094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI - HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI - HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA Giảng: Hòa Thượng Tuyên Hóa
Dịch: Thích Nhuận Châu
Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 14x20cm
Năm Xuất Bản: 2020
Trọn Bộ: 9 Quyển – 10 Tập
LNGG TUYÊN HÓA 650.000 đ Số lượng: 100 Bộ
  • KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI - HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

  •  2695 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: LNGG
  • Giá bán: 650.000 đ

  • Giảng: Hòa Thượng Tuyên Hóa
    Dịch: Thích Nhuận Châu
    Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 14x20cm
    Năm Xuất Bản: 2020
    Trọn Bộ: 9 Quyển – 10 Tập


Số lượng
Bài Tựa 1
Trong Phật giáo có rất nhiều bản kinh quan trọng, nhưng quan trọng nhất là Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Nếu nơi nào có Kinh Thủ Lăng Nghiêm đang được lưu hành, có nghĩa là chánh pháp đang còn ở thể gian. Nếu không còn kinh Thủ-lăng-nghiêm nữa, có nghĩa đã đến thời mạt pháp. Do vậy, người Phật tử chúng ta, mỗi người cũng như tất cả, phải đem hết sức lực, đem hết tâm huyết, đem hết mồ hôi nước mắt để giữ gìn kinh Thủ lăng nghiêm. Trong kinh Pháp Diệt Tận có nói rất rõ ràng: “Vào thời mạt pháp kinh Thủ lăng nghiêm bị hoại diệt trước hết, sau đó, các kinh khác dần dần biến mất.

 
kinh thủ lăng nghiêm giảng giải 1 min


Nếu như kinh Thủ-lăng-nghiêm không bị biến mất thì thời kỳ chánh pháp vẫn còn tồn tại. Do đó hàng Phật tử chúng ta phải đem tất cả tính mạng để hộ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm, phải đem hết tâm huyết để thọ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm, phải đem hết hạnh nguyện để hộ trì kinh Thủ-lăng-nghiêm làm cho kinh Thủ-lăng-nghiêm mãi mãi tồn tại ở thế gian, xiển dương sâu rộng khắp nơi, lưu truyền đến mọi ngóc ngách ở trên thế gian, cho đến từng hạt vi trần, khắp tận hư không pháp giới. Nếu chúng ta làm được như vậy thì nay vẫn còn thời chánh pháp đang tỏa chiếu ánh sáng đại quang minh.

Tại sao lại nói kinh Thủ-lăng-nghiêm bị tiêu hủy trước tiên? Vì một điều quá chân thực, kinh Thủ lăng nghiêm là chân thân của đức Phật, kinh Thủ lăng nghiêm là xá-lợi của đức Phật, kinh Thủ lăng nghiêm là tháp miếu chân thực của đức Phật. Do vì đạo lý trong kinh Thủ-lăng-nghiêm quá chân thực, nên toàn thể ma vương đều dùng mọi cách để phá hủy kinh Thủ lăng nghiêm. Họ bắt đầu đưa ra những lời đồn đại, xuyên tạc, cho rằng kinh Thủ-lăng-nghiêm là giả mạo. Vì sao thiên ma ngoại đạo cho rằng kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo? Vì kinh Thủ-lăng-nghiêm nói quá chính xác, đặc biệt là phần nói về Bốn lời khai thị về bản tánh thanh tịnh sáng suốt (Tứ chủng thanh tịnh minh hối), phần Hai mươi lăm vị Thánh nói về pháp tu chứng viên thông, và phần Năm mươi tướng trạng ấm ma. Ngoại đạo tà giáo, yêu ma quỷ quái không thể nào chịu nổi giáo lý này, nên họ kéo theo rất nhiều người thiếu hiểu biết tuyên bố rằng kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo.

Những đạo lý được đề xuất trong kinh Thủ lăng nghiêm, một mặt đúng là chánh pháp, mặt khác lại phù hợp với đạo lý, nên bọn tà ma, quỷ quái, bàng môn ngoại đạo không thể ẩn dấu tung tích được. Một số người thiếu ý thức, cụ thể là những học giả kém thông thái, những giáo sư chuyên thu thập kiến thức tạp nham “chuyên đuổi mồi bắt bóng”, với sự hiểu biết cực kỳ hẹp hòi và hạn chế, họ hoàn toàn bị mê muội và nhầm lẫn, họ không có được sự uyên bác thực sự và không có trí tuệ chân thực, thế nên họ phê phán một cách hồ đồ.

 
kinh thủ lăng nghiêm giảng giải 2 min


Chúng ta là những người tu học Phật pháp, nên nhận thức sâu sắc về những trường hợp này, do đó bất kỳ đi đâu chúng ta cũng phải xiển dương kinh Thủ lăng nghiêm. Bất kỳ đi đâu chúng ta cũng nên truyền bá kinh Thủ-lăng-nghiêm. Bất kỳ đến đâu chúng ta cũng giới thiệu kinh Thủ-lăng-nghiêm cho mọi người. Sao vậy? Vì chúng ta muốn làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian. Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là ngụy tạo, tôi xin có cam đoan này với quý vị: Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là chân thực thì dĩ nhiên chẳng có vấn đề gì, còn nếu kinh Thủ-lăng- nghiêm là ngụy tạo, thì tôi nguyện rằng tôi là kẻ trước tiên đọa vào Vô gián địa ngục, vì tôi không nhận thức được Phật pháp, nhận vọng làm chân.

Còn nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm là chân thực, thì tôi nguyện đời đời kiếp kiếp truyền bá đại pháp Thủ-lăng-nghiêm, nghĩa là mọi nơi mọi lúc tôi sẽ xiễn dương đạo lý chân thật của kinh Thủ-lăng-nghiêm. Mọi người nên chú tâm vào điểm này. Nếu kinh Thủ-lăng-nghiêm không do từ kim khẩu Đức Phật nói ra, thì chẳng còn một ai có thể giảng nói được, chẳng còn một người nào khác có thể nói được một giáo lý chính xác như kinh Thủ-lăng-nghiêm. Vì thế tôi hy vọng rằng những người thiếu ý thức đã có các suy nghĩ sai lầm này, sớm thức tỉnh, dừng lại việc tạo ra cái nhân sai lạc, sẽ chiêu cảm quả báo ở địa ngục Bạt thiệt bất luận học giả đó là ai, bất luận những nhà nghiên cứu Phật pháp ở bất cứ quốc gia nào, tất cả nên nhanh chóng sửa đổi cách nhìn, nhận ra lỗi lầm của mình và tìm cách điều chỉnh. Chẳng có việc thiện nào lớn lao hơn thế nữa. Tôi chắc rằng khi tất cả mọi người đều đọc kinh Thủ lăng nghiêm, mọi người đều nghe giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm, mọi người đều tham cứu kinh Thủ-lăng- nghiêm, thì tất cả đều sẽ chóng thành Phật đạo.
Pháp Sư Kim Sơn Sa-Môn Tam Tạng - Thích Tuyên Hóa
Bản dịch tiếng Anh: Tỷ-khưu ni HENG HSIEN


 
kinh thủ lăng nghiêm giảng giải 3



Bài Tựa 2: Đức Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận
Như thật tôi nghe, một thời đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính quy y và đảnh lễ. Thế tôn an trú trong định, ngài không nói một lời và hào quang không còn xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi: “Bạch Thế tôn, từ trước đến nay bất kỳ khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng từ oai nghi của Thế tôn tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó đức Phật mới bảo A-nan: “Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, nó sẽ xuyên tạc và phá hoại giáo pháp của ta. Nó mặc y phục của hàng cư sĩ, ưa thích y phục đẹp đẽ và giới y thì may bằng loại vải có màu sặc sỡ. Nó uống rượu, ăn thịt, giết hại các sinh vật khác và tham đắm thọ hưởng cao lương mỹ vị. Nó không có lòng từ bi và thường mang lòng sân hận, đố kỵ lẫn nhau.

“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính và siêng năng tu tập tịnh giới, các vị này sẽ được mọi người kính trọng. Lời dạy của họ rất hoàn hảo và bình đẳng, những người tu đạo này thường cứu giúp những người nghèo, lưu tâm đến những người già yếu, và họ thường cứu giúp và khuyên giải cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn vào mọi lúc. Họ thường khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh pháp và quán tưởng đến đức Phật. Họ thường làm các việc lành, tâm kiên định, đầy lòng từ bi và không bao giờ nhiễu hại kẻ khác. Họ thường không ích kỷ mà thường nhẫn nhục, nhu nhuyến, từ bi và hòa ái”.

“Nếu những vị này hiện hữu, thì các loại tỷ-khưu tà ma này sẽ ganh ghét họ, ma quỷ sẽ quấy rối, phỉ báng họ, đánh đuổi họ ra khỏi trụ xứ và hạ nhục họ, nó đánh đuổi các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo thanh tịnh, các tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Thay vì phải chăm sóc và bảo trì già lam khỏi trôi vào hoang phế và lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam lợi dưỡng và tích chứa vô số của cải, khước từ việc chia sẻ cho người khác, hoặc sử dụng tài sản vào việc tu tạo phước đức”.

“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ mua và mướn nô lệ để cày ruộng, chặt cây và đốt phá rừng núi, sát hại các sinh vật mà không cảm thấy một chút thương xót. Những nam nô lệ này sẽ trở thành các tỷ-khưu tăng và nữ nô lệ thành tỷ-khưu ni hoàn toàn không có đạo hạnh, điên cuồng đắm mình trong dâm loạn. Trong sự mê muội dơ bẩn ấy, họ không thể nào phân biệt được đàn ông, đàn bà ở trong tu viện. Từ sự việc này, chánh đạo bị suy yếu dần, những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của Như Lai, muốn làm sa-môn nhưng không chịu quán sát và thực hành luân lý đạo đức. Giới luật vẫn được tụng đọc hai lần mỗi tháng, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn đọc toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của nó. Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn nhiều người tụng kinh, nhưng họ lại không biết đọc. Tuy thế, những người vô tư cách vẫn khăng khăng cho họ là đúng đắn, đầy tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn. Những người này thấy mình nổi tiếng và đầy danh vọng. Nó bày đặt phong cách tao nhã để mong thu hút nhiều của cúng dường từ mọi người. Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải chịu khổ và tái sinh liên tục trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm vô vàn nỗi thống khổ khi họ phải trải qua cảnh giới như thế trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi đã thanh toán các chướng nạn xong, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi Tam bảo chưa được lưu hành”.

 
kinh thủ lăng nghiêm giảng giải 4 min


“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và họ dành nhiều thời gian để làm việc thiện. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp nữa. Những vị sa-môn chân chính sẽ bị họ xem như cọc cây khô và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm loại ngũ cốc không có để thu hoạch (mất mùa, đói kém). Các bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Số đông dân chúng phải làm việc quần quật khổ sai, trong khi các quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không ai màng đến đạo lý. Mặt khác, dân số gia tăng còn nhiều hơn cả cát trên bờ đại dương, nhưng khó tìm thấy người có thiện tâm, hầu như chỉ có được một hoặc hai người”.

“Khi kiếp giảm đến gần, vòng quay của mặt trăng và mặt trời trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người thu ngắn lại. Tóc của người trở nên bạc vào lúc bốn mươi tuổi vì họ tham đắm trong dâm dục, họ mau bị cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết vào lúc còn rất trẻ, thường là trước 50 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống của nữ giới tăng đến 70, 90 hay đến 100 tuổi”.

“Những dòng sông lớn sẽ phát sinh dòng chảy bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con người không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều dĩ nhiên. Người thuộc các chủng tộc bị lai tạp nhau một cách ngẫu nhiên, họ không còn tôn trọng danh dự và trung đạo nữa. Họ sẽ bị xoay vần, chìm đắm và trôi nổi như những sinh vật được thuần dưỡng”.

“Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán không còn cùng tu tập với nhau trong một hội chúng chưa từng có như trước nữa, vì họ đều bị ma quỷ quấy rối. Họ không còn cộng trú trong tăng đoàn, nhưng giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an tịnh, an lạc và trường viễn. Chư thiên sẽ bảo hộ cho họ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội' sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn bị lãng quên, giới y của sa-môn bị biến thành màu trắng”.

 
kinh thủ lăng nghiêm giảng giải 5


“Khi giáo pháp của Như Lai sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng tia sáng hưng thịnh như thế rồi suy tàn, sau thời kỳ này khó nói được điều gì chắc chắn sẽ xảy ra. Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Phật Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Ma khí sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, vụ mùa sẽ được bội thu, cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao to đến hơn 24 mét, tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, khó có thể tính đếm được bao nhiêu chúng sanh đạt được sự giác ngộ giải thoát”.

Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật: “Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?” Đức Phật bảo: “Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được”. Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.
Trích từ sao lục của Seng Yu
Bản dịch Hán văn: Vô danh
Bản dịch Anh ngữ: Tỷ-khưu Thích Hằng Thật (Vạn Phật Thánh Thành - Mỹ Quốc)
Bản dịch Việt ngữ: Thích Nhuận Châu (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)


 
kinh thủ lăng nghiêm giảng giải 6


Trích “Giải Thích Tổng Quát Đề Kinh”:
“Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhơn Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ-lăng-nghiêm” là tên của bộ kinh này. ĐẠI nghĩa là to lớn. Đề cập đến bốn khía cạnh lớn lao của kinh:
1-Nguyên nhân (nhân)
2- Nghĩa lý (lý).
3- Tu tập hành trì (hạnh).
4 - Kết quả (quả).

Nguyên nhân lớn lao chính là mật nhân. Nhân này hoàn toàn khác với những nguyên nhân bình thường mà hàng phàm phu không thể nào hiểu được, hàng ngoại đạo không thể nào hiểu được, và hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác chưa giác ngộ được. Cho nên nguyên nhân ra đời của bộ kinh này rất lớn. Nghĩa lý siêu việt của kinh to lớn chính là liễu nghĩa. Đây là chỗ rốt ráo của người tu đạo, dẫn đến sự chứng ngộ. Hạnh tu tập to lớn vì bao gồm vô số công hạnh của hàng bồ-tát. Kết quả to lớn là đại định Thủ-lăng-nghiêm, Do bốn phương diện này nên đề kinh được mở đầu bằng tiếng Hán là Đại; nghĩa là to lớn, siêu việt.

PHẬT: tiếng Phạn là Buddha. Phiên âm sang tiếng Trung Hoa là Phật-đà-da, gọi tắt là Phật. Nhiều người cứ nghĩ rằng chữ Phật là tiếng Hán chuyển ngữ, phát xuất từ chữ Buddha, nhưng thực ra đó chỉ là âm đầu của toàn bộ tiếng phiên âm từ chữ Buddha mà thôi. Buddha nghĩa là giác ngộ, tỉnh thức. Có ba hình thức giác ngộ: tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Đức Phật là người tự mình giác ngộ. Trạng thái giác ngộ ấy khác xa với trạng thái hiện thời của người phàm phu, là kẻ chưa được giác ngộ. Tự mình giác ngộ chưa đủ, mà còn phải giúp cho kẻ khác được giác ngộ. Việc giác ngộ người khác có nghĩa là tìm một phương pháp để giúp cho họ được giác ngộ.

Giữa tự giác và giúp cho người khác được giác ngộ phải trải qua rất nhiều giai đoạn và có nhiều trình độ khác nhau. Giác ngộ có hai trường hợp: đại ngộ và tiểu ngộ. Tiểu ngộ là giác ngộ chưa được hoàn toàn. Đại ngộ là giác ngộ hoàn toàn. Đức Phật đã tự tu tập và giác ngộ hoàn toàn và Ngài còn giúp cho người khác được giác ngộ. Đức Phật là người đã có đầy đủ ba phương diện giác ngộ nên Ngài được gọi là người có vạn đức trang nghiêm.
Tam giác viên, vạn đức bị.”
(Khi ba phương diện giác ngộ đã được viên mãn thì có đầy đủ muôn vạn công đức trang nghiêm, nên được gọi là Phật).

Có người tự hỏi tại sao ta lại tin vào Đức Phật. Do vì chính chúng ta xưa nay vốn là phật rồi. Chẳng qua hiện nay chúng ta bị mê mờ, không thể chứng được quả vị Phật. Do đâu mà nói chúng sinh xưa nay vốn là phật? Chính là do Đức Phật đã từng nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.. nhưng chỉ do vọng tưởng, chấp trước nên không thể chứng đắc được”. Vọng tưởng đã đưa con người chúng ta từ Đông sang Tây, rồi đưa từ Nam sang Bắc; đưa ta từ dưới đất lên trên trời; vọng tưởng ấy bỗng chốc đưa ta lên thiên đàng, bỗng chốc đưa ta xuống địa ngục. Nó đưa ta đến những nơi bất khả tư nghĩ và không thể suy lường được. Quý vị có biết mình có khởi lên bao nhiêu vọng tưởng trong một ngày không? Nếu quý vị biết thì mình trở thành bồ-tát. Còn nếu không biết thì mình vẫn là phàm phu.

Con người trở nên chấp trước vào sự sở hữu, thường xuyên lập nên sự phân biệt về “tôi” và “cái của tôi.” Họ không thể dẹp sang một bên sự sở hữu những của cải vật chất hay sự hưởng thụ thú vui tinh thần. “Đó là máy bay của tôi”, “Đây là chiếc xe của tôi, bạn biết không nó thuộc về model mới nhất.” Bất luận khi người ta sở hữu một vật gì, thì đều bị dính mắc vào vật ấy. Đàn ông có sự dính mắc của đàn ông, phụ nữ có sự chấp trước của phụ nữ. Người lương thiện có sự chấp trước của người lương thiện. Kẻ xấu ác có sự chìm đắm của kẻ xấu ác.

Bất luận những chấp trước ấy thuộc loại gì người ta cũng khó lòng xả bỏ được nó. Họ chiếm đoạt rồi níu giữ, kiến trì bám riết lấy nó. Càng lúc càng trở nên cố chấp hơn. Tiến trình này vô tận vô biên. Những khoái lạc như thức ăn ngon, nhà cửa tiện nghi, những món giải trí hấp dẫn và những thứ thường được xem như là lợi nhuận. Những thứ này không bền vững trường cửu như nó đang hiện hữu. Mặc dù quý vị chưa nhận ra điều ấy. Nhưng đó chỉ là sự tham đắm dục lạc làm chướng ngại việc chứng đạt Phật tánh của quý vị mà thôi. Nên Đức Phật đã dạy: “Chỉ vì vọng tưởng, chấp trước mà chúng sinh không thể nhận ra được Phật tánh”.

Trong kinh Thủ-lăng-nghiêm, Đức Phật dạy: “Cuồng tâm đốn yết, yết tức bồ-đề”. Nghĩa là: “Khi tâm cuồng chợt dừng hẳn thì ngay lúc ấy là giác ngộ”. Tâm cuồng được giải thích là tâm ích kỷ giả dối, là tâm ưa thích địa vị trong xã hội, là tâm đầy dẫy những hy vọng hão huyền vô ích, là tâm khinh thường người khác nên không nhìn thấy được những thành quả và sự thông minh của họ. Ngay cả như có người được xem tương tự như loài bát quái cũng sẽ tự cho mình là đẹp lắm. Nên những loại cố chấp lớn lao này sẽ không sinh khởi nữa khi tâm cuồng si kia dừng hẳn. Chỗ dừng đó chính là bồ-đề. Bồ-đề là gì? Là giác ngộ được đạo, là khai ngộ. Từ đây, việc thành Phật không còn xa nữa. Nếu quý vị có thể làm cho tâm cuồng của mình dừng bặt, nghĩa là quý vị đã có công phu rất tốt rồi…


 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây