Trích “Phật Giáo Trung Quốc Như Thế Nào”:
Ai cũng biết Phật giáo không giới hạn phân biệt bởi một Tôn giáo quốc gia dân tộc nào. Hiện tại, Phật giáo được lưu truyền khắp nơi trên thế giới, là bắt nguồn từ hơn 2500 năm trước tại xứ Ấn Độ, lại trải qua quá trình truyền thừa lâu dài ở các bản địa. Tuy nhiên, theo từng thời đại mà Phật Giáo tùy duyên hội nhập với bối cảnh văn hóa của từng quốc gia dân tộc, lại phải thích ứng với những nhu cầu văn hóa bất đồng của từng dân tộc, do đó mà Phật giáo trở nên có nhiều sắc thái đặc biệt. 
Thế nhưng, nhìn từ những nguyên tắc cơ bản của Phật giáo mà nói, ví như quan niệm về định luật nhân quả, luận về nhân duyên, đều là nền tảng phổ biến đối với tín đồ Phật giáo ở các bản địa. Quan điểm về nhân duyên sinh ra các pháp, khiến cho con người bỏ đi tất cả những quan niệm của tự ngã. Còn quan điểm nhân quả báo ứng lại khiến cho con người ta khẳng định tính trọng yếu về đạo đức sinh hoạt trong cuộc sống. Giả như bỏ đi những nguyên tắc này thì tắc không phải là Phật giáo.
Cho nên nói Phật Giáo Trung Quốc là y cứ vào tinh thần căn bổn của Phật Thích Ca Mâu Ni, hay nói cách khác hơn đó là nguyên tắc của Phật Giáo Ấn Độ. Lại nữa, Trung Quốc vốn có sẳn hai nền văn hóa Nho và Đạo, do đó người Trung Quốc dễ dàng tiếp nhận tư tưởng Phật giáo. Chẳng qua, từ khi Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc. Lại phải đợi đến thời kỳ hình thành, trải qua quá trình nẩy mầm phát triển tại bản xứ, thì mất khoảng thời gian 330 năm. Cho nên thời kỳ ban đầu của Phật Giáo Trung Quốc và Phật Giáo Ấn Độ không có điểm bất đồng, ví như thời các ngài Phật Đồ Trừng (232 - 348 CN), ngài Cưu Ma La Thập (344 – 413 CN) là những vị cao Tăng truyền giáo sang Trung Quốc. 
Các ngài tiếp dẫn đào tạo ra rất nhiều vị cao Tăng và nhân tài truyền Pháp cho Phật Giáo Trung Quốc như: Ngài Đạo An (314 - 385 CN), Huệ Viễn (334 - 416 CN), Đạo Sanh (355 – 434 CN), Tăng Khải (384 – 414 CN). Đây chính là sự bắt đầu cho nền tảng Phật Giáo Trung Quốc trên tiến trình phát triển giáo hóa. Cũng chính là nói trước thời kỳ nầy, người Trung Quốc chỉ tiếp nhận văn hóa Phật giáo từ Tây Vực hoặc Ấn Độ qua quá trình phiên dịch kinh điển. Trải qua quá trình hơn 300 năm học tập và nghiên cứu phát triển. Bấy giờ nền văn hóa cố hữu của Nho và Đạo tại Trung Quốc trở nên tụt hậu, đây chính là điểm kiệt xuất của những vị cao Tăng Phật giáo.
Các ngài bèn mạnh dạn đem giáo nghĩa Phật giáo bình luận cách tân và giải thích, học thuật cách nghĩa vào thời Ngụy Tấn chính là loại nầy. Cho nên người ta nói Phật Giáo Trung Quốc hóa cũng từ đây mà ra. Đương nhiên, Trung Quốc hấp thu Phật giáo Ấn Độ từ công tác phiên dịch, bắt đầu từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XI, trải qua quá trình khoảng 1000 năm, một mặt đem Phật giáo biến thành Trung Quốc hóa. Hình thái công tác nầy xuyên suốt đến thế kỷ thứ VIII thì có rất nhiều sự thành tựu, thậm chí đạt đến giai đoạn chín mùi. Đồng thời cũng đem các loại điển tịch Phật Giáo Ấn Độ đương thời, dịch thành ngữ văn Trung Quốc. 
Có quan hệ đến Phật Giáo Trung Quốc hóa, có thể liệt kê như: Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền Tông, nhưng vào triều nhà Tống trở về sau thì Tịnh Độ và Hoa Nghiêm thật sự đã cùng với Thiền Tông dung họp, Thiên Thai Tông cũng không có đặt định giáo đoàn. Thế nhưng, trong hàng Tăng lữ không luận là thuộc về hệ phái nào, đều phải tuân thủ những giới luật mà đức Phật đã chế định. Đến thời ngài Bách Trượng Hoài Hải (720 - 814 CN) Thiền Tăng đa phần ở chùa Luật. Chẳng qua là vì các vị ấy có thể tự do chọn lựa những phương pháp và kinh luận thích nghi để tự mình tu hành.
Đối với hoàn cảnh Thiền Tăng từ khi hình thành giáo đoàn, lúc ấy Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải cũng sáng lập nên những thanh qui tòng lâm, nhằm cho Thiền Tông sinh hoạt theo một qui phạm nhất định. Sau khi Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải kiến lập chế độ phép tắc trong tòng lâm, thì Phật Giáo Trung Quốc hóa kể như là thành thục viên mãn. Thế nhưng, đối với việc tự do phát huy giáo nghĩa, sự mạnh dạn cải cách về những phương thức sinh hoạt trong Tăng lữ, đã trải qua quá trình khoảng 400 năm. Trong thời kỳ nầy là sự nỗ lực của rất nhiều các vị cao Tăng, Đại đức, thiện tri thức, nhưng phần lớn là những nhân vật kiệt xuất trong Thiền Tông. 
Thế nhưng, trước đó 400 năm Thiền Tông đang trong thời gian hoàn bị. Pháp sư Đạo Sanh đã chủ trương pháp đốn ngộ thành Phật và chúng sanh đều có Phật tánh, kết quả bị chúng Tăng cho là tà thuyết, nên bị cô lập mọi người xa lánh, lúc ấy cách khoảng 100 năm nữa là sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc. Thế rồi 400 năm sau Tổ Hoài Hải sáng lập hình thức sinh hoạt cày bừa trồng trọt, cũng bị người mắng cho là Tỳ kheo phá giới. Cả 2 vấn đề được nêu trên, đều là sự đột phá quan niệm truyền thống, đây chính là nét đặc sắc Phật Giáo Trung Quốc hóa, nhân vật của Thiền Tông gọi là: Đại thành Phật Giáo Trung Quốc hóa. Cho nên Thiền Tông là đại biểu cho tánh vượt trội của Phật Giáo Trung Quốc… Mục Lục:
Thiền Và Thiền Tông - Phật Giáo Trung Quốc Như Thế Nào?
- Thiền Quán Phật Giáo
- Sư Biến Thiên Của Thiền Quán Ở Trung Quốc
- Đặc Sắc Thiền Tông
- Sinh Hoạt Tòng Lâm Bình Đẳng Đơn Giản
- Sự Khơi Mở Thích Ứng Của Thiền Tông
Tông Thông Và Thuyết Thông
- Thiền Giáo Không Phân Chia
- Thiền Giáo Hỗ Tương Nhau
- Mượn Giáo Để Ngộ Tông
- Những Kinh Nghiệm Thần Bí Không Phải Là Thiền
- Không Mê Mờ Nhân Quả
- Thầy Mờ Tối Và Thầy Sáng Suốt
- Thiền Giáo Luật Mật Tịnh
- Lưng Đeo 10 Muôn Tiền, Cỡi Hạc Xuống Dương Châu
Thiền – Gánh Nước Bửa Củi
- Thiền Là Sự Tồn Tại Phổ Thông
- Thiền Là Thống Nhất Trong Ngoài
- Thiền Là Tự Tại Ở Nội Tâm
- Thiền Là Trí Huệ Vô Ngã
- Thiền Là Không Chấp Sinh Mạng
- Thiền Trong Cuộc Sống Sinh Hoạt
- Thiền Là Bửa Củi Gánh Nước
- Thiền Không Phân Chia Nam Bắc Đông Tây
Thiền Môn Tu Chứng Chỉ Yếu
- Văn Tự Là Chỉ Tiêu Thông Suốt Đến Con Đường Tắt
- Tu Thiền Xem Trọng Cả Ba Học Giới Định Huệ
- Xưa Nay Thiền Biến Hóa Nhiều Mối Khác Nhau
Tu Hành Và Thể Nghiệm Về Thiền
Tu Hành Và Chứng Ngộ Thiền
- Thiền Là Gì?
- Khái Niệm Cơ Bản Về Thiền Học
- Thiền Tông Tu Hành Như Thế Nào
- Thiền Khai Ngộ Như Thế Nào?
- Công Năng Hét Đánh Của Thiền Tông