NGỮ LỤC CỦA ĐẠO SƯ ẤN THUẬN - CS NHỰT CHIẾUDịch: Nhựt Chiếu NXB: Phương Đông Số Trang: 366 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ: 14x20cm Năm XB: 2009 Độ Dày: 1,6cmNLATSÁCH GIÁO LÝ60.000đSố lượng: 1000000 Quyển
Lời Giới Thiệu Người biên tập sách này là lương y Huỳnh Tắc Tuân. Ông đam mê nghiên cứu Phật pháp, đọc khắp các tác phẩm của Đạo sư Ấn Thuận, rồi chọn ra những đoạn văn sâu sắc. độc đáo, nổi bật và tập hợp lại thành mười chương trong sách này, lấy tựa đề là Ngữ lục của Đạo sư Ấn Thuận.Do dó sách này có nội dung rất phong phú, rút tỉa những tinh hoa về tư tưởng Phật học của Đạo sư Ấn Thuận đã phát biểu qua những tác phẩm của mình. Từ Hội biên về kinh luận Tạp A-hàm, đến các tác phẩm nổi tiếng như: Sự khởi nguyên và phát triển của Phật giáo Đại thừa thời kỳ đầu, Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ, Diệu vân tập, Hoa vũ tập …
Qua đó chúng ta biết được sở học uyên bác, nhận thức sâu rộng, khuynh hướng tư tưởng và đường lối tu hành của Ngài. Ngoài ra Đạo sư cũng cho chúng ta biết sơ lược về hoàn cảnh xuất gia tu học, sự thăng trầm, biến động và thành công trong quá trình tu học, hoằng hóa của Ngài.Cho nên đọc tác phẩm này chúng ta hình dung được nhân cách cao khiết, tấm lòng lợi tha, lấy việc hoằng pháp làm gia vụ, lợi sinh làm bổn hoài, và nhất là kinh nghiệm tu học sống động của Ngài chính là kim chỉ nam cho hàng hậu học chúng ta.
Người biên soạn sách này chỉ trích từ các sách – ngay cả lời tựa cũng không viết – rồi tập hợp lại theo nội dung từng chương, do đó có một khuyết điểm là giữa các đoạn trích không được mạch lạc, làm cho người đọc kém hứng thú. Song cái ưu điểm của sách này là cung cấp cho người đọc một lượng kiến thức rất bao quát về nhiều lãnh vực trong Phật giáo: Từ Phật giáo Ấn Độ đến Phật giáo Tầy Tạng, Phật giáo Trung Quốc; từ các tông Thiền – Tịnh – Mật , đến các học thuyết Trung quán, Duy thức, Du-già; từ quan niệm về tôn giáo, Phật pháp ờ nhân gian đến tín ngưỡng có tính vụn vặt của Phật giáo Trung Quốc v.v…
Để làm được việc này, người biên tập phải đọc rất nhiều, so sánh đối chiếu rất kỹ, rồi sắp xếp thành từng phần theo kết cấu của một quyển sách. Đây là một công việc khá nhọc nhằng, phức tạp; nếu không có kiến thức rộng, lắm nhiệt tình và đầy ngưỡng vọng thì không làm nổi. Với nội dung nói trên sẽ giúp cho người đọc không có nhiều thì giờ và đủ sức lực cũng có thể hiểu một cách khái quát về tư tưởng học thuật, nếp sống đạo hạnh của Ngài Ấn Thuận. Một vị Đạo sư tiêu biểu, khả kính, xứng đáng cho chúng ta noi gương tu học./. Thích Nhựt Chiếu kính ghi
Trích “Tư Tưởng Của Phật Giáo Nguyên Thủy – Chương II”
Phật pháp, phải giảng giải là pháp của Phật. Xưa nay, pháp thì “không phải Phật làm nên cũng không phải người khác làm nên” (Tạp A-hàm); xưa nay như thế mà được gọi là “pháp tánh pháp nhĩ”; có tánh bản nhiên, tánh an định, tánh phổ biến, mà được gọi là “pháp tánh, pháp trụ, pháp giới”. (Tạp A-hàm) (L8-11)
Xuất gia là khám phá ra sự nhiễm trước của chế độ gia đình, tư dục và chiếm hữu, xả được điều khó xả, nhẫn được điều khó nhẫn, giải phóng tự ngã thành người mới của thế giới. (L8-12)
Đức Thích tôn là bậc Thánh của cõi người, đây vốn là sự thật lịch sử. Nhưng Đức Thích tôn lại cho ta nghĩa bao hàm sâu sắc, nói: “Chư Phật Thế tôn đều xuất hiện ở nhân gian, không do Trời mà được” (Tăng Nhất A-hàm). Ở đây nói: Đức bậc Chánh giác của cõi người, không ở trên trời. Trên trời không có Phật, mà có Thần, Phạm thiên. Thượng Đế, các Thiên chủ và sứ giả của các Ngài. Luận đề “Đức Phật xuất hiện ở cõi đời” này, có chứa thái độ hài hòa của thuyết vô thần. (L8-13)
Đức Thích tôn xuất hiện ở nhân gian, do đó phải là người thành Phật, là tịnh hóa nhân tính mà đạt đến Chánh giác giải thoát. Đức Thích tôn là người, sanh, già, bệnh, chết, ăn uống, sinh hoạt, mắt thấy, tai nghe giống với loài người; sinh thân của cha mẹ này là “sinh thân” của Đức Thích tôn. Đồng thời Đức Thích tôn có Phật tính vượt hơn người thông thường, chỉ cần Chánh giác pháp duyên khởi mà giải thoát. Đây là “pháp nhân” của Đức Thích tôn. (L8-14)
“Thấy duyên khởi tức thấy pháp, thấy pháp tức thấy Phật”. Tôn giả Tu-bồ-đề quán sâu pháp không, Đức Thích tôn cũng suy tôn Tôn giả “trước thấy thân Ta”. Do Đức Thích tôn giác ngộ pháp mà thành Phật, nên dẫn ra tinh nghĩa thấy pháp tức là thấy Phật. Lại tiến lên, đó chính là “pháp thân thường trụ”. Đức Thích tôn nói: “Các đệ tử của Ta xoay vần thực hành thì pháp thân Như Lai thường tại mà không diệt”. Phải chăng pháp thân thường tại, dựa vào sự thực hành của đệ tử Phật mà quy định. (L8-16)
Đức Thích tôn nói: “Bố thí cho chúng tỳ-kheo rồi, lại cúng dường cho Ta, cũng là cúng cho Tăng chúng” (Trung A-hàm). Luận đề Phật thuộc trong Tăng số này biểu thị Tăng đoàn là sự mở rộng và kéo dài liên tục về tuệ mạng của Phật. Trong Tỳ-nại-da nói: Có Tăng hòa hợp đúng pháp là có Phật pháp ở thế gian này. Điều đó có thể thấy không những “Tăng tồn tại tức Phật tồn tại” mà còn “Tăng tồn tại tức pháp tồn tại”. Đây là một điểm không những chứng thật Đức Thế tôn coi trọng đại chúng, mà còn hiểu rõ sự giải thoát của Phật pháp không phải ẩn náu trong cá nhân, trái lại ở trong tập đoàn. (L8-17)
Nghĩa thứ nhứt của việc thành lập Tăng đoàn tức là Phật pháp trụ trì. Phật pháp tuy là căn bản tìm cầu, là giản yếu, nhưng lại hoàn thành. Trong việc truyền bá, có thể dẫn nói, xiển phát, có thể làm phương tiện thích ứng, nhưng không nên nói tu chính hoặc bổ sung. Do đó sự hoằng dương Phật pháp của đệ tử Phật là “trụ trì”, nên đặc biệt chú ý bảo trì bản chất Phật pháp. (L8-18)
Muốn Phật pháp trụ lâu phải có người thực chứng Phật pháp, người tín ngưỡng rộng lớn; điều này phải dựa vào Tăng đoàn hòa vui thanh tịnh mà thực hiện. Sự dung hợp kiện toàn của Tăng đoàn lại làm cơ sở cho sự hòa hợp. Dựa vào luật chế mà Tăng hòa hợp an trụ. Đức Thích tôn đã từng đề ra cương lãnh của mình, ngay cả sáu phép hòa kính (Trường A-hàm). “Kiến hòa đồng giải”, “giới hòa đồng hành”, “lợi hòa đồng quân” trong lục hòa là bản chất của sự hòa hợp, “ý hòa đồng duyệt”, “thân hòa đồng trụ”, “ngữ hòa vô tranh” là biểu hiện của sự hòa hợp. (L8-21)
Phật pháp căn bản luận về “phi âm nhạc” có tính chất mộc mạc, tương đối, không cho dùng thi tụng biểu đạt điều Phật nói; tài nghệ ca múa, xiếc trong đại chúng, Đức Thích tôn cũng không cho là chức nghiệp chánh đáng (Tạp A-hàm); đệ tử xuất gia lại không cho đi đến nghe xem. Kệ tụng, bài ca đạo tán thán công đức Tam bảo, Đức Thích tôn cho sử dụng, chỉ không cho bị âm thanh tiết tấu làm mê loạn. (L8-30)
Dựa vào thực trí của Như lai, xem thực tướng của mọi sự vật thì thấy tất cả để lộ ra minh bạch ở trước chúng ta, chỉ chúng ta không thể nhận nó. Giáo pháp thuộc ngôn ngữ văn tự, là điều cần hiểu biết, trước dùng để biểu thị cảnh hiểu biết, dẫn dắt người thể nhận lấy thật tướng vũ trụ nhân sinh. Phật pháp cần thể nhận lấy trong chính mình và tất cả, không được sống già trong danh cú văn thân rỗng không! (L8-31)
Phật pháp thời Đức Thích tôn có hai phần là pháp và tỳ-nại-da (luật). Pháp thì truyền tụng xoay vần; luật thì nửa tháng đọc tụng, tức giới kinh Ba-la-đề-mộc-xoa. Để tiện lợi trong việc tụng đọc thường xuyên và dùng lưu hành trong thời đó, gọi thể văn ngắn là “tu-đa-la” (khế kinh); như nói theo nội dung, tức pháp và luật. Phật pháp thuộc “tu-đa-la tương ứng, không vượt tỳ-nại-da, không trái pháp tướng”, khởi đầu là như thế. (L8-32)…
Đôi Nét Về Hòa Thượng Thích Ấn Thuận(1906-2005) Pháp sư Ấn Thuận thế danh là Trương Lộc Cần, sinh năm 1906 (Thanh Quang năm thứ 32), tức Âm lịch ngày 12 tháng 03, thuộc tỉnh Triết Giang, huyện Hải Ninh, trong một gia đình nông - thương nghiệp thuộc tầng lớp trung lưu. Cha là Trương Học Nghĩ; mẹ là Lục Thị. Ngài là con thứ hai trong gia đình, chị gái đầu sau khi xuất giá vài năm thì sức khỏe dần suy yếu và chết.
Năm bảy tuổi Ngài theo cha đến thị trấn Tân Thương học tiểu học, đến mười tuổi thì tốt nghiệp sơ tiểu học. Mùa thu năm kế Ngài đến thị trấn Hiệp Ðịnh học cao tiểu học tại trường tiểu học Khai Trí. Năm 13 tuổi tốt nghiệp cao tiểu học. Mùa thu năm ấy Ngài cũng bắt đầu học Ðông đến năm 16 tuổi. Mùa hạ năm 1921, tuy chưa phải chính thức một người dạy học, chủ yếu là tự học. Trong thời gian này, Ngài cũng từng đọc qua các sách:"Dung Tánh Cương Uyên", "Tính Mạng Khuê Chỉ", "Kim Hoa Tông Chỉ", "Tiên Thuật Bí Khố" và "Huệ Mạng Kinh", "Kỳ Môn Ðộn Giáp" và những sách đạo đức khác. Từ đó Ngài rất thích thú những vấn đề sản sinh ra Thần tiên, Ngài quyết định học về thuật biến hóa củaThần tiên. Cha Ngài sợ con mình đi vào con đường nghệ thuật nên giới thiệu Ngài đi vào con đường giảng dạy.
Mùa Thu năm 1921 (16 tuổi) đến 25 tuổi, khoảng thời gian này Ngài từng dạy qua 8 năm tiểu học, trong thời gian 8 năm này Ngài cũng đọc qua các sách:"Ðơn Kinh", "Thuật Số", "Lão Tử ", "Trang Tử", " Tân Ước", "Cựu Ước", và các kinh luận của Phật giáo, tư tưởng bắt đầu thay đổi.
Năm 1925 (20 tuổi), Ngài đọc đến Bình Mộng Trinh trong lời tựa của Trang Tử, lời chú của Ðôn Hoàng và những sách Phật pháp khác, đó là những động cơ làm Ngài thâm nhập Phật pháp. Ngài thường đến những chùa miếu lân cận thỉnh những kinh về đọc như:"Kim Cang kinh", "Long Dự Tịnh Ðộ Văn", "Nhân Thiên Nhãn Mục" và những kinh sách khác. Không bao lâu Ngài đọc đến "Thành Duy Thức Luận Học Ký "ù, "Tướng Tông Cang Yếu", “Tam Luận Tông Cang Yếu", "Trung Luận", "Tam Luận Huyền Nghĩa"..v..v...Trải qua bốn - năm năm tư duy cuối cùng ít nhiều Ngài đã liễu ngộ được tông chỉ của Phật pháp, bắt đầu tín ngưỡng Phật giáo, thâm cầu chân lý và phát nguyện xuất gia làm Tăng.
Trải qua mấy tuần suy nghĩ, vào tháng 10 năm 1930, năm 25 tuổi của thời thanh niên, Ngài đến Phổ Ðà sơn xin vị tri sự ở am Phúc Tuyền là Hoà Thượng Thanh Niệm xuất gia, có pháp danh là Ấn Thuận, hiệu Thĩnh Chánh. Sau mười tháng, Ngài cùng với sư huynh là Thành Minh pháp sư cùng nhau đến chùa Thiên Ðổng ở huyện Ninh Ba thọ Tỳ kheo giới với Viên Anh pháp sư. Từ đó Ngài chính thức trở thành vị Tăng của Phật giáo.
Tháng 02 năm 1931 (26 tuổi), ngài đến học ở Mân Nam Phật học viện do Ngài Thái Hư làm viện trưởng (Hạ môn của Nam Phổ Ðà) bấy giờ lớp học đang vào học kỳ hai của năm thứ nhất, đến học kỳ một của năm thứ hai thì Ngài được các bạn cùng lớp đề cử giảng về những bài khoá Phật học, tuy Ngài xuất gia chưa được bao lâu nhưng đối với vấn đề Phật học có sự hiểu biết thật uyên thâm. Sau đó Ngài đến học ở Vũ Xương Phật học viện cũng do Ngài Thái Hư làm viện trưởng.
Từ năm 1932-1936 Ngài cũng từng ở tại núi Phổ Ðà đọc qua Phật Giáo Ðại Tạng kinh, và chiêm bái các thắng địa của Phật Giáo như Phúc Châu Cổ Sơn, Nam Kinh -Thê Hà Sơn..v..v.. Mục đích của Ngài là nghiên cứu uyên thâm về chân lý trong Phật pháp.Ngài từng nói trong ba điều của người xuất gia là:
1-Tu hành, 2-Học vấn, 3-Tu Phúc.
Trong ba điều này Ngài đặt trọng nơi học vấn,tức là chú trọng ở "Văn-Tư”, nghiên cứu thâm sâu trong tam tạng kinh -luật -luận, điều này Ngài đã thực hiện sau khi xuất gia và đã chứng minh Ngài là một bậc thật nghiêm khắc, tuân thủ những nguyên tắc đã đưa ra.
Tháng 07 năm 1938(33 tuổi), Ngài đến Hán Tạng Giáo Lý Viện ở Trùng Khánh, cũng do ngài Thái Hư làm viện trưởng,dạy lớp Nghiên Cứu Phật Học trong một lĩnh vực mới, sau khi chiến tranh thắng lợi Ngài lưu lại đây khoảng bốn năm.Mùa hạ năm 1941 Ngài đến Tứ Xuyên, tại Hợp Giang Pháp Vương Phật học viện do Pháp sư Diễn Bồi sáng lập. Ngài làm đạo sư và viện trưởng tại đây. Trong thời gian này vừa nghiên cứu vừa biên soạn và tự chính mình đã hình thành nên một hệ tư tưởng phật học, có thể xem đây là thời gian mà tư tưởng Ngài bộc phát và đã viết ra nhiều tác phẩm.
Năm 1942 Ngài cho xuất bản tác phẩm "Ấn Ðộ Chi Phật giáo", cũng thời gian tại Trùng Khánh Ngài đã xuất bản những tạp chí và bán nguyệt san, có lần tham gia phát biểu với đề tài là: "Thử bình về Phật Giáo Ấn Ðộ",do cư sĩ Trần Gia Khang biên soạn lại,Ngài nói rằng:Từ năm Tân Hợi về sau khoảng thời gian 32 năm Ngài đưa ra những hoài nghi về Tư Tưởng Ðại Thừa,Ngài cũng là người góp phần công kích,tuy nó không là vấn đề.Ngài không nghĩ rằng trong thời binh mã loạn lạc mà tác phẩm "Ấn Ðộ Chi Phật Giáo" của Ngài lại có thể xuất bản, điều này làm cho công chúng thấy được điểm mới lạ của một kiến giải mới. Ngài tuy không dám hoài nghi Ðại Thừa , phê bình công kích Ðại Thừa Phật Giáo, nhưng trong những tác phẩm của Ngài chúng ta có thể thấy địa vị của Ðại Thừa Phật Giáo trong cái nhìn của những nhà tư tưởng phật học Trung Quốc, không thể không dao động.
Mùa xuân năm 1946 (41 tuổi) Ngài muốn trở về Hàng Châu nhưng cả vé tàu và máy bay quá đắt không mua được vé, ngay cả Ngài Diễn Bồi và Diệu Khâm cũng vậy nên đành phải tiêu dao các nơi như: Thành Ðô, Tây An, Khai Phong ở lại chỗ của Tịnh Nghiêm pháp sư là bạn đồng học ở Vũ Xương Phật học viện, là trụ trì Khai Phong Phật Học Xã. Trải qua chặng đường dài vân du, khi đến Khai Phong Ngài ngã bệnh, nên đành phải lưu lại nơi đây, ngài Diễn Bồi và Diệu Khâm phải về Hàng Châu trước. Khoảng trung tuần tháng 07 Tịnh Nghiêm pháp sư đưa ngài đến đất Trịnh, đến nơi thì Trịnh Châu Phật Học Xã đã ngưng hoạt động, Ngài lại phải đến Vũ Hán tạm thời dừng nghỉ lại đây.
Ðầu năm 1947, Ngài đến Thượng Hải, tại chùa Ngọc Phật, trước yết kiến Thái Hư Ðại Sư ở đất Hội (một thành phố nhỏ tại Thượng Hải), sau đó trở về Linh Phong Vũ Lâm Phật học viện ở Hàng Châu, bấy giờ hai Ngài Diễn Bồi và Diệu khâm đã giảng dạy tại đây. Không bao lâu được tin ngài Thái Hư tại Thượng Hải lâm trọng bệnh, ngài cùng pháp sư Diễn Bồi và Diệu Khâm lại trở về Thượng Hải.Ngài Thái Hư tại đây viên tịch và chư vị phải ở lại lo tang lễ. Hậu sự hoàn tất, Ngài được ủy thác nhiệm vụ chủ trì biên tập bộ "Thái Hư Ðại Sư Toàn Thư". Trong thời gian ba tháng Ngài ở tại Hán Tạng Giáo Lý Viện tiếp tục làm công việc của học sinh, sau đó đến chùa Tuyết Ðậu ở Triết Giang, trụ trì chùa này là một đệ tử lớn của ngài Thái Hư là Ðại Tỉnh pháp sư; năm tháng sau Ngài tại đây chính thức bắt đầu biên tập bộ "Thái Hư Ðại Sư Toàn Thư". Cuối tháng 05 năm 1948 công việc biên tập hoàn tất, bộ này khoảng bảy trăm vạn chữ biên soạn thời gian khoảng một năm. Sau đó Ngài trở về Hàng Châu, Phúc châu, Hạ Môn bắt đầu công việc hoằng pháp.
Tháng 06-1949 (44 tuổi), trước một ngày Trung Quốc giải phóng Ngài cùng với một vài vị pháp sư từ Hạ Môn đến Hương Cảng(Hồng Kông). Ngài trú lại đây ba năm vừa làm công việc giảng dạy vừa biên tập. Trong thời gian này Ngài đi lại Hương Cảng và Ðài Loan.
Trung tuần tháng 07 1953 (48 tuổi), Ngài đến Ðài Loan cùng với Diễn Bồi pháp sư, Tục Minh pháp sư, Thường Giác pháp sư, Quảng Phạm pháp sư, Diệu Khâm pháp sư. Trải qua 25 năm xuất gia, thời gian một năm đối với Ngài thật là có ý nghiã sâu xa. Sau khi đến Ðài Loan Ngài đi Nhật một lần, Thái Lan, Miến Ðiện một lần, Hương Cảng hai lần, Phi Luật Tân 4 lần.
Ðầu năm 1973 (68 tuổi) Ngài được Hội Phật Giáo Hoa Kiều tại Mỹ thỉnh, nên Ngài đã đến Mỹ, tại New York vừa dưỡng bệnh vừa hoằng pháp thời gian hơn nửa tháng. Tháng 07 ngài trở lại Ðài Loan. Trong khoảng thời gian chưa đến 60 tuổi, Ngài có đến Singapore, Malaysia hoằng pháp. Còn Nhật và Miến Ðiện tham dự Hội Nghị Phật Giáo Quốc tế. Tại Ðài Loan Ngài ngoài bận công việc giảng dạy, viết lách, ngoài ra còn công tác ngoại sự rất bận rộn.
Tại Ðài Loan, Ngài đã đảm nhiệm công việc chủ biên nguyệt san "Hải Triều Âm" do Ngài Thái Hư sáng lập năm 1920. Cũng như từng là đạo sư tại chùa Thiện Ðạo, trụ trì và các chức vụ khác. Ngài là một vị tăng có học vấn cao phật sự đa đoan nên không thể ở lại một tự viện. Ngài thích ở nơi vắng vẻ ngoài giờ làm việc ra còn phải nghiên cứu kinh điển nên phải có một trú xứ riêng biệt, đó là cá tính của Ngài.
Năm 1953 tại Tân Trúc Ngài cùng với những pháp lữ đã tu sửa và xây thêm Phước Nghiêm tinh xá. Mùa đông 1954 đã xây thêm theo ý nguyện của mình khi còn ở Hương Cảng (nay là Phước Nghiêm Phật Học Viện nằm trong khuôn viên Phước Nghiêm tinh xá)
Năm 1960, Tại Ðài Bắc Ngài đại trùng tu Huệ Nhật Giảng Ðường.
Năm 1964 tại Gia Nghĩa Ngài đã xây thêm Diệu Vân Lan Nhã, Hoa Vũ Tinh Xá là nơi để nhập thất tịnh tâm. Ðó là những đạo tràng của Ngài tại Ðài Loan làm cơ sở để vân tập đồ chúng giảng dạy, trước tác. Trong đó Huệ Nhật giảng đường có thể xem như là "Tịnh Ðộ" trong thành thị náo nhiệt, cũng là nơi dừng nghỉ của chư Tôn Túc từ các phương đến phật Sự tại thành phố Ðài Bắc, đó là những năm đầu của Ngài tại Ðài Loan. Những cơ sở Ngài trùng tu lại đều là những nơi cũ kỹ bị sụp đổ theo năm tháng.
Năm 1949 Ngài cho xuất bản tác phẩm "Phật Pháp khái Luận" tại nhà xuất bản ở Hương Cảng, tập sách này được Ngài viết khi ngài còn ở Ðại Lục, sau này là một tập trong "Diệu Vân tập", trong tập sách này Ngài có đềụ cập đến vấn đề của cõi "Bắc Cu Lô Châu", một thế giới cực kỳ vui vẻ, con người bình đẳng không có giai cấp, chủng tộc, tài sản cá nhân, tổ chức gia đình ..v..v..
Trong những năm đầu ở Ðài Loan những việc làm của Ngài không phải là thuận buồm xuôi gió, khoảng thời gian đầu một số vị đương quyền của Phật giáo Ðài Loan cũng như Ðảng Quốc Dân cho rằng tác phẩm "Phật Pháp Khái Luận" của ngài là vì tuyên truyền cho Ðảng Cộng Sản nên đã công kích và dùng nhiều áp lực đối với Ngài. Sau đó người ta mới tìm thấy được thực sự nội dung giới thiệu về cõi Bắc Cu Lô Châu không gì lạ hơn là Ngài miêu tả cảnh sinh hoạt truyền thống thời Ấn Ðộ cổ và Phật Giáo đối với Bắc Cu Lô Châu mà thôi.Trong thời gian này tập sách này qua nhiều cơ qua chức năng của Quốc Dân Ðảng kiểm tra. Ngài cũng được mời đến để thẩm vấn nhưng Ngài vẫn duy trì lập trường của mình lấy giáo nghĩa của phật pháp làm chính, tức tinh thần "Từ Bi -Vô Ngã". Trải qua thời gian kiểm tra thì tác phẩm đó nội dung không như những gì người ta tuyên truyền nhằm để công kích Ngài. Sau đó tác phẩm này được tu chỉnh lại, ít nhiều có thêm bớt một chút chứ không như nguyên bản. Ðó là thời gian được xem như là đại nạn nhưng trong cuộc đời hoằng pháp của Ngài. Cũng chính vì điểm nổi bật này nên tác phẩm này được xem là một thời sự nóng bỏng của phật giáo Ðài Loan ở thập niên 19. Nhưng khi mọi việc được sáng tỏ, những người công kích Ngài trước đây sau này đa số trở thành những người hỗ trợ đắc lực cho Ngài rất nhiều trong công việc hoằng pháp tại đây.
Tháng 06-1973 (66 tuổi), Ngài tiếp tục cho xuất bản tập "Trung Quốc Thiền Tông Sử", chính tập sách này mà vào tháng 06 năm 1973 tại trường Ðại Học Ðại Chánh Nhật Bản cấp cho ngài bằng tiến sĩ văn học cho Ngài. Ðược xem là một vị Tăng đầu tiên đạt được học vị tiến sĩ trong thời cận đại của Phật Giáo Trung Quốc. Ngài không những mang lại vinh hoa cho giới Phật giáo mà còn mang lại vinh dự cho quốc gia.
Tháng 05 năm 1981 (76 tuổi), Ngài cho ra đời tác phẩm dày hơn tám chục vạn chữ mang tên "Sơ Kỳ Ðại Thừa Phật Giáo Chi Khởi Nguyên Dữ Khai Triển". Ðây là tác phẩm giá trị lịch sử và mang ý nghĩa học thuật uyên bác.
Cuộc đời xuất gia Ngài có thể được chia làm 4 giai đoạn: 1-Mười năm đầu (Dân Quốc năm thứ 19 - năm 28) đây là thời kỳ học tập; 2-Mười hai năm tiếp theo (Dân quốc năm thứ 29 - muà hạ năm 41) đây là thời gian tư tưởng bộc phát, thuyết giảng và viết lách tương đối nhiều; 3- Mười hai năm kế (Dân Quốc mùa thu năm thứ 41- mùa hạ năm 53) đến Ðài Loan là thời gian dùng tư tưởng cho công việc giảng dạy cho thính chúng và xuất dương hoằng pháp thời gian này viết sách tương đối ít; 4-Dân Quốc mùa hạ năm thứ 53, thời kỳ trạng thái hồi phục lần thứ hai, tư tưởng tương đối thành thạo, công việc viết lách nghiêm mật hơn. Tất cả những vấn đề này được Ngài đề cập đến trong tác phẩm "Bình Phàm Ðích Nhất Sinh" của mình.
Hiện nay pháp sư Ấn Thuận được xem là một bậc danh tăng thạc đức của Phật Giáo Trung Quốc và Ðài Loan. Ðệ tử và học trò của Ngài cả Tăng lẫn Ni hiện nay có nhiều vị là viện trưởng, giáo thọ các Phật học viện tại Ðài Loan như: Ðại Học Huyền Trang, Ðại Học và Bệnh viện Từ Tế, Viên Quang Phật Học Viện, Phước Nghiêm Phật Học Viện, Phật Học Viện Huyền Trang.
Mục Lục: Lời Người Dịch Tựa Phàm Lệ Chương I: Lời Nói Đầu Chương II: Tư Tưởng Của Phật Giáo Nguyên Thủy Chương III: Nhận Định Mới Về Tịnh Độ Chương IV: Sự Hưng Thịnh Của Mật Giáo Và Sự Hủy Diệt Của Phật Giáo Chương V: Tư Tưởng Trung Quán Chương VI: Phật Giáo Ở Nhân Gian Khế Lý Khế Cơ Chương VII: Bàn Việc Vụn Vặt Của Phật Giáo Trung Quốc Chương VIII: Quan Niệm Về Tôn Giáo Chương IX: Một Đời Bình Thường Chương X: Ghi Chép Hỏi Đáp
Chép Phỏng Vấn Đạo Sư Ấn Thuận
Từ Hưng Đến Suy Và Triển Vọng Trong Tương Lai Của Phật Giáo Trung Quốc