094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI TRONG KINH TẠNG NIKAYA & AGAMA - THÍCH HẠNH BÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI TRONG KINH TẠNG NIKAYA & AGAMA - THÍCH HẠNH BÌNH Biên soạn: Thích Hạnh Bình
Số Trang: 1.159 Trang
Hình Thức: Bìa Cứng
Kích thước: 18x25cm
Số Tập: 2 quyển
Độ Dày Mỗi Cuốn: 3.4cm
S001580 SÁCH GIÁO LÝ 700.000 đ Số lượng: 1000 Bộ
  • NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI TRONG KINH TẠNG NIKAYA & AGAMA - THÍCH HẠNH BÌNH

  •  2354 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: S001580
  • Giá bán: 700.000 đ

  • Biên soạn: Thích Hạnh Bình
    Số Trang: 1.159 Trang
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Kích thước: 18x25cm
    Số Tập: 2 quyển
    Độ Dày Mỗi Cuốn: 3.4cm


Số lượng
NGŨ THỜI BÁT GIÁO

"Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhựt,
A hàm thập nhị, Phương Ðẳng bát,
Nhị thập nhị niên Bát nhã đàm,
Pháp Hoa, Niết bàn cộng bát niên "

----------

Thiên Thai Trí Giả - sơ tổ của tông Thiên Thai 

Ngũ thời là gì?
  1. Hoa Nghiêm là thời thứ nhất:"Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật (Hoa Nghiêm đức Phật nói lần đầu trong 21 ngày). Nó cũng như nhật xuất tiên chiếu cao sơn, nghĩa là giáo lý Hoa Nghiêm Phật thuyết đầu tiên chiếu lên hàng thượng căn.
 
  1. Thời thứ hai: "A hàm thập nhị" là thời Phật nói kinh A Hàm trong 12 năm. Thời A Hàm ví như nhật thăng thứ chiếu hắc sơn, mặt trời lên cao chiếu vào những chỗ núi tối.
nhung van de cot loi trong kinh tang nikaya agama1
 
  1.  Thời thứ ba là thời Phương Ðẳng Ðại thừa, như Phật nói các kinh Bảo Tích, Lăng Già, Lăng Nghiêm, cho các căn cơ vừa, trong 8 năm như nhật thăng chuyển chiếu cao nguyên (mặt trời lên cao chuyển chiếu cao nguyên).
 
  1.  Thời thứ tư là thời Bát nhã, "Nhị thập nhị niên Bát nhã đàm"; (22 năm Phật nói về Bát nhã) như Nhật thăng phổ chiếu đại địa, mặt trời lên cao chiếu khắp quả đất.
 
  1. Thời thứ năm: là thời "Pháp Hoa, Niết bàn cộng bát niên". Trong 8 năm nói kinh Pháp Hoa, Niết Bàn cho hàng thượng căn, ví như nhật một hoàn chiếu cao sơn, khi mặt trời lặn trở lại chiếu núi cao.

Lời tựa

Phật giáo Bắc truyền có 4 bộ A hàm (Agamma): “Kinh Trường A hàm”( 《長阿含經》 ), “Kinh Trung A hàm”( 《中阿含經》 ), “Kinh Tạp A hàm” ( 《雜阿含經》), “Kinh Tăng Nhất A hàm” ( 《增一阿含經 》), tương đương với Kinh điển Nam truyền Pàli là “Kinh Trường Bộ” (Dighanikāya), “Kinh Trung Bộ” (Majjhimanikāya), “Kinh Tương Ưng Bộ” (Saxyuttanikāya), “Kinh Tăng Chi Bộ” (A°guttaranikaya). Ngoài ra, Nam truyền còn có một bộ nữa là “Kinh Tiểu Bộ” (Khuddakanikāya) tương đương với Hán Tạng “Bổn Sanh” ( 《本生》 ) và “Bổn Sự” ( 《本事》). Thế nhưng Phật giáo Bắc truyền không biên tập hai kinh này vào A hàm, giống như Nam truyền có tất cả là 5 bộ Nikāya (Pannaca-Nikāya). Phải chăng các nhà biên tập Phật giáo Bắc truyền không chấp nhận nội dung của hai kinh này thuộc vào thời kỳ A hàm? Đây là điều chúng ta cần phải nghiêm túc nghiên cứu, để làm sáng tỏ vấn đề. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng hai hệ kinh điển này là nguồn tư liệu sớm nhất của Phật giáo, được kết tập dưới triều vua A Dục (Asoka). Theo nguồn tư liệu Bắc truyền (Hán dịch) ghi lại, sự kiện này xảy ra vào khoảng hơn 100 năm, sau khi Phật nhập diệt, tức thời vua A Dục. Nhưng nguồn tư liệu Phật giáo Nam truyền lại ghi rằng, sự kiện này xảy ra vào năm 218, sau khi Phật nhập diệt, cũng vào thời vua A Dục. Sự khác nhau ở đây về niên đại, tính từ sau khi Phật nhập diệt, sai biệt gần 100 năm, nhưng điểm giống nhau giữa hai nguồn tư liệu này là đều xác định sự kiện kiết tập vào thời vua A Dục. Ở đây, tôi không có ý thảo luận về niên đại đúng sai của hai nguồn tư liệu mà chỉ muốn nhấn mạnh một điều: hai nguồn tư liệu này được biên tập thành chữ viết sớm nhất của Phật giáo. Năm (5) bộ Nikāya của Phật giáo Nam truyền nguyên là bản gốc viết bằng tiếng Pàli. Nhưng nguồn tư liệu Phật giáo Bắc truyền, hiện còn 4 bộ A hàm được biên tập trong “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh” ở quyển 1 và 2 chỉ là bản dịch, không phải bản gốc. Thế thì ở đây chúng ta đặt ra câu hỏi: Nếu như 4 bộ A hàm là bản dịch thì bản gốc của nó là gì? bằng tiếng Pàli hay tiếng Phạn? và hiện giờ nó ở đâu? đây là một trong những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu thường thắc mắc. Dù gì đi nữa, cả hai nguồn tư liệu này chiếm một vị trí khá quan trọng trong lãnh vực tìm hiểu Phật giáo Ấn độ. Nó là hai nguồn tư liệu bổ xung cho nhau để làm cho Phật giáo Ấn độ càng ngày càng được rõ ràng hơn.

 
nhung van de cot loi trong kinh tang nikaya agama2

Dẫu rằng Phật giáo Việt nam đối với công việc phiên dịch 2 bộ Đại Tạng Kinh Nam và Bắc truyền này sang Việt ngữ vẫn chưa hoàn tất, nhưng riêng 5 bộ Nikāya và 4 bộ A hàm, Phật giáo Việt Nam đã dịch xong. Từ nguồn Kinh tạng bằng Việt ngữ cho thấy, trước năm 1975, 4 bộ A hàm đã được Hoà thượng Thiện Siêu, Thanh Từ, và các Tăng sinh của hai viện Hải Đức Nha Trang và Huê Nghiêm Sàigòn đã dịch sang Việt ngữ, nhưng không biết vì lý do gì những bản kinh này vẫn chưa xuất bản vào thời đó, chỉ lưu truyền với nhau bằng bản quây Roneo. Riêng 5 bộ Nikāya của Phật giáo Nam truyền đã được Hoà thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ trước năm 1975, và hai bộ đầu cũng đã được Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản, tức “Kinh Trường Bộ” và “Kinh Trung Bộ”, phần còn lại, 3 bộ, phải chờ đến một thời gian sau khá lâu mới được xuất bản. Đến năm 1981, Viện Nghiên cứu Phật học Việt nam ra đời, Ban in ấn và phát hành Đại Tạng Kinh Việt nam cũng được thành lập. Vài năm sau đó, Viện đã tiến hành biên tập “Đại Tạng Kinh Việt Nam”. Qua 35 tập đã được Viện ấn hành chính là 5 bộ Nikāya và 4 bộ A hàm. Từ khi Viện Nghiên cứu ấn hành các kinh điển này, không ít giới Phật tử cũng như Tăng, Ni người Việt Nam đã chịu ảnh hưởng tư tưởng của hai bộ kinh này. Theo tôi nó sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu các hệ tư tưởng Phật học khác, ngay cả Phật giáo Đại thừa., không dùng lại ở đó mà nó còn là kiến thức cơ bản cho các Tăng Ni sinh khi đi du học ngành Phật học ở nước ngoài.

Ngoài bản dịch Kinh A hàm vừa được đề cập, còn có một bản dịch chuẩn xác hơn, đó là bản dịch “Kinh Trường A hàm”, “Kinh Trung A hàm”và “Kinh Tăng Nhất A hàm” của Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ và bản dịch “Kinh Tạp A hàm” của Thượng tọa Thích Đức Thắng. Có thể nói, cho đến nay, ở Việt nam, đây là bản dịch tốt nhất, có giá trị trong lãnh vực học thuật cao. Điểm nổi bật của công trình dịch thuật này chính là phần chú thích, dịch giả đã bỏ nhiều thời gian so sánh đối chiếu với bản Pali, trích dẫn và phân tích cho độc giả hiểu được nội dung của kinh và mở rộng tầm hiểu biết của mình với những bản kinh khác. Có thể nói, công trình phiên dịch này, không những nó đóng góp cho Phật giáo Việt nam một công trình dịch thuật tiêu chuẩn, còn cống hiến cho nền văn hoá nước nhà ngày càng phong phú. Được biết bản dịch này đã được Hội Phật giáo thế giới Linh Sơn xuất bản, nhưng trước mắt tôi vẫn chưa có bản dịch này, phải sử dụng bản dịch trên trang websites: https://quangduc.com Dẫu rằng, trên websites rất tiện lợi cho việc tìm tài liệu, nhưng rất khó khăn cho người nghiên cứu khi trích dẫn. Đó là lý do tại sao trong tác phẩm này, khi trích dẫn, tôi không ghi rõ nhà xuất bản, năm xuất bản cũng như số trang cụ thể.

Như chúng ta được biết “Kinh Trung A hàm”, là một trong 4 bộ kinh thuộc hệ A hàm của Phật giáo Bắc truyền. Bản kinh này được Ngài Phật Đà Da Xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm () dịch sang Hán văn, Thích Tuệ Sỹ dịch sang Việt văn, được phân thành 18 phẩm, tổng cộng có 222 kinh. Theo một số học giả cho rằng bản “Trung A hàm” và “Kinh Tạp A hàm” là bản kinh của phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvàstvàdin). Theo tôi, trong 4 bộ A hàm, “Kinh Trung A hàm” là bộ kinh quan trọng nhất, vì nội dung của từng bài kinh trong Trung A Hàm không quá giản lược như các bài kinh trong “Tạp A hàm” cũng không quá dài như kinh “Trường A hàm”, và cũng là bản kinh thể hiện quan điểm khá rõ ràng của đức Phật, và là bản kinh ghi lại toàn bộ những quan điểm tư tưởng đã được đức Phật (và) cùng các đại đệ tử của Ngài thuyết giảng cho mọi thành phần trong xã hội, chủ yếu là người xuất gia, với những bài pháp có nội dung thật sâu sắc, mang tính thực tiễn và khoa học, ngược lại những quan điểm truyền thống và phi truyền thống ở Ấn độ lúc bấy giờ, Ngài không đồng tình với lối tu khổ hạnh truyền thống hay tế tự vô ích, cũng không chấp nhận cuộc sống trụy lạc, đề cao sự hưởng thọ dục vọng. Với chủ trương muốn thành đạt mục đích giác ngộ giải thoát, hành giả cần phải có một thân thể khoẻ mạnh và một tinh thần thật sáng suốt mới có thể thực hành giáo lý của Ngài, tránh xa những cạm bẫy của thế gian.

Những lời dạy đó, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể thực hành được, và ai thực hành đúng như lời Ngài đã dạy thì người ấy chắc chắn sẽ đạt đến mục đích an lạc. Ngoài ra, còn có những bài pháp dành cho giới tại gia cư sĩ, từ giai cấp vua chúa quan lại cho đến người dân bình thường, cả những giới triết học và các tôn giáo tín ngưỡng. Tùy theo sự tiếp thu của từng đối tượng, đức Phật có những lời khuyên, lời giảng dạy khác nhau, với mục đích làm cho người nghe được giác ngộ giải thoát. Đây là toàn bộ nội dung ý nghĩa chính trong kinh này. Tuy nhiên, “Kinh Trung A hàm” là một bộ kinh khá dày, gồm 4 tập, mỗi tập trên 700 trang, với văn phong cổ xưa, khúc chiết, đặt biệt mang nặng tính logic, lại trùng lấp quá nhiều trong một bài kinh, dễ tạo cảm giác buồn chán cho người đọc. Hơn nữa, Phật giáo Việt nam chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung quốc, thích lối lý luận của Phật giáo Đại thừa, do vậy Kinh điển của Thượng tọa bộ lại càng ít được nghiên cứu trì tụng hơn, nên sự hiểu biết cũng vì thế mà bị hạn chế. Tôi nghĩ mang một trạng thái tâm lý như vậy, nó là bức tường ngăn cản sự hiểu biết, không bổ ích cho việc tu, việc học của chúng ta.

