094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH - HT THÍCH NHẤT HẠNH TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH - HT THÍCH NHẤT HẠNH Tác Giả: Thích Nhất Hạnh
Cùng Quý Thầy Quý Sư Cô Làng Mai
Nhà Xuất Bản: Thế Giới
Số Trang: 302 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 13x19cm
Năm Xuất Bản: 2021
Độ Dày: 1,7cm
TNH13 THÍCH NHẤT HẠNH 99.000 đ Số lượng: 10 Quyển
  • TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH - HT THÍCH NHẤT HẠNH

  •  829 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TNH13
  • Giá bán: 99.000 đ

  • Tác Giả: Thích Nhất Hạnh
    Cùng Quý Thầy Quý Sư Cô Làng Mai
    Nhà Xuất Bản: Thế Giới
    Số Trang: 302 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 13x19cm
    Năm Xuất Bản: 2021
    Độ Dày: 1,7cm


Số lượng
Câu Hỏi 1: Có Nên Tin Vào Duyên Nợ Không?
Con là nữ, đã ly dị và có 1 con. Con xin hỏi về Duyên-Nợ như sau:
1. Có nên tin vào Duyên Nợ không ạ.?
2. Làm sao để tránh tình trạng cái gì cũng đổ cho duyên-nợ, không biết giữ gìn hạnh phúc thì lại nói là hết duyên, mình chọn nhầm người thì lại nói là vì mình có nợ với người ta?
3. Làm sao để biết là mình có duyên nợ với người nào? Ví dụ, mình yêu một người và cứ chia tay rồi quay lại với người ta mãi, làm sao con biết đó là do con có duyên nợ với anh ta, hay là do mình yếu kém không kiểm soát được cảm xúc, chưa tu tập tốt nên khi tu tập tốt hơn một chút mình nhận ra là sự việc không đến mức phải chia tay rồi mình lại muốn sửa chữa lỗi lầm để quay lại?

 
tìm bình yên trong gia đình 1 min


Chia Sẻ Của Sư Cô HN:
Chị thương mến! Đọc câu hỏi của chị, quý thầy cô thấy chị đã phần nào trả lời được câu hỏi của mình rồi Cuộc đời là một chuỗi tương quan tương duyên. Không có một hiện hữu nào tự nó có được. Một bông hoa, không thể tự nó mà hình thành. Hoa phải nhờ những yếu tố khác như đất, nước, hạt giống, phân bón, người làm vườn... mới hình thành. Mình cũng vậy, cũng do nhiều yếu tố kết hợp, như cha mẹ, thức ăn, nước uống, môi trường, xã hội... Hạnh phúc và khổ đau cũng như thế, cũng do nhiều yếu tố tạo thành. Những yếu tố tương quan tương duyên đó dân gian gọi nôm na là duyên nợ, những gì đem lại hạnh phúc cho mình thì gọi là duyên, những gì đem lại khổ đau thì gọi là nợ. Đạo Bụt gọi đó là tương quan tương duyên hay tương tức.

Cũng cùng một người nhưng khi thương thì gọi là minh có duyên với người đó. Rồi cũng người ấy, cũng tình thương ấy nhưng vì mình không biết trân quý và tưới tẩm để cho tình thương lớn lên để rồi khổ đau, thì lại gọi là mình có nợ với người ấy. Như thế thì vô lý và mâu thuẫn quá phải không? Mình đâu chọn nhầm người, mình đâu cưới người mình ghét, mình cưới người mình thương mà. Chỉ do mình không biết nuôi dưỡng thôi. Nếu nhìn sâu vào những khổ đau và hạnh phúc của mình, minh sẽ thấy được nguyên nhân và gốc rễ sâu xa của nó. Khi thấy được nguyên nhân và gốc rễ rồi, minh sẽ làm mới trở lại để nuôi lấy hạnh phúc của mình, không còn đổ lỗi cho duyên nợ nữa.

Nếu nhìn sâu thêm một tí mình có thể thấy được rằng khuynh hướng đổ lỗi cũng là một tập khí của mình. Trong mối quan hệ giữa mình với người kia, có lúc mình giận hờn, khổ đau, mình cứ nghĩ là người kia có lỗi với mình, người kia đã gây nên những nỗi khổ đau cho mình nên mình không chấp nhận được người kia và làm cho sự truyền thống trở nên bế tắc. Khổ đau từ đó mà leo thang. Mình không nhìn lại để thấy rằng có thể mình đã đóng góp một phần nào đó trong nỗi khổ và cơn giận của người kia, nên người kia đã hành xử và nói năng như vậy. Có thể mình không đủ cảm thông, có thể mình không đủ niềm vui và hạnh phúc để hiến tặng cho người kia, có thể mình không tưới tẩm những hạt giống tốt trong người kia, mà chỉ có than phiền và trách móc.

Hoặc trong mình còn có những nóng nảy, dễ bực bội cáu gắt, không dễ dàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Mình đã không nói những lời nói nhẹ nhàng ái ngữ, không hành xử khéo léo v.v... Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và khổ đau. Nếu khổ đau mà biết tu tập chuyển hóa thì sẽ thương yêu nhau hơn, từ đó sẽ hạnh phúc hơn. Cho nên khổ đau hay hạnh phúc là do mình, do mình quyết định. Mình có đổ lỗi cho người kia, cho hoàn cảnh, môi trường, con cái... thì đó cũng là tập khí của mình. Sự thực tập là luôn luôn trở về để nhìn lại chính mình. Có thể mình không trân quý đủ người thương của mình, mình không trân quý đủ những gì mình đang có.

Những gì mình không có hoặc chưa có thì mình ruổi rong tìm kiếm, khi có rồi thì mình lại không biết trận quý, đợi đến khi tuột khỏi tầm tay mới thấy tiếc nuối và ân hận. Nếu mình không thay đổi những tập khí của mình thì cho dù có cưới bao nhiêu người đi nữa mình cũng khổ đau. Vì vậy, cùng với sự thực tập, mình luôn luôn trở về với giây phút hiện tại, nhận diện và trân quý những gì mình đang có để nuôi lớn hạnh phúc, và đồng thời chuyển hóa những tập khí trong mình. Nếu chị có cảm hứng thực tập thì đây là những tài liệu mà chị có thể tham khảo thêm để giúp cho sự thực tập của mình ngày một tươi vui và hạnh phúc hơn: cuốn Sống chung an lạc, Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy (NXB Phương Đông, 11/2016). Chúc chị có nhiều niềm vui trong sự thực tập và cuộc sống. Mong chị tìm lại được hạnh phúc với những gì mình đang có. Xin gởi theo một chút năng lượng lành và bình an từ Làng đến cho chị.
Thương mến.

 
tìm bình yên trong gia đình 2 min


Câu Hỏi 2: Giúp Chồng Con Thoát Khỏi Những Suy Nghĩ Cực Đoan.
1. Năm nay con 32 tuổi. Chồng con là một người giỏi, có tài trí và hai đứa con của con cũng rất dễ thương. Cuộc sống của con đầy đủ cả vật chất lẫn địa vị. Tuy có người giúp việc nhưng con vẫn luôn tự mình nấu nướng và hết lòng tận tụy lo cho gia đình. Thật sự gia đình con là mơ ước của biết bao người, bởi vì chồng con là một người không vướng vào bất cứ một thói thường nào của một người đàn ông thành đạt, ngay cả thuốc lá cũng không. Anh luôn có mặt cho những bữa cơm gia đình; giúp đỡ mọi người hòa đồng thân ái, hết lòng chăm lo giúp đỡ mọi người không phân biệt sang hèn. Hễ có chuyện gì không vừa lòng, bực bội cũng tìm lý lẽ phân tích để thông cảm bỏ qua. Đối với con thì khác. Nếu lỡ con nói ra điều gì hoặc làm việc gì khiến anh không vừa lòng thì anh thường la mắng thậm tệ, đòi đánh, đòi ly dị, thậm chí còn la mắng cả cha mẹ của con.

Những chuyện này chỉ xảy ra với con, còn với bạn bè thì không, dù rằng người đó đem tâm ganh ghét, hãm hại anh cũng đối xử với tâm khoan dung, độ lượng và không nói nặng một lời nào. Con cảm thấy đau khổ, uất hận cùng cực. Con cũng cố gắng nhịn không cãi lại nữa, cốt để sóng yên biển lặn. Nhưng cuộc sống muôn hình vạn trạng, không thể không có những lúc bất hòa, chồng con càng ngày càng hung dữ táo tợn hơn, phỉ báng cả Phật và chúa Jesu. Rồi thật may mắn con tìm được quyển Đường Xưa Mây Trắng, con đọc mà khóc từng chương vì như tìm được nơi nương tựa, như được quay về, quay về thời thơ ấu được theo má đi chùa dâng hoa quả, thắp hương cúng Phật, ăn chay, đọc kinh,... Nhưng rồi thời gian trôi qua, con lớn lên, học hành, thi cử, tình yêu... làm con xa Phật lúc nào con không biết nữa.

Giờ đây con thấy mình như được quay về, học theo hạnh của đất, dù chồng có mắng chửi tới cỡ nào con cũng tĩnh tâm, quán niệm hơi thở. Vài lần như vậy rồi con nhận thấy không còn uất ức, oán tủi như trước nữa. Con nghĩ có lẽ kiếp nào đó con mắc lỗi nên phải chịu nghiệp, và bây giờ phải trả nghiệp với anh ấy. Có một lần gần đây nhất, con thấy trong con một tình thương phát sinh. Con thương chồng con sao bị đày đọa trong những suy nghĩ cực đoan quá khích đó. Trong cơn giận đó con thấy anh rất mệt, máu hằn trong tia mắt, gương mặt đỏ ngầu, tay chân điền cuồng như một con thú dữ. Con người này không nghe ai nói cả, không tin ai ngoài bản thân mình. Con phải làm gì bây giờ. Kính mong quý thầy quý sư cô giúp con.

2. Khi ngồi thiền, lúc đầu là theo dõi hơi thở, khi có những cảm thọ khó chịu đi lên thì con niệm nó như “tê chân”, “đau lưng”, “nghe”, “ngứa”,... một vài lần như thế thì hết, con bắt đầu quay lại được với hơi thở và cảm thấy nó nhẹ đi, thanh, ngắn, tim con đập chậm lại nhiều lắm nhưng không thấy mệt mà lại khoan khoái. Một lúc nữa thì con thấy có ánh sáng, con lại niệm “sáng” thì có khi nó mờ đi, có khi sáng thêm. Mỗi lần con ngồi thiền được khoảng 30 phút, và con chỉ mới thực tập khoảng hơn hai tuần thôi. Con có bị sai chỗ nào không? Và tiếp theo con phải nên làm sao? Kính xin quý thầy quý sư cô giúp con.

Chia Sẻ Của Sư Cô HĐ:
Thương chào chị! Trong cuộc sống, không ai là không gặp phải khó khăn. Khi gặp phải khó khăn, chúng tôi thường tự nhìn lại mình, chứ không đổ lỗi cho người hay hoàn cảnh. Nhìn lại mình để xem mình có thiếu sót gì chăng? Chị và anh chưa thật sự hiểu và có niềm tin ở nhau. Thương mà không hiểu thì dễ gây ra giận dữ và nghi ngờ. Anh đã có những hành động với chị như vậy, có bao giờ chị tự hỏi là do những nguyên nhân gì không? Trong cuộc sống hàng ngày minh có bày tỏ sự quan tâm thường xuyên không? Có chăm sóc và nhiệt tình vui vẻ đủ không, hay là có lúc quên cười khi đón chồng đi làm về. Khi thương ai, người ta đặt nhiều hy vọng vào người mình thương lắm, nhưng nếu không được như mong chờ, thì chính cảm giác không được thương yêu sẽ khiến anh ta hành động như một người không biết thương yêu vậy.

Anh ta hụt hẫng rồi trở nên giận dữ và đầy hoài nghi. Giữa hai người ai cũng muốn người kia tôn trọng và chăm sóc minh. Khi mình muốn cái gì thì mình hãy là người làm tốt cái đó trước. Mình phải biết làm sao để mối quan hệ của mình không trở nên nhàm chán và nhạt nhẽo. Thường xuyên nhìn lại mối quan hệ của mình để dung hòa được hạnh phúc của nhau. Chị phải tập nói ra những khó khăn nỗi khổ ở trong lòng cho chồng nghe, nếu nói không được thì mình có thể viết ra giấy, như Sư Ông thường dạy mọi người: “Em đang khổ, xin anh hãy biết cho em điều đó. Em đã làm gì khiến anh đối xử với em như vậy. Xin nói cho em biết em phải làm gì?”. Mình phải có nhiều thời gian cho mình và gia đình. Tự chăm sóc bản thân mình tốt thì mình mới có đủ tươi mát để chăm sóc người khác trọn vẹn. Chúc chị thành công.

 
tìm bình yên trong gia đình 3 min


Mục Lục:
Chương 1: Những Khó Khăn Trong Gia Đình
Chương 2: Tâm Sự Của Mẹ Cha Với Con Cái
Chương 3: Tâm Sự Của Con Cái
Chương 4: Thiết Lập Niềm Tin Trong Cuộc Sống
Chương 5: Truyền Thông Với Người Thân Đã Mất
Chương 6: Thực Tập Chánh Niệm Trong Gia Đình
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây