094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

LẤY KHỔ LÀM THẦY - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG LẤY KHỔ LÀM THẦY - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Nhà Xuất Bản: Phương Đông
Số Trang: 80 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 14x20cm
Năm Tái Bản: 2020
Độ Dày: 0,5cm
LKLT PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG 25.000 đ Số lượng: 93 Quyển
  • LẤY KHỔ LÀM THẦY - PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

  •  1747 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: LKLT
  • Giá bán: 25.000 đ

  • Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
    Dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
    Nhà Xuất Bản: Phương Đông
    Số Trang: 80 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 14x20cm
    Năm Tái Bản: 2020
    Độ Dày: 0,5cm


Số lượng
Trích “Lấy Khổ Làm Thầy”:
Mời xem Tịnh Hạnh phẩm thứ mười một, kệ tụng đoạn lớn thứ sáu, đoạn nhỏ thứ ba: “Sở ngộ nhân vật”. Xin xem bài kệ thứ mười lăm: “Kiến khổ hạnh nhân, đương nguyện chúng sanh, y ư khố hạnh, chí cứu cánh xứ”. Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học. Nhưng Thế Tôn năm xưa còn tại thế, đối với người tu khổ hạnh, chữ hạnh này đọc thanh thứ tư, đọc là “hêng”, đó là động từ, tức là đặc biệt tán thán tu khổ hạnh. Vậy có mâu thuẫn với những gì Phật nói không? Xin thưa với quý vị là không mâu thuẫn. Nếu như chỉ thấy từ bên ngoài thì dường như là mâu thuẫn với pháp Phật nói, nhưng trên thực tế là bổ sung cho nhau. Khổ, lìa khổ được vui.

 
lấy khổ làm thầy 1 min


Khổ là gì vậy? Tam đồ khổ, lục đạo khổ. Lục đạo, nói cõi người, chúng ta hiện nay ở cõi người, mọi điều nghe thấy đều cho rằng đây là cảnh giới hiện lượng, đây là sự thật. Bạn nói cõi trời, cõi trời vui. Nói địa ngục, ngạ quỷ khổ. Họ nói, chúng tôi chưa nhìn thấy, rất khó thể hội. Nhưng Phật pháp nói cho bạn biết chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Ngài nói cho bạn mười pháp giới, nói cho bạn nghe quá khứ, hiện tại, vị lai; nói rõ chân tướng của vũ trụ, vậy đã biến thành Phật pháp cao sâu, không phải là cái mà người sơ học hoặc người tri thức nông cạn có thể lĩnh hội được. Vậy tại sao Phật lại tán thán khổ hạnh? Mỗi người đều biết, bản thân chúng ta tập khí nghiệp chướng rất nặng, có ai mà không hy vọng mình tiêu nghiệp chướng, tăng trí tuệ? Điều này mọi người nhắc đến thì không có ai mà không mong muốn.

Nhưng quý vị nên biết rằng, bằng lòng trải qua đời sống gian khổ thì nghiệp chướng tiêu nhanh nhất, tiêu triệt để nhất. Điều này không khó hiểu, chỉ trách bản thân chúng ta trong đời sống thường ngày sơ ý, lãng quên mất đi sự việc này. Thế Tôn trong cõi trời người, trong ngoài tam giới, quả thực đã chứng được phước báo cứu cánh viên mãn. Chúng ta ở trong kinh đại thừa đọc thấy, tướng hảo của Phật nói không hết. Thông thường trong kinh đại thừa chúng ta xem thấy, Phật có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp. Vô lượng là cách nói khái quát, không ai có thể nói rõ ràng hết được. Nhưng ở trong kinh giáo quả thật có nói rõ ràng tường tận: “Vĩ trần tướng hải thân”.

 
lấy khổ làm thầy 2


Trong kinh Hoa Nghiêm nói càng rõ ràng hơn, phía trước chúng ta học rồi, tướng hảo bằng số vi trần của mười cái Liên Hoa Tạng. Thông thường chúng ta xem thấy ở trong kinh là hằng hà sa số. Đây là nói nhân gian, nói đại thế giới, nói toàn bộ vũ trụ. Chúng ta thường nói tận hư không khắp pháp giới. Cái báo thân đó chính là tướng hảo bằng số vi trần của mười thế giới Liên Hoa Tạng. Chúng ta không cách gì thể hội, hằng hà sa số đã không cách gì thể hội, tướng hảo bằng số vị trần trong thế giới lại càng vô phương thể hội. Hiện nay là tướng hảo bằng số vi trần của mười cái thế giới Hoa Tạng.

Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện trong thế gian này của chúng ta vậy? Trong cái thế giới này còn phải tu khổ hạnh. Từ khi thành đạo, 30 tuổi thị hiện thành đạo dưới cội Bồ-đề, độ cho năm tỳ kheo tại vườn Lộc Uyễn, tăng đoàn được xây dựng, trải qua đời sống như thế nào vậy? Ngày ăn một bữa, tối ngủ gốc cây, ba y một bát, đây là người khổ hạnh. Phật tại sao phải làm vậy? Trước đây khi chúng tôi mới học Phật, mới xuất gia, nghi hoặc cũng rất nhiều. Lão hoà thượng dạy cho chúng tôi không nói rõ ràng, chỉ giảng cho chúng tôi, Thế Tôn ra đời vào thời đó, Ấn Độ quả đúng là đất nước của tôn giáo, môn phái tôn giáo rất nhiều, trong kinh Phật nói đó đều là môn phái nổi tiếng, có đến 96 môn phái.

Người tu hành của mỗi tôn giáo đều tu khổ hạnh, cho nên nếu như Phật không thị hiện khổ hạnh, thì nhất định bị đại chúng xã hội chỉ trích, chê bai. [Mọi người] sẽ nói, anh xem phái này của họ không tu khổ hạnh, bọn họ muốn hưởng thụ, cho nên Phật cần phải thị hiện giống như những tôn giáo khác, còn khổ hạnh hơn cả họ nữa, như vậy mới có thể hấp dẫn đại chúng xã hội tôn kính, tín ngưỡng, đến tiếp nhận giáo hóa của Phật Đà…

 
lấy khổ làm thầy 3


Giới Thiệu Đôi Nét Về Lão Hòa Thượng Tịnh Không:
Trong đời chúng ta sẽ gặp đủ dạng người, cách thức quen biết mỗi người cũng không hề giống nhau. Có một số người ảnh hưởng đến chúng ta nhẹ như lông hồng, nhưng có một số người ảnh hưởng đến chúng ta nặng như núi Thái Sơn. Hôm nay chúng ta cần biết một vị trưởng lão đại từ bi, đại trí tuệ, đã từng làm thay đổi một cách triệt để vận mạng và đời sống của hàng ngàn vạn gia đình và cá nhân. Vô số người trên toàn thế giới đã biết Ngài qua truyền hình, băng đĩa, sách và tranh ảnh, nhờ đó họ mới hiểu rõ được chân tướng và cách thức giải quyết rất nhiều vấn đề, từ đó thực sự xa lìa bất hạnh và đau khổ, tiêu trừ những tai họa và ác quả mà tương lai có thể xảy ra.

Vị trưởng lão này chính là Lão Hòa thượng Tịnh Không được tán thán khắp nơi. Mọi người kính trọng Hòa thượng như vậy hoàn toàn không phải vì Hòa thượng là một trong những cao tăng đại đức nổi tiếng nhất trong giới Phật giáo, hay là do Hòa thượng giảng giải kinh điển Phật giáo thâm nhập vào lòng người, rõ ràng thấu triệt, mà nguyên nhân lớn nhất là sau khi mọi người nghe theo lời chỉ dạy của Hòa thượng về tu học Phật pháp, họ có thể ngay trong đời sống hiện thực thu được lợi ích chân thực và hiệu quả cực kỳ rõ rệt. Cho nên Phật pháp thực sự không phải là một mở lý luận huyền diệu và giáo thuyết rỗng không hay là mê tín, mà là một phương thức sống thực tế nhất.

Lão Hòa thượng Tịnh Không năm nay tuổi đã hơn 80, hiện cư ngụ tại Australia, nhưng mỗi ngày Hòa thượng giảng kinh thuyết pháp bốn giờ không hề gián đoạn. Hòa thượng là người đầu tiên trên thế giới sử dụng mạng Internet và truyền hình vệ tinh phục vụ cho dạy học Phật pháp từ xa. Truyền hình vệ tinh Hoa Tạng của Hòa thượng là một trong những số đó, mỗi ngày đều có hàng ngàn vạn người xem và thính chúng khắp nơi trên toàn cầu trong 24 giờ đều đang lắng nghe Hòa thượng giảng kinh dạy học. Do Hòa thượng đã có cống hiến kiệt xuất trong nhiều lĩnh vực như đoàn kết chủng tộc và hòa hợp tôn giáo, nâng cao đạo đức và cứu bạt khổ nạn, nên đã nhiều lần Hòa thượng nhận được bằng tiến sĩ và giáo sư, thị dân và công dân vinh dự do chính phủ Mỹ, trường đại học Mỹ và Australia trao tặng.

 
lấy khổ làm thầy 4


Hòa thượng đã nhiều lần dùng vai trò đại biểu cho giới tôn giáo đi tham dự hội nghị phát triển hòa bình thế giới của tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên Hiệp Quốc. Hòa thượng còn là thầy chỉ đạo và cố vấn của rất nhiều Tịnh Tông Học Hội và tổ chức giáo dục Phật giáo toàn cầu. Tuy Hòa thượng tuổi đã hơn 80 nhưng vẻ mặt sáng ngời, tinh thần minh mẫn, ứng đối thung dung, bước đi nhẹ nhàng, nhìn thấy còn khỏe mạnh và tự tại hơn so với nhiều người sáu mươi, bảy mươi tuổi. Mỗi người khi nhìn thấy Hòa thượng, không ai mà không khuất phục và bị lôi cuốn trước phong độ thanh tịnh bất nhiễm và uy nghi từ bị trang nghiêm của Hòa thượng, và ai nấy cũng đều tán thán.

Lão Hòa thượng Tịnh Không cho rằng tu học Phật pháp một cách đúng đắn thì kết quả chắc chắn là thân tâm hài hòa, gia đình hài hòa, xã hội hài hòa, thậm chí cả thế giới hài hòa. Bản chất của Phật pháp là nền giáo dục chuyển con người về thuần tịnh thuần thiện. Hòa thượng đã tổng kết chân đế của Phật pháp ra thành hai mươi chữ sâu sắc và dễ hiểu, đến nay nó đã trở thành châm ngôn học Phật cho người học Phật vững tâm phụng hành. Hai mươi chữ này là: Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; Nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật.

Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bị là thuần tịnh, đây là nói về tâm. Nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, niệm Phật là thuần thiện, đây là nói về hạnh. Tâm thuần tịnh, hành vi thuần thiện, không xen tạp một chút bất tịnh, bất thiện thì bạn đã viên mãn thành Phật rồi. Học Phật là học cái gì vậy? Là học cái này, học ở trong cuộc sống thường ngày, học ở trong công việc, học trong khi đối nhân xử thế, tiếp vật không hề có một chút giả dối, không hề có mảy may ô nhiễm, không có gì buông xả không được. Tất cả kinh luận mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói suốt 49 năm cũng không rời khỏi nguyên tắc này.

Lão Hòa thượng Tịnh Không thường hay nhấn mạnh, Phật giáo không trọng hình thức mà trọng thực chất. Để chấm dứt xung đột và hóa giải tranh chấp, hội nghị hòa bình quốc tế đã mở ra nhiều lần, nhưng chiến tranh và tai nạn vẫn không ngừng gia tăng. Thế là Lão Hòa thượng bắt tay xây dựng mô hình mẫu cho cả thế giới học tập tại quê hương của Lão Hòa thượng là trấn Thang Trì, huyện Lô Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Đầu tư hơn hai trăm triệu Nhân dân tệ để thành lập trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống lớn nhất Á Châu, đào tạo bồi dưỡng ra những giáo viên có đạo đức ưu tú, nói đến đâu làm gương đến đó, đề xướng truyền thống luân lý đạo đức trong 48 ngàn người dân, phổ biến nền giáo dục Nho gia nhân ái, khiêm nhượng, hòa bình.

Sau bốn tháng ngắn ngủi thì phong cách người dân nơi đây phần lớn được cải thiện, tố chất đạo đức của người dân được nâng cao rõ rệt. Những đoàn đại biểu của các tỉnh trong cả nước đều đến đây tham quan học tập, hiệu quả thật là khiến mọi người kinh ngạc. Mô hình mẫu này cũng đã nhận được sự khẳng định cao độ của lãnh đạo nhiều nơi. Lão Hòa thượng Tịnh Không sinh năm 1927 tại huyện Lô Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Thời niên thiếu Hòa thượng từng sống tại Kiến Âu, Phúc Kiến. Thời kỳ 8 năm kháng chiến Hòa thượng đi học tại Quí Châu. Thời thanh niên Hòa thượng nghiên cứu đọc kinh sử cổ văn, rất thích triết học.

Sau đó Hòa thượng theo học với nhà triết học lớn là Giáo sư Phương Đông Mỹ, Phật sống Chương Gia Đại sư và lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam tại Đài Loan. Hòa thượng nghiên cứu học tập triết học và kinh Phật trong thời gian 13 năm. Năm 1959, Hòa thượng 32 tuổi thì thế phát xuất gia tại chùa Lâm Tế Viên Sơn, Đài Loan. Năm 1977, Hòa thượng bắt đầu nhận lời mời diễn giảng, dạy học khắp nơi trên thế giới. Băng đĩa và tranh sách giảng kinh thuyết pháp tính đến hàng trăm triệu bản, lưu hành khắp nơi nhưng không hề có bản quyền, hoan nghênh sao chép, in ấn, tặng miễn phí cho những ai cần đến.

Lão Hòa thượng Tịnh Không sinh ra trong hoàn cảnh nghèo, lúc trẻ rất vất vả. Nhiều năm nay được hàng ngàn vạn tín đồ khắp nơi trên thế giới cung kính cúng dường, nhưng Lão Hòa thượng không hề giữ riêng cho mình mà lập tức hiến tặng bố thí lại ngay. Phương thức chủ yếu của Lão Hòa Thượng là ấn tống sách Phật, kinh Phật, giúp đỡ cho sự nghiệp giáo dục và y tế. Chỉ tính ở trong nước, Lão Hòa thượng đã quyên tặng xây dựng được gần 100 trường tiểu học tình thương. Xin đơn cử vào tháng 6 năm 2005, Lão Hòa thượng một lần quyên tặng 33 triệu Nhân dân tệ cho quỹ Hội Thiếu niên nhi đồng Trung Quốc để giải quyết vấn đề thiếu hụt dụng cụ trong nhà trường.

 
lấy khổ làm thầy 5 min


Tính đến nay Lão Hòa thượng đã quyên tặng rất nhiều tài vật, không sao thống kê hết được. Lão Hòa thượng cả đời dồn sức vào việc giáo dục và giảng dạy Phật pháp, gắng sức đề xướng phá trừ mê tín, khơi gợi chánh trị chánh kiến, vạch rõ ý nghĩa cốt tủy của Phật giáo. Phật giáo không phải là thắp nhang lễ Phật cầu phù hộ, mê tín tôn giáo, cũng không phải xem Phật giáo như một môn học để nghiên cứu học thuật, mà Phật giáo thật sự có lợi ích, phá mê khai ngộ, khiến cho đông đảo chúng sanh có thể thực sự tiếp nhận được nền giáo dục tốt nhất. Học Phật ở chỗ thay đổi bản chất, tu hành ở chỗ thay đổi quan niệm. Chỉ cần tu học đúng, như lý như pháp thì bất kỳ tai nạn đau khổ, bất hạnh nào cũng đều có thể lần lượt hóa giải.

Bên cạnh đó, việc nâng cao phẩm chất lương thiện, hồi phục tâm tánh, tăng trưởng đạo đức, cải thiện phong khí xã hội, giáo hóa bồi dưỡng nhân tâm và hoằng dương nền giáo dục văn hóa truyền thống cũng được Lão Hòa thượng Tịnh Không hết sức hoằng dương tán thán. Rất nhiều người đã tỉ mỉ xem băng đĩa dạy học của Lão Hòa thượng Tịnh Không đã thu được lợi ích lớn, bèn thành tâm thành ý y giáo phụng hành, tu học Phật pháp. Họ đã hoặc là chuyển nguy thành an hoặc hóa giải tai họa hoặc bệnh nặng được tiêu trừ hoặc giảm bớt phiền não, ai cũng cảm ơn không ngớt. Kiểu tu học Phật pháp phá trừ mê tín triệt để này khiến cho vô số gia đình được hòa mục kiết tường, vô số nam nữ lão ấu ngừa ác hành thiện, mãi được bình an.

Lão Hòa thượng Tịnh Không đại trí tuệ, đại từ bi, thật đúng là một vị sư trưởng mà mọi người ngày nay không thể không biết. Chúng tôi cầu nguyện cho thật nhiều nơi, thật nhiều người, thật nhiều gia đình có phúc, có trí tuệ, có duyên biết đến Lão Hòa thượng, học được thật nhiều điều và thu được lợi ích thật lớn.
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây