094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TƯỢNG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT VẼ VÀNG 24K TƯỢNG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT VẼ VÀNG 24K Phật Địa Tạng là vị Bồ tát được Đức Phật giao phó trọng trách làm giáo chủ cõi Ta bà trong khoảng thời gian Đức Thế Tôn nhập diệt, Bồ tát Di Lặc chưa thành Phật. Chất liệu đá bạch ngọc, xi vàng 24k
Cân Nặng: 28kg
Cây tích trượng bằng đồng cao: 77cm
Tượng Cao: 88cm
Chu vi thân tượng: 56cm
Đường kính bệ sen: 34cm
Chu vi bệ sen: 43cm

 
TDT1 ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT 43.000.000 đ Số lượng: 1000005 Bức
  • TƯỢNG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT VẼ VÀNG 24K

  •  5265 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TDT1
  • Giá bán: 43.000.000 đ

  • Phật Địa Tạng là vị Bồ tát được Đức Phật giao phó trọng trách làm giáo chủ cõi Ta bà trong khoảng thời gian Đức Thế Tôn nhập diệt, Bồ tát Di Lặc chưa thành Phật. Chất liệu đá bạch ngọc, xi vàng 24k
    Cân Nặng: 28kg
    Cây tích trượng bằng đồng cao: 77cm
    Tượng Cao: 88cm
    Chu vi thân tượng: 56cm
    Đường kính bệ sen: 34cm
    Chu vi bệ sen: 43cm

     


Số lượng
Phật Địa Tạng là vị Bồ tát được Đức Phật giao phó trọng trách làm giáo chủ cõi Ta bà trong khoảng thời gian Đức Thế Tôn nhập diệt, Bồ tát Di Lặc chưa thành Phật. Ngài còn là vị Bồ tát có nhân duyên sâu nặng với chúng sanh. Do đó trong dân gian có rất nhiều phật tử thờ tượng phật Địa Tạng để tỏ lòng thành kính.
 
TDT1


Trong cuộc sống hiện nay, đạo Phật đã được phổ cập đến rất nhiều nơi. Tại Việt Nam, Phật giáo được biết đến là nét đẹp văn hóa tâm linh từ bao đời nay. Do vậy, việc thờ cúng tượng Phật đang trở nên ngày càng quen thuộc hơn. Những bức tượng các Đức Phật sẽ được lựa chọn để thỉnh về nhà tùy theo mục đích của gia chủ. Trong đó, Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Đức Phật được người đời tôn thờ. Vậy tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát mang ý nghĩa gì?
 
TDT1 10


Ý nghĩa danh xưng Bồ Tát Địa Tạng:
Danh xưng Bồ Tát Địa Tạng theo các kinh luận giải thích đã toát lên được bi tâm, nguyện lực kiên cố của Bồ tát. Bài Tựa kinh Địa Tạng nói: “Địa là dày chắc, Tạng chứa đủ”.
Kinh Địa Tạng thập luận nói: “An nhẫn bất động như đại địa, vắng lặng sâu kín giống như kho tàng nên gọi là Địa Tạng”. Kinh Phương quảng thập luận nói: “Địa Tạng là kho báu giấu kín trong lòng đất”.
 Tóm thâu ý nghĩa của danh xưng Bồ Tát Địa Tạng, Địa là đất, dụ cho bản thể chân tâm khéo làm nơi nương tựa và sanh trưởng vạn pháp. Tạng là hầm báu, kho báu. Địa Tạng ý nghĩa là trong bản thể chân tâm có chứa vô lượng báu vật Phật pháp, có thể đem bố thí khắp khiến chúng sanh đồng được vô lượng công đức.

 
TDT1 9


Bồ tát Địa Tạng đã đến với thế giới Ta bà ác trược này chỉ vì một tâm nguyện duy nhất là cứu vớt tất cả chúng sanh đang lặn hụp trong đại dương sanh tử đưa lên bờ Niết bàn. Cho dù chúng sanh có cang cường, nan điều nan phục đến mấy, Bồ tát vẫn kiên trì không thối chuyển tâm nguyện, không bao giờ xa lìa ý niệm cứu độ chúng sanh.
Tâm nguyện độ sanh của Bồ Tát Địa Tạng vững chắc như núi cao, công hạnh lợi ích nhân thiên rộng sâu như biển cả. Chúng ta không thể tán thán hết được công hạnh của Bồ tát, thật đúng như hai câu kệ trong bài tán Phật đã nói: “Xưng dương nhược tán thán, ức kiếp mạc năng tận”.

