điều giới trọng với mỗi 48 điều giới khinh, đều cũng sẽ phát ra các tia giới sáng, giống như ngọc quý trên màng lưới ở cung trời vua Phạm Thiên vậy! Tại sao mỗi lỗ thủng của màng lưới lại được gắn ngọc quý như thế? Vì màng lưới này vốn dụ cho giới của Bồ Tát. Đây nói trước khi chúng ta thọ và trì giới Bồ Tát thì nó vốn là những lỗ thủng. Sao biết được, đó là lỗ thủng?



 
bát nhã ba la mật đa tâm kinh phi đài tụng giải 4 min


Vì nó bị lọt hay bị rỉ, rịn chảy ra, cũng gọi là “lậu.” Nếu các vị tuân thủ giới thì chỗ đó sẽ là viên ngọc quý chiếu sáng, còn như phạm giới thì chỗ đó có lỗ thủng. Các tia sáng chiếu qua chiếu lại, lỗ lỗ tương thông phát sáng là dụ cho Phật Pháp. Tâm của Phật, cùng với tâm của chúng sanh và của hàng Bồ-tát cũng phản ảnh qua lại với nhau. Phật sở dĩ thành Phật là do Ngài giữ giới tu hành. Bồ-tát cũng do giữ giới mới được thành Phật và chúng sanh nếu muốn thành Phật thì cũng phải từ chỗ giữ giới mà tu. Điều này biểu thị sự biến hóa vô cùng tận. Do đó màng lưới được đưa ra làm thí dụ để đặt cho tên kinh, tức là kinh Phạm Võng. Ba loại đề mục vừa kể có tính cách đơn độc, chỉ lấy một món để đặt tên kinh nên gọi là đơn tam.

4. Nhân pháp lập đề. Thí dụ như kinh Văn Thù Vấn Bát-nhã, mà Văn-thù là người và Bát-nhã là pháp, là tướng của pháp. Lối này là lấy tên người (nhân) và tên pháp để làm đề mục kinh.

5. Nhân dụ lập đề. Như kinh Như Lai Sư Tử Hống, Như-lai là người, Sư-tử hống là một thí dụ, nghĩa là Phật thuyết pháp ví như tiếng rống của loài Sư-tử. Sở dĩ cho thí dụ như vậy vì có câu nói: “Sư tử nhất hống, bách thú giai cụ.” Nghĩa là Sư-tử rống lên thì muôn thú đều sợ hãi.

6. Pháp du lập đề. Là trường hợp của bộ Kinh này. Vì “Bát-nhã Ba-la-mật-da” là pháp với “tâm” là dụ, cho nên kinh này lấy tên pháp và dụ để làm đề mục kinh. Ba loại đề mục trên, gọi là phức tạm. Sao gọi phức tam? Phức là trùng phức (kép) cũng là hai loại ghép lại với nhau, cũng có thể nói là trùng tam.

7. Nhấn pháp dự lập đề. Lối lập đề này gồm đầy đủ cả ba món: người, pháp và dụ, như kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. “Đại Phương Quảng” là pháp, “Phật” là người, và “Hoa Nghiêm” là dụ tức biểu thị cho sự lấy hoa của vạn hạnh làm nhân để trang nghiêm cho cái quả đức vô thượng. Đại phương quảng là cái thể của pháp, còn Hoa Nghiêm biểu thị cho cái dụng. Nghĩa của Đại Phương Quảng là rộng lớn, như đức Phật đã tu pháp Đại Phương Quảng này để thành Phật. Nhân (hoa) của vạn hạnh tức là lấy hoa làm nhân trong pháp tu lục độ vạn hạnh; quả đức vô thượng là chỉ cho đức hạnh của quả vị Phật. Đây Có nghĩa là dùng vạn hạnh gieo nhân, làm hoa để trang nghiêm cho đức hạnh Phật quả - một quả vị vô thượng. Trên là giảng về bảy lối đặt tên kinh…


 
bát nhã ba la mật đa tâm kinh phi đài tụng giải 5 min



Mục Lục:
Kinh Văn
Hoa Văn
Anh Văn
Hán Văn & Dịch Nghĩa
Phần Một
  • Giải Thích Tổng Quát
  1. Đề Mục Kinh
  2. Người Phiên Dịch
Phần Hai
  • Biệt Giải Văn Nghĩa
  • Quán Tự Tại Bồ Tát
  • Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không
  • Xá Lợi Tử
  • Sắc Bất Dị Không, … Không Tức Thị Sắc
  • Thọ Tưởng Hành Thức, … Bất Tăng Bất Giảm
  • Vô Trí Diệc Vô Đắc
  • Dĩ Vô Sở Đắc Cố, … Tâm Vô Quái Ngại
  • Cố Tri Bát-Nhã Ba-La … Chân Thiệt Bất Hư
  • Cố Thuyết Bát-Nhã … Bồ Đề Tát Bà Ha
  • Sơ Lược Về Hòa Thượng Tuyên Hóa
  • Giới Thiệu Kinh Sách
 
thông tin cuối bài viết 2
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây