TUỆ SỸ NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG - NGUYỄN HIỀN ĐỨCTổ chức bản thảo và vi tính: Nguyễn Hiền Đức Hình thức: Bìa cứng Bộ: 4 Quyển Kích thước: 18x25.5cm Độ dày trọn bộ: 9.7cm Khối lượng: 3.1 kgS001594VĂN HỌC - TRIẾT HỌC800.000đSố lượng: 1000 Bộ
TUỆ SỸ NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG - NGUYỄN HIỀN ĐỨC
NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG (Khung Trời Tuệ Sỹ) NGUYÊN ĐẠO VĂN CÔNG TUẤN
Tôi chưa hề có ý “dám viết” về Ôn (Hòa Thượng) Tuệ Sỹ - người mà tôi rất kính trọng và thân thiết. Có thời tôi đã từng gọi Ôn là chú Sỹ, rồi anh Sỹ đầy tình cảm thân thương, dù giữa Ôn và tôi vẫn luôn giữ một khoảng cách chừng mực giữa hai chiếc áo - đạo và đời. Đó là chưa nói là Ôn “lớn” quá so với cái hiểu biết của tôi. Bất ngờ trong dịp nghỉ lễ Noel và năm mới dương lịch anh Nguyễn Hiền, cũng là người anh tinh thần trong quan hệ sách vở của Vạn Hạnh năm xưa, gởi cho bản thảo tuyển tập của anh tự sưu tập khá công phu về Tuệ Sỹ như một món quà và mong muốn tôi phải góp vào (anh Nguyễn Hiền từng là Thư ký Tòa soạn tờ báo Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh và Thầy Tuệ Sỹ từng nhiều năm là Chủ bút).
Nhận Email và Tuyển Tập Tuệ Sỹ tôi mừng quá. Niềm hạnh phúc từ những tình cảm Vạn Hạnh thuở xưa thôi thúc tôi viết Email trả lời ngay cho anh:“Dạ sẽ cố gắng! Trên đời này, nếu chỉ được phép nhắc đến tên một nhà Văn hóa Phật giáo Việt Nam thì tên người ấy chắc chắn phải là Tuệ Sỹ; nếu chỉ được phép viết về một người của thế kỷ này thì nên viết về Tuệ Sỹ; nếu tôi chỉ phải nêu tên một người bằng tất cả niềm cảm phục và kính trọng thì tôi sẽ nêu tên Thầy Tuệ Sỹ".
Ấy là những niệm khởi bộc phát trong tôi và tôi phải ngồi vào bàn viết ngay cho anh Nguyễn Hiền như thế, dù lúc ấy vẫn còn đang bận bịu công việc ở văn phòng.
Về nhà lần giở những bài trong Tuyển Tập Tuệ Sỹ của anh ra đọc biết là mình đã lỡ lời, thấy hơi lạnh gáy vì nhận ra mình đang cỡi lưng cọp. Tôi, con ếch ngồi đáy giếng, cứ ngỡ mảnh trời xanh tròn xinh đẹp trên kia đã là tất cả những phương trời viễn mộng của Thầy Tuệ Sỹ. Lầm to! Nhưng may thay, con ếch ấy có thời đã được gần gũi với Thầy Tuệ Sỹ, được Thầy thương mến - dù thời gian ấy không lâu, chỉ vài năm. Tôi không phải (và cũng chưa bao giờ muốn) là cây viết chuyên nghiệp. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, Thầy không bao giờ chê cười những yếu kém hay những chuyện bạo gan của tôi, như có lần tôi đã từng làm tại Vạn Hạnh năm xưa (tôi sẽ kể sau). Cái “khung trời hội cũ” ’ ấy đã ôm ấp vỗ về tôi. Nghĩ vậy nên tôi mở Laptop và gõ từng dòng chữ này vào bàn phím. (Anh Hiền ơi! Tuấn này đã thở phào một hơi dài khi vừa viết xong đoạn mào đầu này, sau cả tuần phân vân không biết phải bắt đầu ra sao). ... Trong bức thư gởi cho Tăng Ni trẻ ở Huế, Thầy Tuệ Sỹ từng trải lòng như trút cả tâm tình mình cho hàng hậu học vào những dòng chữ sau:
“Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư đối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. [...] Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của Thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia xẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khởi tô ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa.” ... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn (Đức Quốc)
TỔNG MỤC LỤC
QUYỂN 1 ---------- Phần Một. ĐÔI ĐIỀU VỀ THẦY TUỆ SỸ 6. VĂN CÔNG TUẤN. Những phương trời viễn mộng. 22. THÍCH PHƯỚC AN. Cụ Quách Tấn, cụ Đào Duy Anh và Thầy Tuệ Sỹ 26. THÍCH NGUYÊN SIÊU. Hòa thượng Tuệ Sỹ, Trí Siêu, những thiên tài lỗi lạc 38. TUỆ SỸ. ... Về giai đoạn thành lập GHPGVN và HT. Trí Thủ 43. BÙI GIÁNG. Tuệ Sỹ - Một nguồn thơ Việt phi phàm 49. ĐINH CƯỜNG... Coffee một mình nhớ Thầy Tuệ Sỹ 50. THÍCH PHƯỚC AN. Thơ Tuệ Sỹ hay là tiếng gọi của những đêm dài... 68. NGUYỄN MỘNG GIÁC. Đọc lại thơ Tuệ Sỹ 76. TÂM THƯỜNG ĐỊNH. Mắt biếc trong thơ Tuệ Sỹ 80. VĨNH HẢO. Đọc thơ Tuệ Sỹ 92. TRẦN VIỆT LONG. Thầy Tuệ Sỹ với Bùi Giáng với bài thơ tứ tuyệt... 98. HẠNH VIÊN. Hậu từ của người sưu tập [Tuệ Sỹ Văn Tuyển] Phần Hai. NHỮNG BÀI VIẾT CỦA THẦY TUỆ SỸ 103. Tựa Tô Đông Pha - Những phương trời viễn mộng 107. Tựa Huyền thoại Duy-Ma-Cật 118. Phương tiện thiện xảo 133. Tư tưởng là gì? 140. Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng 160. Tư tưởng Phật giáo đối diện với hư vô 168. Duy tuệ thị nghiệp 174. Truy tìm tự ngã 181. Nền tảng kinh tế học theo cách nhìn Phật giáo 193. Tựa (cho bản tiếng Việt) Các Tông phái của đạo Phật 197. Tựa Thắng Man giảng luận 198. Thanh sắc thi ca 201. Ngồi giữa bãi tha ma (Thơ) 202. Cổ thụ trong vườn Thiền 209. Một tấm lòng của Kinh Kha 238. Piano Sonata 14 (Truyện ngắn) 247. Sư Thiện Chiếu (Truyện ngắn) 251. Gốc tùng (Truyện ngắn) 256. Bóng cha già, Ác mộng rừng khuya, Cho ta chép nốt bài thơ ấy, Tiêu khúc Phật đản (Thơ) 260. Thuyền ngược bến không 267. Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh 275. Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã 287. Luật nghi và Nghiệp đạo 302. Nước non cách mấy buồng thêu 306. Lễ tháng Bảy cho những oan hồn phiêu bạt 322. Những câu đối tại các chùa Long An (Q. Trị), Pháp Lâm (Đà Nẵng), Phật Ân (Long Thành), Chúc Thánh (Quảng Nam), Quảng Đức (Úc) 327. Tâm ý thức 335. Bên bếp lạnh (Thơ) 336. Du-Già Bồ tát hành 341. Nhân đọc Triết học Thế Thân bản dịch Việt 357. Thiên lý độc hành (13 bài thơ) 371. Nguyễn Hiền-Đức: Về bộ Tuệ Sỹ Văn Tuyển 376. PHỤ LỤC: WIKIPEDIA. Tiểu sử Tuệ Sỹ
QUYỂN 2 ---------- I. ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ THẦY TUỆ SỸ 6. Văn Công Tuấn. Những phương trời viễn mộng 20. Tâm tình Thầy Tuệ Sỹ qua những bức thư gởi người tuổi trẻ 29. Nguyên Tánh - PCT. Một buổi sáng đọc thơ Tuệ Sỹ 35. Nguyên Siêu. Tuệ Sỹ, Thơ và Con Đường Trung Đạo 49. Tuệ Hạnh. Ân tình Pháp Hội 57. Tâm Nhiên. Tuệ Sỹ trên Ngõ Về Im Lặng 78. Phạm Công Thiện. Buổi chiều nắng hạ đọc thơ Tuệ Sỹ II. TUỆ SỸ MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ PHẬT HỌC, TRIẾT HỌC, VĂN HỌC 87. Thư gởi các Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế 90. Trí thức phải nói! 96. Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo 111. Thiền qua tranh chăn trâu 122. Nhân đọc Tìm hiểu Nhân tính và Tánh không của GS. Hoàng Dương 126. Đạo Phật với thanh niên 135. Thi ca và Tư tưởng 146. Đối Biện Bồ tát 162. Duy Ma Cật, Về Sự Khai Phá Trí Tuệ 180. Kinh Hoa Nghiêm: Lý tưởng Bồ tát và Phật 205. Đi... 208. Triết học về Tánh không. Tánh không luận là gì? 215. Cửa vào tuyệt đối 230. Suy nghĩ về hướng giáo dục cho tuổi trẻ 234. Mười huyền môn: Trật tự của thế giới trong tương quan vô tận 262. Nghiệp trong Triết học - Tôn giáo Ấn Độ 296. Phật dạy chăn trâu 309. Tạp A-hàm, Lịch sử truyền dịch. Ý nghĩa và truyền thừa 318. Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng 326. Sơn Núi 332. Những điệp khúc cho dương cầm (Thơ) 335. Thơ chữ Hán 338. Đề tựa thi tập Lá Cỏ 341. Đề tựa tập thơ Lục Bát của Hoài Khanh 345. Lục bát Viên Linh 352. Đến với Thơ Hoàng Cầm từ Ngôn Ngữ Pháp 360. Giữa thời đại và nhân sinh 380. Bát quan trai giới Phụ lục 392. HT. Tuệ Sỹ - Giải Nhân quyền Việt Nam 2005
QUYỂN 3 ---------- Phần Một. ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ THẦY TUỆ SỸ 8. NGUYÊN ĐẠO VĂN CÔNG TUẤN. Tuệ Sỹ - Những Phương Trời Viễn Mộng 24. HẠNH CHI. Riêng Một Cõi Thơm 30. NGUYÊN SIÊU. Giới Thiệu Tổng Quát Công Trình Dịch Thuật Kinh, Luật, Luận, Thi Ca Của Thượng Tọa Tuệ Sỹ 46. ĐẶNG TIẾN. Âm Trầm Tuệ Sỹ 55. NGUYÊN SIÊU. Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ Và Phương Trời Mộng 70. NGUYỄN MINH CẦN. Đọc Thơ Tù Của Thầy Tuệ Sỹ 79. HOÀNG QUỐC BẢO. Đêm Sâu Tuệ Sỹ 88. HUỲNH KIM QUANG. Đọc Thơ Tù Chữ Hán Của Thầy Tuệ Sỹ 98. LÊ MỘNG NGUYÊN. Tri Thức Và Hành Động Trong Thơ Tĩnh Thất Của Thiền Sư Tuệ Sỹ 108. HUỲNH KIM QUANG. Theo Dấu Lặng Nghe Điệp Khúc Dương Cầm Của Thầy Tuệ Sỹ 113. HUỆ TRÂN. Bước Nhảy Của Chim Hồng 118. TÂM NHIÊN. Tuệ Sỹ - Bi Tráng Một Hồn Thơ 123. TÂM THƯỜNG ĐỊNH. Thiên Nhãn (Thơ) Phần Hai. NHỮNG BÀI VIẾT CỦA THẦY TUỆ SỸ 128. Ấn Tượng Khoảnh Khắc 130. (Thơ) Nhìn Ngọn Nến Khuya, Trầm Mặc, Buổi Sáng Tập Viết Chữ Thảo, Nhớ Dương Cầm 133. Tựa Trung Luận (Tuệ Sỹ dịch Việt) 137. Những Giá Trị Phổ Quát Của Bồ Tát Hành 157. (Thơ) Mộng Trường Sinh, Cánh Chim Trời, Hương Ngày Cũ, Kết Từ 160. Tổng Luận Về Nghiệp 200. Một Thời Truyền Luật 215. (Thơ) Luống Cải Chân Đồi, Cỏ Dại Ven Bờ 219. Tuổi Trẻ Lên Đường 225. (Thơ) Tống Biệt Hành, Một thoảng chiêm bao, Cuối Năm, Cây Khô, Anh Sẽ Về Thăm Phố Cũ 230. Tô Đông Pha - Những Phương Trời Viễn Mộng 230. + Tưạ 233. + Khuyết Nguyệt Quải Sơ Đồng 258. + Lô Sơn Chân Diện Mục 292. Tô Đông Pha - Những Phương Trời Lữ Thứ 294 + Trời Quê Hương Khói Mù Bay Viễn Mộng 298. + Trời Thu Cao Cây Lá Ngủ Mơ Hồ 300. + Trời Óng Ả Bạc Tường Rêu Lữ Thứ 304. + Trời Trăng Sao In Mộng Triệu Sông Hồ 309. (Thơ)Tự Tình, Một Bóng Trăng Gầy, Hạ Sơn
QUYỂN 4 ---------- Phần Một. ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ THẦY TUỆ SỸ NGUYÊN ĐẠO VĂN CÔNG TUẤN. Tuệ Sỹ - Những Phương Trời Viễn Mộng HOÀI KHANH. Tương tư đất VIÊN LINH. Vài nét về Thượng Tọa Tuệ Sỹ NGUYỄN MẠNH TRINH. Tuệ Sỹ - Viễn Mộng Mấy Khung Trời DOMINIQUE - HẠNH VIÊN. Thay Lời Tựa "Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm" HƯƠNG TÍCH PHẬT VIỆT, Lời Giới Thiệu: "Huyền Thoại Duy-Ma-Cật" LÊ MỘNG NGUYÊN. Voyages Dans Mon Univers Tranquille Phần Hai. NHỮNG BÀI VIẾT CỦA THẦY TUỆ SỸ - Lịch Nghiệm Kỳ Cùng Cuộc Lữ - Tựa Thắng Man Giảng Luận - Thắng Man Giảng Luận: Giới Thiệu Tổng Quát - Thắng Man Giảng Luận: Như Lai Tạng - Thắng Man Giảng Luận: Pháp Thân - Thắng Man Giảng Luận: Thắng Man: Nhân Cách Lý Tưởng - Dẫn Vào Duy Thức Học - Bồ-Tát Tãi Gia Thời Đức Phật - Nguyên Lý Duyên Khởi - Nguyên Lý Duyên Khởi (tiếp theo) - Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo - A-Tỳ-Đạt-Ma-Câu-Xá, Tập II - Kinh Duy-Ma-Cật Sở Thuyết - Kinh Trung A-Hàm - Kinh Trường A-Hàm Phần Phụ lục THÍCH THANH TỪ Lời Đầu Sách “Tuệ Trung Thượng Sỹ Ngữ Lục Giảng Giải” THÍCH THANH TỪ. Tuệ Trung Thượng Sỹ: Bài Ngâm Phóng Cuồng TÂM NHIÊN. Siêu Tuyệt Thiền Sư Thi Sỹ