094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

ĐỆ TAM PHÁP CHỦ TOÀN TẬP - HT THÍCH PHỔ TUỆ ĐỆ TAM PHÁP CHỦ TOÀN TẬP - HT THÍCH PHỔ TUỆ Dịch: HT Thích Phổ Tuệ
Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
Bìa: Cứng – Dập Ấn Kim
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2022
Trọn Bộ: 4 Quyển
GL07 SÁCH GIÁO LÝ 1.300.000 đ Số lượng: 5 Bộ
  • ĐỆ TAM PHÁP CHỦ TOÀN TẬP - HT THÍCH PHỔ TUỆ

  •  559 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: GL07
  • Giá bán: 1.300.000 đ

  • Dịch: HT Thích Phổ Tuệ
    Nhà Xuất Bản: Tôn Giáo
    Bìa: Cứng – Dập Ấn Kim
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2022
    Trọn Bộ: 4 Quyển


Số lượng
Tập 1: Kinh Bách Dụ
Tập 2: Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao
Tập 3: Phật Tổ Tam Kinh
Tập 4: Phật Học Là Tuệ Học

 
đệ tam pháp chủ toàn tập 1 min


Lời Nói Đầu
Tín chúng học Phật ai cũng công nhận Đức Thế Tôn thuyết pháp khai thị thường dùng ẩn dụ, thí dụ cho chúng dễ hiểu. Như Giới Kinh Tỷ Khiêu có dụ “Ong kiếm hoa, người hủy chân”, Kinh Pháp Hoa có chín dụ, nhất là luận Nhân minh. Có dụ thì tông, nhân hợp kết mới rõ, bảo đảm lý sự được chắc chắn. Kinh Bách Dụ này cố nhiên không ngoài quy tắc ấy. Tôn giả Tăng Già Tư Na biên soạn 100 truyện từ trong tạng kinh 12 bộ, Ngài Cầu Na Tỳ Địa dịch sang Trung văn, các Ngài đều là người Thiên Trúc. Mùa an cư năm Quý Mùi 2003 (PL. 2547), Trường Trung cấp Phật học Hà Tây giảng kinh này. Nhân cơ duyên phương tiện tôi cũng góp thêm vào cuốn kinh này chuyện Lừa ba chân ở Khóa hư lục của tác giả vua Trần Thái Tông dòng thiền Yên Tử Việt Nam. Khóa hạ kết thúc, chúng yêu cầu in lưu hành nội bộ. Việt dịch tuy đã cố gắng hết ý mình, nhưng chưa hẳn đã tránh khỏi sai lầm. Nếu ấn phẩm này hân hạnh đến được tay quý ngài, rất mong được các bậc cao minh phủ chính. Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Tây, ngày 15 tháng 8 năm Quý Mùi
Sa môn Thích Phổ Tuệ

 
đệ tam pháp chủ toàn tập 2 min


Trích “Kinh Bách Dụ”:
Chính Văn
聞如是:
一時佛在王舍城,在封竹園,與諸大比
丘菩薩摩訶薩及諸八部三萬六千人俱。是時
會中有異學梵志五百人俱,從座而起白佛
:「吾聞佛道洪深,無能及者,故來歸
,唯願說之。」
佛言:「甚善。」
問曰:「天下為有為無?
答曰:「亦有亦無。」
梵志曰:「如今有者,云何言無?如今無
,云何言有?
答曰:「生者言有,死者言無,說或有
或無。」
問曰:「人從何生?
答曰:「人從穀而生。」…

Phiên Âm
Văn Như Thị:
Nhất thời Phật tại Vương Xá thành, tại Thước Phong Trúc viên, dữ chư đại Tỷ khiêu Bồ tát ma ha tát cập chư bát bộ tam vạn lục thiên nhân câu. Thị thời hội trung hữu dị học Phạm chí ngũ bách nhân câu, tòng tòa nhi khởi bạch Phật ngôn:  “Ngô văn Phật đạo hồng thâm, vô năng cập giả, cố lai quy vấn, duy nguyện thuyết chi”.

 
đệ tam pháp chủ toàn tập 3 min


Phật ngôn: “Thậm thiện”.
Vấn viết: “Thiên hạ vi hữu vi vô?”
Đáp viết: “Diệc hữu diệc vô”.
Phạm chí viết: “Như kim hữu giả, vân hà ngôn vô? Như kim vô giả, vân hà ngôn hữu?”
Đáp viết: “Sinh giả ngôn hữu, tử giả ngôn vô, cố thuyết hoặc hữu hoặc vô”.
Vấn viết: “Nhân tòng hà sinh?”
Đáp viết: “Nhân tòng cốc nhi sinh”.
Vấn viết: “Ngũ cốc tòng hà nhi sinh?”
Đáp viết: “Ngũ cốc tòng tứ đại hỏa phong nhi sinh”.
Vấn viết: “Tứ đại hỏa phong tòng hà nhi sinh?”
Đáp viết: “Tứ đại hỏa phong tòng không nhi sinh”.
Vấn viết: “Không tòng hà sinh?”
Đáp viết: “Tòng vô sở hữu sinh”.
Vấn viết: “Vô sở hữu tòng hà nhi sinh?”
Đáp viết: “Tòng tự nhiên sinh”...

 
đệ tam pháp chủ toàn tập 4 min


Dịch Nghĩa
Chính tôi được nghe, một thời Phật ở vườn Trúc Thước Phong thành Vương Xá với các bậc Đại Bồ tát, Tỷ khiêu và tám bộ ba vạn sáu ngàn vị. Thời ấy ở trong pháp hội có cả 500 người ngoại đạo Phạm chí từ tòa đứng lên bạch Phật rằng: “Tôi nghe đạo Phật rộng sâu lắm, không lường nổi được, nên tôi đến muốn hỏi xin Phật trả lời”.

Phật nói: “Hay lắm!”
Hỏi: “Thiên hạ là có hay không?”
Đáp: “Cũng có cũng không”.
Hỏi: “Hiện có đây sao bảo là không? Đã là
không sao bảo là có?”
Đáp: “Sống thì là có, chết nên là không. Vì thế
nên hoặc có hoặc không”.
Hỏi: “Loài người từ đâu sinh ra?”
Đáp: “Từ thóc sinh ra”.
Hỏi: “Ngũ cốc từ đâu sinh ra?”
Đáp: “Từ không khí sinh ra”.
Hỏi: “Không khí từ đâu sinh ra?”
Đáp: “Từ chỗ vô sở hữu sinh ra”.
Hỏi: “Vô sở hữu từ đâu sinh ra?”
Đáp: “Từ tự nhiên sinh ra”.
Hỏi: “Tự nhiên từ đâu sinh ra?”
Đáp: “Từ Nê hoàn sinh ra”.
Hỏi: “Nê hoàn từ đâu sinh ra?”
Đáp: “Từ tứ đại hỏa phong sinh ra”.
Hỏi: “Tứ đại hỏa phong từ đâu sinh ra?”
Phật nói: “Ông hỏi sao mà sâu thế? Nê hoàn là
pháp bất sinh, bất tử”.
Hỏi: “Thế Phật đã Nê hoàn chưa?”...

 
đệ tam pháp chủ toàn tập 5 min


Trích “Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao”:
Những kinh bàn về pháp môn Tịnh Độ thì rất nhiều, không thể kể xiết. Nhưng căn bản thì có ba kinh: Một là Kinh Vô Lượng Thọ, còn gọi là Đại Bản Di Đà thì chuyên về bản nguyện, nguyện nào cũng cầu thành Chính Giác; hai là Kinh Quản Vô Lượng Thọ (hay Thập Lục Quán): Mười sáu pháp quán tưởng này, pháp nào cũng cầu chứng nhập Chân tâm; ba là Kinh Phật Thuyết A Di Đà, thì chuyên về trì niệm hồng danh Phật A Di Đà, khi nào tâm không còn tán loạn thì nhận thấy được Y báo, Chính báo cõi Cực Lạc. Thế là Tịnh Độ cũng ở nơi tâm mình chứ không phải ở ngoài tâm, nên gọi là “Tự tính Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”.

Xưa nay, các chốn tùng lâm tự viện thường lấy Kinh A Di Đà làm khóa tụng hàng ngày, vì cho rằng một pháp chuyên trì danh hiệu Phật Di Đà thích hợp, lợi ích cho cả ba căn Thượng, Trung, Hạ của người tu pháp môn Tịnh Độ. Kinh này có rất nhiều bản chú giải, nhưng đặc sắc thì có ba: Một là Di Đà Sở Sao được Tổ Vân Thế giải thích tinh vi; hai là Di Đà Yếu Giải do Ngài Ngẫu Ích biên soạn; ba là Di Đà Viên Trung Sao do Ngài Cự Am lược giải, Ngài U Khê viết phần chú giải, trong đó nêu rộng nghĩa lý nhờ vào giả quán Tín - Nguyện - Hành để có kết quả công phu tu Tịnh Độ được viên mãn trung đạo. Nói về bộ Di Đà Viên Trung Sao này, mãi đến năm Khải Định thứ tám triều Nguyễn (Quý Hợi 1923), Ngài Phổ Tụ ở chốn Tổ Bảo Khám - Tế Xuyên - Hà Nam chép lại từ trong Đại Tạng Thích Giáo của Nhật Bản ở viện Bác Cổ và cho khắc ván lưu thông. Từ đó đến nay, bộ sách này chưa được dịch ra tiếng Việt.

 
đệ tam pháp chủ toàn tập 6 min


Khóa hạ năm Mậu Tý - Phật lịch 2552, các trường hạ thuộc tỉnh Hà Tây cũ có giảng bộ Di Đà Sớ Sao nên Tăng Ni hạ trường Tổ đình Viên Minh đề nghị học thêm bộ sách này. Tôi đã đem ra giảng giải cho đại chúng và được các học chúng ghi chép lại. Thấy vậy, Đại đức Thích Tiến Đạt chùa Cự Đà có xin phép được ấn tống lưu thông làm tài liệu học tập cho các hạ trường ở thủ đô Hà Nội nhân khóa An cư Phật lịch 2553, tôi hoan hỷ trao bản thảo cho Đại đức để biên tập chỉnh lý và ấn tống lưu thông. Tuy đã cố gắng nhiều nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, dám mong các bậc cao minh đính chính để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Xin hồi hướng phúc báo và trí tuệ đến chư Tôn đức Tăng Ni và quý vị Phật tử đã phát tâm công đức ghi chép, biên tập chỉnh lý và cúng dàng tịnh tài để ấn tống bộ sách này. Nguyện cho hết thảy chúng sinh đều sinh về Tịnh Độ.
Dịch giả: Sa môn Thích Phổ Tuệ
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây