TẬP CHÉP KINHNhà Xuất Bản: Đồng Nai Số Trang: 199 Trang Bìa: Mềm – Có Tay Gập Khổ Sách: 15,5x23cm Năm Xuất Bản: 2022 Độ Dày: 1,3cmTCK1VỞ CHÉP KINH - HỒNG DANH50.000đSố lượng: 98 Quyển
Ý Nghĩa Của Việc Chép Kinh Ngày nay, mặc dù kinh điển đã được in ấn dễ dàng, nhưng việc phát tâm chép kinh vẫn mang lại nhiều lợi lạc. Chép kinh không chỉ ôn lại những bài học cao quý từ Đức Phật để chuyển hóa thân tâm, mà còn phần nào nhắc nhở chúng ta nhớ ơn những hy sinh của những bậc tiền bối. Khi bàn tay nắn nót từng con chữ, chúng ta được dịp đọc lại kỹ hơn và thẩm thấu sâu hơn những lời dạy cao quý của Đức Thế Tôn. Khi tâm hồn lắng đọng vào từng lời kinh, chúng ta có thể buông bỏ những ưu tư, phiền muộn, khổ đau... để chuyển hóa theo lời Phật dạy.
Công đức quý báu từ việc chép kinh sẽ giúp mỗi người chuyển hóa thân tâm. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể chép kinh cầu bình an cho ông bà, cha mẹ, người thân, bạn bè... mong mỏi những điều tốt lành sẽ đến với họ trong cuộc sống. Với lòng từ bi của người con Phật, chúng ta không chỉ chép kinh cầu bình an cho bản thân và gia đình. Tiến thêm một bước nữa, Phật tử còn gửi vào những lời kinh ý pháp cao quý ấy những tâm nguyện tốt lành đến tất cả chúng sanh đang chịu đọa đày trong các cõi luân hồi.
Lưu Ý Khi Chép Kinh Khi chuẩn bị chép kinh, Phật tử có thể lựa chọn nhiều tác phẩm kinh điển để biên chép tùy theo tâm nguyện của mình. Đơn giản nhất là chúng ta lựa chọn các kinh điển quen thuộc với tông môn, pháp phái, đạo tràng mà mình thường xuyên hành trì. Bắt tay vào chép kinh, ý nghĩa quan trọng nhất cần nhớ là thấm sâu những lời dạy của Đức Phật. Do đó, Phật tử nên lựa chọn những bản kinh gần gũi với mình, để dễ thâm nhập vào từng ý pháp. Đồng thời, chúng ta cũng nên tránh lựa chọn những bản kinh quá cao siêu so với trình độ hiểu biết của mình.
Đức Phật dạy: “Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Có hiểu giáo pháp mới dễ dàng thực hành, có thực hành mới dễ dàng chia sẻ đến mọi người, từ đó đem lại lợi lạc cho xã hội. Nếu chúng ta chỉ chép kinh một cách máy móc mà không hiểu ý kinh, thì việc chép kinh không mang lại ý nghĩa lớn. Tuy vậy Phật tử cần lưu ý, chép kinh không có nghĩa là hình thức “mua chuộc” thần thánh để đổi lấy những lợi lạc. Trái lại, mỗi người cần phải thực hiện công việc này với tâm chí thành, sự tôn kính, lòng từ bi...
Qua việc chép kinh, người nhiệt tâm hướng về đạo pháp có thể thu hoạch một niềm vui tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những hạnh phúc trên thế gian. Từ đó, chúng ta nguyện học hỏi và lan tỏa giáo pháp từ những trang kinh mà mình biên chép. Không chỉ chép kinh mà đây còn là một phương pháp học lời Phật dạy. Tóm lại, bên cạnh việc giữ giới, hành thiện, sám hối... Phật tử có thể dành thời gian chép kinh cầu bình an cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Càng ý nghĩa hơn nếu chúng ta khuyến khích người thân và bạn bè cùng tham gia chép kinh cầu bình an cho các chúng sanh và toàn thế giới. Hãy cùng nhau thong thả, từ tốn, chậm rãi với những trang kinh để đón nhận ánh sáng trí tuệ nhiệm mầu! Theo trang Pháp An
Hướng Dẫn Chép Kinh I: Trước Khi Chép Kinh - Dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa, thư phòng gọn gàng, sạch sẽ. - Tắt điện thoại, hoặc để chế độ im lặng. - Vệ sinh đại tiểu tiện trước, tránh trong lúc chép Kinh không phóng hơi xú uế và bứt dứt nén chịu. Nếu đang chép mà muốn xả hơi, buồn một thì phải tạm thời xá Kinh, đi ra bên ngoài xả. Khi hơi đã hết, thân đã tịnh thì mới vào chép tiếp. - Rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ, đánh răng (hoặc súc miệng). Trong khi chép không được dùng tay gãi ngứa nơi thân, hoặc ngoáy mũi, khạc nhổ…nếu có hắt hơi phải dùng che tay miệng quay mặt ra hướng khác. - Trang phục: Quần áo sạch sẽ, gọn gàng, chỉnh tề. Không mặc quần đùi, quần ngang gối, áo sát nách, áo trễ cổ, váy ngắn. Với người Phật tử thuận duyên nên mặc áo tràng. - Vệ sinh mặt bàn sạch sẽ. Những dụng cụ dùng để chép Kinh như: Bút viết, bút xóa, thước kẻ thì chỉ được dùng chép Kinh, không được dùng vào việc khác. - Ngồi chép Kinh tư thế ngay thẳng, đoan nghiêm như đang đối trước Phật.
II. Trong Khi Chép Kinh Nếu gia đình có ban thờ Phật thì thay nước, dâng hương, đảnh lễ, cung kính nguyện cầu Chư Phật, chư Bồ tát, chư Hộ Pháp Thiện Thần, Thiên Long Bát Bộ, đức Địa Tạng Vương Bồ Tát từ bi gia hộ cho tâm nguyện chép Kinh được thành tựu. Trường hợp gia đình nào không có ban thờ Phật, hoặc tranh thủ thời gian làm việc ở cơ quan thì có thể hướng mặt về hướng Tây chắp tay cung kính khẩn nguyện, hoặc ngồi ngay ngắn trước Kinh cung kính như đang đối trước chư Phật. Tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện mà uyển chuyển cho phù hợp.
- Chắp tay cung kính niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật" 10 câu, xá Kinh, rồi dùng bút viết. - Tâm ý chuyên chủ vào việc chép Kinh, không nên nghĩ tưởng đến những việc khác hoặc chuyện thể tục. - Cẩn trọng viết chép chính xác từng câu từng chữ, viết nắn nót hết khả năng có thể, miệng đọc rõ lời Kinh, tâm ý tập trung suy nghiệm nghĩa lý Kinh. Đọc đến đâu chép đến đó. Chép xong 1 đoạn thì lại đọc lại 1 lần xem đã chuẩn chưa? Có lỗi chính tả hay không? Như vậy, trong lúc chép Kinh 3 nghiệp Thân – Khẩu – Ý đều được thanh tịnh. Thân chép kinh, miệng đọc lời kinh, Ý thâm nhập chuyên chủ nghĩa kinh. Với những người chữ xấu không nên e ngại rụt rè, khi chép Kinh đến lúc thân tâm an tịnh thì chữ viết tự nhiên tròn đẩy, đẹp đẽ. - Khi viết sai chính tả hoặc nhầm câu sai chữ, dùng bút xóa xóa đi rồi viết lại. Nếu phát hiện trong Kinh mẫu có chữ nào sai chính tả, có thể tự sửa lại cho đúng. Vì một số bản Kinh mẫu có bị sai một số chữ. - Khi chép Kinh, không nên cười đùa, trêu chọc, nói chuyện với người khác. - Không vừa chép, vừa gọi điện thoại hay lướt các trang mạng xã hội: như Facebook, zalo, v.v… hoặc làm các việc riêng. - Đang chép mà có khách, hay bận việc đột xuất phải xá Kinh gấp lại. - Không được chép Kinh vội vàng cho xong. Càng không nên chép lấy lệ, chép lấy thành tích. Chép từ từ bao giờ xong thì xong!
III. Sau Khi Chép Kinh - Xá Kinh ngang trấn. Chắp tay cung kính niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật” 10 câu - Lưu ý: Không được đề Kinh sách lẫn lộn với các sách thể tục khác. Kinh Đại Thừa phải để trên Kinh Tiểu Thừa - Kinh mẫu và Vờ khi chép xong phải để nơi gọn gàng, sạch sẽ, cao ráo. Cất vào tủ, hoặc để lên ban thờ, giá sách. - Nếu để Kinh trên kệ thì dùng 1 tấm vải (tốt nhất là màu vàng) che phủ Kinh —bảo vệ Kinh khỏi bụi bặm, phẩn uế. Khi chép xong toàn bộ cuốn Kinh phải đọc lại ít nhất 3 lần chậm rãi từng câu, từng chữ một để kiểm tra xem có sai xót chính tả, thiếu xót câu từ gì không. Được như vậy thì công đức chép Kinh mới thực sự viên mãn.