094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

BIỆN CHÍNH PHẬT HỌC - HT THÍCH CHÚC PHÚ BIỆN CHÍNH PHẬT HỌC - HT THÍCH CHÚC PHÚ Tác Giả: Thích Chúc Phú
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Khổ Sách: 14,5x20,5cm
Hình Thức: Bìa Cứng
Năm Xuất Bản: 2018
Trọn Bộ: 3 Quyển
BCPH VĂN HỌC - TRIẾT HỌC 480.000 đ Số lượng: 30 Bộ
  • BIỆN CHÍNH PHẬT HỌC - HT THÍCH CHÚC PHÚ

  •  2513 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: BCPH
  • Giá bán: 480.000 đ

  • Tác Giả: Thích Chúc Phú
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Khổ Sách: 14,5x20,5cm
    Hình Thức: Bìa Cứng
    Năm Xuất Bản: 2018
    Trọn Bộ: 3 Quyển


Số lượng
Lời Giới Thiệu
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đã xuất hiện những tồn nghi trong giáo điển, trong việc quảng diễn pháp học, ngay cả trong nhận thức về Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Những tồn nghi đó nếu không được lý giải thỏa đáng thì sẽ tạo nên nhiều hệ lụy mà tác động tiêu cực của nó không chỉ dừng lại ở trong một đời. Với tinh thần gạn đục khơi trong, tác giả Thích Chúc Phú đã nỗ lực biện giải những tồn nghi Phật học, kể cả việc phản biện những cách hiểu chưa đúng về giáo pháp và những vấn đề liên quan.


 
biện chính phật học 1 min


Tính đến nay, tác giả đã tập hợp công trình nghiên cứu của mình thành ba tập, với tên gọi là Biện chính Phật Học. Trên tinh thần kỉnh trọng và tùy hỷ pháp, tôi có lời tán trợ nỗ lực này của tác giả và trân trọng giới thiệu đến chư tôn đức cùng bạn đọc gần xa. Nhân mùa An cư Kiết hạ Phật lịch 2562 – Dương lịch 2018, môn nhân Pháp viện Minh Đăng Quang, Tịnh xá Trung Tâm, các tịnh xá Tăng Ni liên hệ và quần chúng Phật tử xa gần đã phát tâm in ấn tác phẩm này hỷ cúng các trường Hạ. Xin hồi hướng phước lành này đến các thí chủ hữu duyên và mười phương pháp giới luôn được trọn hưởng năm phần phước báu: “sống lâu, sắc tốt, yên vui, sức mạnh và trí tuệ”.
Sa Môn Giác Toàn – Chủ Trì Pháp Viện Minh Đăng Quang


 
biện chính phật học 2 min


Lời Nói Đầu
Trong nhiều lần duyệt tạng, chúng tôi đã ngập ngừng giữa những trang kinh khi nghĩ về công lao của tiền nhân trong việc giữ gìn, truyền thừa và làm sáng tỏ những lời dạy của Đức Phật. Với điều kiện không có sẵn bút, mực, giấy viết ở thời xưa, với quãng thời gian đủ để xóa tan bao đền dài, thành quách; nhưng những lời dạy của Đức Phật vẫn còn hiện hữu ở thế giới này đã nói lên sự đóng góp sâu dày của bao thế hệ người xưa. Tuy nhiên, phát xuất từ những pháp thoại ban đầu của Đức Phật được giữ gìn bằng trí nhớ, nhưng đến khi được ghi lại bằng văn tự thì phải chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và kể cả con người. Do vậy, đã có những bản kinh tuy mang danh Phật thuyết nhưng không tương ứng với Kinh, không phù hợp với Luật và thậm chí đi ngược lại với những nguyên lý cơ bản mà Đức Phật đã xiển dương suốt cả cuộc đời.

Từ lời dạy của Đức Phật trong kinh Trung Bộ: Ta chủ trương phân tích; ở đây, Ta không chủ trương nói một chiều (kinh Subha); đã tiếp thêm nguồn sinh lực để chúng tôi vững tin trên con đường nghiên cứu, nhằm chỉ ra đâu là lời Phật nói, đâu là do người sau thêm vào, cũng như biện giải những hiều lầm không đúng về Đức Phật, giáo pháp và những vấn đề liên quan. Với mong mỏi đó nên chúng tôi đã lấy tên tác phẩm là Biện Chính Phật Học. Biện Chính Phật Học là thành quả kết tinh của một quá trình nghiên cứu, biện giải kinh văn và những vấn đề khác nhau liên quan đến Phật giáo. Công việc này chúng tôi đã khởi sự từ năm 2010 và đến nay đã công bố 34 đề tài khác nhau, được in thành hai tập mang tên Biện chính Phật học tập 1 và tập 2.

Mùa Hạ năm 2018, chúng tôi tiếp tục công bố 16 đề tài nghiên cứu và dự kiến sẽ in thành Biện Chính Phật Học tập 3. Thế nhưng, trước nhu cầu thiết thực của chư tôn đức và độc giả, chúng tôi tổng hợp cùng với hai tập đã in thành một bộ Biện Chính Phật Học gồm 3 tập. Có thể nói, với tâm nguyện sẽ tận hiến đời mình nhằm mục tiêu biện giải kinh văn, nếu như các điều kiện khách quan cho phép, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và kiên định với hướng đi này. Do vậy, số lượng ba tập Biện Chính Phật Học không phải là điểm dừng cuối. Mặc dù cẩn trọng và cân nhắc nhưng sẽ khó tránh khỏi những sơ suất do chưa đủ chú tâm, trên tinh thần học hỏi và cầu thị, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của chư tôn đức và bạn đọc gần xa. Trân trọng!
Thích Chúc Phú


 
biện chính phật học 3 min


Trích “Biện Chính Phật Học – Phật Sự Theo Nghĩa Lịch Sử”:
Phật sự (Buddha-kārya) là việc của Phật. Việc của một đấng giác ngộ hoàn toàn và đem sự giác ngộ đó chuyển hóa chúng sanh. Ở tầng nghĩa nguyên thủy, việc của Phật chỉ tập trung chủ yếu vào mỗi một việc là chuyển hóa và độ thoát chúng sanh. Nói cách khác, độ chúng sanh, làm cho chúng sanh giác ngộ là Phật sự. Đọc lại lịch sử Đức Phật, theo Maha Thera Narada trong Đức Phật và Phật pháp, có thể thấy một ngày của Đức Phật bắt đầu từ khi tảng sáng, khi ấy Phật dùng thiên nhãn để quán sát thế gian, xem có ai cần để Ngài tế độ. Nếu thấy có người cần hỗ trợ thì không đợi họ thỉnh cầu, Ngài tự ý đến để dẫn dắt người ấy.

Sau khi thọ thực xong, Ngài thuyết một bài pháp ngắn. Khi đã trưa, Đức Phật lui về hương thất. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng bên mặt và định thần một lát. Lúc dậy, Ngài nhập Đại bi định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn quan sát các vị Tỳ-kheo hành thiền nơi rừng sâu vắng vẻ hoặc các vị đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy các vị ấy. Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe pháp. Do Phật nhãn, Ngài nhìn vào khuynh hướng tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết pháp độ một giờ. Từ sáu giờ chiều đến mười giờ đêm là khoảng Đức Phật dành riêng để các vị Tỳ-kheo được tự do thỉnh cầu nhằm soi sáng những hoài nghi về giáo pháp, xin đề mục hành thiền.


 
biện chính phật học 4 min


Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên từ các cõi Trời, đến hầu Phật và hỏi Ngài về giáo pháp. Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng, được chia làm bốn phần. Trong phần đầu, từ hai đến ba giờ, Đức Phật đi kinh hành (cankamana). Từ ba đến bốn giờ, Ngài nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt. Từ bốn đến năm giờ, Ngài nhập Đại bi định và rải tâm Từ đến khắp nơi. Có thể nói, trọn cả ngày, Đức Phật luôn bận rộn với nhiệm vụ hóa độ cho tha nhân. Thuyết giảng cho chư Thiên, giảng dạy chúng xuất gia, thuyết giảng cho chúng tại gia và tùy cơ nghi hóa độ bất cứ ai cần Ngài, không phân biệt thời gian và trú xứ. Ngài đơn giản hóa đến mức có thể về vấn đề chỗ ở, thức ăn, nhằm dành tất cả thời gian còn lại của đời mình vào bản thệ hóa độ chúng sanh. Như vậy, Phật sự được hiểu ở đây chính là sự nghiệp hóa độ vĩ đại của Đức Phật. Ở tầng nghĩa này, chúng ta chỉ là người đứng rất xa và còn rất lâu mới với tới.

 
biện chính phật học 5 min


Phật Sự Theo Nghĩa Phải Sinh Hay Là Hai Loại Phật Sự
Như đã nói, việc của Phật thì chỉ có Phật hiểu và chỉ có Phật mới làm được. Kinh Pháp Hoa đã khẳng định điều này. Nếu việc Phật được hiểu trong khuôn khổ giới hạn như vậy là một thiệt thòi lớn cho chúng sanh, vì chúng sanh còn rất lâu mới thành Phật. Hơn đâu hết, trong nhiều kinh điển, Đức Phật đã từng tán thán khả năng thành Phật ở mỗi chúng sanh. Sau khi Đức Thế Tôn diệt độ, quá trình phát triển của các tông phái Phật giáo, quy mô, thể thức cũng như phạm vi lan tỏa của Phật giáo ngày càng được mở rộng. Từ đây, khái niệm Phật sự từng bước mở rộng phạm vi của mình.

Ở một chừng mực nào đó có thể hiểu, đi theo con đường của Phật, noi theo công hạnh của Phật, để cuối cùng được kết quả như Phật... thì được xem là đang làm việc Phật. Phàm các việc làm nhằm phát huy đức của Phật thì gọi là Phật sự. Như vậy, ở nghĩa phái sinh này, Phật sự được thể hiện rất bao quát ở nhiều dạng, nhưng tựu trung, có thể khái quát khái niệm Phật sự ở nghĩa phái sinh bao hàm hai hình thức: Nỗ lực tu tập cho bản thân và công hạnh hóa độ tha nhân. Trong hai dạng Phật sự nêu trên, dạng thứ nhất là điều quan thiết, chính yếu. Vì lẽ, nỗ lực để được như Phật là cả một quá trình, không phải chỉ một ngày, một đời, một kiếp mà có thể xuyên qua vô số kiếp. Trên năm trăm chuyện tiền thân của Đức Phật được ghi lại trong các tập Jataka đã chứng tỏ rằng, trước khi thành Phật, Ngài đã kinh qua vô số kiếp sống và đã thực hành nhiều hạnh nguyện khác nhau.


 
biện chính phật học 6


Do đó, đã là người xuất gia thì phải nỗ lực: Hãy đứng dậy, ngồi dậy, Hãy kiên trì học tập, Đạt cho được an tịnh, Đừng để cho thần chết, Biết ông là phóng dật, Mê hoặc, chinh phục ông”. Nói rõ hơn, hàng đệ tử Phật, đã đi theo con đường của Phật thì phải nỗ lực tu tập và tự chuyển hóa, dù ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu thực hiện được như vậy, tức là thực hiện được phương diện thứ nhất của nghĩa Phật sự. Ở tầng nghĩa thứ hai, tức xem việc hóa độ chúng sanh là Phật sự. Điều này, được khẳng định rõ ràng và mạnh mẽ nhất ở kinh Hoa Nghiêm: Nếu Bồ-tát có thể tùy thuận chúng sanh, tức chính là tùy thuận cúng dường chư Phật. Và như vậy, với lý tưởng Bồ-tát của giáo nghĩa Đại thừa, ý nghĩa Phật sự đã được mở rộng lên một tầm mức mới.

Vì lẽ, lý tưởng độ thoát chúng sanh, độ tận, không mệt mỏi, sẵn sàng vận dụng vô vàn phương tiện, vô vàn hình thức, miễn sao làm cho chúng sanh chuyển mê khai ngộ, lìa khổ, được vui... thì người theo lý tưởng Bồ-tát sẵn sàng làm. Ở đây, chúng ta có thể thấy lý tưởng độ chúng sanh được khởi dậy mạnh mẽ, thể hiện qua sự phát nguyện của ngài A-nan, được ghi lại trong thời công phu sáng như: Con phủ phục thỉnh cầu, Đức Thế Tôn từ bi, mà chứng minh cho con: trong thời kỳ dữ dội, đầy năm thứ vẫn đục, con nguyện vào đó trước, nếu còn một chúng sanh, chưa được thành Phật-đà, không bao giờ với họ, con bỏ mà Niết-bàn”.

Trong hành hoạt của các vị Đại Bồ-tát gắn với đời sống và niềm tin trong nhân gian như Quán Thế Âm Bồ-tát, Địa Tạng Bồ-tát, ta dễ dàng bắt gặp sự phát nguyện tương tự. Không những vậy, tâm nguyện độ sanh không chỉ xuất hiện và dành riêng cho các vị Đại Bồ-tát, mà còn được thể hiện ở bất cứ ai mạnh mẽ phát tâm, không chỉ dừng lại ở một đời này mà còn được thể hiện trong những đời sống tiếp theo. Nói như ngài Thật Hiền: Tôi đi là trở lại liền. Trở lại cõi đời này để tiếp tục sứ mạng độ sanh. Một câu nói ngắn nhưng hàm nghĩa cho lý tưởng độ sanh chất ngất, vô biên.

Nói cách khác, trong lý tưởng của hàng Bồ-tát, từ sơ phát tâm cho đến khi thành tựu trọn vẹn, sứ mạng độ thoát chúng sanh luôn là nỗi khắc khoải khôn nguôi, là bản hoài khi hóa hiện trên cuộc đời này. Và cũng do bởi yếu tính này, nghĩa của Phật sự trong giáo nghĩa Đại thừa ngày càng được mở rộng hơn bao giờ hết. Trong thời đại ngày nay, Phật sự ở nghĩa này dường như bao quát hầu hết mọi việc làm của người xuất gia như: từ thiện cứu tế, ứng phó đạo tràng, kiến thiết tự viện, giảng dạy cho chúng xuất gia và tại gia... cũng như nhiều việc vô danh khác.

Kinh Duy Ma đã mở rộng nội hàm khái niệm Phật sự như sau: “Có thế giới lấy ánh sáng của Phật mà làm việc Phật. Có thế giới lấy Bồ-tát mà làm việc Phật. Có thế giới lấy người Phật hóa ra mà làm việc Phật. Có thế giới lấy cây bồ-đề mà làm việc Phật. Có thế giới lấy y phục hay đồ nằm của Phật mà làm việc Phật. Có thế giới lấy cơm ăn mà làm việc Phật. Có thế giới lấy vườn rừng lầu đài mà làm việc Phật. Có thế giới lấy ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp mà làm việc Phật. Có thế giới lấy thân Phật mà làm việc Phật. Có thế giới lấy sự trống không mà làm việc Phật.

Chúng sinh thích ứng với những duyên tố trên đây mà được vào Chánh pháp. Có thế giới lấy chiêm bao, ảo thuật, hình ảnh, tiếng vang, bóng trong gương, trăng dưới nước, sóng nẳng, những sự ví dụ như vậy mà làm việc Phật. Có thế giới lấy âm thanh ngôn ngữ văn tự mà làm việc Phật. Có thế giới trong sạch lấy sự vắng lặng, không nói năng, không chỉ bảo và không thi vị mà làm việc Phật. Như thế ấy, A-nan, chư Phật cử động tới ngừng, mọi việc toàn là việc Phật. A-nan, ma quân có bốn loại, phiền não có tám mươi bốn ngàn thứ, chúng sinh vì thế mà khốn đốn, còn chư Phật thì lấy chính những thứ ấy mà làm việc Phật”. Tựu trung, có thể xem diệu dụng pháp Phật là Phật sự…



 
biện chính phật học 7 min



MỤC LỤC:
TẬP 1
Lời Giới Thiệu
Lời Nói Đầu     
Vấn Đề Phật Sự
Bàn Về Những Luận Điểm Sai Lầm Của Schumann Trong Tác Phẩm Đức Phật Lịch Sử
Khảo Sát Về Bát Cháo Sữa Của Nàng Sujātā Và Ngôi Tháp Gạch Bên Bờ Sông Niranjana  
Nghiên Cứu Về Vương Nạn Tỳ-Lưu-Ly Và Cuộc Thiên Di Đến Gandhāra Của Dòng Họ Thích     
Nguồn Gốc Tín Niệm Cúng Sao Giải Hạn  
Mộc Dục Tượng Thờ Và Tượng Đản Sinh 
Khảo Luận Về  Bản Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng 
Kinh Vu Lan - Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng Và Nikāya 
Người Xuất Gia Và Vấn Đề Lễ Lạy Cha Mẹ 
Kinh Điển Phi Phật Thuyết Trong Kinh Tạng Nikāya 
Những Lời Dạy Nghiêm Khắc Của Đức Phật 
Trầm Tư Về Vấn Đề Phóng Sanh
Khương Tăng Hội Cầu Xá-Lợi - Huyền Thoại Và Sự Thực
Nghệ Thuật Phạm-Bối Trong Kinh Điển Phật Giáo
Khảo Sát Cụm Từ Phụng Chiếu Dịch Trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu 
Từ Quan Điểm Nhất-Xiển-Đề Thành Phật Đến Việc Sám Hối Tội Ba-La-Di: Khả Tính Cứu Độ Và Khai Phóng Của Phật Giáo  
TẬP 2
Khảo Về Tuyên Ngôn Đản Sanh
Nghiên Cứu Về Ngày, Tháng Thành Đạo Của Đức Phật
Bàn Về Hai Cuộc Kết Tập Kinh Điển Khi Phật Còn Tại Thế
Đức Phật Đã Chuẩn Bị Những Gì Trước Khi Đại Diệt Độ?
Nghiên Cứu Về Ngày, Tháng Nhập Niết-Bàn Của Đức Phật
Vương Nạn Tỳ-Lưu-Ly Diễn Ra Lúc Phật Còn Tại Thế Hay Khi Ngài Đã Niết-Bàn?
Từ Sự Sám Hối Của Đề-Bà-Đạt-Đa Nghĩ Về Khả Tính Thành Phật Của Mỗi Người
So Sánh Kinh Bệnh (S.V,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng
Tại Sao Tụng Thất Giác Chi Để Chữa Bệnh, Cầu An?
Độ Người Hấp Hối Theo Kinh Tạng Nikaya
Khảo Chứng Về Thân Trung Ấm
Tại Sao Bồ-Đề-Đạt-Ma Phủ Định Công Đức Của Vua Lương Vũ Đế?
Khảo Về Vấn Đề An Trạch
Đối Khảo Về Thần Chú Sản Nạn
Những Nhận Định Chưa Đúng Về Phật Giáo Trong Tác Phẩm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1)
Những Nhận Định Chưa Đúng Về Phật Giáo Trong Tác Phẩm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (2)
Luận Về Vấn Đề Tăng Quan
Khảo Về Vấn Đề Y Tía (Tử Y)
TẬP 3
Khảo Biện Về Kinh Dược Sư
Nghiên Cứu Về Thú Hướng Tái Sanh Qua Dấu Hiệu Nóng, Lạnh Của Thân Thể
Khảo Về Tang Nghi Của Hàng Thích Tử
Nghiên Cứu Về Vấn Đề Cúng Tế Và Cứu Độ Hương Linh Trong Kinh Tạng Nikaya
Thời Đức Phật, Chư Tăng Có Được Nhận Tiền Hay Không? Nghiên Cứu Về Một Trường Hợp Trong Luật Thập Tụng
Vài Điểm Tương Đồng Và Khác Biệt Trong Bố Thí Giữa Ấn Giáo Và Phật Giáo
Từ Lời Phật Dạy Trong Kinh Trường Bộ Nghĩ Về Việc Cầu, Cúng Thần Tài
Vài Điều Quan Ngại Khi Đọc Kinh Kim Quang Minh
Tôn Giả Thi-Bà-La, Vị “Thần Tài” Đích Thực Của Phật Giáo
Nghiên Cứu Về Tiến Trình Ngộ Đạo Của Ngài Huệ Năng
Từ Châu-Lợi-Bàn-Đặc, Đến Lục Tổ Huệ Năng-Nghĩ Về Vấn Đề Pháp Hành Của Phật Giáo Việt Nam Hiện Tại
Những Cứ Liệu Về Ni Giới Trước Thời Di Mẫu Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Chuyển Giới
Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ Và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng
Đi Tìm Bảo Tháp Nơi Tiền Thân Đức Phật Hiến Mình Cứu Hổ Đói
Khảo Về Tên Gọi Sa Môn, Bà-La-Môn Và Những Phẩm Tính Của Bà-La-Môn Trong Phật Điển



 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây