Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa do Hòa thượng Tịnh Không giảng, tập 585
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa.
Chủ giảng: Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không.
Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội.
Thời gian: Ngày 5 tháng 4 năm 2010.
Người dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa.
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang.
Thu Âm: Trung tâm Diệu Pháp Âm.
Diễn đọc: Huy Hồ.
Chư vị Pháp sư, quí vị đồng học, mời ngồi.
Xin xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 770, chúng ta bắt đầu xem từ cuối hàng cuối cùng:
“Tất cả chư Phật đều khen ngợi”.“Ở đây có hai nghĩa: Một là, như phẩm thứ hai mươi ba kinh này, thập phương vô lượng chư Phật, ai cũng khen ngợi công đức bất khả tư nghị của vô lượng chư Phật. Thứ hai, Như Kinh A Di Đà nói: những chư Phật kia, cũng khen ngợi công đức bất khả tư nghị của ta, nói thế này, Phật Thích Ca Mâu Ni có thể làm được việc cực khó, hi hữu, trong thế giới Ta Bà, đời ác ngũ trược, vì các chúng sinh, nói pháp khó tin trong tất cả thế gian này. Chư Phật mười phương đều khen ngợi Thích Tôn diễn thuyết kinh này. Nhưng kinh này, nguyên có tên Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh, nên biết kinh pháp như thế, được Như Lai mười phương khen ngợi, hộ niệm. Vì thế Thích Tôn dặn dò Bồ Tát Di Lặc... cố gắng giữ gìn”.Chúng ta đọc đoạn kinh văn này, đầu tiên chúng ta phải biết, nơi có Phật pháp, nơi đó chúng sinh có phước. Nghe kinh, nghe pháp, thấy rõ chân tướng vũ trụ nhân sinh, thực tướng các pháp trong kinh đã nói. Thực ra nhân duyên đó là không thể nghĩ bàn, bởi thế trong kinh Phật thường nói:
“Thân người khó được, pháp Phật khó nghe”, nhất là nghe được pháp môn thế này.
Phần trước chúng ta vừa học, thực tế mà nói chân tướng sự thật mà Đức Phật chứng được rất thâm sâu, không thể nghĩ bàn. Như câu kinh văn trước đã nói:
“Người có thể nói pháp, cũng khó khai thị”, ai là người có thể nói pháp? Là chư Phật Như Lai, họ cũng rất khó nói rõ ràng việc này. Vấn đề này nhất định phải chứng mới biết, chưa đi vào cảnh giới đó ta không thể lí giải được.
Nếu những người mới học, nghe những đại pháp này, giống như học sinh Tiểu học học chướng trình của nghiên cứu sở và lớp Tiến sĩ vậy, chúng nó sẽ không có sự thích thú, tại sao? Họ nghe không hiểu, bởi vì chân tướng sự thực, không giống kiến thức thông thường của chúng ta. Trong kiến thức thông thường của chúng ta, ta xem hiện tượng sinh lão bệnh tử của con người là chuyện thường tình, hoa nở hoa tàn, hiện tượng bình thường. Nhưng trong cảnh giới Phật không phải như thế, cảnh giới Phật nói tất cả pháp không sinh không diệt. Nghĩa là chúng ta là những người hồ đồ, không có hiện tượng sinh diệt, lí này rất sâu.
Chúng ta học đã mấy mươi năm, cũng vẫn mù tịt. May thay gần đây có những nhà khoa học Vật lí, những báo cáo nghiên cứu của họ cũng cho rằng, tất cả những hiện tượng trên thế giới này là giả, không phải thật. Cách nói như thế ngày càng tiếp cận với những lời Phật dạy, giúp chúng ta hiểu được nghĩa thú trong kinh Đại thừa. Nhưng những thứ các nhà khoa học phát biểu, đến nay vẫn chưa chín muồi. Tuy thế đây vẫn là kiến thức khoa học tiên phong, bắt đầu phát hiện, chính thức có chứng cứ, nhưng chưa đủ. Thêm một thời gian nghiên cứu nữa, mới đủ chứng cứ, tất cả mọi người trên thế giới sẽ tin.
Có thể nói Max Planck người Đức, là người khơi mào đầu tiên. Ông đã mất, không còn nữa, ông đã dành cả đời của mình để nghiên cứu đưa ra những phát biểu rất rõ ràng, chi tiết vế chân tướng của vật chất, thật không dễ dàng!
Rốt cuộc vật chất là gì? Phương pháp của họ là phân tích, mỗi đơn vị vật chất chia làm hai, hai chia thành bốn, bốn chia thành tám, chia như thế. Chia đến đơn vị nhỏ nhẩt mới phát hiện, nguyên tử, điện tử, hạt căn bản, hạt cơ bản sơ cấp. Tiếp tục chia cho ra lượng tử, trong lượng tử, lại có lượng tử cực kì nhỏ. Vật chất phân tích đến cuối cùng cho ra những thứ đó, tiếp tục khám phá lượng tử từ đâu mà có, những lượng tử nhỏ nhất này từ đâu mà có? Thấy rằng nó có nguồn gốc từ ý niệm. Bởi thế những kết luận các nhà Khoa học, nền tảng của vật chất là ý niệm, ý niệm biến hiện thành vật chất, vật chất không phải thật.
Vì thế kết luận của Max Planck: Trên thế giới này, căn bản không có cái gọi là vật chất, nền tảng của vật chất là ý niệm, giống với những gì đã nói trong kinh Phật. Kinh Phật cho chúng ta biết, tất cả pháp, ở đây là tất cả hiện tượng vật chất đều từ tâm tưởng sanh ra. Không những hiện tượng vật chất được sinh ra từ tâm tưởng, mà hiện tượng tinh thần cũng được sinh ra từ tâm tưởng.
Chúng ta quan sát hiện tượng tự nhiên, có phải được sinh ra từ tâm tưởng chăng? Đến nay những vấn đề này vẫn chưa có kết luận chính thức. Theo cách nói của Phật, là có trước, ở đây nghiệp tướng của A lại da có trước. Nghiệp tướng là hiện tượng tự nhiên, từ nghiệp tướng biến hiện ra chuyển tướng, là ý niệm. Ý niệm được biến hiện từ trong nghiệp tướng, hiện tượng vật chất được biến hiện từ trong chuyển tướng. Những gì nhà Vật lí nói hoàn toàn tương ứng với Phật pháp đã nói.
Những phát hiện này, trong tương lai nếu được mọi người trong xã hội khẳng định, thừa nhận, sẽ mang lại hạnh phúc rất lớn lao cho nhân loại. Chỉ cần biết cách sử dụng ý niệm của mình, chúng ta có thể khiến cơ thể của mình mạnh khỏe trường thọ, sẽ khiến mình không phát sinh bất kì một loại bệnh nào, và sẽ làm chậm quá trình lão hoá của mình, ý niệm thật là ghê gớm.
Ý niệm cũng có thể thay đổi môi trường vật chất trên quả đất chúng ta, tất cả những thiên tai đều có thể dùng ý niệm để hoá giải, vì sao vậy? Vì nền tảng của vật chất là ý niệm, thay đổi ý niệm, chắc chắn vật chất bên ngoài sẽ thay đổi, tương đồng với nguyên lý trong Hoàn Nguyên Quán. Bởi thế hiểu được vấn đề, ý niệm cực kì nhỏ của chư Phật Bồ Tát, không kể hữu ý hay vô tâm đều phải rất thận trọng, tại sao? Không thận trọng ta sẽ tạo nghiệp, một ý niệm bất thiện là ta đang tạo nghiệp, một ý niệm thiện cũng là tạo nghiệp. Niệm thiện tạo nghiệp thiện, ác niệm tạo nghiệp ác, thiện ác đều có quả báo.
Cõi hư không khắp pháp giới có quan hệ mật thiết với chúng ta, bởi vậy quả báo đó cũng không thể nghĩ bàn. Một thiện niệm của chúng ta, có vẻ không vấn đề gì, nhưng có thể người ở cõi khác nhận được niềm vui. Một niệm ác, có thể người ở thế giới khác nhận được đau buồn. Những khởi tâm động niệm của chúng ta thế nào thì khởi tâm động niệm của tất cả chúng sinh cũng như thế, đấy là nhất thể. Bởi thế, ý nghĩa Đức Phật xuất hiện trong thế gian để giáo hoá chúng sinh là cực kì vĩ đại. Giáo hoá được một người, không phải một mình quý vị tốt, cả vũ trụ được hưởng lợi, nếu bản thân ta không tốt, sẽ ảnh hưởng cả vũ trụ.
Ngày trước mọi người không hiểu rõ, những người chứng quả trong Phật pháp hiểu rõ, những người tu hành hiểu rõ, sao họ không nói? Không ai hiểu, người ta không tin. Phần trước chúng ta nói tứ tất đàn là duyên. Tứ tất đàn, từ tứ tất đàn sẽ thấy được từ bi vô tận của Phật. Tất có nghĩa phổ biến, đàn là bố thí, Phật dùng bốn điều này, bố thí rộng khắp tất cả chúng sinh trong cõi hư không pháp giới. Những chúng sinh này, là từ Bồ Tát Đẳng Giác, cho đến địa ngục a tì. Thậm chí bao gồm cây cỏ hoa lá, núi sông rừng bể, không có thứ gì không có trong đó.
Vì sao Phật xuất hiện trong thế gian? Là bởi đã từng phát hoằng nguyện nơi chỗ này, như tứ hoằng nguyện đã nói:
“Thệ nguyện độ tất cả chúng sinh”. Đã từng phát nguyện như thế, bây giờ đã thành Phật, nên khi thành Phật mới có khả năng đó. Nếu không có khả năng độ chúng sinh, như thế thì đành chịu. Có khả năng đó, ta nên thực hiện, không thực hiện làm sao xứng đáng với mọi người? Nhưng Phật là quán cơ, bốn loại này đều là quán cơ.
Đầu tiên, nguyên tắc chung, vì Phật giúp đỡ chúng sinh, rời khổ được vui, khổ từ đâu mà có? Khổ có nguyên nhân từ mê hoặc điên đảo. Đối với chân tướng sự thực, chân tướng nhân sinh vũ trụ, với bản thân chúng ta, hoàn toàn không hiểu rõ. Không hiểu rõ bản thân sẽ nghĩ sai, thấy sai, nói sai, làm sai, đấy gọi là tạo nghiệp. Ai là người thấy rõ, hiểu rõ? Thực sự thấy rõ, hiểu rõ, là Bồ Tát Pháp thân. Nghĩa là phải minh tâm kiến tánh mới thấy rõ được, chưa minh tâm kiến tánh, không thể gọi là thấy rõ. Minh tâm kiến tánh là chứng ngộ, được lợi ích. Chưa minh tâm kiến tánh, giống như chúng ta trong kinh giáo, huân tu mấy mươi năm, đấy gọi là giải ngộ. Giải ngộ là chúng ta hiểu, nhưng chưa chuyển được cảnh giới, chưa khế nhập vào cảnh giới của họ.
Trong tình cảnh chúng ta, tu tập bất kì pháp môn nào, không thể thành tựu trong kiếp này, đấy là điều chắc chắn. Nhưng gặp được Tịnh độ, nhân duyên này thực sự không thể nghĩ bàn. Người gặp được pháp môn này, nếu tin thật, nguyện thiết, không ai không thành tựu. Pháp môn này, thực sự là pháp môn đệ nhất nghĩa cứu cánh, điều cuối cùng trong tứ tất đà nói đến đệ nhất nghĩa. Đệ nhất nghĩa là giúp người này thành Phật, nâng người này lên ngang cảnh giới của Phật. Những ân đức, từ bi đó không lời nào có thể nói được, khiến quý vị thành Phật ngay trong đời này.
Điều kiện rất đơn giản, chỉ cần thực sự tin, thực sự phát nguyện, quyết tâm niệm Phật, là có thể thành tựu. Pháp môn này thực sự được gọi, cứu cánh lìa khổ được vui cứu cánh, chính lí do này mà Phật xuất hiện. Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác đến thế gian này, đều vì giúp đỡ chúng sinh rời khổ được vui, phương pháp thì sao? Phương pháp là dạy học. Căn tánh chúng sinh khác nhau, kinh Phật thường dạy, căn cơ ba bậc thượng trung hạ.
Căn cơ bậc thượng, Phật dạy pháp Đại thừa cho họ; căn cơ bậc trung, Phật dạy pháp Tiểu thừa cho họ; căn cơ bậc hạ, Phật dạy pháp nhân thiên cho họ. Bởi họ không biết, trên người có người, trên trời có trời, họ không biết. Họ chỉ thấy được những gì trước mắt, họ chỉ muốn ở lại nhân gian, hưởng thụ dục lạc ở nhân gian. Phật không phụ họ, Phật không bắt ép họ: Quý vị muốn thế nào, tôi sẽ giúp như thế ấy. Quý vị muốn được giàu sang ở nhân gian, Đức Phật sẽ giúp, chắc chắn quý vị sẽ đạt được, đấy gọi là căn cơ nhỏ.
Bởi thế nên nói trong nhà Phật có cầu tất có ứng, chỉ cần ta đi theo giáo pháp Đức Phật, chắc chắn sẽ được lợi ích. Căn cơ nhỏ được lợi ích nhỏ, phước báo nhân thiên. Căn cơ bậc trung được lợi ích bậc trung, bậc trung có thể vượt thoát luân hồi lục đạo, có thể vãng sinh pháp giới Tứ thánh, đó là Tịnh độ. Những người căn cơ bậc thượng sẽ giúp đỡ họ phá mê khai ngộ, đại triệt đại ngộ, quý vị có thể sinh đến cõi thật báo, chỗ Phật Bồ Tát ở. Đây gọi là vì người, tùy cơ thuyết pháp.
Tập khí phiền não chúng sinh rất nặng, Phật dùng vô số phương tiện để giúp đỡ. Người nặng lòng tham dục, Phật dạy họ quán pháp bất tịnh, khiến dục vọng giảm xuống. Giảng lục đạo luân hồi cho quý vị, giảng nhân quả báo ứng cho quý vị, nói về chân tướng sự thực, lòng tham của quý vị sẽ ngưng lạị.
Mong được giàu sang, Đức Phật dạy, bố thí của cải sẽ được giàu sang, những gì không làm mà có đều có đủ trong số phận của bạn. Số ta không có, thì sẽ không có được, không phải của ta. Trong số không có của cải này, mà ta có được, tài sản đó sẽ ép bạn đến chết. Nếu không bệnh hoạn, ta sẽ gặp tai họa, trong số không có, những của cải do cướp đoạt mà có, vẫn do số mạng ta có. Số không có, cướp cũng mất, khi cướp được, tai nạn sẽ kéo đến. Những việc này là có thực, không phải giả, trong số đã có, cần gì phải dùng những thủ đoạn thấp hèn đó? Thủ đoạn thấp hèn, không những khiến của cải trong số của ta giảm bớt, hao mòn, mà còn kéo theo tai họa.
Địa vị cũng như thế, những chuyện này chúng ta đã tận mắt nhìn thấy. Số chúng ta chỉ có địa cao ngang đó, leo lên thêm, không phải số mạng ta có, kết quả khi đạt đến được địa vị đó, tuổi thọ cũng vừa hết. Tôi đã gặp chuyện này, có một Thiếu tướng, được thăng lên Trung tướng, đó là chuyện vui, nhưng chuyện này chưa công bố. Việc thăng lên Trung tướng được cấp trên phê chuẩn, ông được thăng Trung tướng, vẫn chưa công bố, nhưng tin đã lọt ra ngoài. Bạn bè ông chúc mừng, ông cũng tổ chức buổi tiệc mời tất cả mọi người, khi uống rượu, ông chết ngay trong bàn tiệc, mọi người đèu chứng kiến chuyện này. Mọi người nhìn thấy hiện tượng này, ông ta không có số đó, mạng ông chỉ có một khắc tinh, hai khắc tinh sẽ đè ông ta chết ngay, đó là gì? Đó là do vui quá nên chết, chết vì vui, vui quá cũng có thể chết, đây là chuyện tôi tận mắt chứng kiến.
Lời người xưa không sai rằng: Cuộc đời đều do số mạng, không một chút do người, bạn cần gì tranh giành? Nếu thực sự mong cầu, thì phải tích luỹ công đức, những gì có được là thật, tại sao? Đấy là trả ơn, quý vị làm nhiều việc tốt, trời đất trả ơn quý vị, địa vị được nâng lên, của cải không ngừng tăng thêm, đấy là cái giá bạn được đền đáp.
Trong Phật pháp nói, công đức quý vị bỏ ra nên có. Trong thế pháp, nhờ quý vị tạo ra phước đức nên có, những địa vị và của cải đó, nên có thể nắm giữ được. Nếu không phải, dùng thủ đoạn thấp hèn để có được, nên biết số bạn có nhiều hơn thế, tại sao? Hao mòn, giảm bớt, quý vị vẫn nhận nhiều như thế. Song khi hưởng hết phước, tai họa ập đến ngay. Thiện có thiện quả, ác có ác báo, không phải không báo, chỉ chưa đến lúc, khi quá đáng, quả báo lập tức ập đến.
Đây là những chuyện nhãn tiền, chỉ cần lưu ý sẽ thấy được, cần gì khổ thế? Khi chúng ta hiểu được, thấy được chân tướng sự thực, cầu cũng được, không cầu cũng được, không cầu có khi còn nhiều hơn. Khi không cầu tiếng thơm lợi dưỡng, người đó sẽ rất khoẻ mạnh sống lâu, phiền não nhẹ, trí tuệ tăng, chắc chắn! Đời sống càng thoải mái, pháp hỉ sung mãn. Cái họ vui không phải địa vị cao, không phải giàu có, không phải những thứ đó, niềm vui của họ là gì? Ít phiền não, mỗi ngày mỗi ít đi, ít lo nghĩ, ít ưu tư, hoàn toàn sáng tỏ, giác ngộ, cuộc sống những người này rất tự tại.
Bởi thế việc dạy học của Phật do người mà khác nhau, do thời, do nơi, do việc khác nhau, mà những điều Phật dạy sẽ khác nhau. Người nóng nảy, dạy cho họ tu tâm từ bi. Người ngu si dạy họ thấy nhân quả, dạy họ tất cả pháp không tách rời nhân duyên, dần dần trí tuệ họ lớn lên. Bởi thế Phật giảng kinh thuyết pháp là tuỳ cơ dạy dỗ, không nói pháp nào nhất định, bài trước chúng ta đã học.
Người căn cơ thành thục, nếu Phật kéo họ một cái, chắc chắn không bỏ được. Chỉ giúp họ nâng lên, từ nhân thiên đưa họ lên Tiểu thừa, từ Tiểu thừa nâng lên Đại thừa, Đại thừa nâng lên Nhất thừa. Người có nhân duyên với Tịnh tông, đấy là nhân duyên đặc biệt, niệm Phật sinh Tây phương, họ sẽ thành Phật. Bởi thế đệ nhất nghĩa tất đàn, niệm Phật là đệ nhất nghĩa cứu cánh, tại sao? Ngay trong đời này chắc chắn sẽ thành Phật, không có gì không thành tựu.
Vãng sinh thế giới Cực lạc, cho dù cõi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm quý vị cũng có thể làm Phật. Đến thế giới Cực lạc, thời gian làm Phật dài hơn một tí. Thế giới Cực lạc thọ mạng vô lượng, thời gian dài hơn một ngày, ngắn hơn một ngày, có liên can gì? Bởi thế mới nói không có gì không thành tựu, gọi là Phật pháp thành tựu ngay trong đời này. Pháp môn niệm Phật Tịnh tông, thành tựu ngay trong đời này, quan trọng là chân tín.
Bởi thế Đức Thế Tôn nói cho chúng ta pháp môn này, tất cả chư Phật đều khen ngợi, điều đó cho thấy đây là pháp môn được tất cả chư Phật kì vọng. Tất cả chư Phật Như Lai, mọi người đều đang mong chờ. Ngày nay có người tuyên giảng, tất nhiên những đạo lí mọi người tuyên giảng đó, sẽ có loại căn cơ này, nếu không có người căn tánh loại đó, Phật không nói. Phật đã nói, chắc chắn có loại căn cơ đó.
Tôi tin rằng, người học Phật pháp Đại thừa, trong tám vạn bốn nghìn pháp môn, trong một đời không thể thành tựu. Ngày nay gặp Thế Tôn tuyên giảng đới nghiệp vãng sinh của pháp môn Tịnh độ, căn cơ tu hành ngày trước của họ, có thể kết hợp với pháp môn này. Chỉ cần họ tin, nguyện, chắc chắn họ sẽ được vãng sinh.
Bởi thế bộ kinh này, tức Kinh A Di Đà, nguyên danh Kinh A Di Đà trong kinh gọi là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh. Kinh Vô Lượng Thọ là đại bổn, Kinh Di Đà là tiểu bổn, tiểu bổn được gọi là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh. Liệu đại bổn có ngoại lệ chăng? Kinh Vô Lượng Thọ cũng là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh, nên biết đấy là một đạo lí.
“Nên biết những kinh pháp như thế, xứng đáng nhận được sự khen ngợi, hộ niệm của tất cả Như Lai trong mười phương”. Có vị Phật nào không khen ngợi? Có vị Phật nào không hộ niệm? Tại sao? Chỉ có pháp môn này, có thể độ khắp tất cả chúng sinh, thành Phật ngay trong đời này. Bởi thế được chư Phật khen ngợi, vấn đề này đưa lên đầu, đứng đầu tiên. Chư Phật hộ niệm cũng được đưa lên đứng đầu. Chỉ cần tu hành theo pháp môn này, hộ trì pháp môn này, hoằng dương pháp môn này, công đức không thể nghĩ bàn.
Trong kinh nói, công đức này ngang bằng với Phật. Cách nói này rất rốt ráo, không thứ nào cao hơn nữa. Phật nói pháp như thế, những người tin được rất ít, mọi người đều cho rằng thế nào? Đấy chẳng qua là Phật khích lệ chúng ta, không có thật, vẫn đang hoài nghi.
“Nên Thế Tôn dặn Bồ Tát Di Lặc và những người khác”, phạm vi
“những người khác” rất rộng, nhất định phải hiểu được, trong “
những người khác” có chúng ta trong đó. Chỉ cần chúng ta tiếp thu, giữ gìn pháp môn này, giữ gìn thế nào? Y giáo phụng hành. Ở đây Phật dạy chúng ta thế nào? “
Phát tâm Bồ đề, nhất hướng chuyên niệm”, chỉ cần ta thực hiện tám chữ này, chính là người giữ gìn lớn nhất. Phật cũng đem pháp này giao cho ta, mời ta đến làm người giữ gìn lớn.
“Lớn chỉ siêu việt mọi người, vì pháp môn này hi hữu bậc nhất, nên gọi là lớn, giữ gìn pháp này, là giữ gìn lớn, lại giữ gìn này, hơn giữ gìn đầu và mắt”. Trong lúc người ta có việc nguy nan, mọi người đều biết sẽ giữ đầu thật kĩ, nếu giữ được cái đầu, giữ được con mắt. Hộ trì pháp môn này, cũng giống như giữ gìn đầu và mắt.
“Hơn những tình cảm thông thường”, nên gọi là
“lớn”.
“Lại Đường Dịch nói”, Đường Dịch là bản dịch trong năm loại nguyên dịch, đoạn kinh văn này Đường Dịch nói thế này:
“
A Dật Đa các ngươi, ta dùng pháp môn này và các pháp Phật khác, chúc luỵ cho con, các con nên tu hành, ta nay dặn dò kĩ”. Dặn dò con, luỵ là làm phiền.
“Nên giữ pháp này không bao giờ mất”, con phải giữ pháp môn này, truyền từ đời này sang đời khác, không để mất đi, nói với Bồ Tát Di Lặc như vậy.
Trong kinh này giảng càng rõ hơn, Thế Tôn dặn dò Bồ Tát Di Lặc và những người khác làm người giữ gìn lớn. Những người tu hành, y giáo phụng hành như chúng ta, những người hoằng dương pháp môn này, những người hộ trì pháp môn này, đều bao gồm trong đó. Chúng ta mới hiểu rằng, tuy trong đời này chúng ta chưa từng nghe thấy, nhưng đã làm một việc rất lớn lao, việc tốt này Phật chứng giám. Chúng ta dùng công đức đó, niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, làm gì có chuyện không vãng sinh! Tín tâm của chúng ta, có thể được xây dựng tai nơi đây, có thể được kiên định nhờ việc này.
“Thế Tôn làm việc đại chúc ậy ﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽inh!g ta hành, T luỵ”, chúc là dặn dò, luỵ là làm phiền mọi người. “
Vì vậy Đại Sĩ Di Lặc và những người khác, nên làm người giữ gìn lớn”. Chắc chắn họ sẽ giữ gìn, theo phương pháp này để tu hành, hoằng dương pháp môn này, nghĩa là hoằng dương Tịnh độ. “
Đại Sĩ Từ Thị, được Phật dặn dò trong hội Vô Lượng Thọ, nên biết tương lai Đại Sĩ hạ sinh sẽ hoằng dương kinh này”. Ở đây là nhận lãnh lời dạy của Phật, làm sao ngài không hoằng dương? Chắc chắn sẽ giảng ba kinh Tịnh độ, nhất định sẽ hộ trì pháp môn này. Tương lai Bồ Tát Di Lặc giáng sinh vào hội Long Hoa, nhất định sẽ giảng pháp môn Tịnh độ này.
Chúng ta xem đoạn kinh văn sau: “
Vì các hữu tình, đêm dài lợi ích, không khiến chúng sinh, đọa vào ngũ thú, chịu đủ nguy khổ”. Đây là những lời Phật Thích ca Mâu Ni dặn dò ngài. “
Nên siêng tu hành, làm theo ta dạy, nên theo lời Phật, thường nhớ ơn thầy, nên để pháp này, không bao giờ mất, nên kiên trì giữ, không để mất mát, không được làm trái, tăng, giảm kinh pháp”. Đoạn này Thế Tôn dặn dò ngài rất cụ thể.
Chúng ta xem chú giải
: “Thế Tôn dặn dò ân cần, kĩ lưỡng như thế”. Ân cần, bàn giao nhiều lần, trùng là thêm lần nữa, hết lần này đến lần khác. “
Nói chung, đời mạt pháp, chỉ pháp môn này mới mang lại lợi ích thực sự cho chúng sinh”. Câu này nói rất hay, là thật không phải giả. Đời Mạt pháp, ngoài pháp môn này, pháp môn đều hay, nhưng nghiệp chướng chúng sinh quá nặng. Môi trường chúng ta đang sống không tốt, sức mạnh mê hoặc bên ngoài quá lớn, phiền não chúng ta quá nặng, không chống cự nổi sự cám dỗ.
Học những kiến thức thông thường Phật học, học những kiến thức Phật giáo, không ăn thua, đấy là chẳng qua trồng một chút gốc thiện trong A lại da. Thực sự như thầy Lí nói, chắc chắn họ sẽ luân hồi mãi mãi, thời gian đó rất dài. Một khi mất thân người, vạn kiếp khó được, rất khó để làm được con người! Thân người khó được, nhưng rất dễ mất, thời gian trên cuộc đời này ngắn, khi mất thân người rồi sẽ thế nào? Nếu bị luân hồi, sẽ mỗi ngày mỗi đọa lạc, không những không leo lên được mà còn rơi xuống dưới. Đời này không giống đời khác, chúng ta không thể không chú ý vấn đề này, không thể không quan tâm, không thể không lo nghĩ.
Nếu có sự cảnh giác đó, bản thân cần phải hạ quyết tâm, chuyên tu, chuyên hoằng. Hoằng pháp và hộ trì là một, công đức hoằng pháp và hộ pháp giống nhau, thậm chí công đức hộ pháp còn hơn cả hoằng pháp, đấy là điều có thực. Song hộ pháp rất khó, hộ pháp cần chúng ta phải nội hành, phải hiểu rõ, hộ đó mới là thiện hộ, công đức thực sự không thể nghĩ bàn, lí do là gì? Phật pháp trong tay ta, dần dà được hưng vượng, dần dà được nhân rộng. Chúng ta không thể không hiểu không nắm được. Đôi khi hộ pháp, làm chướng ngại Phật pháp. Là hộ trì, sẽ tạo nghiệp khi hộ trì, quả báo không tốt.
Tạo nghiệp ở đây, chắc chắn sẽ chướng ngại cho việc vãng sinh, những trường hợp như thế chúng ta chứng kiến rất nhiều. Không kể đạo tràng người xuất gia hay đạo tràng cư sĩ tại gia, cũng không ngoại lệ. Ngạn ngữ xưa có câu:
“Rất nhiều Tăng, Đạo trước cửa địa ngục”, ý nghĩa câu này là gì? Ý rất sâu. Ta gặp được Phật pháp, không chịu tu học, đấy là lỗi lầm, nếu vẫn làm những việc sai pháp, là đang tạo tội nghiệp.
Người hộ trì Phật pháp, người đáng độ chúng ta không giúp họ, mà lại giúp rất nhiều những người không đáng độ. Giúp nhiều, nhưng tập khí phiền não nặng, họ không thể thành tựu. Những người có thế thành tựu, vì ghét họ, không thích họ: Tôi không thèm để ý anh, không giúp đỡ anh, như vậy cũng là lỗi lầm. Bởi thế người thực sự hộ pháp là ai? Chư Phật Bồ Tát, những người hộ pháp ngày xưa không phải người phàm. Chúng ta ở trong chùa viện, những người trú trì, những người làm công đức, Bồ Tát tái sanh, họ đâu phải người phàm! Bởi thế Phật pháp hưng vượng, họ có thể quán cơ. Bây giờ là phàm phu, không có khả năng đó, không có trí tuệ, không thể quán nhân. Nên hộ trì không hộ trì, đến lúc họ đi, đạo tràng trống vắng, tình trạng đó không phải như thế sao? Tất cả những vấn đề này, chúng ta không thể thấy được trong đời này. Chúng ta thấy những người đó đi không tự tại, nhất là khoảnh khắc sau cùng. Những việc ta muốn thực hiện, người bên cạnh sẽ ngăn trở.
Chúng ta đã thấy, khi gần mất, pháp sư vẫn còn chút trí tuệ, muốn biến đạo tràng thành nơi hoằng pháp, tìm đến tôi, tôi nói được! Cuối cùng tín đồ không đáp ứng, lúc đó họ không còn cách nào khác, bệnh trở nặng, không thực hiện được tâm nguyện. Họ vãng sinh chốn nào, nghĩ là có thể biết, đi rất khó khăn, thấy những trường hợp đó chúng ta có thể không cảnh tỉnh sao? Bởi thế, mỗi người trong cuộc đời, chỉ một phương hướng, một mục tiêu, gian khổ thế nào cũng không thay đổi, bạn mới thành công.
Học Phật thực sự không khó, khó ở chỗ tín tâm kiên định, quyết không lay chuyển. Cứ chờ cơ duyên, khi cơ duyên đã chín, chúng sinh có phước, chúng ta sẽ cống hiến thật nhiều. Cơ duyên chưa chín, chúng sinh chưa có phước, chúng sinh chưa có phước, muốn làm cũng chịu. Nói cách khác, khi cơ duyên chưa chín, quan trọng là hoàn thiện chính mình, có cơ duyên này, mới có thể vì chúng sinh trước, ta chậm sau một chút cũng được. Chưa có cơ duyên nhất định phải hoàn thiện bản thân trước, đến lúc có cơ duyên đường chúng ta đi càng cao rộng hơn, thấy rõ hơn, càng sáng tỏ hơn.
Đại đức tổ sư dạy chúng ta:
“Một môn thâm nhập, huân tu trường kì”, bí quyết, điều kiện thành công cho tất cả mọi người từ xưa đến nay. Phải siêng năng, chân thật, nghe lời, nghe lời dạy của chư Phật Bồ Tát. Trong chú giải của Hoàng Niệm Lão, có tám mươi ba thứ kinh luận, được ông dẫn chứng. Đấy là những lời của Phật, lời của Đại Bồ Tát, Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí, đều được dẫn chứng, những lời các đại đức tổ sư. Dẫn chứng một trăm lẻ một loại của đại đức tổ sư, thêm vào các chú sớ của tổ sư đại đức người nước ngoài là 110 loại, tổng cộng một trăm chín mươi ba loại. Tập đại thành Phật Bồ Tát, Đại đức Tổ sư chú kinh, tập đại thành, rất khó khăn! Đọc chú giải này, là đọc từng đó kinh luận, là đọc từng đó lời khai thị của đại đức tổ sư.
Phương thức của chú giải này rất tuyệt vời, không có ý kiến riêng của cá nhân, ý kiến cá nhân chưa chắc được mọi người đã tin, chú giải như thế không thể không tin. Từ những sản phẩm được sao chép từ rất nhiều kinh luận, của các đại đức tổ sư, Hoàng Niệm Lão đã cho thấy đây là tập đại thành, kinh nghĩa từ những kinh luận đó. Hạ Liên Cư là đại thành sắp xếp từ năm loại kinh bổn, Niệm Lão là tập kinh luận, đại thành chú giải của các đại đức. Đây là một sự kiện cực kì hi hữu khó gặp, đây chính là thực sự tiếp nhận lời dặn dò ân cần, nhiều lần của Phật Thích Ca.
Trong thời đại này, họ là những truyền nhân của Phật Thích Ca Mâu Ni, truyền bá đại pháp này từ đời này qua đời khác, hiện tại người y theo cuốn sách đó tu hành rất đông. Chúng ta biết hơn sáu năm gian khổ, mang bệnh nặng để hoàn thành bản chú giải này của Niệm Lão, thực sự rất khó để chúng ta cảm ơn, làm thế nào để cảm ơn? Đọc chú giải này, đọc thật kĩ chú giải này, nghiên cứu thật kĩ bộ chú giải này, liên tục học tập những kiến thức trong đó, về sau tất cả những nghi hoặc chúng ta sẽ được hoá giải. Tin thật, nguyện thiết, buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc phương Tây. Chắc chắn ta sẽ đi, khi được đến thế giới Cực Lạc phương Tây, ta thực sự đã báo được ân Phật. Chưa vãng sinh, vẫn chưa báo được ân Phật, nhất định phải vãng sinh để báo đáp ân Phật. Thực sự vãng sinh, đời chúng ta không phải sống thừa, đời này được sống một cách đầy đủ, viên mãn.
Bởi vậy những gì đáng buông bỏ nên buông bỏ, không đáng buông bỏ cũng nên buông bỏ, buông bỏ tất cả. Nhất là trong giai đoạn hiện tại, ngày nay có những người đồng học, mang đến cho tôi một số tư liệu, thiên xảy đến trong tuần này, năm mươi ba vụ, trong một tuần là rất nghiêm trọng, những thứ đó là gì? Mỗi tuần lễ chúng ta thấy chừng đó, cảnh báo chúng ta nhanh chóng nỗ lực, nhanh chóng buông bỏ, gấp rút niệm Phật. Ngoài những phương pháp đó, không còn cách nào cứu vớt chúng ta, cứu vớt chúng sinh, không tìm được, chỉ có cách này.
Bởi vậy ở chỗ này, Thế Tôn ân cần không ngừng dặn dò, những câu này nói rất hay: Mạt pháp chỉ có pháp môn này, mới có thể giúp đỡ chúng sinh được lợi ích thực sự, không phải lừa dối, giúp bạn vãng sinh. Khi sinh đến thế giới Cực lạc, sẽ thành Bồ Tát bất thoái chuyển, sẽ được lợi ích như thế!
“Nên dặn giữ gìn”, dặn dò chúng ta giữ gìn.
“Vì tất cả hữu tình, là ngọn đèn sáng trong biển sinh tử, dẫn chúng sinh thoát biển sinh tử, nên nói lợi ích trong đêm dài”. Đêm dài là luân hồi lục đạo, ở đây là vĩnh viễn mê hoặc điên đảo, người giác ngộ vượt ra, kẻ không giác ngộ vẫn ở trong đó.
Những gì ngày nay chúng ta gặp được, là tháp đèn trong biển sinh tử, chỉ đường cho chúng ta vượt thoát. Bản thân chúng ta tu tập, làm tấm gương sáng cho mọi người, đấy chính là dẫn chúng sinh, dẫn tất cả chúng sinh thoát li bể khổ sinh tử. Khi ta vãng sinh, mọi người sẽ thấy tướng tốt đó, họ cảm nhận được, họ hiểu được, họ nhận thức được việc đó, là thật, họ gắng làm.
Không có tấm gương tốt, nhất là trong thời đại này, đây là thời đại mọi người gọi là khoa học. Trước tiên phải hoài nghi với tất cả, tận mắt nhìn thấy, họ sẽ không hoài nghi, thực sự đã thấy được. Khi vãng sinh, thấy rõ ràng, không còn nghi ngờ, không bệnh hoạn gì, nói đi là đi, như thế mới được. Chúng ta thực sự phát nguyện, không phải vì mình, mà làm tấm gương cho tất cả chúng sinh, khiến chúng sinh tin tưởng pháp môn Tịnh độ, tin niệm Phật vãng sinh là có thực. Ta làm tấm gương như thế để mọi người noi theo, được Phật A Di Đà gia trì, quý vị thực sự sẽ làm được.
Bởi vậy không thể không cố gắng học tập pháp môn này, công đức sẽ vô lượng vô biên, có thể lay động một người. Đem một người vãng sinh, Bồ Tát Đại Từ nói, công đức lớn hơn chính mình vãng sinh. Nếu đem một người đi, đem hai người đi càng tốt hơn, đem trên mười mấy người đi, thì quý vị là Bồ Tát. Đem được vài trăm người đi, bạn là đại Bồ Tát. Nếu trên vạn người, ta là Phật A Di Đà tái sanh. Đấy là những lời của Bồ Tát Đại Từ, khuyến khích chúng ta, và cũng là hoằng dương hộ trì pháp môn này. Hoằng dương hộ trì là phải nỗ lực, mình không nỗ lực, đấy là giả, không phải chân. Nhất định bản thân mình phải làm, nhất định sẽ thành tựu.
“Nhờ diệu pháp này, có thể khiến tất cả chúng sinh, sớm thoát sinh tử, không đọa ngũ thú, khỏi bị các khổ”. Dụng ý của Phật là ở đó. Chúng sinh luân hồi lục đạo thật đáng thương, đáng thương từ góc độ nào? Nếu nhìn từ góc độ nghiệp bất thiện họ tạo trong hiện tại, nhìn ý niệm của họ, khởi tâm động niệm bất thiện, tập khí phiền não quá nặng, nghiệp họ tạo là luân hồi.
Hiện tại ta thấy cả thế giới, không kể chỗ nào, các loại ngành nghề, chúng ta bình tâm xét kĩ đều là nghiệp luân hồi, mà lại rất nhiều bất thiện, ít thiện. Quả báo bất thiện là tam đồ, quả báo thiện là ở nhân thiên. Xã hội nhân gian bây giờ đang loạn, cõi trời cũng loạn, nhân thiên đều loạn, quý vị thấy phiền phức hay chăng? Mỗi ngày trên cõi trời tốt, rất vui, ngày nay không thể sống thoải mái trên trời.
Ngày trước, từ pháp sư Thường Tuệ, chúng ta nghe được tin đó. Pháp sư Thường Tuệ, một số thần núi Bắc Triều thời đó, tám vị thần Núi thường tìm bà, muốn bà đưa họ đến Bắc Triều Tiên. Khi qua biên giới, Trung Quốc có một vị thần Hộ pháp, sức mạnh thần Hộ pháp mạnh hơn, không cho họ vượt qua. Vì thế, từ không trung bà nhảy xuống, rất chính xác, nhảy xuống đống cát, không bị thương, từ không trung nhảy xuống. Bà cũng không biết chuyện gì đang xảy ra, bị một trận gió lớn, giống như gió lốc cuốn bà đi mất. Sau khi đã hạ xuống, liền gọi điện thoại về chùa, trong chùa mọi người tìm không thấy, trong lúc hoảng loạn, bắt được tin, bảo người đi đưa bà về.
Khi về đến nơi, tám vị Thần đó lại đến tìm bà, bà hỏi họ, quí vị đến có việc gì? Quí vị từ đâu tới? Từ Bắc Triều Tiên, có hơn ba trăm vị Thần, họ là những đại biểu, bà tu hành quá giỏi, mong bà đến Triều Tiên, đem họ theo cùng tu. Bây giờ không đi được, tám vị thần Núi này cũng không về lại được, nên theo bà làm thần Hộ pháp.
Tôi tin bà không phải viết câu chuyện này để lừa dối chúng ta, khi bà đến đây, đã kể chi tiết câu chuyện này cho tôi. Bà đã từng hỏi những vị thần Hộ pháp này, quí vị làm thần Núi đã lâu chưa? Hơn ba nghìn năm. Bà hỏi tiếp, ba nghìn năm trước, khi Phật Thích Ca còn tại thế, tại sao quí vị không tu hành? Lúc bấy giờ không biết gì, bỏ lỡ nhân duyên, bây giờ thấy thế giới đã thay đổi, muốn tu hành. Họ cũng đến cõi trời, thấy cõi trời cũng rối tung lên. Nghĩ lại thấy thế giới Cực lạc là nơi tốt nhất, mọi người mong tìm được người thực tâm tu hành, tu Tịnh độ, để dẫn dắt họ, lãnh đạo họ, để mọi người cùng tu, có một câu chuyện như thế. Chúng ta nghĩ rất có lí, tại sao? Ý niệm không thể nghĩ bàn, ý niệm của chúng ta, một ý nghĩ bất thiện, có thể ảnh hưởng đến cõi trời, cũng gặp nạn, cũng không tốt.
Ngày nay chúng ta thử quan sát quả địa cầu này, bao nhiêu người, phát ra ý niệm là thiện, bao nhiêu người là bất thiện, bạn cứ nghĩ như thế sẽ thấy được. Môi trường xung quanh chúng ta, nhìn xuống dưới là ba đường ác, nhìn lên trên là trời cõi Dục, trời cõi Sắc, trời cõi Vô Sắc. Nói chung trời cõi Sắc và cõi Vô Sắc ít bị phiền phức, trời cõi Dục chắc chắn sẽ bị làm phiền. Chúng ta sẽ hiểu, giáo dục Phật giáo quan trọng đến nhường nào.
Trong thời đại này, học tập giáo dục Phật giáo, thực sự tu hành, đấy là đại thiện, đấy không phải tiểu thiện. Việc này được chư Phật đặc biệt hộ niệm, trời rồng thiện thần bảo vệ, chắc chắn việc này, người cùng tâm này, tâm cùng một lí. Bởi thế có thể tưởng tượng được, dụng tâm của chư Phật Bồ Tát, là hi vọng có thể toàn tâm toàn lực giúp đỡ các loại chúng sinh. Các loại ở đây là chúng sinh trong chín pháp giới, nhanh chóng thoát sinh tử, ngay trong đời này liễu sinh tử xuất tam đồ, không trở lại ngũ thú, ngũ thú là lục đạo. Trên thực tế chỉ có ngũ đạo, lục đạo có thêm A tu la, trên thực tế A tu la_ Kinh Lăng Nghiêm nói rất rõ, chỉ địa ngục không có A tu la, bốn cõi còn lại đều có A tu la. Cõi người có A tu la, cõi trời có A tu la, cõi quỉ có A tu la, súc sinh có A tu la.
Phước báo của A tu la rất lớn, đều tu hành trong nhà Phật, sao lại trở thành A tu la? Tập khí nóng nảy ngạo mạn quá nặng, tâm hiếu thắng rất mạnh, tâm ghen ghét rất mạnh, nhưng họ thực sự tu. Họ cũng tu ngũ giới, thập thiện, vì thế được sinh lên trời, rất nóng nảy. Phước báo lớn được sinh lên cõi trời, nhưng ở trên trời vẫn cứ tạo nghiệp.
Phước báo nhân gian cũng lớn, trong cõi súc sinh, cõi ngạ quỉ, đều là những người có phước báo lớn. Nhưng tâm địa không hiền lành, không có tâm từ bi. Nói cách khác, họ tự tư tự lợi, họ tìm đến tiếng thơm lợi dưỡng, họ có tham tham sân si mạn, nhất là ngạo mạn, nhất là ghen tị.
Nói đến lục đạo, là chỉ thiên A tu la; nói ngũ đạo, thiên A tu la được qui vào cõi trời, trở thành ngũ thú, khỏi chịu khổ não. Chỉ cần chưa hết luân hồi, bạn không có cách nào khỏi chịu khổ não, việc khổ rất nhiều. Kinh Phật chia thành ba loại lớn, khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, ba loại lớn như thế, ba loại lớn này bao gồm tất cả mọi người trong lục đạo. Ba loại khổ cõi Dục cũng chịu khổ không thể tả, trong cõi Sắc không có khổ, họ có hoại khổ, có hành khổ, thế nên nỗi khổ của họ nhẹ hơn. Nhẹ nhất là cõi Vô Sắc, cõi Vô Sắc chỉ có hành khổ, không có khổ khổ, không có hoại khổ. Phật dạy chúng ta phải mãi mãi thoát li, đấy chính là ý nghĩa căn dặn Bồ Tát Di Lặc... phải hộ trì bộ kinh này.
Chúng ta xem nốt đoạn cuối: “
Từ sau nên siêng tu hành, nói lên hai lợi cứu cánh, tự giác, giác tha. Nên siêng tu hành, làm theo lời dạy của ta, nên theo lời Phật, thường nghĩ ơn thầy”. Ở đây nói đến hai thứ lợi ích viên mãn cứu cánh, vãng sinh, tự giác đã viên mãn. Bạn giúp đỡ người khác, người khác tin, họ cũng phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, họ cũng viên mãn, không giống tám vạn bốn nghìn pháp môn. Tám vạn bốn nghìn pháp môn bạn phải tu học, nhưng chưa chắc đã chứng đắc viên mãn, chỉ có pháp môn thù thắng này. Vì thế:
“Phải tôn trọng những lời của Phật”, nhất định phải tuân thủ, nhất định phải thực hành những lời giáo huấn của Phật. Phật không lừa chúng ta, không đánh lừa chúng ta.
“
Kiên trì kinh pháp, siêng năng tu tập, mong báo ân Phật”. Không thể không kiên trì với bộ kinh này, quyết không buông thả. Mỗi ngày tu tập Tịnh độ, tốt nhất nên chọn bộ kinh này làm hai khoá sáng chiều, buổi sáng tụng một biến, buổi chiều tụng một biến. Nếu chúng ta vẫn còn lo nghĩ, vẫn còn tham luyến pháp thế gian, tốt nhất là nghe kinh, nghe thật rõ, nghe thật thấu đáo.
Hãy làm phép so sánh thế giới này với thế giới Cực lạc, ta sẽ hiểu được, sẽ thấy được sự lựa chọn của mình là đúng, là chính xác, không nhầm. Phải tinh tấn, phải nỗ lực để tu tập. Tu là theo lí luận kinh điển, sửa đổi cách nghĩ, cách nhìn của chúng ta. Làm theo lời dạy của kinh điển, sửa đổi những hành vi của thân, miệng chúng ta. Tập là ứng dụng, đem tất cả những thứ đã tu đã học áp dụng vào đời sống, phải áp dụng tất cả, như thế mới thật sự báo đáp ân Phật. Ngưỡng là cảnh ngưỡng, kính ngưỡng, báo đáp ân Phật.
Tiếp đó:
“Làm theo lời dạy, nên theo chư Phật, thường nhớ ân thầy”, ba câu này:
“Đều chỉ tôn sư trọng đạo, y giáo phụng hành”.Phần trước chúng ta học thiện tri thức, thiện tri thức là người thầy, Kinh Hoa Nghiêm gọi là thiện tri thức. Thiện Tài đồng tử, thăm năm mươi ba thiện hữu là những người thầy, đời này chúng ta thành tựu hay không, quan trọng là người thầy. Thực sự gặp được người thầy tốt, gặp được người thầy tốt, thân cận thầy, thờ kính thầy, điều kiện cơ bản là tâm thái. Như Ấn Tổ đã nói: Thành kính một phần được một phần lợi ích, thành kính mười phần được mười phần lợi ích.
Trong xã hội ngày nay, rất nhiều trường hợp không hiếu thuận cha mẹ, không có lòng tôn kính thầy tổ, đấy là cái khó! Phật Bồ Tát muốn dạy, không có duyên, dạy bằng cách nào? Nếu nói mình hiếu thuận cha mẹ, họ vặn lại tôi dựa vào điều để hiếu thuận cha mẹ? Tôn kính thầy, tôi lấy gì để tôn kính họ? Không hiếu cha mẹ, không kính sư trưởng, tương lai thế giới này sẽ đi về đâu? Sẽ bị huỷ diệt.
Mấy năm nay chúng ta thường nghe, rất nhiều người nói ngày tận thế, lí do dẫn đến tận thế? Không hiếu cha mẹ, không kính sư trưởng, đó là lí do tận thế. Vấn đề này, những người trong thời đại này, có thể nói là chuyện đau khổ nhất, có nên trách những người này chăng? Không thể. Nếu trách họ, thì hơi quá đáng, tại sao? Không có người dạy dỗ cho họ, ngay Phật cũng không trách. Bài trước chúng ta đã học, trong kinh nói:
“Người đi trước không hiểu”, cha mẹ họ không hiểu, ông bà họ không hiểu, thậm chí ông bà cố họ không hiểu.
Tại Trung Quốc, có lẽ đến cao tổ của họ mới hiểu được, biết thế nào? Hiểu nhưng không chú tâm, không nỗ lực dạy dỗ. Biết được tầm quan trọng của giáo dục nhưng không để tâm dạy dỗ, từ đời này sang đời khác coi thường, đến nay ít nhất đã năm thế hệ. Nếu gộp chuyện coi nhẹ, có thể tính được trên hai trăm năm, văn hoá truyền thống Trung Quốc bị coi nhẹ hai trăm năm. Một trăm năm thứ nhất là cuối đời nhà Thanh, không coi trọng, không coi trọng Nho Phật Đạo. Những việc này do bàn tay của thái hậu Từ Hi, tội này đọa địa ngục, bà có ra được chăng? Một số người nói bà không cách nào ra được, tội của bà quá nặng, người đứng đầu không tốt.
Những vùng miền khác trên thế giới cũng như thế, khoa học phát triển, phát đạt, mọi người tin khoa học, không tin tôn giáo, không tin thần thánh. Đặt dấu hỏi về nền giáo dục thánh thần, thậm chí cho rằng những thứ đó là mê tín. Xã hội hiện tại, do khoa học tạo nên, đây là sự thực, mọi người đều tin vào khoa học kĩ thuật. Khoa học kĩ thuật, mang đến cho loài người một chút ngọt ngào, nhưng cái giá phải trả, cực kì đau đớn, thu không bù chi, ai hiểu? Con người thời nay đã dần dần giác ngộ, tại sao? Tần suất thiên tai quá nhiều, con người đã biết sợ.
Để xem sang năm có vượt qua được cửa ải này chăng, dự ngôn về thiên tai của Maya là ngày 21 tháng 12 năm 2012, dãi Ngân hà sẽ gặp nhau. Tâm trạng các nhà khoa học, một nửa cho có khả năng, một nửa cho không thể, tỉ lệ là 50% địch 50%, xem những gì sẽ xảy ra sang năm. Những người niệm Phật chúng ta nên đã chuẩn bị tốt cho công việc này, lỡ khi đến phải làm sao? Vì thế không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất, vạn nhất đến phải làm sao? Thực sự vãng sinh, chúng ta sẽ không sao, khi thiên tai đến đồng nghĩa lúc Phật A Di Đà đến tiếp dẫn.
Thời gian một năm của tôi đã đủ, một năm là thời gian quá dài, buông bỏ tất cả, không còn lưu luyến nữa. Bỏ lỡ là nhân quả mình phải phụ trách, buông bỏ tất cả. Chỉ một câu A Di Đà Phật niệm đến nơi đến chốn, nhất định phải đến thế giới Cực lạc. Rất nhiều di dân của chúng ta đã qua đó, đấy là chỗ an ổn, không thiên tai, đấy là nơi bình thường, giáo dục phát triển. Phật A Di Đà, chư Phật Bồ Tát, ngày nào cũng giảng kinh dạy học, chưa nghỉ ngày nào. Chúng ta đến học tập nơi đó, đến đó là thành Phật, tại sao còn chần chừ? Sao vẫn còn lưu luyến nơi này? Nói thật, bất luận có thiên tai hay không, chúng ta vẫn quyết định đến thế giới Cực lạc, không thể không đi, càng sớm càng tốt. Như thế mới đúng, nhất định buông bỏ thế giới này.
Người ta bất hiếu cha mẹ, ta có hiếu với cha mẹ, người ta không tôn kính sư trưởng, ta tôn kính sư trưởng, ngày nào ta cũng làm tấm gương như thế để mọi người noi. Người thiện căn sâu dày thấy được, họ sẽ thay đổi, sẽ tỉnh ngộ. Người có tập khí nặng, họ không tỉnh ngộ khi thấy, ta không so đo với những người đó, ta chỉ làm cho bản thân mình. Khi mình đã thực hiện tốt, nhất định sẽ ảnh hưởng đến người khác, đấy là chuyện của người ta, dừng để ý những chuyện đó. Chúng ta thực hiện theo pháp mới đúng.
“Nên làm theo lời Phật, thường nghĩ ân thầy”, nghĩ ân thầy là phải y giáo phụng hành. Thầy mong ta thành tựu ngay trong đời này, ta không thành công, ta không xứng là người đệ tử của họ. Nhất là đối với ba người thầy của tôi.
Thầy Phương, dành hết thời gian để dạy dỗ chúng ta, không phải học trên giảng đường. Đại sư Chương Gia cũng rất đặc biệt, mỗi tuần một tiếng đến hai tiếng, phần lớn là hai giờ, có chuyện gì mới một giờ. Mỗi tuần một lần, rất ít khi bỏ giờ, học sinh chỉ mình tôi. Nếu chúng ta không thành công, làm sao xứng đáng với họ? Tuy thầy Lí mở một lớp, không dạy riêng tôi, chúng ta từ lớp nhỏ lên lớp trên, nhưng ông rất quan tâm tôi. Không lâu tôi trở thành trợ giảng của lớp nhỏ, đều rất muốn chúng ta được thành tựu, thế nào là thành tựu đúng nghĩa? Vãng sinh thế giới Cực lạc, thân cận Phật A Di Đà, đấy là thành tựu đúng nghĩa, còn lại không được gọi là thành tựu.
Vì thế câu:
“Tôn sư trọng đạo”, chữ tôn ở đây không sát nghĩa, mà phải là tôn của tôn trọng, không có bộ xích mới đúng, tôn trọng của trọng. Vấn đề này có thể nói thông được, ở đây là tuân thủ lời giáo huấn của người thầy, nghĩa như thế. Trên thực tế, tôn trọng người thầy, thật ra cũng đúng. Tôn sư trọng đạo, tôn sư trọng đạo là phải y giáo phụng hành, mới là tôn sư trọng đạo. Không y giáo phụng hành, đấy không phải tôn sư, không phải trọng đạo, bởi thế tiêu chuẩn của nó là y giáo phụng hành. Y giáo phụng hành, nhất định phải đem sở học của mình áp dụng vào đời sống, áp dụng vào đối nhân xử thế, đấy mới là tôn sư trọng đạo đúng nghĩa. Hiếu thuận cha mẹ, tôn sư trọng đạo, hiếu thuận cha mẹ là gốc. Bất hiếu cha mẹ, làm sao có thể tôn sư trọng đạo?
Phật pháp là sư đạo, nên biết rằng sư đạo được xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Bất hiếu, cha mẹ nó còn bất hiếu, làm sao có thể tôn trọng người thầy? Bởi thế những thiên tai ngày nay, rất khó hoá giải, nguyên nhân chính là ở đây. Nếu khôi phục, bằng cách nào để khôi phục? Vẫn theo tám chữ, làm sao để xã hội khôi phục:
“Hiếu dưỡng cha mẹ, tôn sư trọng đạo”, xã hội sẽ được cứu. Dùng cách nào để làm? Vì thế tôi thường nghĩ vùng này_Ví dụ một huyện, một thành phố, vị thị trưởng là Bồ Tát. Thị trưởng muốn cứu xã hội, nên trong thành phố này, lập một vùng nhỏ, một trấn nhỏ, làm khu thực nghiệm văn hoá truyền thống, làm trong khu đó kêu gọi những gì? Mọi người biết hiếu thuận cha mẹ, mọi người biết tôn sư trọng đạo, lấy đó làm mô hình để mọi người học tập.
Ngày trước chúng ta đã thử làm, ba năm ở tiểu trấn Thang Trì Lô Giang An Huy thành công. Bởi thế chúng ta hiểu được phương pháp này rất đáng tin, phương pháp này mang lại hiệu quả. Lúc bấy giờ bộ trưởng Cao Xương Lễ ở lại tiểu trấn Thang Trì nửa tháng, ông cảm nhận rất sâu sắc. Ông nói kinh nghiệm ở tiểu trấn Thang Trì, có thể cứu Trung Quốc, nói với thư kí vùng đó, đúng lúc đó tôi cũng có mặt. Tôi nghe lời nói của ông, những lời của ông nói rất đúng, không sai một chữ. Nếu mỗi quốc gia đều có vài khu thí nghiệm như thế, xã hội được cứu, quốc gia được cứu, thế giới cũng được cứu.
Không dùng phương pháp này, chỉ dạy học không sẽ không ai tin, giảng xong trả lại cho thầy. Khi nói hết những vấn đề này, nếu không tin hãy đến xem, thấy đúng, không phải lừa bịp, sẽ thay đổi, nhất định phải thực hiện, tại sao? Khoa học nói đến thực nghiệm, cần chứng cứ, không thể nói suông. Đấy là ý tưởng, không thể thực hiện được, cứ thực hiện người ta sẽ tin. Khoa học nói chứng cứ, ngày nay không đem chứng cứ đó ra, những điều tâm huyết đó của khoa học cũng không được tiếp nhận. Đưa chứng cứ ra, họ sẽ tiếp thu, họ sẽ rất khâm phục, công đức sẽ vô lượng vô biên.
Giống như ngày nay Đài Loan có hai nơi đang làm đang làm, đã có những thành công nhất định, nhưng thành công đó, vẫn kém xa ở Lô Giang. Ở Malaysia đang làm. Gần đây có một số địa phương mời chúng tôi đến thăm, tôi cũng không có gì để nói, nếu có cơ hội, tôi sẽ khuyến khích mọi người thực hiện.
Kinh nghiệm ở Thang Trì ở nước ngoài, một số nơi có duyên, khiến nơi đó thực hiện đại trà, nếu thực sự có kết quả, việc đó quá tuyệt vời! Đấy thực sự gọi là báo đáp công ơn tổ tiên, báo ân cha mẹ, báo ân thầy tổ, chỉ cần thức tỉnh được ý niệm này, chúng ta đã cứu được.
Bởi thế ngày xưa, thời cổ lão xa xưa rất coi trọng giáo dục, họ thực sự có ý thức trong việc giáo dục. Có phương pháp giáo dục, có lí niệm giáo dục rất sâu sắc, rất rộng rãi, có kinh nghiệm giáo dục, thành công trong giáo dục. Tôi tin không dừng lại ở bốn nghìn năm trăm năm, khi nhân loại chưa phát minh ra chữ viết, không thể nói không có văn hoá. Nòng cốt văn hoá xưa là Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức, tôi tin những lí niệm này, tuyệt đối hơn năm nghìn năm. Bởi vì nó chỉ có hai mươi chữ được truyền bằng miệng, tôi nghĩ truyền từ mười vạn năm cũng không sai sót.
Ngũ luân: Cha con thân thiết, giữ nghĩa vua tôi, vợ chồng rõ ràng, thứ tự lớn nhỏ, bạn bè tin nhau, bạn nghĩ như thế có sai sót chăng? Truyền mười vạn năm cũng không thất truyền, năm câu này, mỗi câu bốn chữ, hai mươi chữ, thất truyền chăng? Không thể nào. Ngũ thường chỉ năm chữ: Nhân nghĩa lễ trí tín. Tứ duy bốn chữ: Lễ nghĩa liêm sĩ. Bát đức tám chữ: Hiếu đễ trung tín nhân ái hoà bình, chắc chắn không thể truyền sai. Chỉ cần mọi người thực hiện đủ mấy chữ này, nghĩa là cách trị đại đồng, không phải bậc trung, nơi đó sẽ thái bình thịnh trị.
Ngày xưa từng xuất hiện, ngày xưa vào thời đại Nghiêu Thuấn Vũ thực sự là thế giới đại đồng. Ba đời Hạ Thương Chu, mọi người gọi đó là bậc trung, không sai. Bạo loạn Xuân Thu Chiến Quốc, kéo dài đến năm trăm năm, thảm họa năm trăm năm. Tuy thiên tai nhưng mọi người vẫn giữ nghĩa, ngay đánh nhau vẫn giữ nghĩa khí, chưa dàn xong trận không đánh, vẫn giữ thành tín. Nhà Tần thống nhất đất nước, mười lăm năm mất nước. Nhà Hán lên thay, nhà Hán trị vì bốn trăm năm, dùng lễ cai trị đất nước, cho đến Mãn Thanh, phát động những gì? Lễ giáo, gốc của lễ là hiếu thân tôn sư.
Gốc rễ của lễ, ngày trước không ai không hiểu, cỡ tuổi tôi, từ bé ở nông thôn, trường tư thục nông thôn, làng quê ngày ấy thật đặc biệt, là căn cứ địa của phái Đồng Thành. Vì thế không khí học tập ở làng quê rất náo nhiệt, học sách cổ, tôi được trải nghiệm. Thời gian không dài, hình như đâu được một năm, sau đó thì thay đổi thành Tiểu học ngắn ngày. Tiểu học ngắn ngày chế độ hai năm, bài vở cũng thay đổi.
Trước đó mấy hôm, thấy người ta mang đến mấy cuốn sách, sách Tiểu học Dân Quốc năm đầu. Tôi mở xem, thật đúng là sách lúc đó, thay đổi, không học những kiến thức cổ. Ở trường tư thục ngày trước, học Tam Tự Kinh, Bách Gia Tánh, học Thiên Tự Văn, có một số đạo đức, luân lí. Nhưng đến đầu năm Dân Quốc, khi đổi sách giáo khoa vẫn còn, rất ít, ít đi, sau kháng chiến thì hoàn toàn không còn. Thời kì kháng chiến, vẫn còn một môn Công Dân, đến nay Công Dân cũng không còn, không cần nữa. Có nghĩa là phương diện giáo dục liên quan đến việc làm người, đã không được nhắc đến, tất cả những điều dạy dỗ đều hướng đến khoa học kĩ thuật, cả thế giới ngày nay đều đi theo con đường đó.
Bởi thế thanh niên ngày nay, họ biết làm việc, nhưng không biết làm người, không biết làm người đến mức nào? Bất hiếu cha mẹ, không yêu thương anh chị em, bất kính sư trưởng, không tin bạn bè, không còn tình cảm, tất cả đều là thiệt hơn. Có lợi thì bạn bè, phương hại là kẻ địch, tạo nên loạn động xã hội.
Ngày nay rất nhiều người, những nhà lãnh đạo quốc gia và những chuyên gia học giả, khi tham dự hội nghị Liên Hợp Quốc đã thấy, không ai không hi vọng thế giới được hoà bình, an ổn, đều hi vọng. Nhưng không tìm ra phương pháp, ban đầu cảm thấy thế nào? Quá nhiều xung đột, làm sao để loại tiêu diệt xung đột, họ dùng những danh từ rất mạnh mẽ. Khi tham dự, tôi nói không nên dùng từ tiêu diệt, dùng từ hoá giải, phải hoá giải xung đột, không nên tiêu diệt. Bạn tiêu diệt họ, họ tiêu diệt bạn, không bao giờ hoá giải xung đột. Phải dùng trí tuệ, phải dùng luân lí đạo đức để hoá giải nó, đừng bao giờ dùng phương pháp cứng rắn. Như thế là tạo nên xung đột, gây nên xung đột, không thể giải quyết vấn đề.
Chúng ta đem kinh nghiệm năm nghìn năm của người xưa để nói với mọi người, khi nghe họ rất hoan hỉ, nhưng đã nói thế nào? Đấy là lí tưởng, không thực hiện được. Bởi thế thực nghiệm chúng ta làm ở tiểu trấn Thang Trì, là do Liên Hợp Quốc bức bách mà thực hiện nên. Chúng ta thực nghiệm, để xem những kiến thức ngày xưa của người xưa có kết quả chăng, kết quả thật bất ngờ, cực kì hiệu quả. Những nhân viên Liên Hợp Quốc, nghe thấy rất hoan hỉ, thực sự hoan hỉ! Tại sao nói thực sự hoan hỉ? Đều muốn đến Thang Trì khảo sát, đều muốn đến thăm, học hỏi, đấy là thực sự hoan hỉ, không phải giả tạo.
Tuy họ gặp những ngăn trở không thể thực hiện, nhưng tôi biết, ít nhất có ba mươi vị, họ đi với tư cách du lịch tham quan cá nhân, đến đó khảo sát, ở lại đó ba, bốn hôm, có. Bởi thế thành công ở Thang Trì đã có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Ngày nay thiên tai ngày một nghiêm trọng, vấn đề này ngày càng bức thiết, phải làm nhanh. Ai đứng đầu, là người lãnh đạo thế giới muốn đi trên con đường hoà bình, ổn định.
Lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận, Thành Thang lấy bảy mươi dặm để quản lí thiên hạ. Châu Văn Vương dùng trăm dặm để quản lí thiên hạ, vùng họ trị vì rất nhỏ. Quốc gia triều Chu chỉ có một trăm dặm vuông, quốc gia rất nhỏ, họ làm được. Giống như chúng ta tưởng tượng trấn Thang Trì, làm thành một thế giới thu nhỏ, làm điểm thí nghiệm điển hình, bao nhiêu quốc gia đều học tập theo đó. Tôn trọng họ, tôn họ làm thiên tử, học tập theo.
Lúc chưa thống nhất gọi là nước chư hầu, từ lưu vực sông Hoàng Hà đến lưu vực sông Trường Giang, chưa đến Châu Giang, bao nhiêu quốc gia? Hơn tám trăm quốc gia, tám trăm nước chư hầu. Thiên tử lúc bấy giờ, mọi người tôn trọng mới được xưng thiên tử, không phải thống trị, nhưng các nước chư hầu đều vâng mệnh, tại sao? Họ có đạo đức, có lòng thương, chí công vô tư, giúp mọi người giải quyết vấn đề. Bởi thế mọi người gặp những chuyện khó khăn đều thỉnh giáo. Hai quốc gia xảy ra mâu thuẫn, đến đó thỉnh giáo, trình bày sự việc, không cần gươm giáo, vấn đề vẫn được giải quyết.
Lịch sử Trung Quốc, thời gian động loạn rất ngắn, đại bộ phận là thái bình thịnh trị. Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, ở nước ngoài nổi tiếng nhất là tiến sĩ Thacher. Ông khâm phục người xưa, họ rất thông minh, một dân tộc đông dân như thế, trải dài trên một dãi đất như thế, nhân khẩu đông đúc, hơn hai nghìn năm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất. Mãi đến ngày nay vẫn thống nhất, trên thế giới này chỉ có một quốc gia như thế. La Mã, châu Âu thống nhất châu Âu, một nghìn năm, khi mất nước rồi không bao giờ thống nhất lại được.
Vì thế ông từng thảo luận với Trì Điền Đại Tác về vấn đề này, trong ý nghĩ của họ, thế giới này muốn không còn chiến tranh, chỉ một cách, cả thế giới thống nhất thành một quốc gia. Thacher nói ai có thể thống nhất được? Người Trung quốc (người xưa), chỉ họ mới đủ tư cách thống nhất thế giới. Bởi họ có kinh nghiệm thống nhất, có trí tuệ thống nhất, có phương pháp thống nhất hơn hai nghìn năm, hiệu quả thống nhất đang ở trước mắt, không quốc gia nào có thể làm được. Trung Quốc (người xưa) dựa vào đâu? Dựa vào bốn yếu tố: Ngũ luân, Ngũ thường, Tứ duy, Bát đức, bốn yếu tố này. Khắp các quốc gia, tộc người nào trên thế giới, thậm chí tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cũng đều hoan hỉ, không ai phản đối. Bốn yếu tố này là tánh đức, ai cũng có bản tánh, có lương tâm, trong lương tâm vốn có những yếu tố này, họ có thể làm được.
Ngày nay chúng ta thấy, mấy câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni:
“Thường nghe lời Phật, luôn nhớ ân thầy”. Phật là bậc thầy vĩ đại, Phật là bậc thực sự giác ngộ, trong kinh ngài dạy chúng ta, Tịnh nghiệp tam phước trong Quán Kinh, đấy là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất trong việc tu tập của tất cả các tông phái Đại thừa. Tổng cộng có ba điều, rất đơn giản, chúng ta có thể ghi nhớ.
Thứ nhất:
“Hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, từ tâm không giết, tu thập thiện nghiệp”, đấy là điều thứ nhất. Nhân thiên thiện, thực hiện được điều này, thiên hạ sẽ thái bình. Nên nhớ, căn bản là hiếu thân tôn sư, là căn bản của mọi căn bản. Chúng ta đề xướng Đệ Tử Qui là dựa trên điều này, làm sao áp dụng hiếu thân tôn sư? Áp dụng Đệ Tử Qui. Làm sao áp dụng từ tâm không giết? Áp dụng Cảm Ứng Thiên sau đó là tu thập thiện nghiệp, ba gốc của Nho Phật Đạo. Không phải nói một cách tuỳ tiện, có căn cứ trong kinh.
Đây là phước báo nhân thiên, tu được nhân thiên mới có thể nâng lên. Tiểu thừa, ba câu của Tiểu thừa:
“Vâng giữ tam qui, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi”, mười hai chữ, cương lĩnh chỉ đạo cao nhất của Tiểu thừa. Sau đó là Đại thừa, bốn câu:
“Phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả”. Tổng cộng ba điều mười một câu, mỗi câu bốn chữ, bốn mươi bốn chữ.
Là nhà Phật, chúng ta nói Ngũ thừa Phật pháp: Nhân, thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nguyên tắc chỉ đạo tối cao của việc tu học. Bởi vậy, thấy những người bất hiếu, bất kính, xã hội đang rất khó khăn, phải làm sao? Ai thực hiện được hai chữ đó, khôi phục hai chữ đó, không những quốc gia có phước, mà cả nhân loại đều có phước.
Thời gian hôm nay đã hết, chúng ta học đến đây.