Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa do Hòa thượng Tịnh Không giảng, tập 598
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa.
Chủ giảng: Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không.
Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội.
Thời gian: Ngày 5 tháng 4 năm 2010.
Người dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa.
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang.
Thu Âm: Trung tâm Diệu Pháp Âm.
Diễn đọc: Huy Hồ.
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 786, hàng thứ nhất từ dưới đếm lên, hàng sau cùng:
“Thứ hai, Yếu Giải nói: Trì danh hiệu chân thật không thể nghĩ bàn, tâm tánh có thể trì cũng không thể nghĩ bàn, trì một danh hiệu tức một danh hiệu không thể nghĩ bàn. Trì mười trăm ngàn vạn vô lượng vô số danh hiệu, mỗi danh hiệu đều không thể nghĩ bàn”. Hoàng Niệm Tổ dùng hai đoạn khai thị trong Yếu Giải của đại sư Ngẫu Ích, làm tổng kết của phẩm 47 Phước Huệ Thỉ Văn. Dụng ý này rất sâu, cũng rất hiếm có.
Đoạn khai thị ở trước của đại sư Ngẫu Ích nói rằng: Hàm nghĩa trong danh hiệu của Phật A Di Đà, trên thực tế hàm nghĩa của nó sâu rộng vô lượng vô biên vô tận. Mà trong Kinh Di Đà Thế Tôn dùng hai chữ quang thọ để biểu pháp. Chiếu soi mười phương tượng trưng không gian. Thọ là quá khứ, hiện tại, vị lai, tượng trưng thời gian. Trong thời gian và không gian, tất cả pháp đều bao hàm trong hai chữ này. Danh từ của khoa học là toàn vũ trụ, trong Phật pháp gọi là pháp giới hư không giới.
Nghĩa của quang, là ánh sáng chiếu khắp mười phương, nên ta vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, đồng thời ta sanh đến vô lượng vô biên cõi nước Chư Phật khắp mười phương. Điều này là thật không phải giả. Vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, mặc dù là cõi phàm thánh đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh, họ cũng được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì. Trong kinh này Đức Thế Tôn nói rằng: Phật A Di Đà lúc ở nhân địa phát 48 lời nguyện, mỗi nguyện đều giúp chúng sanh thành tựu viên mãn Phật đạo. Lại dùng năm kiếp tu hành để thực hiện các nguyện, không có nguyện nào là hư nguyện, không thực hành được. Bởi vậy thế giới Cực Lạc và Phật A Di Đà, cho đến danh hiệu của Phật A Di Đà, đều là bổn nguyện và công đức năm kiếp tu hành thành tựu nên.
Vì sao ngài có thể gia trì quý vị? Gia trì là viên mãn, ở trên đối với Bồ Tát Đẳng Giác, Bồ Tát Đẳng Giác trong mười phương thế giới vãng sanh đến thế giới Cực Lạc rất nhiều, dưới đến địa ngục A tỳ. Công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Chỉ cần ta tin được, thật sự phát tâm muốn sanh đến thế giới Cực Lạc, không có ai không thành tựu. Pháp môn này mới là pháp môn cứu cánh viên mãn của đại thừa, không có chúng sanh nào không được độ, không có chúng sanh nào không viên thành Phật đạo trong đời này, không cần đợi đến đời thứ hai.
Đại sư Ngẫu Ích muốn chúng ta thật sự hiểu rõ ràng minh bạch, phải cố gắng suy nghĩ. Cơ hội này là trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được, ngày nay chúng ta gặp được rồi. Cần nắm bắt cơ hội này, nỗ lực học tập, đời này chắc chắn có thể thành tựu. Thậm chí như trong kinh Đức Phật Di Đà nói: Nếu một ngày, hai ngày, ba ngày, chúng ta thấy được, nghe được, thật sự có người thành tựu như vậy. Người năm ba năm thành tựu không sao tính kể, nhiều vô số. Chỉ cần y giáo phụng hành, chỉ cần buông bỏ, thiện căn phước đức nhân duyên của ta đều đầy đủ.
Chúng ta vừa mới đọc đoạn này, không ngừng nhắc nhở chúng ta, công đức danh hiệu thật sự không thể nghĩ bàn. Tâm tánh của chúng ta có thể trì, cũng là chân thật không thể nghĩ bàn. Điều này nói rõ, trì danh niệm Phật phải dùng chân tâm, thế nào là chân tâm? Không có vọng niệm là chân tâm, có niệm không phải là chân tâm. Không có vọng niệm, mà khởi tâm niệm câu Phật hiệu này, đây nghĩa là tâm tánh năng trì. Phật hiệu là trí tuệ đức tướng viên mãn của tâm tánh trong câu Phật hiệu này, cho nên công đức trì danh hiệu không thể nghĩ bàn.
Trên thực tế Phật hiệu nghĩa là tự tánh của mình, ở đây gọi là tâm tánh. Tâm tánh nghĩa là Phật A Di Đà, danh hiệu Di Đà và tâm tánh tương ưng viên mãn. Vì vậy trong kinh điển đại thừa mới nói với chúng ta: Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Ở đây chúng ta nhất định phải ghi nhớ, dùng tâm thanh tịnh trì danh, điều này vô cùng quan trọng. Biết dùng tâm thanh tịnh trì danh. Nói cách khác trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta hiện nay, phải dùng tâm thanh tịnh để sống, phải dùng tâm thanh tịnh để làm việc, phải dùng tâm thanh tịnh để giao tiếp. Chúng ta nghĩ cuộc sống, công việc, giao tiếp đều phiền não phức tạp như vậy, làm sao tâm thanh tịnh được? Thậm chí có người nói, chút tâm thanh tịnh này của chúng ta, hoàn toàn bị nó nhiễu loạn, lời này có đạo lý chăng? Nghe ra hình như rất có lý, trên thực tế thì không, sao lại nói vậy? Lục tổ Huệ Năng từng nói: “đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”, xưa nay chưa từng bị ô nhiễm, có thể chứng minh.
Tâm thanh tịnh bình đẳng giác ngay trước mắt chúng ta, do chúng ta mê mất tự tánh nên không nhận ra nó. Cho rằng nó đã bị nhiễm ô, thật ra nhiễm ô không phải là nó, vậy nhiễm ô là gì? Là Mạt na thức và A lại da, phải hiểu rõ ràng minh bạch. A lại da là căn bản của bát thức 51 tâm sở, nhiễm ô là từ Mạt na mà có, công năng của Mạt na rất lớn, hầu như tất cả tâm tâm sở đều bị nhiễm ô. Ở đây chúng ta lại cần phải nhận thức rõ ràng, căn nguyên của ô nhiễm là Mạt na, nên Mạt na thức vừa chuyển thì nhiễm ô liền không còn, chuyển mạt na thức thành bình đẳng tánh trí. Bình đẳng tánh trí là tứ trí của Như Lai quả địa. Đại viên cảnh trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí. Pháp thân đại sĩ có năng lực chuyển bát thức thành tứ trí. Chúng ta buông bỏ tám thức, buông như thế nào? Ta không còn chấp trước đối với tất cả pháp, tất cả đều tùy nó! Sao cũng được, không có gì không tốt, như vậy nghĩa là buông bỏ được Mạt na. Buông bỏ phân biệt, phân biệt là ý thức, không còn phân biệt, pháp pháp bình đẳng. Không có pháp nào không phải chân như, không có pháp nào không phải thật tướng, không có pháp nào không phải A Di Đà. A Di Đà nghĩa là vô lượng thọ quang, pháp pháp đều là tự tánh. Không phân biệt là buông bỏ được ý thức. Không còn nghĩ đến quá khứ, không còn nghĩ đến tương lai, không còn khởi tâm động niệm, chúng ta đã buông bỏ được A lại da. Buông bỏ A lại da, đại viên cảnh trí hiện tiền, nghĩa là giác. Buông bỏ Mạt na, thanh tịnh hiền tiền. Buông bỏ phân biệt chính là ý thức, bình đẳng hiện tiền. Buông bỏ khởi tâm động niệm, buông bỏ tất cả hồi ức, tất cả đều trở về con số không tức là đại viên cảnh trí. Đại viên cảnh trí tức là giác, trên đề kinh này là thanh tịnh bình đẳng giác hiện tiền.
Năm thức trước: Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân, nó phục vụ cho quý vị, thành tựu đại nguyện đại hạnh cho quý vị, chính là thành sở tác trí, sự nghiệp Bồ Tát. Đều trong một niệm, buông bỏ liền đạt được. Kinh học đến đây rồi cần phải buông bỏ, buông bỏ sẽ được lợi ích. “Nghe kinh được lợi ích” là phẩm sau cùng.
Hơn một năm nay, từ tết Thanh minh năm ngoái đến nay, mọi người chúng ta cùng nhau học tập bộ kinh này. Chúng ta đạt được bao nhiêu lợi ích, cần phải cố gắng phản tỉnh. Chưa bằng lòng với những lợi ích chúng ta đạt được, đó là nguyên nhân gì? Chúng ta nghe chưa hiểu, chưa học được, niệm chưa tốt câu Phật hiệu này, sao lại gọi là không tốt? Còn rất nhiều tạp niệm xen lẫn vào, thường gián đoạn không liên tiếp được, đây là nghiệp chướng của chúng ta. Nói thật là do chúng ta chưa buông bỏ.
Phần cuối của kinh, tôi dự đoán nhiều nhất sáu tiếng đồng hồ nữa là xong, sáu tiếng là ba tập. Vừa đúng 600 tập, 1200 tiếng. Lần này mặc dù chưa đạt được lợi ích vừa ý, chúng ta tin rằng đã đặt được nền tảng. Chúng ta tiếp tục giảng lần thứ hai, cố gắng duy trì một ngày 4 tiếng. 1200 tiếng đồng hồ, một ngày 4 tiếng cần đến 300 ngày. Hy vọng khi giảng lần thứ hai, chúng ta có thể đạt được lợi ích chân thật, có thể đạt được lợi ích viên mãn. Viên mãn thật sự, nghĩa là chúng ta thật sự nắm chắc được vãng sanh, điều này không phải giả.
Khai thị trong hai đoạn này của đại sư Ngẫu Ích khuyên dụ chúng ta, chúng ta phải có nhận thức 100% đối với câu Phật hiệu, tuyệt đối không có hoài nghi. Buông bỏ vạn duyên, vạn duyên đều không phải thật, đừng nên chấp trước nữa, học thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Không có gì không hoan hỷ, không có gì không tự tại, chúng ta thật sự được lợi ích. Nên đã là niệm một tiếng Phật hiệu, một tiếng không thể nghĩ bàn. Niệm mười tiếng, trăm tiếng, ngàn tiếng, vạn tiếng, vô lượng vô số tiếng: “Mỗi tiếng đều không thể nghĩ bàn”. Câu này rất quan trọng, quan trọng hơn bất kỳ điều gì.
Hiểu được rõ ràng minh bạch câu nói này, vì sao họ không niệm Phật mà suy nghĩ lung tung? Suy nghĩ lung tung là tiếp tục trôi lăn trong luân hồi, tiếp tục gây ra thiên tai. Nếu quả nhiên mỗi câu đều là Phật A Di Đà, chúng ta biết sẽ không có thiên tai, nghiệp chướng của chúng ta cũng không có. Một câu Phật hiệu diệt vô lượng tội nặng sanh tử, sanh tử luân hồi lục đạo của chúng ta không còn, thế giới Cực Lạc hiện tiền, cảnh giới giống với phu nhân Vi Đề Hy vậy. Thấy được thế giới Cực Lạc, thấy được Phật A Di Đà liền được tín nhẫn, tuệ nhẫn, vô sanh pháp nhẫn.
Phẩm kinh này chúng ta chỉ học đến đây, tiếp theo chúng ta xem phẩm sau cùng: “Văn Kinh Hoạch Ích thứ 48”. Ở trước có mấy câu là của Hoàng Niệm Tổ, ông đã đưa ra những điều trọng yếu của phẩm này: “Phẩm này gọi là nghe kinh được lợi ích, hiển thị rộng rãi để người nghe đạt được lợi ích không thể nghĩ bàn”. Bất luận quý vị nghe được toàn kinh, hay là nghe được một phẩm ở giữa, thậm chí nghe được một hai câu ở giữa của kinh văn, lợi ích đều không thể nghĩ bàn. Quý vị có tâm nghe hay vô tâm nghe, nghe hiểu hay là nghe không hiểu, tất cả đều được lợi ích.
Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận nói_đây là cư sĩ Bành Tế Thanh nói: “Lợi ích nghe kinh không thể nghĩ bàn như thế”, như thế tức giống như trong kinh nói, một lát nữa chúng ta sẽ nhìn thấy, “đều là sức bản nguyện của vô lượng thọ”. Vì sao không thể nghĩ bàn như vậy? Mà là đến từ vô lượng thọ, nghĩa là Phật A Di Đà, là tỳ kheo Pháp Tạng, là bổn nguyện của ngài. Chúng ta cũng có thể nói như vậy: Vô lượng kiếp trước_trong kinh văn nói rằng: Mười lăm đại kiếp trước, tỳ kheo Pháp Tạng phát ra 48 đại nguyện. 48 nguyện trải qua năm kiếp mới tu thành viên mãn, công đức tu hành đại nguyện thành tựu nên y chánh trang nghiêm của thế giới tây phương Cực Lạc.
Đức Thế Tôn nói rằng, thế giới Cực Lạc thành tựu đến nay là mười kiếp, thêm năm kiếp tu hành nữa là 15 kiếp. Phật Di Đà phát nguyện vào 15 kiếp trước, thế giới Cực Lạc thành tựu đến nay là mười kiếp. Mười kiếp này độ không biết bao nhiêu chúng sanh, đều đã thành Phật, không chỉ là liễu sanh tử xuất tam giới. Vô lượng vô số vô tận chúng sanh, ở thế giới Cực Lạc thân cận Phật A Di Đà, hiện nay đều viên thành Phật đạo. Đây là sức bổn nguyện vô lượng thọ.
“Cũng lấy oai thần của Đức Thế Tôn gia trì”, vì người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, đều được oai thần của Phật A Di Đà gia trì. Nguyện 20 nói rất hay: Sanh vào cõi đồng cư hạ hạ phẩm, cũng là Bồ Tát A Duy Việt Trí, A Duy Việt Trí là chứng được ba loại bất thoái. Thứ nhất là địa vị bất thoái, thứ hai là hành Bồ Tát đạo bất thoái, thứ ba là niệm niệm bất thoái vô thượng bồ đề. Đây là 41 vị pháp thân đại sĩ trong cõi thật báo trang nghiêm, không phải người thường.
Bởi vậy nếu người ta hỏi thế giới Cực Lạc có ưu điểm gì? Quý vị giảng cho họ nghe về 48 nguyện sẽ viên mãn. 48 nguyện là cương lĩnh của Tịnh độ, cương lĩnh chung là 48 điều, giống như hiến pháp của một đất nước vậy.
“Phàm có chúng sanh gặp được kinh này, đạt được lợi ích cũng đều như vậy”. Bất luận là người nào, chỉ cần gặp được bộ kinh này, lợi ích mà họ đạt được giống như trong kinh nói vậy. Chúng ta đọc xong trong lòng rất rõ ràng minh bạch. “Đặc biệt hiển thị giáo dục bậc nhất”, giáo dục của Phật A Di Đà, dạy học đệ nhất, giáo hóa đệ nhất. Phật Bồ Tát là dạy mà ra, ai dạy? Chư Phật Như Lai dạy, pháp thân đại sĩ dạy. Thánh hiền là dạy mà ra, là cổ thánh tiên hiền dạy. Chúng ta phải có tâm thái học tập như Khổng Tử: “thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ”, chúng ta mới có thể đạt được lợi ích chân thật viên mãn.
Bây giờ mười xem kinh văn: “Nhĩ thời Thế Tôn, thuyết thử kinh pháp, thiên nhân thế gian, hữu vạn nhị thiên na do tha ức chúng sanh, viễn ly trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh”. Đây là được lợi ích của hàng tiểu thừa, tiểu thừa đầu tiên là được pháp nhãn tịnh, lợi ích thứ hai là được giải thoát. “Nhị thập ức chúng sanh, đắc A na hàm quả, lục thiên bát bách tỳ kheo, chư lậu dĩ tận, tâm đắc giải thoát”. Đây là lược nói ra lợi ích của tiểu thừa.
Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ: “Trần cấu, thông thường chỉ phiền não”, là đại danh từ của phiền não, vì bụi trần có thể tạo thành nhiễm ô, giống như phiền não làm ô nhiễm tự tánh của chúng ta. Thật ra chúng ta đọc Lục Tổ Đàn Kinh của đại sư Huệ Năng đã hiểu được, tự tánh vĩnh viễn không hề tiêm nhiễm, không có gì làm ô nhiễm được tự tánh. Nhiễm ô là A lại da, tám thức 51 tâm sở bị nhiễm ô. Tự tánh tâm thanh tịnh là mãi mãi không bị ảnh hưởng, điều này chúng ta phải đặc biệt rõ ràng. Cho nên nhiễm ô này có thể buông bỏ. Chỉ cần ta chịu buông bỏ, tự tánh thanh tịnh tâm liền hiện tiền.
Như Kinh Duy Ma nói: “Viễn trần ly cấu, được pháp nhãn tịnh, giống như trong kinh này”. Trong Kinh Duy Ma nói tương đồng với những gì trong Kinh Vô Lượng Thọ nói, thế nào gọi là pháp nhãn tịnh? Duy Ma Kinh Gia Tường Sớ nói: “Pháp nhãn tịnh, tiểu thừa cũng pháp nhãn, đại thừa cũng pháp nhãn. Tiểu thừa pháp nhãn tức sơ quả thấy được pháp tứ đế, gọi là pháp nhãn”. Sơ quả Tu đà hoàn, chúng ta không thể coi thường họ. Người thế gian chúng ta thông minh trí tuệ không bằng họ, đây là thật không phải giả. Tứ đế cũng gọi là tứ thánh đế, tứ chân đế.
“Bậc thánh thấy được chân lý”, nghĩa của đế là chân thật, hoàn toàn không phải giả. Có bốn loại, thánh nhân mới có thể thấy được, tiểu thừa chính là thánh nhân. Sơ quả trở lên chuyển phàm thành thánh, trong đại thừa gọi họ là tiểu tiểu thánh. Tiểu tiểu thánh cũng rất khó được, vì sao vậy? Vì họ có năng lực buông bỏ 88 phẩm kiến hoặc trong tam giới, người thường chúng ta rất khó làm được.
Đức Thế Tôn vì phương tiện trong việc giáo hóa, quy nạp 88 phẩm kiến hoặc thành năm loại lớn, năm loại, như vậy dạy học sẽ tiện lợi hơn nhiều. Loại thứ nhất trong năm loại là “thân kiến”. Quý vị xem tất cả chúng sanh trong lục đạo đều xem thân này là ta. Trong kinh điển đại thừa nói, thân không phải là ta, thân là giả không phải thật. Thánh nhân sơ quả biết được, vì họ đã chứng được. Hiểu là giải ngộ, không có lợi ích, quý vị không đạt được thọ dụng, họ thật sự đạt được thọ dụng. Như thế nào là thật? Họ thật sự buông bỏ, không còn coi thân này là ta, biết được nó là giả. Vậy cái gì là ta? Chân tánh là ta. Họ chưa chứng được chân tánh, nhưng họ sơ bộ phá trừ chướng ngại của minh tâm kiến tánh, buông bỏ. Về sau đương nhiên tu hành sẽ thuận lợi, chúng ta phải đặc biệt chú ý điều này. Họ nghe hiểu nên buông bỏ được, chúng ta nghe hiểu nhưng không buông được, nên họ chứng được Tu đà hoàn, còn chúng ta vẫn trôi lăn trong sanh tử luân hồi. Lời nói này nếu theo tư tưởng của đại sư Chương Gia, đó là chúng ta nghe kinh không hiểu, tiểu thừa Tu đà hoàn thật sự nghe hiểu. Đại sư Chương Gia nói, Phật pháp khó hiểu dễ hành, tôi tin, đại sư Huệ Năng là trường hợp tốt nhất. Chỉ mấy câu ngài đã thấu triệt, buông bỏ tất cả vọng tưởng phân biệt chấp trước, ngài thành Phật. Tu đà hoàn vẫn không được, Tu đà hoàn chỉ là buông bỏ thân kiến, không còn chấp trước thân là ta. Cảnh giới hai người này một trời một vực, Lục tổ ở trên trời, họ ở dưới đất. Tiểu thừa tứ quả tứ hướng có tám giai cấp, họ mới leo lên được cấp thứ nhất, còn đại sư Huệ Năng đã lên đến tột đỉnh. Theo trong Kinh Hoa Nghiêm nói, cảnh giới của đại sư Huệ Năng, thấp nhất là bậc thứ 11, đây là bậc thứ nhất, giai cấp đầu tiên, Bồ Tát có 51 giai cấp. Minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ ít nhất là bậc thứ 11, 11 là sơ trụ, 10 bậc trước gọi là thập tín. 10 cấp bậc thứ hai là từ 11 đến 20, là thập trụ. Lên cao nữa là thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, Đẳng giác, 41 địa vị. Chứng được địa vị này, tương lai họ về đâu? Đến cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật Như Lai, họ đến đó. Không vãng sanh về thế giới Cực Lạc, đều đến thế giới Hoa Tạng, thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật, là cõi thật báo, thật sự có bản lĩnh mới đến đó được, hoàn toàn buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước. Thật sự có bản lĩnh, tức thân thành Phật, hàng thượng thượng căn. Tu đà hoàn là lớp một, hàng thượng thượng căn là lớp 11, làm sao sánh được!
Cho nên thân kiến, đừng coi thân này quá quan trọng, vì “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Càng xem nặng thì phiền phức càng lớn, vì sao vậy? Vì chúng ta dụng tâm vào đây nhiều quá, chấp trước nhiều, phân biệt nhiều, khởi tâm động niệm nhiều, như vậy không phải quá phiền phức ư? Đức Phật dạy chúng ta đừng chấp trước, cũng không phải dạy chúng ta cố ý chà đạp nó, như vậy cũng sai. Tất cả phải thuận theo tự nhiên, thuận theo tự nhiên là hay nhất, viên mãn nhất. Thế nào gọi là thuận theo tự nhiên? Lìa vọng tưởng phân biệt chấp trước, tức là thuận theo tự nhiên.
Mấy ngày nay tôi xem một bài báo cáo, nói về Hawaii, một phương pháp trị liệu rất đặc biệt. Tựa đề là: “Cáo biệt ký ức dung hợp sám hối và cảm ân linh cực hạn”, một phương pháp trị liệu của Hawaii. Tôi thấy rất có lý, tương đồng với Phật pháp nói, đây chắc là Bồ Tát thị hiện. Linh cực hạn là gì? Trở về lại điểm ban đầu, điểm ban đầu là tự tánh. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, hiện ra từ tự tánh, sau cùng vẫn trở về tự tánh. Chúng ta vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, đoạn tận tập khí vô thỉ vô minh phiền não, chứng được quả vị Diệu giác là trở về thường tịch quang. Thường tịch quang chính là linh cực hạn, tức là điểm ban đầu, gọi là phương pháp hooponopono, dịch thành tiếng Trung nghĩa là pháp đại ngã ý thức, linh cực hạn.
Linh cực hạn, nếu dùng ý nghĩa trong kinh này để nói, nghĩa là tự tánh thanh tịnh bình đẳng giác. Linh cực hạn cũng chính là Phật A Di Đà, rất đáng được khen ngợi. Ngoài buông bỏ cái ta ra, buông bỏ cái ta rất tự tại, buông bỏ cái ta là gì? Trong Phật pháp đại thừa, tất cả chúng sanh đều là ta, vì sao vậy? Ta là tự tánh, tất cả chúng sanh đều là tự tánh biến hiện, đại từ bi, đại trí tuệ trong tự tánh đều hiện tiền. Quý vị yêu thương tất cả chúng sanh, hoan hỷ với tất cả chúng sanh, đối với họ không có phân biệt, không có chấp trước. Chúng ta không còn phiền não, trí tuệ hoàn toàn hiển lộ, đây là cảnh giới của Phật. Bởi thế Viên giáo sơ trụ, chính thức đi vào lớp tiểu học của Như Lai, tiếp thu giáo huấn của Như Lai, thật sự y giáo phụng hạnh.
Thứ hai buông bỏ đối lập. “Biên kiến”, biên là nhị biên, người thế gian gọi là tương đối, tương đối tức là nhị biên. Có chân sẽ có vọng, có thiện tức có ác, có ngắn thì có dài, có lớn tức có nhỏ. Đức Phật dạy chúng ta, trong tự tánh hoàn toàn không có những thứ này. Tu đà hoàn tuy chưa chứng, chưa kiến tánh, nhưng họ nghe lời. Họ là giải ngộ, không phải chứng ngộ, tuy họ giải ngộ nhưng cũng làm được. Phật dạy họ buông bỏ, họ liền buông bỏ, không còn đối lập với người khác. Chẳng những không đối lập với người, mà tất cả pháp trong thế gian này họ đều không đối lập, thật hiếm có! Ở thế gian này họ không tìm được thứ đối lập, quý vị nói họ tự tại biết bao, hạnh phúc biết bao. Không đối lập với người, không đối lập với sự, không đối lập với tất cả vạn vật, vì sao vậy? Cùng một thể, thể là gì? Thể nghĩa là chân như tự tánh, trong giáo lý đại thừa gọi là thật tướng, cùng một thể.
Thứ ba là buông bỏ thành kiến: “Kiến thủ kiến và giới thủ kiến”. Kiến thủ kiến là thành kiến của về mặt quả, giới thủ kiến là thành kiến trên mặt nhân, hoàn toàn buông bỏ nhân quả.
Sau cùng là tà kiến, tất cả tư tưởng sai lầm họ đều không có, sao họ lại không có? Vì họ hoàn toàn y theo giáo huấn của Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát dạy làm như thế nào thì làm theo như thế. Đối với Phật Bồ Tát đầy đủ tín tâm viên mãn, không thêm không bớt, y giáo phụng hành, thật sự là một học sinh tốt. Thiểu thừa sơ quả, đại thừa sơ tín vị Bồ Tát. Thập tín là tiểu học, lớp một tiểu học, rất dễ thương, là đệ tử Phật, không phải là giả, là đệ tử chơn chánh của Phật.
Năm loại này, năm loại kiến giải sai lầm lớn đều buông bỏ hết. Nhưng sai lầm trên tư tưởng vẫn chưa buông bỏ, trên mặt tư tưởng cũng có năm loại tham sân si mạn nghi, họ có. Nên đây là nói Tu đà hoàn, Tu đà hoàn có pháp nhãn.
Thấy pháp Tứ Đế, Tứ Đế là Khổ Tập Diệt Đạo, Tứ Thánh Đế.
“Khổ đế”, tam giới là dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Lục thú nghĩa là luân hồi lục đạo. “Khổ báo của tam giới lục đạo”, đặc biệt là chúng ta sống trong thời đại hiện nay, vì sao vậy? Vì chúng ta rời xa giáo huấn của thánh hiền, không cần đến, xa rời nó, vì vậy mà khổ. Giáo huấn của thánh hiền là trí tuệ chân thật, rời xa thánh hiền nên không có trí tuệ. Học được những gì? Người bây giờ gọi là tri thức, không sai. Thánh hiền dạy chúng ta điều gì? Là trí tuệ, không giống nhau. Trí tuệ từ đâu mà có? Từ tâm thanh tịnh. Thánh hiền tâm thanh tịnh. Giáo huấn của họ, chúng ta cần phải dùng tâm thanh tịnh để tiếp thu, mới thật sự có thể đạt được. Nếu tâm không thật sự thanh tịnh, sẽ không đạt được. Hiện nay thuật in ấn vô cùng phát đạt, in ra chất lượng tốt giá cả thấp, rất dễ đạt được. Tam tạng kinh điển vẫn còn, Tứ Khố Toàn Thư vẫn còn, nhưng không ai dạy. Có tài liệu, nhưng không có người dạy, vì sao Chư Phật Bồ Tát không đến? Họ có năng lực này, chúng sanh có cảm họ liền có ứng, vậy tại sao không đến? Không ai chịu học, đến cũng vô dụng. Vì sao nói không ai chịu học? Không có người nào thanh tịnh bình đẳng giác đến học, tâm địa phải thanh tịnh bình đẳng mới có thể tiếp thu giáo huấn của thánh hiền. Người bây giờ tâm không thanh tịnh, sao lại không thanh tịnh? Vì tâm họ có tham, có sân, có si, có mạn, có nghi, nên không thanh tịnh, mà năm loại này đều vô cùng nghiêm trọng. Họ tiếp xúc được kinh điển thánh hiền, dùng con mắt của tham sân si mạn nghi để nhìn nó, hoàn toàn thấy sai ý của thánh hiền.
Khi phiên dịch xong Bát Thập Hoa Nghiêm, lúc đó Võ Tắc Thiên làm hoàng đế, đổi quốc hiệu thành nhà Chu. Kinh này đưa bà xem trước tiên, ngoài bìa bà đề bốn câu Kệ Khai Kinh: “vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”. Thật không dễ! Gặp được nhưng không có thành kính, nhất định không được lợi ích. Đại sư Ấn Quang nói rất hay: Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích, vạn phần thành kính được vạn phần lợi ích, ta mới thật sự lý giải được ý nghĩa của Như Lai. “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Nếu không có tâm thành kính, trong tâm đẫy đầy tham sân si mạn nghi, như vậy sẽ hiểu sai nghĩa chân thật của Như Lai. Không hiểu được nghĩa chân thật của Như Lai, hiểu lệch lạc nghĩa chân thật của Như Lai, đây là thật không phải giả. Thế nên không phải Phật Bồ Tát không từ bi, mà bây giờ chúng ta không có thành ý để học tập, là một loại tâm khinh mạn. Nghe nói rất hay, được, nói tôi nghe thử coi. Tâm khinh mạn, không có tôn trọng, điều này rất khó! Người bây giờ thiếu chân thành, cung kính, hiếu để, trung tín, là nền tảng, căn bản của căn bản, những thứ này không còn.
Điển tịch của Nho Thích Đạo để ngay trước mắt chúng ta, vẫn không đạt được lợi ích, quý vị giải thích về nó sai hoàn toàn. Đó không phải ý của Phật Bồ Tát, là ý của quý vị, ngày nay chúng ta gặp khó khăn chính là vấn đề này. Tam giới lục đạo đều là khổ, đây là gì? “Quả của sự mê muội”, si mê cùng cực. Quả này là xã hội động loạn, nhân dân đau khổ, địa cầu thiên tai, chính là những điều này.
Thế giới Cực Lạc không có, hoàn toàn không có những thứ này, vì sao vậy? Vì người ở thế giới Cực Lạc giác ngộ, nên Chư Phật Như Lai đều dạy học ở đó, không đến thế gian này. Không phải Phật không đến, mà chúng ta không thật sự muốn học, nên cái gì cũng thử nghiệm trước đã, xem có hiệu quả chăng. Đều là tâm hoài nghi, tạo thành thảm họa ghê gớm như vậy.
Thứ hai “Tập đế”. Tập là gì? “Là các nghiệp của thiện ác và phiền não tham sân...”, đây gọi là tập. Một thứ là phiền não, là ở trong, nội tại. Thứ hai là tạo nghiệp, nghiệp là gì? Là có thiện có ác. Thiện nghiệp không tách rời phiền não, ác nghiệp cũng không tách rời phiền não. Quả báo của thiện nghiệp trong ba đường lành, quả báo của ác nghiệp trong ba đường ác, gọi là khởi hoặc tạo nghiệp. Khổ đế là thọ báo, Đức Phật thuyết pháp nói quả trước rồi mới đến nhân. Quả rất rõ ràng, chúng ta đã thấy được, đã tin! Quả từ đâu mà có? Từ phiền não tham sân si mạn nghi.
Trước mắt chúng ta có thể nhìn thấy, tham sân si mạn nghi chiêu cảm nên lũ lụt. Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật nói: Nước biển dâng cao, sông hồ tràn lan, điều này có liên quan đến tham tâm. Sân nhuế là hỏa hoạn, như núi lửa phun trào, nhiệt độ địa cầu tăng cao. Ngu si là gió bão. Ngạo mạn là động đất. Hoài nghi là địa chất lỏng lẻo, núi lở đất sụp, diện tích lớn của mặt đất đột nhiên sụp xuống, là do hoài nghi.
Nghiệp thiện ác, sát đạo dâm vọng_Sát sanh, phẩn nộ thương tổn đến gan, gan dễ mắc bệnh. Trộm cắp, lo lắng gây thưởng tổn đến phổi. Dâm dục, oán hận hoặc là vui mừng quá độ, tổn thương đến tim, tim mạch. Vọng ngữ, gạt người khác, ưu tư quá độ, oán hận làm thương tổn đến bao tử.
Quý vị xem tham sân si mạn nghi, sát đạo dâm vọng, gây tổn thương đối với bản thân, mà còn chiêu cảm sơn hà đại địa_Thiên tai bên ngoài. Sát sanh là bất nhân, trộm cắp là bất nghĩa, tà dâm là vô lễ, vọng ngữ là vô tín, uống rượu là vô trí. Người xưa gọi là đạo lý làm người, đạo lý cơ bản, hoàn toàn không có nhân lễ nghĩa trí tín, xã hội ngày nay không thấy nữa. Còn hiếu thân tôn sư là nền tảng của tất cả đức hạnh, bất luận là thế gian hay xuất thế gian, nền móng vững chắc của tất cả thiện nghiệp, là hiếu thân tôn sư, bây giờ không còn nữa. Quý vị muốn hỏi vì sao xã hội có nhiều thiên ta thảm họa như vậy? Thiên tai này có thể hóa giải được chăng? Chúng ta phải hiểu được đạo lý này.
“Hai loại này có thể tập khởi khổ báo trong tam giới lục đạo, nên gọi là tập đế”. Thứ nhất là năm độc tham sân si mạn nghi, một loại khác chính là tạo nghiệp, hai loại này có thể tập khởi khổ báo của tam giới lục đạo. Tất cả khổ báo trong tam giới lục đạo từ đâu đến, nên nó là nhân của sự mê muội. Tập đế là “nhân của sự mê muội”, đây là nhân quả của thế gian. Diệt đạo là nhân quả của xuất thế gian, Tứ đế là nhân quả của thế xuất thế gian.
“Diệt đế là niết bàn”, tiếng phạn gọi là niết bàn. Phật giáo truyền đến Trung quốc phiên dịch thành diệt, dịch niết bàn thành diệt, diệt điều gì? Ở đây nói rất rõ ràng: Diệt hai loại “hoặc và nghiệp”. Hoặc ở trước nói là tham sân si mạn nghi, đó là hoặc. Nghiệp là nói đến thiện nghiệp và ác nghiệp. Thiện nghiệp cũng không được, thiện nghiệp chỉ sanh lên cõi trời, sanh vào cõi người, không ra khỏi luân hồi lục đạo. Như vậy phải làm sao? Đức Phật dạy chúng ta đoạn ác tu thiện, tam luân thể không, như vậy sẽ không tạo nghiệp.
Thế nào gọi là tam luân thể không? Ví dụ như bố thí, bố thí là việc tốt, chúng ta đem của cải bố thí cho người thiếu thốn. Hiện nay nhiều thiên tai, rất nhiều người dân chịu thiệt hại vì thiên tai, chuyện ăn mặc của họ đều có vấn đề. Chúng ta bố thí cái ăn cái mặc cho họ, giúp họ, cứu tế họ, đây là việc tốt. Khi bố thí vô ngã tướng, vô nhân tướng. Chúng ta bố thí áo quần cho họ, bố thí lương thực cho họ, cũng không chấp vào tướng này. Lìa tất cả tướng tu bố thí, đây là Bồ Tát, như vậy không tạo nghiệp. Nếu bố thí mà chấp tướng, thì vẫn cứ trôi lăn trong lục đạo, không ra khỏi lục đạo. Chấp tướng, chấp tướng là phước báo, quý vị tu phước. Không chấp tướng đó là công đức, công đức có thể giúp chúng ta liễu sanh tử xuất tam giới, phước đức không được. Phước báo là chúng ta ở trong lục đạo hưởng thụ phước báo.
Ngày nay chúng ta thấy rất nhiều gia đình giàu có nuôi thú cưng, đó là súc sanh, nhưng chúng có phước báo. Quý vị xem cả nhà từ lớn đến nhỏ đều yêu thích nó, đều bảo vệ chăm sóc nó vô cùng chu đáo, đây là phước báo tu được trong đời quá khứ. Chúng đọa vào đường súc sanh, ở trong đường súc sanh cũng hưởng phước, quả không đơn giản chút nào.
Bởi thế diệt, diệt hoặc, mê hoặc_Tham sân si mạn nghi là hoặc, ngôn ngữ tạo tác là nghiệp, cần phải diệt trừ những thứ này. Không phải bảo quý vị đừng làm, không làm là sai, vẫn cứ làm như thường, làm như thường nhưng sao? Không khởi ý niệm, đây là tam luân thể không. Đừng chấp trước tôi làm được, cũng đừng chấp trước đối phương nhận sự cúng dường bố thí của tôi, cũng đừng chấp trước mình cúng dường cho họ bao nhiêu, dù đã làm rồi.
Như phương pháp trị liệu của Hawaii vậy, hoàn toàn đưa nó về con số không. Tâm địa thanh tịnh, nên làm mà không làm, không làm mà làm, làm rồi mà giống như chưa làm vậy, trong tâm không lưu lại chút dấu vết nào, như vậy là đúng. Hay nói cách khác, hãy giữ mãi tâm thanh tịnh. Hành thiện không chấp trước vào tướng của hành thiện, tạo ác cũng đừng chấp vào tướng tạo ác, có khi tạo ác cũng độ chúng sanh, dùng phương pháp vô cùng đặc thù này.
Quý vị xem 53 lần tham bái trong Kinh Hoa Nghiêm, có một số thiện tri thức dùng sát đạo dâm để độ chúng sanh, đây là một phương pháp. Phương pháp cực đoan bất thiện họ độ được người, phải dùng phương pháp này, không dùng phương pháp này không được. Nhưng vì họ có trí tuệ, nên họ như như bất động, làm mà không làm. Họ được, nhưng chúng ta không được, chúng ta không có bản lĩnh lớn như họ.
Bởi vậy hàng sơ học như chúng ta ngày nay, phải xa rời điều ác và phải làm nhiều điều thiện, đoạn ác tu thiện. Quan trọng nhất là không trước tướng, phải biết rằng: Tất cả pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc, thật sự làm được vô tướng.
“Diệt hoặc nghiệp mà rời nỗi đau khổ trong sanh tử”, thoát ly luân hồi lục đạo, thoát ly mười pháp giới. “Chân không tịch diệt, nên gọi là diệt”, tịch là thanh tịnh, chân không nghĩa là tự tánh, chân không tức là linh cực hạn. Chân không bất không, không phải là không có gì cả, tất cả đều có nhưng đều không chấp trước, tâm địa thanh tịnh tịch diệt. Diệt là diệt tạo tác, diệt mê hoặc, tham sân si mạn nghi là mê hoặc. Không mê hoặc, không tạo nghiệp, còn phổ độ chúng sanh, nên đây gọi là diệt, là quả của ngộ. Giác ngộ nhỏ của tiểu thừa, không phải đại triệt đại ngộ, là giác ngộ nhỏ.
Thứ tư “Đạo đế”. Đạo là phương pháp, là con đường. Dùng phương pháp, con đường này “có thể thông với niết bàn”, chúng ta nói con đường thành Phật, là của tiểu thừa tu. Ngày nay chúng ta tu cao hơn họ, đơn giản hơn họ, ngày nay chúng ta tu là một đại đạo đặc biệt, nhanh chóng thành Phật: Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Đây là đường lớn cứu cánh viên mãn trong các con đường. Ở trước ngài Ngẫu Ích nói rất hay, điều này không thể không biết.
Đây là “nhân của ngộ”, pháp thế gian, pháp xuất thế gian. Hai điều khổ và tập ở trước là nhân quả thế gian, diệt đạo ở sau là nhân quả xuất thế gian. Ngày nay chúng ta gặp được quả là vô cùng may mắn. Trong kệ khai kinh nói: “bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”, chúng ta đã gặp được. Cư sĩ Bành Tế Thanh nói: Một ngày hy hữu khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay, ngày này chúng ta cũng đã gặp được. Nhất định phải biết quý trọng, nhất định phải tinh tấn nỗ lực học tập, hy vọng vãng sanh Tịnh độ ngay trong đời này, thân cận Phật A Di Đà, chúng ta sẽ chứng được thành tựu viên mãn.
Trong này hai điều ở trước, là khổ và tập, là nhân quả lưu chuyển, nên còn gọi là nhân quả thế gian, là tùy theo, quý vị xem khởi cảm, tạo nghiệp, thọ khổ. Đây là lưu chuyển, gọi là luân hồi. Hoặc, nghiệp, khổ là luân hồi, đây là hiện tượng của luân hồi. Thọ khổ họ lại mê hoặc, mê hoặc lại tạo nghiệp. Nên trong lục đạo, tình hình này ngày càng nặng, trước mắt đích thực là hiện tượng này.
Chúng ta xem từ trên lịch sử, thấy hiện tượng này, tướng lưu chuyển. Trong lịch sử Trung quốc ghi chép, thời đại thượng cổ của Tam hoàng ngũ đế. Tam Hoàng lấy đạo trị thiên hạ, đạo pháp tự nhiên, vô vi mà trị. Thời đại ngũ đế đạo không còn, khi đạo không còn thì có đức, nên ngũ đế lấy đức trị thiên hạ. Trong sách cổ ghi chép thời này là cách trị đại đồng, đại đồng thiên trong Lễ Ký nói, đó là thời đại ngũ đế. Đức trị, tùy thuận đạo gọi là đức. Đến thời đại tam vương, tam vương, Hạ Thương Chu gọi là tam vương, đức không còn. Khi đức không còn, lấy nhân trị thiên hạ, nhân biết yêu thương. Hạ Vũ, Thành Thang, Chu Văn Vương là đại thánh nhân, lấy nhân nghĩa trị thiên hạ. Cuối thời nhà Chu Xuân Thu Chiến Quốc, nhân không còn, lý niệm tự tư tự lợi hưng thịnh, nhưng vẫn nói nghĩa khí, việc không hợp lý vẫn không chịu làm. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc, kết thúc thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhưng chỉ 15 năm là mất nước. Hán kế thừa đại thống, đại thống, là thống nhất. Hán Võ Đế dùng lễ, dùng học thuyết của Khổng Mạnh, lấy lễ trị thiên hạ. Đây là khi nhân không còn thì dùng nghĩa, nghĩa không còn có lễ. Cho đến thời nhà Thanh là hơn 2000 năm, Trung quốc cũng đã xuất hiện thái bình thạnh thế. Thời nhà Hán có hai đời Văn Cảnh: Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế. Nhà Đường có Trinh Quán, Khai Nguyên. Nhà Thanh có Khang Hy, Càn Long. Đều là thạnh thế, quốc thái dân an, nhân dân hạnh phúc, không có thiên tai. Sau khi nhà Thanh mất, lễ không còn, đến nay là 100 năm, đạo đức nhân lễ nghĩa đều không còn. Cổ nhân nói thế giới sẽ loạn, quả nhiên không sai, nằm trong dự đoán của họ. Bởi vậy thế gian vô cùng khổ, phải biết khổ từ đâu đến.
Những năm lại đây, tôi tiếp xúc rất nhiều người. Rất nhiều bậc lãnh đạo quốc gia, chuyên gia học giả đều suy nghĩ, làm sao để khôi phục xã hội an định, khôi phục thế giới hòa bình. Họ có chân tâm, tôi rất khâm phục, nhưng nghĩ không ra phương pháp. Họ cho rằng xã hội vĩnh viễn đang tiến bộ, những gì của ngày xưa chắc đã lạc hậu, không theo kịp thời đại, nên không cần. Đào thải toàn bộ những gì của cổ nhân lưu lại, không cần nữa, nhưng lại không có phát minh mới, vì vậy mới gặp kiếp nạn nghiêm trọng đến thế. Bức bách mọi người quả thật không còn cách nào khác, mới truy tìm lại những gì đã quên từ lâu của cổ nhân, xem những gì của cổ nhân có hiệu quả chăng. Họ rất hoài nghi đối với cổ nhân.
Chúng tôi có nhân duyên này, giới thiệu giáo huấn của cổ nhân cho mọi người. Họ nghe xong rất hoan hỷ, nhưng thật sự có nghi vấn: Thầy ơi, đó là lý tưởng, không phải sự thật. Người thật sự nghiên cứu lịch sử triết học phương đông quá ít, hiểu rõ ràng minh bạch chỉ có một người là ông Townenbe người Anh. Ông ta đích thực là thấu triệt, tôn sùng: Muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp đại thừa. Điển tịch của Khổng Mạnh còn, kinh điển của đại thừa còn, có thể cứu được thế giới ngày nay chăng? Khó, không phải không cứu được, nhưng khó, khó ở đâu? Khó ở chỗ người thời nay không biết tôn trọng nó, không chịu nỗ lực thâm nhập nghiên cứu ý nghĩa trong kinh điển. Tùy tiện dùng kiến giải của riêng mình để xem, dùng kiến giải của riêng mình để giải thích giáo huấn của cổ nhân, giải thích sai hoàn toàn. Như vậy là trị không được, không trị được liền trách những gì của cổ nhân là giả, gạt người, nên vứt bỏ hoàn toàn. Như vậy thế giới này thiên tai càng nghiêm trọng, nhất định đợi thế giới hủy diệt. Đây mới là hiện tượng khiến chúng ta thật sự cảm thấy sợ hãi.
Chúng ta được coi như là rất may mắn, tìm được thế giới tây phương Cực Lạc, tìm được một nơi về, mà cơ duyên ngay ngày hôm nay. Ngày nay nếu bỏ qua cơ hội này, muốn tìm lại cơ hội này không dễ, có thể vĩnh viễn không tìm thấy. Điều này chúng ta không thể không biết.
“Bốn loại này đều gọi là đế, nói chân lý này quả thật là tột cùng”. Khổ của thế gian là thật, chúng ta tạo nghiệp là thật, vì tạo nghiệp mới có khổ báo. Nếu muốn lìa khổ, lìa khổ nhất định phải buông bỏ nghiệp, buông bỏ mê hoặc, buông bỏ tạo nghiệp. Cần phải hiểu tam luân thể không, phải nhận thức chân tướng sự thật của vũ trụ.
Làm thế nào để lìa khổ được vui? Phải tu đạo, đạo rất nhiều, Bát chánh đạo là đưa ra ví dụ. Trong Phật pháp đại thừa có tám vạn bốn ngàn pháp môn, tiểu thừa có 3000 oai nghi. Thế gian có rất nhiều học phái, mỗi học phái có lối đi riêng. Tôn giáo trong thế gian cũng rất nhiều, mỗi Tôn giáo có phương pháp tu hành riêng, có lý tưởng riêng. Trong nền văn hóa đa nguyên phức tạp như vậy, chúng ta cần phải dùng trí tuệ của mình để lựa chọn. Mấu chốt là ở người thầy, không gặp được chân thiện tri thức, chúng ta không có năng lực để lựa chọn, đây là thật.
Đời này nếu như tôi không gặp được thầy Phương Đông Mỹ, đại sư Chương Gia, thầy Lý Bỉnh Nam. Không gặp được ba vị này, đối với vấn đề này tôi hoàn toàn không biết gì, không tiếp xúc đến nó. Mặc dù đưa điển tịch cho tôi, nhiều nhất tôi chỉ lật qua một hai trang. Không có chân thiện tri thức dẫn dắt, rất khó. Không có thiện căn phước đức nhân duyên trong đời quá khứ_kinh Phật nói rất hay: Đời này gặp được cơ hội này, có thể tin, có thể hiểu đều là trong đời quá khứ từng cúng dường vô lượng Chư Phật Như Lai. Được Chư Phật Như Lai gia trì, ta mới có thể tin, mới có thể lý giải, không phải người bình thường có thể làm được.
Chúng ta tin những lời này là thật, tuyệt đối không phải là người ta có tâm tốt, dùng những ngôn ngữ này để kích phát chúng ta. Nếu nghĩ như vậy là sai, hoàn toàn hiểu sai ý. Họ dùng một tấm chân thành, một tâm từ bi, đơn thuần là lợi tha, không có chút ý niệm nào tự lợi cả. Chúng ta gặp được mà không tin là sai.
Chúng ta tiếp tục xem: “Hai điều này đều là quả trước nhân sau”, đầu tiên là quả sau đó mới đến nhân, một cái là thế gian, một cái là xuất thế gian. Vì “quả dễ thấy”, quý vị thấy được. “Nhân khó biết, nên trước tiên nói rõ về khổ quả khiến họ chán ghét, sau đó mới khiến đoạn nhân của nó”. Quý vị đối với quả cảm thấy quá khổ, muốn xa lìa nó, ý niệm này là chính xác, làm sao để xa lìa? Đoạn nhân nghĩa là xa lìa. Tất cả pháp thế xuất thế gian, không có gì không phải từ tâm tưởng sanh. Bởi thế trước tiên phải đoạn tận ý niệm sai lầm, tham sân si mạn nghi là ý niệm sai lầm. Đầu tiên phải kiến lập nhân trong tâm, sau đó đến ngôn ngữ tạo tác, tâm chánh hành vi sẽ chánh, tâm tà hành vi sẽ tà. “Lại đưa ra diệu quả niết bàn để được an vui”, có quả báo tốt, thế giới tây phương Cực Lạc tốt, đó là con đường lớn thông đến đại niết bàn. “Là thiện xảo để dẫn dụ hàng căn cớ thấp kém”, căn cơ thấp kém là Tu đà hoàn. Dùng những phương pháp khổ tập diệt đạo nói với họ, họ hiểu, có thể tiếp thu, đây là phương tiện thiện xảo của Phật.
“Đức Phật từ dưới cội Bồ Đề đến vườn Lộc uyển, vì năm tỳ kheo mà bắt đầu nói pháp này, gọi là lần đầu tiên Đức Phật chuyển pháp luân”. Đức Thế Tôn khai ngộ dưới cội bồ đề, sau khi đại triệt đại ngộ là bắt đầu giáo hóa chúng sanh, xem chúng sanh nào căn cơ thuần thục. Năm người ở vườn Lộc uyển, năm người này vốn là tùy tùng của ngài. Sau đó vì Đức Thế Tôn từ bỏ việc tu khổ hạnh, năm người này cho rằng Đức Thế Tôn thoái chuyển, nên xa rời Phật, mỗi người đều tu theo phương pháp của mình. Sau khi Phật khai ngộ, biết được mấy người này trong đời quá khứ có thiện căn, nên đến tìm họ nói pháp Tứ Đế- Khổ Tập Diệt Đạo. Tôn giả Kiều Trần Như chứng quả A la hán, bốn người khác chứng quả Tu đà hoàn. Đây là Phật chuyển pháp luân, chuyển pháp luân là ví với dạy học, hoằng pháp lợi sanh, đây là bắt đầu.
“Nương theo đó mà tu đạo chứng được diệt đế, gọi là hàng Thanh văn”, vì nghe pháp âm của Phật nói mà khai ngộ, hiểu được, đây là tiểu ngộ, nên gọi là Thanh văn. “Phẩm thí dụ trong Kinh Pháp Hoa nói: Lúc ở thành Ba La Nại, chuyển pháp luân tứ đế”. Trong Kinh Pháp Hoa chính là nói về vấn đề này, Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng có. “Trong vườn Lộc Uyển, chuyển pháp luân tứ đế, độ năm anh em Kiều Trần Như chứng được đạo quả”. Niết Bàn Kinh Thập Nhị cũng nói: “Khổ tập diệt đạo gọi là tứ thánh đế”.
Ở sau vẫn còn: “Niết Bàn Kinh thập ngũ nói: Ngày xưa Ta và các ông không biết được Tứ Thánh Đế, vì thế trầm luân mãi trong biển khổ lớn sanh tử. Nếu thấy được Tứ Đế, tức được đoạn sanh tử”. Đây là Phật khuyên hàng đệ tử. Ta là Phật tự xưng, ngày xưa là rất lâu xa về trước, không phải đời này mà là nhiều đời nhiều kiếp trước, chúng ta đều có liên quan. Không có liên quan không thể ở cùng nhau, nhiều đời nhiều kiếp đều ở cùng nhau.
Đời này Đức Thế Tôn đã thành Phật, lại gặp được, những người trong quá khứ nay lại gặp nhau. Thế Tôn thị hiện ở thế gian này, nhân duyên nhiều đời kiếp trong quá khứ đã thuần thục, thuần thục là có thể tiếp thu, tiếp thu được mới có thể dạy, không thể tiếp thu không thể dạy được. Lúc dạy họ có thể tin, có thể lý giải, y giáo phụng hành, họ thật sự thực hành, như vậy gọi là duyên thành thục.
Bây giờ khó, khó ở đâu? Duyên không thuần thục, không thuần thục thì có cách dạy không Thuần thục, thuần thục có cách dạy của thuần thục. Không thuần thục làm sao đặt nền tảng tín căn cho họ, “Niềm tin là mẹ của mọi công đức”, làm sao giúp họ khởi tín, đây là điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì ở trong thời đại này, là phương pháp quan trọng nhất. Nên ngày nay chúng ta đặc biệt đề xướng ba nền tảng của Nho Thích Đạo, đạo lý chính là ở đây. Nếu không bắt đầu hạ thủ từ trên căn bản này, chắc chắn không thể có thành tựu. Chẳng những không có thành tựu, mà còn sanh khởi tác dụng phụ, tác dụng phụ rất không tốt, cho là thế nào? Những thứ của cổ nhân không có giá trị, vậy thì cổ thánh tiên hiền sẽ bị tuyệt tích trên địa cầu này, điều này đáng sợ hơn tất cả, tuyệt đối không được để vấn đề này phát sanh. Chúng ta phải học Đức Thế Tôn, sau khi đại triệt đại ngộ, dạy năm tỳ kheo áp dụng Tứ Đế, dùng pháp thế gian để dạy. Sau khi đặt nền tảng cho pháp thế gian, người thông minh hơn, đối với pháp thế gian vẫn bất mãn, hy vọng có thể càng nâng cao cảnh giới, có chăng? Có, dần dần nâng cao, đi lên từng bước một, đây mới là cách. Lúc Đức Thế Tôn tại thế, những phương thức dạy học này, rất đáng để chúng ta học tập, đáng để chúng ta tham khảo.
Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.