BẢN ĐỒ TU PHẬT - HT THÍCH THIỆN HOANXB: Tôn Giáo Soạn Giả: HT Thích Thiện Hoa Số Trang: 492 Trang Bìa: Bìa Mềm Khổ: 14x20cm Năm XB: 2018 Độ Dày: 2,4cmBDTPSÁCH GIÁO LÝ60.000đSố lượng: 1000100 Quyển
Cuốn sách "Bản đồ tu Phật" của soạn giả Thích Thiện Hoa cống hiến cho quý vị nào còn bỡ ngỡ trên bước đường tu hành, một “bản đồ” chỉ đường tu về cõi Phật. từ đó quý vị sẽ có một ý niệm rõ ràng về ý nghĩa của sự tu hành, một quan niệm tổng quát, chính xác về các lối tu, và sẽ lựa một đường lối tu hành thích hợp với hoàn cảnh, khả năng, hoài bão của mình. Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi:
Tu làm sao đây ? Tu phương pháp gì ? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng ?
Họ có cảm tưởng như lạc vào rừng rậm, tìm không được lối ra, mặc dù trong số ấy có nhiều người đã quy y lâu ngày hay đã ở chùa nhiều năm. Lại có người lại đơn giản hóa sự tu hành : họ chỉ thực hành qua loa một vài việc cho có lệ, và cho như thế là tu rồi. Có người chấp nhặt ở một phương pháp tu hành này, rồi bài xích tất cả phương pháp khác mà họ cho là quấy. Thậm chí có người hiểu nghĩa chữ “tu” một cách mơ hồ hay sai lạc, rồi dựa vào đó mà thực hành một cách mù quáng, sai đường, và đôi khi lại còn trở lại công kích những kẻ đi đường khác !
Đứng trước tình trạng buồn thảm ấy, ai lại chẳng đau lòng ! Vì thế chúng tôi bạo dạn soạn loạt bài này, để cống hiến cho quý vị nào còn bỡ ngỡ trên bước đường tu hành, một “bản đồ” chỉ đường tu về cõi Phật. Trong loạt bài này chúng tôi in thành từng tập sách nhỏ, chúng tôi sẽ tuần tự đề cập đến những điểm quan trọng sau đây :
1) Thanh toán những quan niệm chật hẹp sai lầm, những sự bài xích lẫn nhau của các tôn phái về chữ “tu”.
2) Giải thích và phân tách rành rõ về nghĩa chữ “tu”.
3) Nhấn mạnh vào sự cần yếu của sự tu hành, đối với hết thảy mọi người, mọi giai cấp trong xã hội, và chỉ rõ về cách “tu” của quảng đại quần chúng.
4) Trình bày về lối tu thông thường, nhưng cần yếu của giới Phật tử, xuất gia và tại gia từ xưa đến nay.
5) Trình bày về lối tu chuyên môn riêng biệt của các tôn phái Phật giáo (mười tôn). Các lối tu này nhằm mục đích đi sâu vào đạo, nên các tu sĩ xuất gia rất cần biết rõ.
6) Trình bày cách tu rộng lớn của Đại thừa Bồ tát trong mọi ý nghĩ, lời nói, cử chỉ và hành động, v.v…
7) Cuối cùng, giải rõ về lối tu của năm thừa, phân biệt so sánh lối tu của Đại thừa và Tiểu thừa để quy về Nhất thừa.
Chúng tôi trông mong, sau khi đọc xong loạt bài này, quý vị độc giả sẽ có một ý niệm rõ ràng về ý nghĩa của sự tu hành, một quan niệm tổng quát, chính xác về các lối tu, và sẽ lựa một đường lối tu hành thích hợp với hoàn cảnh, khả năng, hoài bảo của mình, và sẽ vui vẻ tự bảo : “Từ đây về sau chắc chắn không còn sợ lạc đường nữa, vì ta đã có trên tay một bản đồ chỉ rành rẽ đường tu về cõi Phật”.
MỤC LỤC TẬP I LỜI TỰA PHẦN MỞ ĐẦU - THANH TOÁN NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VÀ CHẬT HẸP VỀ CHỮ “TU” CHƯƠNG I - GIẢI THÍCH NGHĨA CHỮ “TU” CHƯƠNG II - CON ĐƯỜNG TU THÔNG THƯỜNG CỦA QUẢNG ĐẠI QUẦN CHÚNG CHƯƠNG III - CON ĐƯỜNG TU THÔNG THƯỜNG CỦA PHẬT TỬ TẬP II: LUẬT TÔN VÀ TỊNH ĐỘ TÔN LỜI NÓI ĐẦU - MƯỜI CON ĐƯỜNG TU CHUYÊN MÔN CỦA GIỚI TU SĨ LUẬT TÔN - CON ĐƯỜNG TU THỨ NHẤT TRONG 10 TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. TÔN CHỈ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT TÔN III. CÁC LOẠI GIỚI LUẬT IV. CÁC DANH TỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CẦN BIẾT V. KẾT LUẬN TỊNH ĐỘ TÔN - CON ĐƯỜNG TU THỨ HAI TRONG 10 TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. BỐN LOẠI TỊNH ĐỘ III. BA YẾU TỐ ĐỂ CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ IV. PHƯƠNG PHÁP TU VỀ TỊNH ĐỘ V. LỢI ÍCH CỦA PHÉP NIỆM PHẬT VI. SỰ QUY NGƯỠNG VÀ CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ CỦA CÁC VỊ BỒ TÁT VÀ TỔ SƯ VII. KẾT LUẬN PHỤ LỤC - HAI PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT NGHI THỨC TỌA THIỀN NIỆM PHẬT NGHI THỨC KINH HÀNH NIỆM PHẬT TẬP III: THIỀN TÔN (QUYỂN NHẤT) - CON ĐƯỜNG TU THỨ BA TRONG 10 TÔN A. PHẦN MỞ ĐẦU B. CÁC LOẠI THIỀN ĐỊNH I. NGOẠI ĐẠO THIỀN II. PHÀM PHU THIỀN III. NHỊ THỪA THIỀN TẬP IV: THIỀN TÔN (QUYỂN NHÌ) IV. ĐẠI THỪA THIỀN C. CÁC MA CHƯỚNG TRONG LÚC TU THIỀN MƯỜI MÓN MA VỀ SẮC ẤM MƯỜI MÓN MA VỀ THỌ ẤM MƯỜI MÓN MA VỀ TƢỞNG ẤM MƯỜI MÓN MA VỀ HÀNH ẤM MƯỜI MÓN MA VỀ THỨC ẤM V. CÁC KINH SÁCH NÓI VỀ THIỀN PHẦN TỔNG KẾT TẬP V: DUY THỨC TÔN (CŨNG GỌI LÀ PHÁP TƯỚNG TÔN) - CON ĐƯỜNG TU THỨ TƯ TRONG 10 TÔN I. ĐỊNH NGHĨA II. DUYÊN KHỞI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DUY THỨC TÔN QUA CÁC KINH SÁCH CHÍNH YẾU III. CHỦ TRƯƠNG CỦA DUY THỨC TÔN IV. THÀNH PHẦN CỦA HIỆN TƯỢNG GIỚI V. PHƯƠNG PHÁP TU VI. NĂM ĐỊA VỊ HÀNH GIẢ PHẢI TRẢI QUA TRONG KHI TU DUY THỨC VII. KẾT QUẢ TU CHỨNG VIII. LỢI ÍCH THIẾT THỰC TRONG KHI HỌC VÀ TU DUY THỨC IX. KẾT LUẬN TẬP VI: MẬT TÔN VÀ THIÊN THAI TÔN MẬT TÔN CON ĐƯỜNG TU THỨ NĂM TRONG MƯỜI TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH IV. QUẢ VỊ TU CHỨNG V. KẾT LUẬN NGHI THỨC TRÌ NGŨ BỘ CHÚ TRÌ NGŨ BỘ CHÚ THIÊN THAI TÔN (PHÁP HOA TÔN) - CON ĐƯỜNG TU THỨ SÁU TRONG MƯỜI TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH IV. QUẢ VỊ TU CHỨNG V. KẾT LUẬN PHỤ LỤC - BA PHƯƠNG PHÁP TỤNG KINH TẬP VII: HOA NGHIÊM TÔN VÀ TAM LUẬN TÔN HOA NGHIÊM TÔN (HIỀN THỦ TÔN) - CON ĐƯỜNG TU THỨ BẢY TRONG MƯỜI TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH IV. QUẢ VỊ TU CHỨNG V. KẾT LUẬN TAM LUẬN TÔN - CON ĐƯỜNG TU THỨ TÁM TRONG MƯỜI TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN III. BA THỜI GIÁO LÝ IV. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH V. QUẢ VỊ TU CHỨNG VI. KẾT LUẬN TẬP VIII: CÂU XÁ TÔN - THÀNH THẬT TÔN CÂU XÁ TÔN - CON ĐƯỜNG TU THỨ CHÍN TRONG 10 TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH VI. QUẢ VỊ TU CHỨNG V. KẾT LUẬN THÀNH THẬT TÔN - CON ĐƯỜNG TU THỨ MƯỜI TRONG 10 TÔN I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN II. TÔN CHỈ VÀ GIÁO LÝ CĂN BẢN III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH IV. QUẢ VỊ TU CHỨNG V. KẾT LUẬN TẬP IX: CON ĐƯỜNG TU CỦA BẬC ĐẠI THỪA BỒ TÁT I. LỜI NÓI ĐẦU II. TÔN CHỈ VÀ ĐẠI NGUYỆN CỦA BẬC ĐẠI THỪA BỒ TÁT III. ĐẠI HẠNH CỦA CÁC VỊ ĐẠI THỪA BỒ TÁT IV. NHỮNG GƯƠNG SÁNG TRONG HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC VỊ BỒ TÁT V. KẾT LUẬN TẬP X: CON ĐƯỜNG TU CỦA NĂM THỪA LỜI NÓI ĐẦU A. NĂM THỪA, HAY NĂM NẤC THANG I. CON ĐƯỜNG TU CỦA NHÂN THỪA II. CON ĐƯỜNG TU CỦA THIÊN THỪA III. CON ĐƯỜNG TU CỦA THANH VĂN THỪA IV. CON ĐƯỜNG TU CỦA DUYÊN GIÁC THỪA V. CON ĐƯỜNG TU CỦA BỒ TÁT THỪA B. BA THỪA HAY BA CỔ XE I. TIỂU THỪA II. TRUNG THỪA III. ĐẠI THỪA C. HAI THỪA HAY HAI CỔ XE I. TƯ TƯỞNG II. HÌNH THỨC III. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH IV. QUẢ VỊ TU CHỨNG V. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA TRONG CÁC NƯỚC VI. KẾT LUẬN VỀ HAI THỪA D. NHẤT THỪA HAY TỐI THƯỢNG THỪA CŨNG GỌI LÀ PHẬT THỪA TỔNG KẾT: VỀ TOÀN BỘ BẢN ĐỒ TU PHẬT