094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

NIỀM TIN BẤT HOẠi TRỌN BỘ - HT THÍCH THÁI HÒA NIỀM TIN BẤT HOẠi TRỌN BỘ - HT THÍCH THÁI HÒA Tác Giả: HT. Thích Thái Hòa
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Hình Thức: Bìa Cứng
Trọn Bộ: 4 Quyển
Khổ Sách: 15x19,5cm
Năm Xuất Bản: 2022
GL11 SÁCH GIÁO LÝ 650.000 đ Số lượng: 99 Bộ
  • NIỀM TIN BẤT HOẠi TRỌN BỘ - HT THÍCH THÁI HÒA

  •  2686 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: GL11
  • Giá bán: 650.000 đ

  • Tác Giả: HT. Thích Thái Hòa
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Trọn Bộ: 4 Quyển
    Khổ Sách: 15x19,5cm
    Năm Xuất Bản: 2022


Số lượng
Tập 1: Niềm Tin Bất Hoại Đối Với Đức Phật
Tập 2: Niềm Tin Bất Hoại Đối Với Chánh Pháp
Tập 3: Niềm Tin Bất Hoại Đối Với Thánh Giới
Tập 4: Niềm Tin Bất Hoại Đối Với Tăng

 
niềm tin bất hoại trọn bộ 1 min


Lời Giới Thiệu:
Thầy Thái Hòa, sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu và thực hành Phật giáo, có biên tập cuốn “Bốn Niềm Tin Bất Hoại” với nội dung nói lên ý nghĩa và niềm tin kiên cố đối với Phật, Pháp, Tăng và Giới của người đệ tử Phật. Bộ sách Niềm Tin Bất Hoại Trọn Bộ này, tôi đã đọc bản thảo và thấy rằng có tính nghiên cứu, tổng hợp và thực hành. Vậy, tôi có lời tùy hỷ và giới thiệu tập sách này với toàn thể Tăng, Ni và Phật tử.
Linh Mụ, mùa Phật Thành Đạo năm 1985
Thích Đôn Hậu

Mọi người có thể đến với đạo Phật bằng tôn giáo, triết học, văn học, giáo dục, chính trị, xã hội,... Nhưng dù đến bằng thể cách nào, dạng thức nào, chúng ta cũng có thể hội tụ nó vào hai mặt, đó là tri thức và niềm tin. Hay nói như trường phái Satyasiddhi của Harivarman là mọi người có thể đến với đạo Phật bằng “Tùy tín hành” và “Tùy pháp hành”. Tùy tín hành là đến và thực hành đạo Phật bằng niềm tin. Tùy pháp hành là đến và thực hành đạo Phật sau khi đã có sự học hỏi và chiêm nghiệm. Đến với đạo Phật bằng con đường tri thức hay con đường Tùy pháp hành không phải là điều phổ biến đối với mọi người. Vì mọi người không phải ai cũng có đủ khả năng để loại suy trước khi tin, mà phần nhiều tin trước khi loại suy.

 
niềm tin bất hoại trọn bộ 2 min


Do vậy, mọi người phần nhiều đến với đạo Phật bằng niềm tin hay bằng Tùy tín hành. Vì tín là yếu tố quyết định cho mọi hành động hướng về. Đối với người học Đạo, hành Đạo, niềm tin không thể thiếu. Điều đó là hẳn nhiên. Nếu thiếu, thì không thể thực hiện được lý tưởng của mình. Nhưng có niềm tin mà niềm tin ấy không đặt trên một nền tảng vững chắc, không có một định hướng thì chắc chắn niềm tin ấy sẽ đưa người học Đạo, hành Đạo đến những kết quả sai lầm vô ích và sụp đổ. Đặt niềm tin đúng vào điểm tựa vững chắc, chính là vấn đề thiết yếu cho người học Đạo và hành Đạo lúc này, lúc mà lịch sử nhân loại không trong sáng về tư tưởng, về tôn giáo, văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế,... lúc mà lương tri và lương tâm của con người bị khuấy nhiễm bởi những thế lực vô minh, bởi những hành động sát hại, hơn thua, thắng bại.

Bởi vậy, mọi sự sinh hoạt của con người là giả hiệu từ bản chất; con người đã suy tư trong chiều hướng hơn thua, lừa phỉnh, đã hành động để sát phạt nhau in tuồng như thú tính phi nhân, đã phát ngôn theo lối điêu ngoa và xảo quyệt. Nói khác, con người đang đứng trước một nền luân lý không thuần hiệu, không nhân bản. Vì vậy, con người đã nghi ngờ nhau đến nỗi phải hiệp định, phải thác ngôn, phải thỏa ước... Chính những dấu hiệu này chứng minh rằng, con người không có chút tin tưởng nhau nào trong cuộc sống. Xác định niềm tin và hướng đi của người học Đạo và hành Đạo trong lúc này, chính là vai trò của “Tứ Bất Hoại Tín” (Abhedyaprasāda), nghĩa là bốn niềm tin không bị hủy hoại, không bị lay chuyển bởi những không điểm và thời tính.

Bốn niềm tin này, A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc luận gọi là “Tứ chứng tịnh” (Avetyaprasāda), tức là niềm tin trong sáng và thuần tịnh đối với Phật (Buddha), đối với Pháp (Dharma), đối với Tăng (Sangha), đối với Thánh giới (’Sīla). Bốn niềm tin phát khởi bằng con đường tự nguyện, chứ không bằng con đường quyền uy áp đảo. Tự nguyện đến với đạo Phật, tự nguyện thực hành đạo Phật, để rồi tự thân chứng nghiệm đạo Phật. Sự chứng nghiệm càng sâu thẳm bao nhiêu, thì niềm tin lại càng trong sáng và thuần tịnh bấy nhiêu. Khi nào người học Đạo và hành Đạo có được niềm tin trong sáng và thuần tịnh, thì khi ấy, người đó có được niềm tin vững chắc, ý chí quyết định, hướng đi chân xác và có điểm nương tựa an toàn để đi đến Giác ngộ, thành tựu Niết bàn.

 
niềm tin bất hoại trọn bộ 3


Trừ khi những ai không muốn đi đến Giác ngộ và Niết bàn, thì họ có thể tin tưởng và nương tựa bất cứ nơi nào khác. Còn những ai muốn thành tựu Giác ngộ và Niết bàn, thì ngoài bốn niềm tin này ra, không còn có niềm tin và sự nương tựa nơi nào khác hơn nữa cả. Trong sự nghiệp mong cầu Tuệ giác, thành tựu Niết bàn, bốn niềm tin này đưa người học đạo và hành đạo vượt qua những trở ngại của đời sống nội tâm và ngoại cảnh một cách dễ dàng, để thành tựu những gì cần thành tựu, chứng đắc những gì cần chứng đắc. Bốn niềm tin ấy, chúng tôi đã khảo cứu và tuần tự biên thành bốn tập:

- Tập I: Niềm tin bất hoại đối với đức Phật
- Tập II: Niềm tin bất hoại đối với Pháp
- Tập III: Niềm tin bất hoại đối với Tăng
- Tập IV: Niềm tin bất hoại đối với Thánh giới

Những tập này, với hy vọng khiêm tốn là được làm người bạn chân tình đối với những ai muốn tin, hiểu và thực hành Phật giáo. Ở trong cuốn sách này có những điểm nào ưu việt, thì đó là nhờ ân đức giáo dưỡng của Thầy và bạn chúng tôi. Trái lại, có những lầm lẫn nào, thì đó là sự vụng về của tôi.
Thích Thái Hòa

 
niềm tin bất hoại trọn bộ 4 min


Dẫn Nhập Và Ý Nghĩa:
Trên thực tế, khi con người giáp mặt với cuộc đời, đối đầu với thực tại khách quan vô cùng phức tạp, nhiều lúc con người tự nhận mình quá bé bỏng về khả năng và tri thức, nên khó có thể vượt qua những hiện tượng đó. Từ sự nhận thấy khả năng giới hạn của mình, con người đã bằng lòng với những định mệnh, thiên mệnh, với những sắp xếp an bài của những thế lực ngoại tại... Nên một trận cuồng phong, một cơn sấm sét, một hiện tượng dị kỳ, một cơn tai biến..., tất cả những hiện tượng đó đối với con người hình như là những tai họa có tính thần bí. Bởi vậy, con người đã bị khuất phục và đầu hàng trước thiên nhiên, trước những khó khăn phức tạp, và mong tìm sự trú ẩn an ổn vào thần linh như kinh Dhammapada nói:

“Loài người sợ hoảng hốt
Tìm nhiều chỗ nương tựa
Hoặc rừng rậm núi non
Hoặc vườn cây rừng tháp”.

Sự nương tựa mơ hồ và yếu đuối như thế, hẳn nhiên chẳng có chút bảo đảm và an toàn, chẳng có sự lợi ích gì cho sự tự giác và tự chủ, và lại càng không có lợi ích cho sự hướng đến Giác ngộ và Niết bàn:

“Các chỗ nương tựa ấy
Không nương tựa an ổn
Không nương tựa tối thượng
Không thoát mọi khổ đau”.

 
niềm tin bất hoại trọn bộ 5 min


Khổ đau là bản chất hiện hữu thường trực của kiếp sống con người. Đây là một sự nhận định, một sự hiểu biết đúng như thực tại chính nó. Hay nói cách khác, chính nó là thực tại của thế giới này, dù chúng ta có biết đến nó hay giả vờ quên nó, thì nó cũng hiện hữu như chính nó đã hiện hữu. Bởi vậy, Giác ngộ và Niết bàn là đích điểm cho sự thoát khổ hướng đến. Hướng đến cũng chính là sự trở về, sự kính ngưỡng, sự khát vọng ở nơi Phật, ở nơi Pháp, ở nơi Tăng và ở nơi Thánh giới. Ngoại trừ bốn điểm nương tựa này ra, thì không còn có điểm nương tựa nào khác hơn, cho người học Đạo, hành Đạo tin tưởng và nương tựa, để khơi dậy chí nguyện mong cầu sự Giác ngộ và Niết bàn, cũng như sự nuôi dưỡng chí nguyện ấy. Trong Phật Pháp, điệp khúc ca ngợi muôn đời cũng chính là sự tin tưởng và nương tựa ở nơi bốn điểm này:

“Thật nương tựa an ổn
Thật nương tựa tối thượng
Có nương tựa như vậy
Mới thoát mọi khổ đau”.

 
niềm tin bất hoại trọn bộ 6 min


Thoát khỏi mọi khổ đau là khi con người phát triển niềm tin và đặt niềm tin đúng hướng. Nếu không có niềm tin, thì không có đà sống. Đà sống đã không, thì sự sống trở nên khô cằn, héo hắt và nhiều lúc vô nghĩa. Bởi vì, trong kinh Hoa nghiêm đức Phật dạy: “Niềm tin là nguồn gốc của Đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn mọi căn lành”. Nên người nào không có niềm tin, chính người ấy không có căn lành, không có đà sống. Và kinh Hoa Nghiêm đã nhấn mạnh tầm mức quan trọng của niềm tin như sau: “Nếu rời khỏi tín căn, tâm thấp kém, ưu tư và hối hận, công hạnh không đầy đủ, thoái mất sự tinh cần. Đối với thiện căn mà tâm đã sanh sự đình trụ, đối với một ít công đức mà đã tự cho là đủ, không thể thiện xảo phát khởi hạnh nguyện”. Lại nữa, trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Tín căn và Tín lực là hai yếu tố đứng đầu của Ngũ căn và Ngũ lực. Chính nó là những yếu tố tích cực làm phát triển thiện căn, dẫn dắt con người vào Đạo và thực hành Chánh đạo...
 
niềm tin bất hoại trọn bộ 7 min


TỔNG MỤC LỤC:
NIỀM TIN BẤT HOẠI ĐỐI VỚI ĐỨC PHẬT
Lời Giới Thiệu
Lời Nói Đầu
Chương 1: Dẫn Nhập Và Ý Nghĩa
Chương 2: Truyền Thừa
Chương 3: Mười Phẩm Tính
Chương 4: Bốn Vô Sở Úy
Chương 5: Mười Trí Lực
Chương 6: Mười Tám Pháp Bất Cộng
Chương 7: Niềm Tin Và Tổng Kết
Phần Chú Thích
Tư Liệu Tham Khảo
NIỀM TIN BẤT HOẠI ĐỐI VỚI CHÁNH PHÁP
Lối Vào
Chương 1: Tổng Luận Về Ý Nghĩa Của Pháp
Chương 2: Pháp Duyên Khởi
Chương 3: Pháp Bát Chánh Đạo
Chương 4: Đặc Tính Của Pháp
Chương 5: Niềm Tin Và Tổng Kết
Chương 6: Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm
Chú Thích
Sách Tham Khảo
NIỀM TIN BẤT HOẠI ĐỐI VỚI THÁNH GIỚI
Chương 1: Tổng Luận
Chương 2: Cận Sự Giới
Chương 3: Cận Trú Giới
Chương 4: Sa Di Giới, Sa Di Ni Giới Và Thức Xoa
Chương 5: Tỷ Khưu Giới
Chương 6: Tỷ Khưu Ni Giới
Chương 7: Thập Thiện Giới
Chương 8: Bồ Tát Giới
Thư Mục Tham Khảo
NIỀM TIN BẤT HOẠI ĐỐI VỚI TĂNG
Chương 1: Tổng Luận Về Tăng
Chương 2: Quá Trình Thành Lập Tăng Đoàn
Chương 3: Những Thánh Tăng Tiêu Biểu Thời Đức Phật
Chương 4: Tổng Kết Và Niềm Tin
Từ Ngữ Đối Chiếu
Sách Dẫn
Thư Mục Tham Khảo
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây