Giá bán: 850.000 đ
Chỉnh biên: Tỳ kheo Thích Giác Nghiên
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Năm xuất bản: 2022
Hình thức: Bìa cứng
Bộ: 2 Quyển
Số trang: 252trang(nhỏ), 282trang(lớn)
Khổ sách: 16x24cm(nhỏ), 19x28cm(lớn)
Độ dày: 2cm
(trích Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký
chủ giảng Lão pháp sư Thích Tịnh Không,
tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu,
chuyển ngữ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa)
Tập 02
B. Giải thích đề mục
Chư vị đồng học!
Xin hãy xem đề mục Hệ Niệm Pháp Sự. Đề mục tổng cộng mười chữ: “Trung Phong Hệ Niệm Pháp Sự Tam Thời Toàn Tập” (中峰繫念法事三時全集). Bản tôi dùng ở đây là bản in của Hoa Tạng Đồ Thư Quán, tục ấn năm Dân Quốc 79 (1990). Tôi dựa theo cách đánh số trang trong bản in này, có những bản in khác có số trang hơi khác, bất quá đại khái cũng tương đồng.
Trung Phong là pháp hiệu của thiền sư Minh Bổn đời Nguyên, ở trên tôi đã giới thiệu cùng quý vị rồi. Ngài là một vị đại đức rất phi thường, hữu tu, hữu chứng, hữu đức, hữu học. Qua truyện ký, chúng ta đã thấy sự tích cả một đời của lão nhân gia, đúng là khiến người ta cảm thấy năm vóc gieo sát đất. Tác phẩm Hệ Niệm Pháp Sự do vị đại đức nhà Thiền này soạn ra, ý nghĩa rất sâu. Thưa cùng quý vị! Phật pháp đến tối hậu vẫn phải là cầu sanh Tịnh Độ, điều này Ngài khai thị rất rõ rệt! Do đây, ta có thể thấy được sự thù thắng của pháp môn Tịnh Độ. Huống chi kinh Hoa Nghiêm, là một bộ kinh được lịch đại cao tăng đại đức Trung Quốc công nhận là bản kinh đệ nhất của nhà Phật, là pháp luân viên mãn, đến cuối kinh, mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát dẫn về Cực Lạc. Tông môn đến cuối cùng cũng cầu vãng sanh, quý vị chỉ cần đọc Thiền Môn Nhật Tụng sẽ thấy rành rành. Phương pháp tu hành này hiển thị rõ trí huệ tối cao.
Bản Hệ Niệm Pháp Sự Tam Thời Toàn Tập này lợi ích kẻ âm lẫn người dương. Nếu coi [việc tụng niệm] bản [nghi thức] này như chuyện kinh sám Phật sự, miệng có, tâm không, thì trật mất rồi! Chúng ta phải coi nó như là khóa tụng cần phải tu tập.
“Hệ niệm”: Khi La Thập đại sư dịch Phật Thuyết A Di Đà Kinh, đã dịch ý chữ này; bởi thế, trong kinh văn có những câu như “nhất tâm bất loạn, tâm chẳng điên đảo”. Trong quá khứ, tôi cũng đã từng nghe có người nói: “Nhất tâm bất loạn, bọn phàm phu chúng ta chẳng thể làm được; bởi thế, đối với pháp môn này bèn nẩy sanh ngờ vực, chẳng dám đảm đương”. Nhưng kinh A Di Đà còn có bản dịch của Huyền Trang đại sư. Huyền Trang đại sư dịch thẳng, chiếu theo bản tiếng Phạn mà dịch thẳng ra. Trong bản Phạn ngữ có mười phương Phật, bản của La Thập đại sư chỉ có sáu phương Phật, cho thấy La Thập đại sư đã dịch rút gọn. Trong bản Huyền Trang, “nhất tâm bất loạn” được dịch là “nhất tâm hệ niệm”. Nếu nói “nhất tâm hệ niệm” thì phàm phu có thể làm được, chứ mức độ nhất tâm bất loạn thì cao quá.
Nếu chúng ta hỏi: La Thập đại sư có dịch sai nghĩa chăng? Thưa cùng quý vị, chẳng bao giờ sai! Phàm là người vãng sanh, nhất định phải niệm đến nhất tâm hệ niệm, lúc lâm chung, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, lúc tiếp dẫn quý vị, nhất định Phật phải phóng quang. A Di Đà Phật phóng quang, Phật quang chiếu gội; Phật quang vừa chiếu, công phu của quý vị được nâng cao, từ Nhất Tâm Hệ Niệm đạt đến Nhất Tâm Bất Loạn. Vì thế, đại sư La Thập chẳng hề dịch lầm. Đích thực là đại sư thấy vấn đề này rất rõ ràng, rất minh bạch!
Chữ “niệm” (念) trong văn tự Trung Quốc thuộc loại hội ý. Quý vị thấy ở trên là chữ Kim (今), dưới là chữ Tâm (心); nghĩa là trong cái tâm hiện tại có Phật. Trong tâm phải có thì mới gọi là Niệm. Chẳng phải là quá khứ có, chẳng phải là vị lai có, mà là “kim” (nay), hiện tại có, đó gọi là Niệm. “Hệ niệm” là niệm niệm chẳng bỏ.
“Tam thời”: Trong pháp sự có đệ nhất thời, đệ nhị thời, đệ tam thời. Ở Ấn Độ vào thời cổ, một ngày đêm được chia thành ngày ba thời, đêm ba thời. Do đây biết rằng, phải hiểu nghĩa chữ “tam thời” theo nghĩa rộng, tức là ngày đêm chẳng biếng nhác.
“Pháp” là phương pháp, “Sự” là chuyên cầu vãng sanh Tịnh Độ. Hiện tại, mọi người tu pháp sự này, dùng chữ “tam thời” theo nghĩa hẹp. Ở Trung Quốc, chia ngày đêm thành mười hai thời thần: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Một thời thần bằng hai giờ hiện thời. Nếu để giúp người khác, như các vong linh được nhắc đến trong bản này, thì cả hai nghĩa rộng và hẹp đều dùng được, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, nhân duyên.
“Pháp”: Trung Phong quốc sư vì chúng ta chế định pháp bản này, chiếu theo pháp bản này để tu pháp sự cầu vãng sanh, pháp sự ở đây là cầu vãng sanh. Bản này gồm ba thời hoàn chỉnh nên gọi là “toàn tập”. Quý vị hãy xem chữ “tập”; Tập nói như bây giờ là bản hội tập. Pháp sự này do Trung Phong quốc sư hội tập. Quý vị thấy đó, nội dung gồm tán tụng, có Hương Tán, có kệ Tán Phật, có tán Phật, có tụng kinh, có kinh A Di Đà, có niệm chú, có chú Vãng Sanh, có lễ bái, có sám hối, có hồi hướng. Tu pháp (cách thức tu tập) rất viên mãn, ý nghĩa tương đồng với Vãng Sanh Luận của Thiên Thân Bồ Tát. Trong Vãng Sanh Luận, Thiên Thân Bồ Tát nói đến Ngũ Niệm pháp môn, bản Hệ Niệm này cũng là ngũ niệm pháp môn. Tu hành Tịnh Độ là phương pháp tốt đẹp, trong ấy có khai thị. Chúng tôi đề xướng bản này đã mấy năm, mọi người đều rất thông thuộc. Trong nghi quỹ, có phần chúng tôi tỉnh lược, và trong Tam Thời có phần nào trùng lập, chúng tôi chỉ giảng một lần là đủ, làm như vậy sẽ tiết kiệm thời gian.
...
MỤC LỤC
QUYỂN NHỎ
----------
01 - Sái tịnh đàn tràng
02 - Thỉnh thánh, vong linh
03 - Quy y thuyết pháp
04 - Nghi thức thượng cúng
05 - Đệ nhất thời pháp sự
06 - Đệ nhị thời pháp sự
07 - Đệ tam thời pháp sự
08 - Thí thực Du Già nghi quỹ
09 - Tạ Đàn
11 - Nghi thức Phóng Sinh.
QUYỂN LỚN
----------
01 - Thỉnh Pháp chủ lên đàn
02 - Sái tịnh đàn tràng
03 - Thỉnh thánh, vong linh
04 - Quy y thuyết pháp
05 - Nghi thức thượng cúng
06 - Đệ nhất thời pháp sự
07 - Đệ nhị thời pháp sự
08 - Đệ tam thời pháp sự
09 - Thí thực Du Già nghi quỹ
10 - Tạ Đàn
11 - Truyền U Minh Giới
12 - Nghi thức Phóng Sinh
13 - Sớ Điệp Công Văn