 
TDT1 8


Ý nghĩa của thờ tượng Phật Địa Tạng:
Vì bản nguyện của vị bồ tát này là cứu thoát chúng sinh ra khỏi địa ngục, nên hình ảnh của tượng Địa Tạng Vương bồ tát là con người giải thoát (xuất gia), luôn trong tư thế mặc pháp phục, mình khoác y hồng, có khóa y chỉnh tề. Đầu đội mão tỳ lư, tay cầm pháp khí.
Tay của tượng Địa Tạng bằng đá cầm pháp khí Tích trượng Phật giáo, ý nghĩa rằng vị bồ tát này luôn dùng pháp thập nhị nhân duyên cảnh tỉnh chúng sinh. Tuy nhiên, muốn thấu rõ lý nhân duyên phải nhờ có ánh sáng trí tuệ.


Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
 
TDT1 7


Bồ tát Địa Tạng tục danh tên là Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), sinh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn.
Bồ Tát Địa Tạng là một trong sáu vị Bồ tát của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.
Bồ tát Địa Tạng là một vị Bồ tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. Địa là đất. Tạng là trùm chứa. Bồ tát có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh cũng như đất là nơi nương tựa cho muôn sự muôn vật nên gọi là Địa. Cũng có người lý giải nghĩa của chữ “Địa” nương theo Kinh Địa Tạng có viết: “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma Ha Tát”. Vì cách sử dụng từ ngữ trong kinh điển hết sức sát nghĩa và rõ ràng nên “Bổn” là Bổn tâm, “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa. Chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức là làm chủ cõi địa ngục tham – sân – si của chính mình.

 
TDT1 6


Nguyện Lực của Địa Tạng Vương Bồ Tát:
Ngài vốn là một Hoàng tử, sống trong lầu son nhung lụa, ở cung vàng điện ngọc, thế nhưng tính Ngài lại thích đạm bạc, không bị ảnh hưởng bởi nếp sống vương giả phong lưu đài các, mà chỉ chăm lo học hỏi và ham đọc Thánh hiền.
Vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, sau khi tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu và Bách gia chư tử thì Ngài bèn buông lời cảm thán: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta.” Sau đó lập chí xuất gia vào lúc 24 tuổi.

 
TDT1 5


Sau khi xuất gia, Bồ Tát Địa Tạng thích đến chỗ vắng vẻ tu tập tham thiền nhập định, nhân đây bèn nghĩ đến việc hành cước, tìm một nơi thanh vắng để tĩnh tu. Ngài chuẩn bị thuyền bè, đem theo một ít hành trang và lương thực, đồng thời dắt theo con bạch khuyển tên Thiện Thính, đã theo Ngài từ lúc xuất gia. Ngài một mình tự lái thuyền rời bến Nhân Xuyên, trương buồm ra khơi, tùy theo hướng gió mà đi, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đến cửa sông Dương Tử (Trung Hoa).

Thuyền bị mắc cạn trên bãi cát, Ngài bèn bỏ thuyền đi bộ lên bờ, tiếp tục cuộc hành trình. Sau nhiều ngày lang thang, Ngài đến chân núi Cửu Tử ở huyện Thanh Dương, tỉnh An Huy. Thấy phong cảnh nơi đây hùng vĩ, sơn xuyên tú lệ, Ngài bèn quyết định ở lại. Ngài đi dọc theo triền núi lên phía trên cao để khảo sát, phát giác khoảng giữa các ngọn núi là một vùng đất bằng phẳng, cảnh trí nên thơ vô cùng tĩnh mịch, bèn trèo lên mỏm đá bên cạnh một khe nước suối. Một hôm, đang lúc tĩnh tọa, bỗng có một con rắn độc nhỏ đến cắn vào đùi, nhưng Ngài vẫn an nhiên bất động. Giây lát sau, một người đàn bà tuyệt đẹp từ trên vách núi bay xuống, đến bên cúi lạy, đưa thuốc cho Ngài và nói: “Đứa bé trong nhà rắn mắt, xúc phạm tôn nhan. Thiếp xin tạo một con suối mới để đền đáp lỗi lầm của cháu nhỏ.” Nói xong biến mất. Chưa đầy một sát na, trong vách núi ào ra một dòng suối cuồn cuộn chảy xuống. Từ đó, Ngài không còn phải lao nhọc đi xa gánh nước về. (Đây là dòng suối Long Nữ Tuyền nổi danh ở núi Cửu Hoa).

 
TDT1 4


Ngài tu hành ở núi Cửu Hoa Sơn 75 năm. Thọ đến 99 tuổi. Suốt thời gian tu khổ luyện ở đây, Ngài không hề trở về nước Đại Hàn. Ngài nhập Niết bàn vào ngày 30 tháng 7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26. Ba năm sau khi Ngài viên tịch, thì tọa quan của Ngài tự động mở cửa. Và trong đó thi thể và dung mạo của Ngài y hệt như người sống. Tay chân vẫn mềm dẻo như có thể di chuyển được.

Địa Tạng Vương Bồ Tát được thờ cúng phổ biến ở các quốc gia tại châu Á, trong đó bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Ngài được miêu tả như một vị tu sĩ với cây trượng, đầu cạo trọc, mang theo sau là một đệ tử để mở cổng địa ngục. Cùng với đó là một viên ngọc với mong muốn thắp sáng bóng tối.


 
TDT1 3


Kinh Địa Tạng Thập Luận có đoạn:
“Người thiện nam này Bồ-tát Địa Tạng, mỗi ngày vào buổi sáng, vì muốn làm thành thục các hữu tình, nhập các thiền định nhiều như số cát sông Hằng, từ định xuất rồi, đi khắp 10 phương các cõi Phật làm thành thục tất cả hữu tình đã được giáo hóa, tùy cơ cảm của hữu tình khiến được lợi ích an lạc” (Địa Tạng Thập Luận Kinh).

Theo kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, đức Phật Thích Ca phó chúc cho ngài cứu độ chúng sanh sau khi Phật nhập Niết-bàn cho đến lúc đức Di Lặc ra đời. Căn cứ các tiền thân của ngài, ngài thường nguyện làm cho địa ngục trống không và độ hết chúng sanh. Nói về hạnh nguyện của ngài, chúng ta có thể thấy rõ trong bài tán sau đây:

 
Khể thủ từ bi đại Giáo chủ:
Địa ngôn: kiên, hậu, quảng hàm tàng.
Nam phương thế giới võng hương vân,
Hương võ, hoa vân, cập hoa võ.
Bảo võ, bảo vân, vô số chủng,
Vi tường, vi thụy, biến trang nghiêm.
Thiên, nhơn vấn Phật thị hà nhân?
Phật ngôn : Địa Tạng Bồ-tát chí!
Tam thế Như Lai đồng tán ngưỡng,
Thập phương Bồ-tát cộng quy y.
Ngã kim túc thực thiện nhơn duyên.,
Tán dương Địa Tạng chân công đức:
Từ nhân, tích thiện,
Thệ cứu chúng sanh.
Thủ trung kim tích, chấn khai địa ngục chi môn,
Chưởng thượng minh châu, quang nhiếp đại thiên thế giới.
Diêm Vương điện thượng,
Nghiếp kính đài tiền.
Vị Nam Diêm Phù Đề chúng sanh,
Tác đại chứng minh công đức chủ.
Đại bi, đại nguyện,
Đại thánh, đại từ.
Bổn tôn, Địa Tạng Bồ-tát ma ha tát!


Dịch:
Dập đầu kính lễ đức giáo chủ.
Đại từ bi: đức độ của ngài,
Như đất dày bao hàm rộng khắp.
Thế giới phương nam tỏa mây hương,
Mưa hương, mây hoa cùng mưa hoa.
Mây báu, mưa báu vô số lớp,
Biến hiện điềm lành khắp trang nghiêm.
Trời, người hỏi Phật nhân gì vậy?
Phật rằng: Địa Tạng Bồ-tát hiện.
Chư Phật ba đời đều tán ngưỡng,
Mười phương Bồ-tát thảy quy y.
Nhân xưa bồi đắp chút duyên lành,
Nay con tán dương chân công đức:
Địa Tạng Bồ-tát đại từ bi,
Góp tập nhân lành độ chúng sanh:
Rung tích trượng mở toang địa ngục,
Nâng minh châu soi khắp đại thiên.
Trước đài “nghiệp kính”, điện Diêm Vương,
Vì chúng sanh ở cõi Nam Diêm.
Làm giáo chủ chứng minh công đức,
Nam mô đại bi, đại nguyện, đại thánh, đại từ.
Bổn Tôn Địa Tạng Bồ-tát ma ha tát.
(Ban Hộ Niệm Hội Việt Nam Phật Giáo dịch). 
 
TDT1 2


Bồ Tát Địa Tạng trong lòng bàn tay trái của ngài có cầm hạt minh châu còn tay phải của ngài thì cầm cây tích trượng, vậy điều đó tượng trưng cho ý nghĩa gì?
Đó là hình ảnh tượng trưng cho một ý nghĩa rất thâm sâu, các vị Bồ-tát khác phần nhiều hiện thân cư sĩ, đặc biệt Bồ-tát Địa Tạng hiện thân vị Tỳ-kheo. Bởi vì bản nguyện của ngài là cứu thoát chúng sanh ra khỏi địa ngục (cũng có nghĩa ngục tam giới), nên hình ảnh của ngài là con người giải thoát (xuất gia).
Mình có giải thoát mới mong độ thoát chúng sanh được. Qua hình ảnh giải thoát của ngài, khiến chúng sanh hâm mộ cầu mong ngài độ thoát. Song muốn giải thoát chúng sanh phải có phương tiện gì? Trong tay sẵn có tích trượng và minh châu. Tích trượng là một pháp khí do Phật chế ra. Những vị Tỳ-kheo thời xưa đi khất thực, vai mang bình bát, tay cầm tích trượng.

 
TDT1 1


Biểu thị cho ánh sáng trí tuệ đó là viên minh châu trong lòng bàn tay trái của đức Địa Tạng. Viên minh châu có công năng soi sáng tất cả chốn ngục hình tối tăm để cho chúng sanh nương theo ánh sáng đó mà được thoát khỏi chốn tối tăm ngục hình.
Tích trượng là một pháp khí thỉnh thoảng chúng ta hay thấy các nhà sư thường dùng. Đây là vật mà đức Phật và tăng đoàn thời xưa thường hay sử dụng. Xưa kia, đức Phật và các vị tăng đoàn khi đi khất thực, vai mang bình bát, tay cầm tích trượng. Tích trượng có hai công dụng:
- Một là, khi đến trước cửa nhà người, thì rung tích trượng reng reng để người trong nhà biết mà mang thức ăn ra cúng dường.
- Hai là, dùng nó trong lúc đi đường. Bởi Ấn Độ thời xưa rắn rết rất nhiều. Nhất là những con đường có cây cỏ bụi rậm um tùm nên cần phải dùng gậy xua đuổi chúng nó để khỏi bị họa hại.


Còn trên đầu tích trượng có mười hai khoen là tượng trưng cho mười hai nhân duyên. Mười hai nhân duyên gồm có: "Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử". Đó là một chuỗi xích mà chúng sanh luôn bị nó trói buộc phải chịu nhiều đau khổ. Chính đức Phật là người đã giác ngộ mười hai nhân duyên nầy mà Ngài thành Phật. Từ đó, Ngài cũng đem lý nhân duyên nầy để cảnh tỉnh hóa độ chúng sanh. Nếu ai muốn giải thoát thì trước tiên cũng phải ngộ lý mười hai nhân duyên. Bồ tát Địa Tạng sở dĩ tay mặt của Ngài cầm tích trượng có mười hai khoen là nhằm nói lên cái ý nghĩa biểu trưng rằng: Ngài luôn sử dụng pháp thập nhị nhân duyên để cảnh tỉnh chúng sanh. Nhờ sự cảnh tỉnh thức nhắc của Ngài mà chúng sanh nhận được chơn lý, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi đau khổ.
Tuy nhiên, muốn thấu rõ lý nhân duyên, cần phải có ánh sáng trí tuệ. Vô minh là đầu mối của mười hai nhân duyên và cũng là đầu mối làm cho chúng sanh phải đau khổ. Vì vô minh che đậy tánh sáng suốt nên chúng sanh mới gây tạo nhiều nghiệp ác. Bởi do thiếu ánh sáng trí tuệ, nên không thấu rõ được đầu mối của vô minh. Từ đó mới có ra chấp ngã, chấp pháp. Ánh sáng trí tuệ phát khởi thì bóng tối vô minh sẽ không còn. Biểu thị cho ánh sáng trí tuệ đó là viên minh châu trong lòng bàn tay trái của đức Địa Tạng. Viên minh châu có công năng soi sáng tất cả chốn ngục hình tối tăm để cho chúng sanh nương theo ánh sáng đó mà được thoát khỏi chốn tối tăm ngục hình.
Vì vậy, hễ có một niệm vô minh dấy lên thì liền đó có ánh sáng trí tuệ chiếu đến. Khi đã có trí tuệ thì vô minh không còn. Mà gốc vô minh không còn, thì những thứ ngọn ngành theo đó cũng bị phá vỡ tiêu tan. Sư biểu trưng đó nói lên ý nghĩa tu hành rất cụ thể. Bởi người tu, bất cứ tu pháp môn nào cũng phải sử dụng trí tuệ đứng đầu. Nếu không có trí tuệ thì làm sao chiếu phá vô minh? Không chiếu phá vô minh phiền não thì làm sao được giải thoát? Do đó, bên cạnh vô minh là phải có trí tuệ. Đó là một ý nghĩa tiêu biểu rất thâm huyền và cũng rất thực tế trong việc tu hành giải thoát vậy. 


Bồ tát Địa Tạng có một thệ nguyện rất rộng lớn:
Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận
Phương chứng Bồ đề.

Nghĩa là:
Nếu còn một chúng sanh nào trong địa ngục, thì Ngài thệ nguyện là không thành Phật. Khi nào cứu độ hết chúng sanh, thì Ngài mới thành Phật, tức chứng quả Bồ đề. Nhưng biết bao giờ địa ngục mới trống không đây? Và làm sao có thể độ hết chúng sanh? Trong bốn loài chúng sanh (thai, noãn, thấp, hóa), chỉ riêng loài thai sanh như loài người của chúng ta thôi, thử hỏi biết bao giờ Ngài mới độ hết? Chính vì vậy mà ta thấy bản nguyện của Ngài thật là rộng lớn vô biên không thể nào suy lường được. Vì xứng theo bản nguyện độ sanh của Ngài nên hình ảnh của Ngài phải là con người giải thoát (xuất gia). Mình có giải thoát thì mới có thể độ chúng sanh được giải thoát như mình. Vì thế, nên người ta tạc tượng Ngài để tôn thờ qua hình ảnh của một con người siêu thoát. Với mục đích là để cho chúng sanh phát tâm hâm mộ để cầu Ngài độ thoát. Tuy nhiên, muốn cứu độ chúng sanh, tất nhiên phải cần đến những phương tiện. Tích trượng và minh châu là hai vật thể được tượng trưng nhằm cảnh tỉnh thức nhắc chúng sanh nên hồi quang phản chiếu lại tự tâm mình.

Ý nghĩa Địa Tạng Vương Bồ Tát ở các quốc gia
Bên cạnh việc tìm hiểu tượng Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Chúng ta sẽ cùng khám phá ý nghĩa của tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát ở các quốc gia khác nhau.


Trung Quốc
Tại núi Cửu Trại Câu thuộc An Huy, Trung Quốc được biết đến là chỗ ngồi của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đây được biết đến là ngọn núi vĩ đại trong Phật giáo Trung Quốc. Tại khu vực này, sự kết hợp giữa các tôn giáo đã biến Địa Tạng Vương Bồ Tát thành thần Đạo giáo.
Có thể nhắc đến tại Đài Loan, những tín đồ Phật giáo, Đạo giáo thường tôn kính Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nơi mà Ngài sẽ được kêu gọi để bảo vệ chống lại động đất. Đối với người Hồng Không và người Hoa, hình ảnh của Ngài thường được biết đến tại những đài tưởng niệm nằm trong các ngôi chùa Phật giáo.


Tại Nhật Bản
Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được biết đến với cái tên là Jizo, hay Ojizo-sama. Ngài được biết đến là vị Đức Phật được người dân Nhật Bản thờ cúng như các vị thần. Những bức tượng Địa Vương đã ngày càng được bố trí nhiều hơn.
Theo truyền thống, Ngài được biết đến với nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ đã ra đi trước bố mẹ chúng. Những năm 1980, Ngài đã được người dân tôn thờ như người bảo vệ linh hồn mizuko, linh hồn những thai nhi chết non, bị bỏ rơi,…
Trong thần thoại của người Nhật, người ta đã nói rằng linh hồn của những đứa trẻ chết trước cha mẹ chúng sẽ vượt qua con sông Sanzu huyền thoại. Trong đó, để vượt qua con sông này, Địa Tạng Vương Bồ Tát đã cứu những linh hồn phải chịu nỗi đau trong thế giới ngầm. Do đó, những bức tượng của Ngài hết sức phổ biến tại các nghĩa trang.


Tại Việt Nam
Địa Tạng Vương Bồ Tát là Đức Phật được thờ cúng trong các chùa chiền. Hình ảnh mà người dân thường thấy nhất là trên các ngôi mộ của những Phật tử đang đi trên con đường tiến đến thế giới xa xôi.
Có Nên Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát Tại Nhà?
Với lý do Địa Tạng Vương Bồ Tát là giáo chủ của cõi U Minh, đây là nơi đầy rẫy những chúng sinh tạo nghiệp và chưa được siêu thoát. Do đó, nhiều vị đạo hữu vẫn còn băn khoăn về việc có nên thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát về thờ cúng tại gia hay không?


Ngài Địa Vương được biết đến với những lời cầu nguyện cứu độ chúng sinh đang gặp phải khó khăn trong lục đạo luân hồi. Ngài đã là người đưa ra lời nguyện sẽ không chứng quả đến khi địa ngục chưa trống rỗng.
Do đó, hình tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát được biết đến là vị Bồ Tát của chúng sinh dưới địa ngục. Ngoài ra, trong văn hóa người Nhật vị Bồ Tát này còn hộ mệnh cho trẻ em. Hình ảnh Ngài tay trái cầm Như Ý Châu, tay phải cầm Tích trượng có 6 vòng thể hiện cho lục đạo luân hồi cứu độ mọi chúng sinh.


Như vậy, Bồ Tát Địa Tạng Vương không chỉ cứu độ cho chúng sinh trong địa ngục, Ngài còn cứu độ những chúng sanh tâm làm hiển lộ bản chất. Chính vì vậy, việc kính thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát là để học theo đạo hạnh nguyện của Ngài.
Những lợi ích khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát
Công năng và oai lực của đức Địa Tạng đã bao trùm khắp Tam giới, điều đó không phải bàn cãi. Theo lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni, nếu người nào đã nghe danh Bồ Tát Địa Tạng rồi chí tâm quy y, cúng đường, chiêm ngưỡng, sẽ mang tới rất nhiều lợi ích sau đây:


– Lợi ích trong cuộc sống:
+ Những nguyện lớn mau chóng thành tựu.
+ Được trí huệ lớn.
+ Tiêu Trừ Tai Nạn.
+ Thoát Khỏi Hiểm Nguy.
+ Tiêu Trừ Tội Chướng, Bệnh Tật
+ Được quỷ thần hộ vệ.

– Lợi ích trong kiếp sau:
+ Thoát Khỏi Thân Nữ.
+ Được Thân Xinh Đẹp.
+ Thoát Kiếp Nô Lệ.

– Lợi ích lúc lâm chung:
+ Khi người thân mất, chúng ta có thể niệm theo danh hiệu của Ngài hoặc tụng kinh Bồ Tát Địa Tạng. Bên cạnh đó là làm nhiều việc thiện cho người đó.
+ Trong thời gian 49 ngày sau khi mất, việc tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ cho vong linh quá cố có thể giúp họ được siêu thoát.

– Lợi ích của người đã quá vãng:
+ Siêu độ vong linh: Đối với việc gặp ma quỷ trong giấc ngủ, người lạ, các sự quái ác. Các bạn có thể niệm kinh Địa Tạng.
+ Siêu độ, gặp lại người thân quá vãng.
Tượng Địa Tạng Bồ Tát nhỏ hay lớn không quá quan trọng. Điều mà các bạn cần chú ý đến chính là lựa chọn mẫu tượng phù hợp cho không gian thờ cúng.
Sen vốn dĩ được biết đến là một trong những loài cây sống ở nơi bùn đất. Thế nhưng, đặc tính của chúng vẫn luôn vươn cao tới ánh sáng, tỏa hương thơm ngào ngạt. Chính vì vậy, hoa sen được biết đến là nét đẹp tinh khiết, tượng trưng cho Phật.


Mẫu tượng Địa Tạng Bồ Tát với hoa sen là hình ảnh được rất nhiều Phật tử ưa thích. Chính vẻ đẹp cùng ý nghĩa sâu sắc của mẫu tượng này đã nhắc nhở các Phật tử không quên lời dạy của Ngài.
Địa Tạng Vương độ Thai Nhi
Những em bé chết yếu vẫn còn thương nhớ cha mẹ và không chịu đầu thai. Chúng sẽ sống mãi trong cảnh đau khổ, u tối của địa ngục. Do đó, Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ giảng đạo, giáo hóa những linh hồn này giác ngộ và được siêu thoát.

  
thông tin cuối bài viết

 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây