NHÀ SÁCH PHẬT GIÁO TỊNH LIÊNhttps://nhasachtinhlien.com/uploads/logo-web_2.png
Thứ bảy - 08/08/2015 05:39
Hộ Pháp Già Lam của nhà Phật chính là Quan Công - Quan Vân Trường, theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui y nhà Phật, Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp
Cặp tượng Già Lam hộ pháp gồm 2 vị hộ pháp là Vi Đà Tôn Thiên hộ pháp và Quan Công
Hình tượng Vi Đà Tôn Thiên Hộ Pháp
Trong hàng ngũ những vị thiên thần Hộ pháp thì Vi Đà nổi danh bởi tài năng chạy nhanh như bay. Tương truyền sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, chư Thiên thần và chúng Vương bàn về việc hỏa thiêu di thể, nhặt Xá lợi thờ trong tháp. Lúc này Đế Thích Thiên cầm bình thất bảo đến chỗ thiêu để lấy Xá lợi vì trước kia Ngài đã được Đức Phật chấp thuận cho một chiếc răng đem về để dựng tháp thờ. Nhưng khi ấy có quỷ La Sát nấp bên người Đế Thích Thiên, thừa lúc Ngài không chú ý bèn trộm răng Phật. Vi Đà Tôn Thiên trông thấy bèn đuổi theo, nhanh như tia chớp, trong nháy mắt đã bắt được quỷ La Sát tống vào ngục, trả lại răng Phật cho Đế Thích Thiên, được chư Thiên khen ngợi. Từ đó về sau, Vi Đà được cho là có thể xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ linh tháp của Phật Tổ. Kể từ đó hình tượng Vi Đà được song hành cùng linh tháp chứa Xá lợi, mang ý nghĩa bảo vệ an toàn cho Đức Phật.
Hình tượng Quan Công - Già Lam Hộ Pháp
Theo bộ Thiên Thai Cửu Tổ truyện do ngài Sĩ Hành biên soạn vào đời Nam Tống, Trí Giả đại sư nhập định trên núi Ngọc Tuyền, bỗng thấy Quan Vũ (Quan Vân Trường, Quan Công) hiện ra cầu xin được truyền Tam Quy Ngũ Giới, và thề sẽ hộ trì đạo tràng của tông Thiên Thai. Do vậy, tông Thiên Thai khởi sự thờ Quan Công làm thần hộ pháp, và gọi ngài là Già Lam Bồ Tát. Từ đó, các tông phái khác cũng thờ Quan Công như vị đứng đầu các vị Già Lam Bồ Tát trong chùa.
Ý nghĩa cặp tượng Già Lam Hộ Pháp
Hộ pháp vốn là các thiên thần phát tâm nguyện bảo vệ phật pháp. Cặp hộ pháp thờ 2 bên mang ý nghĩa mong muốn ngăn cản cái xấu, cái ác không có cửa bước chân vào nhà, vào nơi thờ tự.