094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG - HT THÍCH THÁNH NGHIÊM SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG - HT THÍCH THÁNH NGHIÊM Tác Giả: Thích Thánh Nghiêm
Dịch: Thích Nữ Viên Thắng
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Số Trang: 107 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 12x20cm
Năm Xuất Bản: 2018
Độ Dày: 0,6cm
SDDT SÁCH GIÁO LÝ 30.000 đ Số lượng: 30 Quyển
  • SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG - HT THÍCH THÁNH NGHIÊM

  •  1656 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: SDDT
  • Giá bán: 30.000 đ

  • Tác Giả: Thích Thánh Nghiêm
    Dịch: Thích Nữ Viên Thắng
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Số Trang: 107 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 12x20cm
    Năm Xuất Bản: 2018
    Độ Dày: 0,6cm


Số lượng
Lời Giới Thiệu
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh:

Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn
Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy xin trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa Thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc giáo pháp và các bậc thánh tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.


 
sống đạo giữa đời thường 1 min


Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định, dịch thuật là một công việc rất khó, nếu không nói là một nghệ thuật và hẳn nhiên người dịch chỉ với một tâm nguyện duy nhất là được góp phần lan truyền ý nghĩa nhiệm mầu vi diệu của chư Phật, nên công việc này vô cùng cần thiết để truyền bá chánh pháp giữa các dân tộc và các nền văn hóa trong thời kì hội nhập. Chuyển ngữ đã là khó và càng khó hơn khi chuyển ngữ tuyển tập các bài viết về hành đạo do Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm chấp bút. Nội dung tuyển tập trải rộng, từ các vấn đề cá nhân, gia đình, hôn nhân, sự nghiệp, công việc, bệnh tật trong cuộc sống hằng ngày v.v… cho đến các vấn đề quan hệ giữa người với người trong cuộc sống hiện đại hàm chứa không ít thị phi.

Trong quá trình sư cô Viên Thắng chuyển ngữ, chúng con thỉnh thầy Nhuận Châu (tịnh thất Từ Nghiêm – Đại Tòng lâm) đọc lại bản thảo và chú thích những điểm cần thiết. Và xin tri ơn sư cô Viên Hạnh đã đem bản Hán từ Đài Loan về. Thay mặt cho Nhóm thực hiện, chúng con chân thành tri ân thầy Nhuận Châu, sư cô Viên Thắng và sư cô Viên Hạnh đã giúp cho chúng con thực hiện tuyển tập có giá trị như thế này. Kính thưa chư vị Tôn đức, cùng các vị đồng tu gần xa! Mặc dù hai vị đã cố gắng hết sức nhưng khó mà tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng con rất mong quý vị hoan hỷ niệm tình bỏ qua cho. Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.
Kính ghi, Nhóm thực hiện.


 
sống đạo giữa đời thường 2 min


Lời Tựa
Quyển sách nhỏ này là tôi thu hoạch bất ngờ gần một năm. Ban đầu là do cô Đặng Mỹ Linh đặt ra đầu đề cho tôi; sau đó cô thu thập, ghi chép thành bản thảo. Những bài viết trang đặc biệt Người hành đạo, một phụ bản trên báo Tự do dành cho tôi. Cô là nhà văn, nên biên tập lại lời văn của tôi rất trong sáng và lưu loát. Trang đặc biệt này in ra được hai mươi chín bài thì dừng; không phải vì không được độc giả đón nhận, mà do cô nhận làm chủ biên cho tờ phụ bản báo hằng ngày nên công việc rất bận rộn, không thể làm thêm được nữa.

Tổ biên tập ngành xuất bản văn hóa Pháp Cổ, cảm thấy số bài của quyển Sống Đạo Giữa Đời Thường này quá ít, nên không thể in thành một quyển. Nếu như không tập hợp thành sách thì trải qua thời gian sợ rằng sẽ thất lạc, rất là đáng tiếc. Thế nên, có người làm trong nguyệt san Nhân Sinh tìm đến, họ đem những bài ghi chép bản thảo mà tôi giảng đáp cho xí nghiệp, giảng cho giới nhân sĩ cùng phần vấn đáp; rồi chia đoạn, trích ra viết thành ba mươi bài ngắn, rồi cho xuất bản quyển sách này.

Văn chương quyển Sống Đạo Giữa Đời Thường này số lượng tuy ít nhưng nó có giá trị. Sách này nói về người hiện đại trong hoàn cảnh hiện đại. Từ cá nhân, gia đình, hôn nhân, sự nghiệp, công việc, tật bệnh trong cuộc sống hàng ngày, cho đến chính trị, tôn giáo và vấn đề quan hệ giữa người với người đã gặp phải, nêu ra bốn mươi mốt đáp án bằng tri thức và cảm tính rất rõ ràng, cung cấp cho bạn tham khảo khi gặp việc khó xử. Trong quyển sách nhỏ này không có dùng những danh từ Phật học thâm thúy khó hiểu, chỉ truyền bá tôn giáo, tín ngưỡng đến bạn, nhưng nó thật sự có chất trí tuệ và từ bi của Phật pháp, làm thành người bạn mà mọi người đều có thể tiếp nhận.
Thánh Nghiêm tự thuật, 1998 – Thiền tự Đông Sơ, Mỹ Quốc.


 
sống đạo giữa đời thường 3



Trích “Quán Sát Thiên Chấp Của Chính Mình”:
Nếu như chúng ta không phát giác thiên chấp của mình, thì sẽ bị những điều tốt xấu che lấp, cũng chính là cố chấp giá trị tiêu chuẩn của mình là đúng, nên không sợ gì, không cần suy xét hoàn cảnh bên ngoài. Con người sống ở đời thường có rất nhiều phiền não. Tinh thần căn bản của Phật pháp là phải dạy mọi người đoạn trừ phiền não. Đoạn như thế nào? Có rất nhiều phương pháp. Khi chúng ta truy cứu nguồn gốc phiền não thì sẽ phát hiện có một loại phiền não, chính là theo lập trường chủ quan của mình, không thể đổ thừa hoàn cảnh bên ngoài, hoặc người chung quanh đồng ý. Mỗi người đều hi vọng được người khác tiếp nhận, thậm chí hay khống chế người khác; nhưng có rất ít người bằng lòng tiếp nhận ý kiến của người khác, lại không nói được lí do khống chế người khác. Như thế, sẽ xảy ra sự mâu thuẫn, xung đột giữa người với người, giữa người với hoàn cảnh.

Có một cặp vợ chồng, sau khi kết hôn nhiều năm, sống rất hạnh phúc với nhau, nhưng vẫn phải li hôn. Khi họ làm thủ tục li hôn, cả hai người đều rất buồn, ngay bản thân họ cũng nghĩ không ra, rõ ràng tình cảm của hai người còn rất sâu nặng, làm sao có thể đi đến tình cảnh này? Nguyên nhân sức khỏe người vợ rất yếu không chịu được gió; cho dù thời tiết rất nóng chị cũng không chịu được một chút gió, chị không chịu được máy lạnh, cũng không chịu được quạt máy, ngay cả cửa sổ chị cũng không dám mở. Nhưng ngược lại, người chồng thì rất sợ nóng, không có máy lạnh thì không ngủ được. Cho nên, mặc dù tình cảm vợ chồng vẫn còn sâu nặng, nhưng họ không thể sống chung với nhau; cuối cùng, đành phải chia tay mỗi người mỗi ngả. Đây là bi kịch của đời người, cũng là việc bình thường của con người.


 
sống đạo giữa đời thường 4 min


Khi Đức Phật ở trong hội Lăng-nghiêm thuyết pháp cho đại chúng, Ngài đưa cánh tay lên hỏi Tôn giả A-nan:
- Này A-nan! Ông xem tay của Như Lai thẳng lên hay là chúc xuống?

Tôn giả A-nan ỷ mình đa văn, nhưng sau khi bị Đức Phật quở trách mấy lần, nên lần này cũng không dám trổ tài, chỉ trả lời mơ hồ:
- Bạch Đức Thế Tôn! Theo người bình thường ở thế gian đều cho rằng bàn tay đưa xuống là chúc xuống, con cũng không biết rốt cuộc thế nào là thẳng lên? Thế nào là chúc xuống?

- Này A-nan! Cánh tay là cánh tay, làm sao có chuyện thẳng lên hay chúc xuống nhất định? Chỉ vì người thế gian cố chấp đưa tay lên là thẳng, duỗi tay là chúc xuống. Đây là cách nhìn mê chấp, chưa giác ngộ.

Vì thế, theo cách nhìn tinh tường của Đức Phật, những điều thấy ở thế gian có rất nhiều tiêu chuẩn giá trị, đều là do chấp trước, vọng tưởng, thị phi, thiện ác của con người vốn không có tiêu chuẩn tuyệt đối. Cũng một người, nhưng người này nhìn theo góc độ nào đó thì cho họ là kẻ xấu; nhưng cách nhìn của người kia thì cho là người tốt. Những tiêu chuẩn này đều do con người xác định ra, chưa chắc gì phổ biến ra đều đúng.

Nếu như chúng ta không thể phát giác thiên chấp của mình thì sẽ bị những điều tốt xấu che lấp, cũng chính là cố chấp giá trị tiêu chuẩn của mình là đúng nên không sợ gì, không cần suy xét hoàn cảnh bên ngoài. Do đó, khi hợp tiêu chuẩn với mình thì khởi tâm ưa thích, còn không hợp tiêu chuẩn thì khởi tâm chán ghét. Tâm phân biệt này chính là nguồn gốc của phiền não. Kì thực, căn bản cảnh giới bên ngoài là giống nhau, cũng giống như cánh tay của Đức Phật, chẳng phải thẳng lên, chẳng phải chúc xuống; nhưng do cách nhìn của mọi người khác nhau, nên có đánh giá và phản ứng không giống nhau. Nếu như chúng ta thường xét lại thiên chấp của mình thì đối nhân xử thế sẽ rất viên dung.

Có một bà mẹ nói với tôi, ở trường con của bà đứng đầu việc đánh lộn với bạn học; kết quả bị thầy giáo xử phạt con bà rất nhiều lần. Thật sự học sinh này đánh lộn với bạn đồng học, là do nó vốn học giỏi, lại không chịu hình phạt của thầy. Thầy giáo không hỏi nguyên do mà quở trách con bà, cho các học sinh kia là tốt, còn con bà là học sinh dở.

Kì thực, học sinh cầm đầu đánh lộn vốn có thành tích không được tốt. Mọi người hãy xem, rõ ràng phạm lỗi giống nhau, nhưng học sinh có thành tích xấu thì vô sự, thành tích tốt thì bị phạt. Thầy giáo dựa vào thành tích tốt, xấu mà đánh giá tiêu chuẩn đức hạnh. Chúng ta thấy sự sai lầm rất rõ ràng, nhưng thầy giáo này hoàn toàn không biết. Trên sự thật, nhiều khi chúng ta cũng như thế, hoàn toàn không biết sự sai lầm của mình. Do đó, Phật pháp chỉ dạy chúng ta thường quán sát ý nghĩ nhỏ nhặt của mình, đừng bị nó che lấp; bất luận cảnh giới bên ngoài thay đổi như thế nào, nhưng tinh thần vẫn không bị lay động. Như thế thì chúng ta đoạn trừ được phiền não.


 
sống đạo giữa đời thường 5



Phiền Não Nổi Lên Như Sương Mù Che Mây
Chúng ta học Phật là học trí tuệ của Đức Phật, biết rõ nguyên nhân phiền não khởi lên mà đối diện nó, tiếp nhận nó, xử trí với nó, buông bỏ nó. Thế giới chúng ta đang sống, đều là thế giới chính mình được thể nghiệm, chưa chắc gì người khác cũng có kinh nghiệm giống nhau. Thế nên, ông nói, ông cho là có lí; bà nói, bà cho là có lí. Nếu như mỗi người đều chấp ý kiến của mình, ai cũng không chịu nhường nhịn; như thế sẽ chống đối nhau mãi mãi không ngừng. Có rất nhiều sự xung đột, tranh chấp là do như thế. Chúng ta cần biết rõ tính yêu thích chủ quan của mình, chính là do tâm phân biệt, hễ có tâm phân biệt thì có chấp trước, phiền não liền theo.

Chúng ta suy nghĩ những thứ phiền não này đều chẳng phải từ hoàn cảnh bên ngoài, mà hoàn toàn là do chính mình chuốc lấy. Giống như mây mù, mưa móc đều giăng khắp mặt đất, nhưng bầu trời xanh ẩn trên tầng mây, không bị khí hậu ở mặt đất làm thay đổi, gây trở ngại, mãi mãi trong xanh. Trí tuệ thanh tịnh, tâm từ bi của chúng ta, giống như bầu trời trong xanh. Nhưng chúng ta bị hiện tượng hoàn cảnh bên ngoài mà sinh ra tâm phân biệt, tâm sân hận, giống như mây mù giăng khắp mặt đất, che lấp trí tuệ thanh tịnh, tâm từ bi vốn có của chúng ta.

Theo cách nhìn thông thường của mọi người, dường như những gì phiền não gây ra không thuận lợi đều do người khác tạo thành. Như có một người đang đi trên đường bình yên, bỗng bị người kia lái xe đụng vào bị thương tích, ngã té nhào thì người ấy có đúng không? Người kia có nghĩ đến lỗi mình không? Người bị xe đụng té, thân thể đã bị thương tích. Nếu như người này vẫn oán trời trách người, khiến cho phiền não giày vò mình thì ngay lúc ấy tâm lí cũng bị thương tổn. Như thế chẳng phải liền bị gục ngã đó sao? Cho nên Phật pháp dạy chúng ta phương pháp đoạn trừ phiền não, chính là dạy chúng ta đừng bị ảnh hưởng hoàn cảnh thay đổi. Vô duyên, vô cớ bị xe đụng gây thương tích, thì hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ, vẫn phải báo liền với công an. Mục đích chúng ta báo cho công an biết không phải báo thù, mà là dựa vào tâm từ bi; người đó phạm sai lầm, cần phải bị luật pháp trừng phạt, không thể để họ chạy trốn, để tránh việc họ biết sai mà không sửa, lần sau vẫn đụng người khác; vả lại, chính họ sớm muộn gì cũng sẽ bị người hại. Chúng ta xử sự như thế, tuy thân thể bị thương tích, nhưng trong tâm không có căm giận oán thù, tâm lí không có tổn thương, phiền não không khởi; tai bay vạ gió này chỉ nhỏ nhặt không đáng kể.

Có rất nhiều người nói, tôi là người tốt, vì sao tôi vẫn gặp nhiều khổ nạn như thế? Chúng ta phải biết, có thân vật chất thì có quả báo, có chướng ngại, giống như có đất đai, sông, núi thì có gió, mưa, mây, sương mù. Bậc chân tu cũng phải chịu quả báo. Đức Phật từng bị Đề-bà xô tảng đá văng bị thương, cũng từng mắc bệnh nặng. Mặc dù chịu quả báo và chướng ngại, nhưng tâm các ngài không bị phiền não đau khổ. Bậc chân tu khác với phàm phu ở chỗ này.

Có rất nhiều đến than thở với tôi. Họ nói, bản thân ăn chay, niệm Phật, hết lòng giúp đỡ mọi người, nhưng trong nhà vẫn xảy ra tai nạn bất hạnh. Do đó, họ cho rằng ăn chay, niệm Phật làm việc thiện đều vô ích. Hàng phàm phu gặp khổ nạn thì tín tâm liền thoái chuyển. Bậc chân tu buông xả tự ngã, không bị phiền não làm chướng ngại. Chúng ta học Phật, là phải học tập trí tuệ của Phật, biết rõ nguyên nhân phiền não khởi lên mà đối diện nó, tiếp nhận nó, xử trí với nó, buông bỏ nó. Phật pháp rất dễ, nói tới nói lui đều là những đạo lí này, chỉ cần chúng ta thực hành thật sự thì được an lạc…



 


Mục Lục:
Lời Giới Thiệu
Lời Tựa
Phần 1: Khởi Tâm Động Niệm Đều Là Tu Hành
Phần 2: Thích Tham Thiền Ở Ngã Tư Đường Phố



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây