094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

LIỄU PHÀM TỨ HUẤN TOÀN TẬP - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG LIỄU PHÀM TỨ HUẤN TOÀN TẬP - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Dịch: Cs. Diệu Âm
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 548 Trang
Bìa: Cứng – Bọc Nilon
Khổ Sách: 16x24cm
Năm Xuất Bản: 2018
Độ Dày: 3,2cm
TK02 PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG 250.000 đ Số lượng: 45 Quyển
  • LIỄU PHÀM TỨ HUẤN TOÀN TẬP - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

  •  8672 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TK02
  • Giá bán: 250.000 đ

  • Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
    Dịch: Cs. Diệu Âm
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 548 Trang
    Bìa: Cứng – Bọc Nilon
    Khổ Sách: 16x24cm
    Năm Xuất Bản: 2018
    Độ Dày: 3,2cm


Số lượng
Thay Lời Tựa
Số mệnh, con người ta ai cũng có. Tại sao lại có số, Phật gia lấy việc tạo nghiệp và luật nhân quả báo ứng, nhân nào quả ấy, như trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, không lẽ trồng dưa hái đậu, và làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, để mà giải thích. Từ những tiền kiếp xa xôi, ta gieo nhân thiện thì nay được phúc, được hưởng quả lành, sống lâu giàu bền, thông minh sáng suốt, công danh sự nghiệp hiển hách. Trái lại, nếu đã trồng nhân ác thì bị quả báo, nghèo hèn khổ sở, ốm đau tật nguyền, đần độn ngu si, sống chẳng đủ ăn. Nhà Phật có câu nói: Dục tri tiền thề nhân, kim sinh thụ giả thị; chỉ cần xem việc thụ hưởng hiện nay là biết được cái nhân của đời trước... Người xưa có nói: Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định, đã có thì ngay những việc ăn uống xảy ra hàng ngày cũng đều được định sẵn cả rồi.

 
liễu phàm tứ huấn toàn tập 1 min


Vẻ chi ăn uống sự thường,
Cũng còn tiền định khá thương lọ là
(Cung Oán Ngâm Khúc)

Người tin vào số mệnh thường cho là việc gì đến nó sẽ đến để tự an ủi mình khi gặp phải cảnh ngộ ngang trái không may thì nghĩ rằng số mệnh số phận đã như vậy đành chịu vậy. Nhưng số mệnh đâu có phải nhất định như thế mãi đối với ta. Đã có biết bao người tiền bạc như nước mà một sớm, một chiều hóa ra trắng tay, ngược lại nhiều người nghèo bỗng nhiên lại trở thành triệu phú, bởi lẽ giàu có mà lại làm nhiều điều ác thất đức, còn nghèo khó lại biết xả thân hành thiện, cứu giúp người, nên số được biến đổi, vì làm lành gặp lành, làm ác gặp ác. Do đó ta thấy rằng mệnh số là ở nơi tay ta và tự sửa, thay đổi được. Tố Như tiên sinh đã từng phát biểu: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.

Đây cũng là trường hợp của tác giả cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn. Tác giả họ Hoàng tên Khôn Nghi, người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, đỗ tiến sĩ vào hiệu Vạn Lịch thứ 14, đời nhà Minh. Nguyên lai số không có con, khoa bảng đề danh không được cao, và chỉ sống tới năm 53 tuổi; vì biết định mệnh đã an bài như thế nên cứ điềm nhiên an phận thủ thường không cầu cạnh gì. Nhưng tới sau gặp được thiền sư Vân Cốc chỉ cho cách biến đổi số mệnh, nên cầu được sinh con năm 74 tuổi. Tác giả đem cái kinh nghiệm quí báu của đời mình soạn thành bốn bài gia huấn để lưu truyền đời sau, gọi là Liễu Phàm Tứ Huấn. Sở dĩ lấy tên hiệu là Liễu Phàm vì tác giả muốn dứt khoát bỏ hẳn cái lớp vỏ phàm phu ở đời để tu thân thành một người mới, với vận mệnh mới.

 
liễu phàm tứ huấn toàn tập 2 min


Bốn bài gia huấn trong Liễu Phàm Tứ Huấn Toàn Tập là những lời của người cha chỉ dạy cho con cháu trong nhà về vấn đề tu thân, đường lối cư xử với người đời sao cho có đạo đức, có nhân nghĩa, có lòng tương thân tương trợ, quí mến lẫn nhau. Sách này lẽ ra chỉ lưu truyền riêng trong gia đình của tác giả, nhưng vì những lời chỉ dạy rất thiết thực, rất hữu ích nên khi được truyền ra ngoài xã hội, sách được phổ biến sâu rộng. Cư sĩ Chu Quần Tranh, người Ôn Châu phát tâm ấn tống hàng trăm ngàn cuốn. Ấn Quang đại sư, người được tôn vinh là vị tổ cận đại của Tịnh Độ tông ở Trung Quốc đã hoan hỉ đề tựa, và chỉ dạy cho người muốn tu học theo cuốn sách đó cần phải hai chữ Thành và Minh thì việc học mới được tinh tiến, bởi có thành thật thì mới kiểm điểm được hết các lỗi lầm của mình mà tu sửa, có sáng suốt mới biết chọn lựa các việc thiện mà làm.

Hiện nay ở Đài Loan có nhiều cơ quan đã ấn tống cả hàng chục triệu cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn đem phát hành. Ở Việt Nam, chúng ta có cuốn Gia huấn ca do Nguyễn Trãi tiên sinh (1380-1442) soạn trước cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn cả nửa thế kỉ nhưng tiếc rằng không được lưu thông rộng rãi như cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn. Nền giáo dục ngày nay đã suy thoái, bởi ở học đường bỏ không dạy môn luân lí đạo đức nữa, nên một số những người lãnh đạo các cơ quan chính phủ hay các đại công ty không có lương tâm đạo đức, toa rập với kẻ gian ác, làm nhiều điều mờ ám thất đức, như gian lận sổ sách, buôn lậu, dối trá lừa đảo, để kiếm tiền tạo dựng tài sản cho riêng mình.

Đường lối giáo dục hiện nay cần phải cải tổ, nên những bài gia huấn, những sách dạy về tu thân, về luân thường đạo đức phải được phổ biến sâu rộng. Với ý nghĩ đó, người dịch không tự lượng sức mình tài sơ trí thiển, vốn Hán văn còn thiển cận, chữ tác đánh chữ tộ, chữ ngộ đọc ra chữ quá, mà dám mạo muội đem cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn với lời văn uyên bác, súc tích, chuyển ngữ ra tiếng Việt là vì đã có duyên may được đọc cuốn Liễu Phàm Bạch Thoại Giải Thích của Hoàng Trí Hải tiên sinh diễn thuật và cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Kí của Tịnh Không pháp sư nên cũng hiểu được ít nhiều để mà dịch, nhưng tự biết rằng còn nhiều chỗ sai lầm phản ý lại của tác giả, vì dịch là phản theo như cách ngôn Pháp nói: Traduire c'est trahir; nên kính mong chư quí vị thức giả niệm tình lượng thứ và hoan hỉ phủ chính cho thì thực vạn hạnh, vạn hạnh.

 
liễu phàm tứ huấn toàn tập 3


Trích "Đạo Lý Vận Mệnh - Luận Về Lập Mệnh":
Khổng tiên sinh đoán rõ định mệnh. Ta lúc nhỏ thân phụ mất sớm, lão mẫu dạy bỏ không theo cử nghiệp mà theo học nghề y, vì học y cũng có thể mưu sinh, có thể cứu người giúp đời mà khi y thuật tinh thông thì được thành danh, đó là ý nguyện sớm có của cha con vậy. Sau đó tại chùa Từ Vân, ta gặp một lão nhân râu dài, tướng mạo tốt đẹp có vẻ tiên phong đạo cốt, nên ta dùng lễ mà cung kính lão nhân ấy. Ông bảo ta rằng: Ngươi là người trong sĩ lộ. Năm tới tức phải nhập học, tại sao lại không theo học vậy? Ta nói rõ nguyên cớ cho vị lão nhân ấy nghe, và lễ phép hỏi danh tính cùng xuất xứ của lão nhân. Lão nhân nói: Lão họ Khổng, người Vân Nam. Lão được Thiệu Khang Tiết tiên sinh chân truyền Hoàng cực số, lão nghĩ cũng nên truyền cho ngươi.

Ta thỉnh lão nhân về nhà, và báo cáo với lão mẫu thì người dạy phải nên tiếp đãi cho thật cẩn thận tử tế và thử xem ông ấy đoán số ra sao, thì thấy mọi việc lớn nhỏ ông đều đoán trúng cả. Ta bèn có ý định theo đòi việc đèn sách và bàn với biểu huynh là Thẩm Xứng thì biểu huynh bảo: có Úc Hải Cốc tiên sinh mở lớp dạy tại nhà ông Thẩm Hữu Phu, ta gởi ngươi tới đó trọ học thì rất là thuận tiện. Ta bèn bái Úc tiên sinh làm sư phụ. Khổng tiên sinh lấy số cho ta thì khi khảo thí ở huyện, đỗ đồng sinh đứng hạng thứ 14, thi ở phủ đứng vào hạng thứ 71, và thi ở tỉnh do quan đề đốc học viện làm chủ khảo thì đỗ vào hạng thứ 9. Năm tới đi thi, thì ở cả ba nơi số hạng đều đúng y như thế.

Sau đó lại lấy số chung thân cho ta, dự đoán những việc cát hung cho cả một đời và bảo rằng vào năm nào thì được khảo thí đứng hạng mấy, năm nào thì được bổ khuyết lẫm sinh (tức được cấp phát lương ăn học bằng gạo), năm nào thì làm cống sinh, và sau khi làm cống sinh, năm nào thì được tuyển làm trưởng quan ở Tứ Xuyên, tại chức sau 3 năm rưỡi thì cáo quan về hưu. Năm 53 tuổi vào giờ sửu ngày 14 tháng tám thì mất trên giường bệnh, tiếc rằng không con nối dõi. Ta cẩn thận ghi lại tất cả.Từ đó về sau, phàm mỗi khi gặp kì khảo thí, danh số trước sau đều đúng như Khổng tiên sinh đã dự đoán sẵn. Chỉ có một dự đoán là khi nào số gạo cấp lương lẫm sinh của ta được tới 91 thạch 5 đấu (1 thạch là 10 đấu) thì lúc đó sẽ được bổ làm cống sinh, nhưng kịp tới khi ta được lãnh hơn 70 thạch thì Đồ tông sư (quan đề học), đã phê chuẩn cho ta được bổ làm cống sinh, duy chỉ có chỗ đó làm ta có điểm hoài nghi.

 
liễu phàm tứ huấn toàn tập 4 min


Nhưng thực ra sau đó, sự phê chuẩn này bị quan thự ấn họ Dương bác bỏ. Mãi tới năm Đinh Mão, tông sư Ân Thu Minh thấy bị quyển nơi trường thi của ta (quyển nộp thi đáng được chấm đậu mà bị bỏ rớt lại) thì than rằng: bài ngũ sách đúng là năm thiên tấu nghị, văn chương quảng bác, ý tứ sâu sắc thông suốt của một nho sĩ sao nỡ để cho mai một mãi ru, bèn truyền cho huyện quan dâng thỉnh nguyện lên để ông phê chuẩn cho được bổ cống sinh. Nếu tính số lượng gạo được cấp từ trước trải qua thời gianbị bác bỏ cho tới khi được bổ thì thực đúng là 91 thạch 5 đấu vậy. Nhân thế, ta càng tin rằng sự tiến thoái, thăng trầm nhanh hay chậm đều có thời, có số cả, nên an nhiêntự tại chẳng cần mong cầu sự gì cả. Sau khi được bổ cống sinh, ta phải đi Yến Độ (tức Bắc Kinh), ở lại kinh đô một năm, suốt ngày tĩnh tọa mà không màng tới việc đèn sách…
 
liễu phàm tứ huấn toàn tập 5


Mục Lục:
Thay Lời Tựa
Lời Tri Ân
Quy Tắc Tu Học
Đạo Lý Vận Mệnh
  1. Luận Vận Mệnh
  2. Vân Cốc Khuyên Cải Tạo Vận Mệnh
  3. Tu Phúc Tích Đức Thắng Số
  4. Dạy Con Biết Sửa Lỗi, Tu Phúc, Tích Đức
Phương Pháp Sửa Lỗi
  1. Cái Nhân Của Việc Sửa Lỗi
  2. Nền Tảng Của Việc Sửa Lỗi
  3. Phương Pháp Sửa Lỗi
Phương Pháp Tích Thiện
  1. Một Nhà Tích Thiện Hẳn Có Nhiều Vui
  2. Thế Nào Là Thiện?
Khiêm Đức
  1. Mãn (Tự Mãn) Có Hại, Khiêm Có Lợi
  2. Lòng Khiên Tốn, Nhún Nhường, Nguồn Gốc Của Phúc
HT. Tịnh Không Giảng Liễu Phàm Tứ Huấn
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây