Về mặt cấu tạo, mặc dù trong ngôn ngữ nhiều nước, pha lê và thủy tinh đều sử dụng bởi các danh từ khác nhau ( pha lê - thủy tinh, crystal - glass, ... ) nhưng về mặt khoa học vật liệu, chúng đều có thành phần chính là oxit silic SiO2 nên đều là thủy tinh cả. Sự khác nhau là khi nấu thủy tinh thường từ silicat SiO2, soda NaCo3, đá vôi CaCo3, và cho thêm một vài muối để tạo mầu, còn khi nấu pha lê thì cho thêm ô xít chì PbO . Nói cách khác , pha lê chính là thủy tinh chì !
Do có thêm chì o xít vào thủy tinh mà pha lê nặng hơn hẳn và âm ngân vang hơn hẳn.
Trước đây, khi chưa biết cách nấu thủy tinh, người ta chỉ thu thập được trong tự nhiên các hạt thủy tinh và pha lê tự nhiên, do thấy quang tính, cơ tính khác nhau nên tên gọi khác nhau.Pha lê thủy tinh không phải là cách gọi nhập nhèm giữa pha lê và thủy tinh. Thay vì sử dụng ô xít chì, người ta dùng ô xít bari BrO tức baria. Pha lê thủy tinh là một tên gọi riêng của vật liệu có quang tính, cơ tính gần giống với pha lê ( tức thủy tinh chì ), độ trong suốt và sự lấp lánh của các vật phẩm từ pha lê thủy tinh rất giống với pha lê, tuy nhiên hơi nhẹ hơn một chút ( nhưng vẫn nặng hơn hẳn so với thủy tinh).
Tháp xá lợi làm từ pha lê thủy tinh có các tính chất độ trong, sự tán xạ, và độ nặng như pha lê nhưng an toàn hơn
Pha lê thủy tinh thay thế Bari để chế tạo chứ không dùng chì để chống nhiễm độc khi tiếp xúc. Về lý thuyết thì Chì trong pha lê không tan ra được nhưng đấy là khi nấu rất đều, còn trong công nghệ không thể tránh khỏi có những khu vực có dư lượng chì trong pha lê, do đó dùng pha lê chì để làm các vật phẩm, đặc biệt liên quan đến đồ dùng ăn uống đều không nên.
Pha lê thủy tinh được chế tạo để an toàn hơn cho con người mà con người vẫn được sử dụng các đặc tính lôi cuốn của pha lê
Tác giả bài viết: Nguyễn Thái Hà
Nguồn tin: Tổng hợp từ internet
Những tin mới hơn