Rất may, những năm học Đại học ở Học Viện Phật giáo Việt nam, tôi đã được học qua hệ kinh điển này từ Hoà thượng Minh Châu, Thượng tọa Thiện Nhơn, đến khi đi du học ở Taiwan, được học với những giáo sư chuyên về Phật học, lại được tiếp cận với những tác phẩm nổi tiếng, nên tất cả những công trình nghiên cứu này đều rất chú trọng đến những bộ kinh A hàm hay Nikāya. Chính vì thế, trong thời gian học tập nghiên cứu ở đây, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu những bộ kinh này. Qua đó, nó giúp cho tôi hiểu về Phật học tương đối rõ ràng và trật tự hơn. Một kinh nghiệm nhỏ mà tôi muốn giới thiệu cùng những người muốn tìm hiểu Phật học là, chúng ta cần phải có phương pháp nghiên cứu hữu hiệu, nó mới giúp ta rút ngắn thời gian cho việc nghiên cứu, học tập. Phương pháp của tôi rất đơn giản là, khi tôi đọc một quyển kinh, một quyển sách, ở trong đó có điểm nào cần lưu ý, có thể đó là ý kiến hay, thậm chí là quan điểm có thể tranh luận, tôi đều ghi chép vào sổ tay riêng của mình. Nhờ vậy, khi tôi viết một bài nghiên cứu không mấy (vất vả) khó khăn, vì những gì mà tôi muốn thảo luận, nó đã nằm sẵn trong số tay của tôi rồi, không cần phải vất vả tìm tòi tài liệu., quyển sổ tay đã giúp tôi nhớ mọi điều.

Tác phẩm độc giả đang cầm trên tay chính là một phần quyển sổ tay của tôi, chuyên tra cứu những vấn đề trong “Kinh Trung A hàm”. Có thể nói, đây là bản tóm tắt, đã lược bỏ những đoạn trùng lấp, phần còn lại là những vấn đề cốt yếu trong kinh này. Ở đây điều mà chúng ta cần chú ý về những tiêu đề trong tác phẩm này, đó là ý kiến riêng của soạn giả, nhưng nội dung của nó được copy lại từ bản dịch của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, trên trang Websites:
www.quangduc.com, tức là nguyên văn của kinh điển. Tác phẩm này được ra đời vì nhu cầu một số Tăng, Ni sinh đang theo học Phật học, cũng như một số Phật tử muốn tìm hiểu về kinh tạng Phật giáo Thượng tọa bộ. Tôi mong rằng, với kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp cho Tăng Ni Sinh, những người nghiên cứu và Phật tử không phải mất nhiều thì giờ tìm kiếm, nhưng nếu như đọc giả cảm thấy hứng thú, muốn tìm hiểu trọn ý nghĩa vẹn của những đoạn trích dẫn này, tốt nhất nên đọc trọn bài kinh, vì ý nghĩa của một đoạn kinh có thể liên quan đến những ý nghĩa khác. Cách tra cứu và biên soạn của tác phẩm này không phải cách hay nhất, chỉ là cách làm việc mang tính cá nhân, do vậy nơi đây tôi rất mong nhận sự góp ý của các bậc thiện tri thức, để làm nền tảng cho các tác phẩm xuất bản sau này. Mọi sự góp ý xin gởi về địa chỉ hanhbinhvn@yahoo.com
----------
Kính bút
Thích Hạnh Bình


Những vấn đề cốt lỗi trong Kinh Trung A Hàm

Nội dung
1. Cuộc đời đức Phật
204. Kinh La Ma
Ta trước kia khi chưa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác cũng suy nghĩ như vầy, ‘Ta thực sự lệ thuộc tật bệnh, không bỏ tìm cầu sự tật bệnh. Ta thực sự lệ thuộc già, chết, sầu bi ưu não, tạp uế, nhưng không bỏ tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bị ưu não, không tạp uế. Vậy ta có nên tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu cái không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn chăng?

“Ta vào thời thiếu niên trong trắng, mái tóc xanh mướt, cho đến thời tráng niên năm hai mươi chín tuổi, bấy giờ sống cực kỳ hoan lạc, vui đùa, trang sức, du hành. Ta vào lúc ấy mặc dù cha mẹ khóc lóc, thân thuộc không ai vui, nhưng Ta cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, để học đạo; thủ hộ thân mạng thanh tịnh, thủ hộ khẩu và ý mạng thanh tịnh. Ta đã thành tựu giới thân ấy rồi, lại muốn tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; sự không già không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết- bàn, cho nên lại tìm nơi A-la-la Già-la-ma (Pāli: Ālāra Kālāma), hỏi rằng, ‘Thưa A-la-la, tôi muốn theo pháp của người để tu học phạm hạnh được chăng? A-la-la trả lời rằng, “Này Hiền giả, không có gì là không được. Hiền giả muốn hành thì hành. Ta lại hỏi, Người làm thế nào để tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này? A-la-la đáp, Ta vượt qua tất cả thức xứ đạt được vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Do đó, pháp của ta được tự tri, tự giác, tự tác chứng . Ta lại suy nghĩ như vầy, Không chỉ riêng A-la-la mới có niềm tin này. Ta cũng có niềm tin này. Không chỉ riêng A-la-la mới có tinh tấn này, Ta cũng có sự tinh tấn này. Không chỉ riêng A-la-la mới có tuệ này, Ta cũng có tuệ này’. A-la-la đối với pháp này đã tự trị, tự giác, tự tác chứng. Ta muốn chứng pháp này nên sống cô độc, viễn ly, tại một nơi trống vắng, yên tĩnh. Sau khi tâm không phóng dật, tu hành tinh cần, không bao lâu Ta chứng pháp ấy. Sau khi chứng pháp ấy rồi, Ta lại tìm đến chỗ A-la-la Già-la-ma, hỏi rằng, “Thưa A-la-la, phải chăng pháp này được tự tri, tự giác, tự tác chứng nghĩa là vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, đạt được vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ” A-la-la trả lời Ta rằng ‘Hiền giả, đó là pháp ta tự trị, tự giác, tự tác chứng, nghĩa là vượt qua tất cả vô lượng thức xứ, đạt được vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. A-la-la lại nói với Ta rằng, Hiền giả, ấy là cũng như sự tác chứng của ta đối với pháp này, Hiền giả cũng vậy. Cũng như sự tác chứng của Hiền giả đối với pháp này, ta cũng vậy. Hiền giả, người hãy đến đây, cùng ta lãnh đạo đồ chúng này. Đó là A-la-la đối xử với Ta với địa vị Tôn sư, coi Ta ngang hàng tối thượng cung kính, tối thượng cúng dường, tối thượng hoan hỷ.

“Ta lại suy nghĩ như vầy, Pháp này không đưa đến trí; pháp này không đưa đến giác, không đưa đến Niết-bàn. Vậy Ta hãy xả bỏ pháp này, để cầu thêm nữa, sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Ta bèn bỏ pháp này đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn.
nhung van de cot loi trong kinh tang nikaya agama3

“Rồi Ta đi đến chỗ Uất-đà-la La-ma Tử (Pāli: Udduka Ramaputta), hỏi rằng, “Thưa Uất-đà-la, tôi muốn ở trong pháp của người mà học hỏi, có thể được chăng? Uất-đà-la La-ma Tử trả lời Ta rằng, Hiền giả, không có gì là không được. Người muốn học thì học. Ta lại hỏi, ‘Thưa Uất-đà-la, cha ngài là La-ma (Rāma), người tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp gì? Uất-đà-la La-ma Tử đáp, ‘Hiền giả, ta vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, đạt được phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Hiền giả, pháp mà cha ta La-ma tự tri, tự giác, tự tác chúng, là pháp này. Ta lại suy nghĩ như vầy, Không chỉ riêng La-ma mới có niềm tin này, Ta cũng có niềm tin này. Không chỉ riêng La-ma mới có sự tinh tấn này, Ta cũng có sự tinh tấn này. Không chỉ riêng La-ma mới có tuệ này, Ta cũng có tuệ này. La- ma đã tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này, tại sao ta lại không tự tri, tự giác, tự tác chứng pháp này?’ Vì Ta muốn chứng pháp này, cho nên sống cô độc tại một nơi xa vắng, không nhàn, yên tĩnh, tâm không phóng dật, tu hành tinh cần. Sau khi Ta sống cô độc, viễn ly, tại một nơi trống vắng yên tĩnh, không bao lâu chứng được pháp ấy. Khi chứng pháp ấy rồi, Ta lại đến Uất-đà-la La-ma Tử hỏi rằng, ‘Thưa Uất-đà-la La-ma Tử, cha ngài là La-ma, phải chăng pháp này được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghĩa là vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, đạt được phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ? Uất-đà-la La-ma Tử trả lời Ta rằng, Hiền giả, cha ta là La-ma, đây là pháp được tự tri, tự giác, tự tác chứng, nghĩa là vượt qua tất cả vô sở hữu xứ, đạt được phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. Uất-đà-la lại nói với Ta rằng, Cũng như cha ta tác chứng pháp này, Hiền giả cũng vậy. Cũng như Hiền giả tác chứng pháp này, cha ta cũng vậy. Hiền giả hãy đến đây cùng ta lãnh đạo đồ chúng này’. Uất-đà-la đối xử với Ta ngang địa vị Tôn sư, coi Ta cũng như bậc Tôn sư, tối thượng cung kính, tối thượng cúng dường, tối thượng hoan hỷ. Ta lại suy nghĩ như vầy, 'Pháp này không đưa đến trí, không đưa đến giác, không đưa đến Niết-bàn. Vậy Ta hãy xả bỏ pháp này để đi tìm cầu thêm nữa, sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn'. Ta liền xả bỏ pháp ấy để đi tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn; tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn.

“Rồi Ta đi về phía nam núi Tượng đỉnh (Pāli: Gayāsisa), đến tại Uất bệ-la (Pāli: Uruvelā), một ngôi làng của Phạm chí tên gọi là Tư na (Pāli: Senā), đây là một khoảng đất xinh xắn, khả ái, núi rừng sầm uất, sông Ni- liên-thuyền (Pāli: Nerañjarā)với dòng nước trong xanh chảy lên bờ. Ta thấy khoảnh đất ấy bèn nghĩ rằng, ‘Nếu một thiện nam tử muốn học đạo, nên ở nơi này mà học, Ta cũng học đạo; vậy Ta hãy ở nơi này mà học. Rồi Ta ôm cỏ đến cây giác thọ (cây bồ-đề). Đến nơi, Ta rải cỏ xuống, trải ni-sư- đàn lên và ngồi kiết già, kỳ hạn sẽ không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi nào chứng đắc Lậu tận. Và Ta không rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi chứng đắc Lậu tận.


“Ta tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn, liền đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Liền đạt được sự không già không chết, không ưu bi sầu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn, sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp, ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, biết như thật không còn tái sanh nữa.

“Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghĩ như vầy, 'Ta sẽ thuyết pháp cho ai trước nhất?' Rồi Ta lại nghĩ rằng, “Ta có nên đi đến thuyết pháp cho A-la-la Già-la-ma trước chăng?

“Lúc bấy giờ có Thiên thần trụ trong hư không nói với Ta rằng: “Đại Tiên nhân, xin biết cho, A-la-la Già-la-ma vừa mạng chung đến nay đã được bảy ngày. Ta cũng tự biết A-la-la Già-la-ma đã mạng chung được bảy ngày. Ta lại nghĩ như vầy, ‘A-la-la Già-la-ma, thiệt thòi thay cho người ấy, không nghe được pháp này. Nếu được nghe pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp.

“Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, liền nghĩ như vầy, ‘Ta sẽ thuyết pháp cho Uất-đà-la La-ma Tử trước nhất chăng?” Thiên thần lại trụ trong hư không nói với Ta rằng, ‘Đại Tiên nhân, xin biết cho, Uất-đà-la La-ma Tử mạng chung đến nay đã hai tuần thất. Ta cũng tự biết Uất đầu la La-ma Tử mạng chung đã hai tuần thất. Ta lại nghĩ như vầy, Uất-đà-la La-ma Tử thiệt thời thay cho người ấy, không nghe được pháp này. Nếu nghe được pháp này, người ấy sẽ nhanh chóng biết rõ pháp tùy pháp.

“Khi Ta vừa chứng Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, Ta liền suy nghĩ như vầy, Ta sẽ thuyết pháp cho ai trước nhất? Rồi Ta lại nghĩ rằng, ‘Xưa kia, năm Tỷ-kheo theo hầu hạ Ta, giúp Ta nhiều điều hữu ích. Khi Ta tu hành khổ hạnh, năm Tỳ-kheo ấy đã thừa sự Ta, nay Ta có nên thuyết pháp cho năm Tỷ-kheo trước kia chăng? Rồi Ta lại nghĩ rằng, ‘Năm Tỳ-kheo thuở xưa ấy, bây giờ đang ở đâu? Bằng thiên nhãn thanh tịnh vượt hẳn người thường. Ta thấy năm Tỳ-kheo đang ở tại Ba-la-nại (Pāli: Bārānasi Isipatanam Migadāyo), Tiên nhân trú xứ, trong vườn Lộc giả.
nhung van de cot loi trong kinh tang nikaya agama4

“Ta tùy thuận trụ dưới gốc cây Giác thọ. Sau đó Ta thu vén y, ôm bát đi về Ba-la-nại, đến đô ấp Gia-thị . Bấy giờ Dị học Ưu-đà (Pāli: Upaka), từ xa trông thấy Ta đi đến, bèn nói với Ta rằng, Hiền giả Cù-đàm, các căn thanh tịnh, hình sắc thù diệu, khuôn mặt ngời sáng. Hiền giả Cù-đàm, ai là Tôn sư? Theo ai học đạo? Tin tưởng pháp của ai? Lúc bấy giờ Ta liền nói bài kệ để trả lời Ưu-đà rằng:

Ta tối thượng, tối thắng;
Nhiễm trước pháp đã trừ;
Giải thoát, ái diệt tận;
Tự giác, ai tôn sư?
Bậc Vô đẳng, Đại hùng
Tự giác, Vô thượng giác,
Như Lai, Thầy thiên, nhơn,
Biến tri, thành tựu lực.


“Ưu-đà hỏi rằng: “ -Hiền giả Cù-đàm tự cho là tối thắng chăng?”
“Ta lại nói bài kệ trả lời rằng:


Đấng Tối thắng như vậy
Các lậu đã tận trừ.
Ta sát hại ác pháp,
Nên tối thắng là Ta.


“Ưu-đà lại hỏi Ta rằng: “Hiền giả Cù-đàm, bấy giờ muốn đi về
đâu?”
“Bấy giờ Ta nói bài kệ rằng:


Ta đến Ba-la-nại,
Dóng trống diệu cam lồ,
Chuyển pháp luân vô thượng
Chưa ai chuyển trong đời.


“Ưu-đà lại nói với Ta rằng: “Hiền giả Cù-đàm, hoặc có thể là như vậy."

“Rồi vị ấy bước sang con đường tắt mà đi trở lui.

“Ta một mình đi đến Tiên nhân trụ xứ, trong vườn Lộc dã. Bấy giờ năm Tỷ-kheo từ xa trông thấy Ta đi đến, ai cũng lập giao ước với nhau rằng, ‘Chư Hiền, nên biết đó là Sa-môn Cù-đàm đang đi đến. Người ấy đa dục, đa cầu, ăn với loại ẩm thực thù diệu, bằng cơm gạo trắng ngon lành, cùng với bột, tô, mật, và bôi xoa thân thể bằng dầu mè nay lại đến đây. Các người cứ ngồi. Chớ nên đứng dậy đón tiếp, cũng đừng làm lễ. Dành sẵn cho một chỗ đó, nhưng đừng mời ngồi, hãy nói rằng Nếu bạn muốn ngồi, xin cứ tùy ý. Rồi Ta đi đến chỗ năm Tỳ-kheo. Bấy giờ năm Tỳ-kheo không kham nổi uy đức tối thắng thù diệu của Ta, tức thì rời chỗ ngồi đứng dậy, người thì ôm y bát của Ta, người thì trải chỗ ngồi, người thì lấy nước cho Ta rửa chân. Ta nghĩ rằng, “Những người ngu si này sao lại  không bền chí, đã tự mình thiết lập điều ước hẹn, rồi lại làm trái điều giao hẹn". Ta biết như vậy rồi bèn ngồi trên chỗ ngồi mà năm Tỳ-kheo đã dọn sẵn. Khi ấy năm Tỳ-kheo gọi thẳng tên họ Ta và xưng hô với Ta là “Bạn”.

“Ta nói với họ rằng, “Ta là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các người đừng gọi thẳng tên họ Ta, cũng đừng gọi Ta là ‘Bạn. Vì sao vậy? Ta vì tìm cầu sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn, và đạt được sự không bệnh, vô thượng an ổn Niết-bàn. Ta tìm cầu sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết- bàn, và đạt được sự không già, không chết, không sầu bi ưu não, không tạp uế, vô thượng an ổn Niết-bàn. Đã sanh tri, sanh kiến, định đạo phẩm pháp, Sự sanh đã dút, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa'. Họ nói với Ta rằng: “–Này bạn Cù-đàm, trước kia bạn hành như vậy, đạo tích như vậy, khổ hạnh như vậy mà còn chưa chứng được pháp thượng nhân, gần kề với Thánh tri, Thánh kiến, huống là ngày hôm nay đa dục, đa cầu, ăn với thực phẩm thù diệu với gạo trắng ngon lành, cùng với bột, tô, mật, bôi xoa thân thể bằng dầu mè chăng?

“Ta lại nói rằng: “Này năm Tỳ-kheo, các ngươi trước kia có bao giờ thấy Ta như vậy, với các căn thanh tịnh, rạng rỡ sáng ngời chăng?

“Bấy giờ năm Tỳ-kheo lại trả lời với Ta rằng: “Trước kia chúng tôichưa từng thấy bạn với các căn thanh tịnh, rạng rỡ sáng ngời. Này bạn Cù-đàm, nay bạn với các căn thanh tịnh, hình sắc thù diệu khuôn mặt sáng ngời.

“Ta lúc ấy nói với họ rằng: “Này năm Tỳ-kheo, có hai lối sống cực đoan mà những người học đạo không nên học. Một là đắm trước dục lạc, nghiệp hèn hạ, là lối sống của phàm phu. Hai là tự gây phiền, tự gây khổ, không phải là pháp Hiền Thánh, không tương ưng với cứu cánh. Này năm Tỳ-kheo, xả bỏ hai cực đoan ấy, có con đường giữa, thành minh, thành trí, thành tựu định, đạt đến tự tại, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn. Đó là tám con đường chân chánh, từ chánh kiến cho đến chánh định là tám.

....đây là Khổ, biết như thật đây là Khổ tập, biết như thật đây là Khổ diệt, đây là Khổ diệt đạo. Biết như thật đây là lậu, đây là lậu tập, đây là lậu diệt, đây là lậu diệt đạo. Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa. Vị ấy bây giờ tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm. Vì sao vậy? Vị ấy đã tự mình thấy rõ vô lượng pháp ác bất thiện đã diệt tận. Cho nên, vị ấy tự tại đi, tự tại đứng, tự tại ngồi, tự tại nằm....


Mục Lục

----------------------------------------------------------------------
Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trường Bộ Kinh
Nội dung
1. Người Bà la môn nói về Đức Phật
2. 8 điểm đặc thù của đức Phật.
3. Thái độ của đức Phật đối với lời khen chê
4. Sự Kiện đức Phật ăn trúng nấm độc viên tịch
5. Quan điểm trị nước của đức Phật.
6. Xác định đức Phật là vị toàn tri toàn kiến.
7. Lời di chúc của đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn.
...
74. Những hạng người không nên kết bạn
Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trung Bộ
Biên soạn: Thích Hạnh Bình
Nội dung
1. Đức Phật là người chỉ chứng 3 minh, không phải là bậc nhất thiết trí
2. Đức Phật được mô tả theo quan điểm của Đại Chúng Bộ hay Đại thừa
3. Mục đích Thể Tôn xuất hiện ở đời.
4. 32 tướng tốt là tryuền thống văn hóa của Bà La môn, không phải Phật giáo.
5. Sự khác biệt giữa Thế tôn và các vị đệ tử đã chứng A la Hán.
6. Không có vị Tỷ kheo nào được Thế Tôn sắp đặt sau khi ngài nhập sẽ là người lãnh đạo tăng đoàn.
7. Sự khác biệt giữa tưởng tri và thắng tri (tuệ tri).
...
162. Vấn đề cúng dường và công đức
Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Tương Ưng.
Nội dung.
1. Đức Phật không phải là người lãnh đạo chúng tăng.
2. Thế Tôn bị bịnh.
3. Lời di giáo của Thế Tôn trước khi nhập niết bàn
4. Vấn đề thần thông
5. Quan điểm của đức Phật đối với vấn đề chiến tranh. 6. Quan điểm của đức Phật đối vấn đề trọng nam khinh nữ.
7. Không phóng dật.
...
175. Lời Phật dạy ít như nắm lá trong bàn tay
Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trường A Hàm.
Nội dung
1. Phật là vị Nhứt Thiết Trí, có thần thông.
2. Nói năng như chánh pháp im lặng như chánh pháp.
3. Thường pháp của chư Phật trong quá khứ.
4. Đức Phật - nhà cố vấn chính trị cho vua A Xà Thế.
5. Bảy nguyên tắc khiến cho Phật pháp hưng thịnh
6. Giới định tuệ.
7. Tam qui ngũ giới.
...
143. Nhân sinh và vũ trụ quan Phật giáo
Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Trung A Hàm
Lời tựa.
Nội dung
1. Cuộc đời đức Phật
2. Cuộc sống của đức Phật trước khi xuất gia 
3. Đức Phật được mô tả dưới góc độ thần thoại  
4. Như Lai sanh ra và lớn lên từ thế gian nhưng không bị nhiễm pháp của thế gian.
5. Ngoại đạo cho rằng Như Lai là người có phép huyễn thuật làm mê hoặc thế gian 
6. Thế Tôn là người nói với làm đi đôi với nhau  
7. Thế Tôn vì có 5 pháp khiến cho người khác tôn trọng.
...
255. Những vấn đề ngoại đạo thảo luận
Những vấn đề cốt lõi trong Kinh Tạp A Hàm
Lời tựa
Nội dung
1. Đức Phật.
2. Mục đích Phật ra đời là cứu chúng sinh và phương pháp cứu độ 
3. Đức Phật là bậc Đại y vương
4. Như Lai chỉ là người dẫn đường 
5. Thế nào gọi là Phật 
6. Mười hiệu
7. Thế Tôn bị bịnh
...
221. Khất thực
----------------------------------------------------------------------
 
Đôi nét về tác giả - Hòa thượng Thích Hạnh Bình
 

Thế danh Nguyễn Thanh Châu, sinh ngày 10/06/1962 (tuổi thật Kỷ Hợi), Bình Định, xuất gia năm 1970, chùa Thiền Lâm, Phan Rang, đệ tử cố Đại lão Hòa thượng Huyền Tân.

2008 Tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học, Đại học Huafan, Taiwan.

Từng giảng dạy Phật học viện Viên Quang (Đại học), Đào Viên - Đài Loan (2003-2008), Viện Nghiên Cứu Từ Minh (Cao học), Đài Trung - Đài Loan, - (2002-2004). Nguyên Phó phòng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. (1992~1995)

Hiện nay, đang là giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao Đẳng Phật học Đại Tòng Lâm, tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu, Hội viên Hội Khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh, chi hội Trịnh Hoài Đức.

     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây