094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH GIẢNG GIẢI - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH GIẢNG GIẢI - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Dịch: Vọng Tây & Viên Đạt Cư Sĩ
Hình Thức: Bìa Cứng
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Khổ Sách: 16x24cm
Năm Xuất Bản: 2014
Trọn Bộ: 2 Quyển
Độ Dày: 7,3cm (Trọn Bộ)
GG03 PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG 800.000 đ Số lượng: 100 Bộ
  • PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH GIẢNG GIẢI - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

  •  2261 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: GG03
  • Giá bán: 800.000 đ

  • Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
    Dịch: Vọng Tây & Viên Đạt Cư Sĩ
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Khổ Sách: 16x24cm
    Năm Xuất Bản: 2014
    Trọn Bộ: 2 Quyển
    Độ Dày: 7,3cm (Trọn Bộ)


Số lượng
Lời Giới Thiệu
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, đức Phật đã dạy là muốn vãng sanh về Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì trước tiên phải tu Tịnh Nghiệp Tam Phước. Tam Phước là nền tảng của Phật pháp Đại thừa, ví như chúng ta xây nhà vậy, đây là xây nền móng. Điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước là "hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp". Ba câu đầu là Nguyện, câu sau cùng là Hành, nếu như không có Hành thì ba nguyện phía trước là trống không. Bạn dùng cái gì để hiếu dưỡng cha mẹ? Dùng cái gì để phụng sự sư trưởng? Dùng cái gì để từ tâm bất sát? Từ tâm bất sát thì phải hành như thế nào? Chính là mười nghiệp thiện! Nếu như chưa có thập thiện thì ba câu phía trên chỉ là khẩu hiệu, chỉ là nói suông, do đó chúng ta dùng thập thiện để thiết thực hiếu thân tôn sư.

 
phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải 1 min


Thập Thiện Nghiệp Đạo là nền móng. Nếu như không có nền móng này thì không luận tu bất cứ pháp môn nào cũng đều không thể thành tựu, cho nên đây là nền tảng chung. Nếu như không có nền tảng của mười nghiệp thiện thì niệm Phật không thể vãng sanh. Trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, Phật nói lời kết sau cùng rất hay, ba điều này là "tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật ". Trong bộ Kinh này, đức Phật dạy chúng ta rất hay là Bồ Tát có một pháp có thể đoạn tất cả các khổ của ác đạo, đó là “trú dạ thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quan sát thiện pháp, lệnh chư thiện pháp, niệm niệm viên mãn, bất dung hào phân, bất thiện gián tạp”. Có thể xem đây là tổng cương lĩnh tu hành trong Phật Pháp. Thiện pháp này là lấy thập thiện làm tiêu chuẩn. Thường niệm thiện pháp là tâm thiện, thường tư duy thiện pháp là ý nghĩ thiện, thường quán sát thiện pháp là hành vi thiện. Thiện pháp này niệm niệm tăng trưởng, không chứa mảy may xen tạp bất thiện. Nếu tu được như vậy thì làm sao không thành Phật, làm sao không thành Thánh được?

Chúng ta học Thập Thiện Nghiệp Đạo từ khi mới bắt đầu học Phật cho đến khi học viên mãn thì thành Phật. So với năm giới thì Thập Thiện Nghiệp Đạo sâu hơn, rộng hơn, bởi vì người khi chưa vào cửa Phật, khi vẫn chưa thọ giới, trước tiên cần tu mười thiện. Năm giới là chúng đệ tử Phật truyền thọ, mười thiện là Phật khuyến hóa đối với tất cả chúng sanh, ý này bao rộng bao sâu? Đây là dạy chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, trong công việc, đối nhân xử thế tiếp vật đều phải tuân thủ những nguyên tắc này. Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Giải tuy nói mười điều, nhưng trong mỗi một điều lý rất sâu, sự rất rộng, sâu rộng không có bờ mé, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa cũng học không xong. Vì vậy, chúng ta không nên quá xem nhẹ.

Xem nhẹ thì chúng ta sẽ lơ là ngay và cho rằng những thứ này đều là câu thường dùng ở cửa miệng, chúng ta thường dễ phạm sai lầm, đối với sự tu hành của mình trở thành chướng ngại to lớn, ngay cả pháp môn dễ hành ở trong Phật pháp là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ cũng bị chướng ngại. Nghiệp ác làm chướng ngại rồi thì niệm Phật không thể vãng sanh. Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh chính là tiêu chuẩn, Tiêu chuẩn gì? Là năm giới, mười thiện, đây là nền tảng của Phật pháp, là đại căn đại bổn của Phật pháp. Học Phật phải từ ngay chỗ này mà học, người khác không thể làm nhưng chúng ta nhất định phải làm, quyết định phải tuân thủ. Năm giới cùng mười thiện ở trên hình thức là như nhau, nhưng ở trên quả đức thì không như nhau, việc này chúng ta cần phải biết, cho nên thọ giới cùng hành thiện không như nhau.

 
phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải 2 min


Quả báo của mười thiện là mong cầu phước báo, năm giới thì không phải phước báo, chỗ này không như nhau. Năm giới là cầu cái gì? Cầu được tâm thanh tịnh, "nhân giới được định, nhân định khai huệ". Trên hình thức là như nhau, nhưng mục đích phương hướng thì không như nhau, một cái là mong cầu phước báo, một cái là mong cầu định huệ, đây là giới cùng thiện có khác biệt. Năm giới nhất định phải ở trước mặt Phật Bồ Tát phát nguyện thọ trì, mười thiện thì không cần, cho nên cùng tu học mấy khóa mục này, dụng ý ở chỗ nào, mục đích ở chỗ nào, chính mình phải rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Nhận thấy rằng Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Giải rất cần thiết cho người học Phật, cho nên chúng tôi đã không quản ngại mình tài hèn sức mọn, sở học còn non kém, mạo muội dịch phần giảng dạy Kinh này của Lão pháp sư Tịnh Không giảng năm 2001. Hy vọng có thể có thêm tài liệu tu học cho người học Phật. Trong quá trình biên dịch chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi sai sót, ngưỡng mong quý chư Tăng Ni và quý liên hữu Phật tử từ bi hoan hỷ chỉ dạy thêm. Nam mô A Di Đà Phật!
Vọng Tây Cư Sĩ Cẩn ghi!


Trích "Quyển 1 - Duyên Khởi":
Các vị đồng tu, xin chào mọi người! Hôm qua, chúng ta đã giảng viên mãn Cảm Ứng Thiên rồi. Văn tự của Cảm Ứng Thiên tuy không dài, hội tập lại một số công án, nhân duyên, cũng chính là những câu chuyện cảm ứng trong lịch sử. Hội tập được rất là phong phú, có luận, có sự thật, nếu như giới thiệu tường tận thì không thể nào nói cho hết. Ngày trước có rất nhiều cảm ứng sự thật, hiện tại thì càng nhiều. Chúng ta ở trong nước, ở ngoài nước, hay ở nơi báo chí, ở tin tức truyền hình, thường có được rất nhiều báo cáo tin tức về phương diện này. Những tin tức này đích thật làm tăng thêm lòng tin của chúng ta. Tuyệt đối không thể nói, chúng ta chưa có đích thân nghe thấy thì chúng ta không thừa nhận. Ngày trước lão sư Lý thường dùng thí dụ, thầy nói: “Ba của anh thì anh thấy rồi, anh thừa nhận, ông nội của anh, anh cũng thấy được rồi, nhưng ông cố nội, ông sơ của anh, nếu như anh không thấy được thì anh không thừa nhận à? Làm gì có loại đạo lý này? ”.

Những sự việc mà chúng ta không thấy được thì quá nhiều. Lấy khoa học hiện tại mà nói, công năng của mắt chúng ta rất có hạn, chúng ta chỉ thấy được khi sóng ánh sáng ở biên độ sóng thích hợp, nếu sóng ánh sáng dài hơn hoặc ngắn hơn so với tầm nhìn của chúng ta thì chúng ta không thể thấy được. Thế nhưng, ngày nay dùng dụng cụ khoa học để đo đạc, đích thực có sóng dài, có sóng ngắn, chúng ta không thấy được. Không thấy được nhưng không thể nói nó không tồn tại, không thấy được nhưng không thể nói nó không phải sự thật, đây thuộc về mê tín, đây là thuộc về võ đoán. Phật rất chú trọng đến khoa học, Ngài để cho chúng ta đi chứng minh. Vũ trụ to lớn không việc gì không có, đây là sự thật. Ngày nay khoa học gia biết được có không gian duy thứ khác nhau, chúng ta thường hay nói đến không gian ba độ, không gian bốn độ, không gian năm độ.

 
phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải 3 min


Ở trên lý luận mà nói, không gian là vô hạn độ. Không gian duy thứ khác nhau thì chúng ta không thấy, không cách gì tiếp xúc. Khoa học gia hiểu rõ sự thật này, đích thực có không gian duy thứ khác nhau đang tồn tại, thế nhưng làm thế nào đột phá thì hiện tại trên kỹ thuật vẫn chưa làm được. Nhà Phật làm được rồi, có rất nhiều nhà tôn giáo cao cấp cũng làm được. Vì sao họ làm được? Họ biết được nguyên nhân vì sao tạo thành không gian duy thứ khác nhau. Đó là do bởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của tất cả chúng sanh tạo thành. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng sanh vô lượng vô biên, cho nên có vô lượng vô biên các tầng không gian duy thứ. Biết được căn nguyên của nó và tiêu trừ đi căn nguyên này thì vấn đề liền được giải quyết. Nhà Phật dùng phương pháp thiền định để buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thế là liền đột phá các tầng không gian duy thứ khác nhau.

Bạn buông xả được càng nhiều thì tầng thứ đột phá càng lớn. Việc này ngày nay chúng ta gọi là "Thần thông", người Trung Quốc gọi là công năng đặc dị. Cho nên, tâm càng thanh tịnh, cảnh giới mà bạn có thể tiếp xúc được sẽ càng rộng lớn. Vọng niệm càng nhiều, phiền não càng nhiều, phạm vi của bạn sẽ càng nhỏ, thì bạn không có cách gì đột phá. Con người chúng ta ở trong tầng không gian duy thứ thứ ba, tầng không gian duy thứ thứ tư quyết định không có phần. Phật hiểu được đạo lý này, hiểu được hiện tượng sự thật này là do đâu mà ra, cho nên Phật có phương pháp và nhà Phật gọi đó là tám vạn bốn ngàn pháp môn, tức là tám vạn bốn ngàn phương pháp khác nhau, phương thức khác nhau. Tám vạn bốn ngàn pháp môn này tu cái gì? Đều là tu thiền định, hay nói cách khác, đều là tiêu trừ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta, hồi phục chân tâm của chúng ta.

Chân tâm là "tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới", "không gì không biết, không gì không thể". Lời nói này là thật, không huyền, có một lý luận rất rõ ràng, rất tường tận để nương tựa. Đây là Phật dạy bảo chúng ta, cho nên các vị đồng tu đến nơi đây để tham học, quan trọng nhất chính là từ trong Phật pháp học được "nhìn thấu, buông xả". Tôi thường hay nói với mọi người, căn gốc của chúng ta sai lầm thì cũng giống như gốc của cây đã bị mục rồi, vậy còn có thể cứu không? Căn gốc là chân tâm bổn tánh. Chân tâm bổn tánh của chúng ta vì sao bị tan rã, vì sao bị hư hoại đi? Vì đã nhiễm phải tự tư tự lợi, vậy thì xong rồi! Trong Kinh Phật nói với chúng ta, chân tâm kiểu dáng như thế nào? Trong Kinh luận nói được quá nhiều, chân tâm lìa niệm, hay nói cách khác, tâm không có vọng niệm chính là chân tâm.

 
phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải 4 min


"Vọng hành", vọng là gì vậy? Là vọng niệm. Trong vọng niệm, nghiêm trọng nhất chính là ngã chấp, khởi tâm động niệm là "ta", lợi ích của ta, vậy thì hỏng rồi! Bạn vẽ ra cái vòng quá nhỏ, chỉ có ta, hoàn toàn không có người khác. Tôi nghe rất nhiều người nói, hai vợ chồng đều có bí mật. Có một lần, ở nơi đây có một vị rất nổi tiếng đến đây nghe pháp, đó là ông chủ Đường Thành. Khi xem thấy Phật Giáo Cư Sĩ Lâm chúng ta công khai mở rộng như vậy, ông rất là bội phục. Ông cùng vợ của ông cũng có bí mật, ông có bao nhiêu tiền người vợ không hề biết, người vợ có bao nhiêu tiền ông cũng không hề biết, bạn thấy cái ngã chấp này còn gì bằng không? Chân thật chỉ có ta, ngoài ta ra không có người nào, họ đều không tin tưởng trên thế gian này có người đáng tin, cả đời không dám nói lời thành thật với người. Bạn nghĩ xem, những người này sống ở thế gian thật là đáng thương.

Chỗ này trong Kinh Phật gọi đây là "kẻ đáng thương". Không giống như người học Phật chúng ta, trong lòng không có việc gì, quyết định không có tự tư tự lợi, đối đãi với bất cứ người nào đều công khai mở rộng, không có chút bí mật nào. Cho nên việc thứ nhất, nếu học Phật muốn có thành tựu, muốn cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật, nếu như có lòng tư riêng thì không thể đi, niệm Phật có tốt hơn đều không thể đi, vì sao vậy? Ở trên Kinh, Phật giới thiệu cho chúng ta, Thế giới Tây Phương Cực Lạc là "chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ", không chỉ là thiện mà là tối thiện, thượng thiện. Câu lạc bộ của người thượng thiện, chúng ta bất thiện thì làm sao có thể bước vào? A Di Đà Phật cho dù từ bi hoan nghênh bạn đến, nhưng đại chúng ở nơi đó sẽ không hoan nghênh, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này...

 
phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải 5 min


MỤC LỤC:
QUYỂN 1
Lời Giới Thiệu
Duyên Khởi
Thượng Dụ Của Hoàng Đế Ung Chánh
Đề Kinh
Nhân Đề
Phần Kinh Văn
Mười Điều Thiện
Quả Báo Của Tu Thập Thiện Nghiệp
  • Quả Báo Của Không Sát Sanh
  • Quả Báo Của Không Trộm Cắp
  • Quả Báo Của Không Tà Hạnh
  • Quả Báo Của Không Vọng Ngữ
  • Quả Báo Của Không Lưỡng Thiệt
  • Quả Báo Của Không Ác Khẩu
  • Quả Báo Của Không Ỷ Ngữ
  • Quả Báo Của Lìa Tham Dục
  • Quả Báo Của Lìa Sân Nhuế
  • Quả Báo Của Lìa Tà Kiến
QUYỂN 2
Phần Kinh Văn (Tiếp Theo)
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Lục Độ Ba La Mật
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Hiện Vào Trong Từ Bi Hỷ Xả
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Tứ Nhiếp Pháp
  • Thực Tiễn Thập Thiện Nghiệp Đạo Vào Trong Tứ Niệm Xứ
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Tứ Chánh Cần
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Tứ Như Ý Túc
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Ngũ Căn
  • Giới Thiệu Về “Nội Điển Tu Học Yếu Lĩnh”
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Ngũ Lực
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Trong Thất Giác Chi
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Bát Chánh Đạo
  • Thập Thiện Nghiệp Đạo Thực Tiễn Vào Trong Chỉ Quán
  • Thập Lực, Vô Úy, Thập Bát Bất Cộng
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây