094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM - HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG PHÁT BỒ ĐỀ TÂM NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM - HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG Giảng Giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Cẩn Dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
Nhà Xuất Bản: Phương Đông
Số Trang: 120 Trang
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ: 13x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2016
Độ Dày: 0,9cm
NHCN PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG 40.000 đ Số lượng: 109 Quyển
  • PHÁT BỒ ĐỀ TÂM NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM - HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

  •  1984 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: NHCN
  • Giá bán: 40.000 đ

  • Giảng Giải: Hòa Thượng Tịnh Không
    Cẩn Dịch: Vọng Tây Cư Sĩ
    Nhà Xuất Bản: Phương Đông
    Số Trang: 120 Trang
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ: 13x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2016
    Độ Dày: 0,9cm


Số lượng
Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu. Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật! Rất hoan nghênh mọi người đến cùng nhau tham gia chia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng ta rất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuy kinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bản phiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta, người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.


 
phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm



Kinh Vô Lượng Thọ chú giải của người xưa lưu lại cho chúng ta chỉ có hai loại, vẫn không thể so được với Nhật Bản (Nhật Bản có hai mươi hai loại chú giải). Nguyên nhân này mọi người đều rất rõ ràng, bởi vì nguyên bản dịch rất nhiều, có mười hai loại dịch thành Trung văn, nhưng bảy loại đã bị thất truyền, chỉ còn lại năm loại. Thế nhưng năm loại này khi học tập cũng không thuận tiện, cho nên cần phải hội tập. Vào thời xưa đã từng có hai lần hội tập, một lần tóm yếu. Những đại đức biên tập làm hoàn thiện bổn kinh Vô Lượng Thọ đều là vì để cho chúng ta dễ dàng thọ trì đọc tụng. Cư sĩ Vương Long Thư (triều Tống) phát tâm hội tập, nhưng rất tiếc là bản hội tập của ông có nhiều thiếu sót, tuy được lưu thông rất rộng. Đại sư Liên Trì cũng rất tán thán, nhưng tất nhiên là không viên mãn lắm. Cư sĩ Ngụy Nguyên (triều nhà Thanh) - Ngụy Mặc Thâm, ông hội tập lần thứ hai tốt hơn rất nhiều so với cư sĩ Vương Long Thư, rất nhiều sai sót đã được bổ sung vào, thế nhưng vẫn còn có một số khuyết điểm.

Năm Càn Long nhà Thanh còn có cư sĩ Bàng Tế Thanh, ông cũng làm ra một bản tóm yếu, thế nhưng không phải ông hội tập, mà ông chỉ dùng một trong năm loại bản dịch để làm hội tập. Mãi đến thời kỳ dân quốc, kinh Vô Lượng Thọ trước sau vẫn chưa có bản hoàn thiện, vẫn bị chôn vùi trong Đại Tạng Kinh gần 2.000 năm. Thế nên lão cư sĩ Hạ Liên Cư (là đại Bồ Tát tái sanh) phát tâm một lần nữa hội tập kinh Vô Lượng Thọ, thế là bản hoàn thiện cuối cùng của kinh Vô Lượng Thọ đã được xuất hiện. Bản hội tập của Ngài Hạ Liên Cư hoàn toàn tránh được những sơ xuất của người trước, không hề thêm vào bất cứ ý gì của mình, thậm chí không thêm vào một chữ, hoàn toàn chọn lấy từ nguyên bản dịch. Cho nên trong lịch sử Phật giáo, quyển kinh Vô Lượng Thọ hoàn thiện nhất cuối cùng đã xuất hiện sau 2.000 năm, kể từ khi Phật pháp truyền vào đất nước chúng ta. Nhân duyên này rất là thù thắng, và chúng ta đã gặp được.



 
phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm 1



Tuy bản hoàn thiện hội tập thành công, nhưng nếu không có người hoằng dương thì cũng chẳng có ai biết đến. Cho nên, đệ tử của Ngài Hạ Liên Cư là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ phát tâm làm chú giải, đây cũng là một vị đại Bồ Tát thị hiện. Chú giải của Ngài vô cùng uyên bác tinh thâm, người thông thường cũng khó mà nắm bắt được ý nghĩa thâm sâu bên trong. Sư phụ kính yêu của chúng ta, Tịnh không thượng nhân ân sư, trong mấy mươi năm qua liên tiếp hoằng dương kinh Vô Lượng Thọ do Ngài Hạ Liên Cư hội tập, khiến chúng ta cuối cùng có được sự nhận biết bộ Tịnh Độ đệ nhất kinh này. Thế là sau cùng có thể hiểu sâu hơn những lý luân phương pháp tu hành của Tịnh Độ, sự tướng của thế giới Cực Lạc, vô số nghĩa lý của Tịnh Độ có thể thâm nhập thể hội. Cho nên chiều nay cô giáo Lưu nói, lão Hạ Liên Cư, lão Hoàng Niệm Tổ và lão Tịnh Không là Tịnh Độ Tam Kiệt, ba vị hào kiệt. Tôi cảm thấy cách nói này thật tuyệt vời. Ngài Tịnh Không có thể đem kinh Vô Lượng Thọ hoằng dương rộng lớn, hơn nữa cuối đời Ngài phát nguyện chuyên tu chuyên hoằng Tịnh Độ Đại Kinh giải, vì chúng sanh hiện đại, thậm chí chúng sanh 9.000 năm sau của thời kỳ Mạt Pháp làm một tăng thượng duyên tốt nhất để cầu sanh Tịnh Độ. Loại nhân duyên này, chúng ta từ trên lịch sử phát triển Phật giáo mà nhìn liền có thể nghĩ đến, thực tế là nhân duyên không thể nghĩ bàn. Cho nên đời này chúng ta có thể gặp được bộ kinh Vô Lượng Thọ, được đọc quyển hoàn chỉnh nhất này và có thể lý giải được nghĩa lý bên trong, thật sự là do thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng ta đã chín muồi rồi. Nếu một đời này thật sự có thể y giáo phụng hành, chắc chắn người nào cũng có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc. Cho nên, tôi cũng cảm thấy mình vô cùng vinh hạnh, có thể ở ngay trong thời đại này cùng với mọi người học tập Tịnh Độ đệ nhất kinh với Tịnh Không ân sư, lại có thể cùng nhau hội tụ, cùng nhau thảo luận, chia sẻ tâm đắc mà chúng ta theo ân sư học tập Đại Kinh Giải. Đó thật là thù thắng không gì bằng! Vì sao chúng ta hội tụ nơi đây để chia sẻ những tâm đắc? Điều này có rất nhiều ý nghĩa.

Ý nghĩa thứ nhất: Bắt đầu từ mùa thanh minh năm vừa rồi, ân sư thượng nhân của chúng ta ngưng giảng kinh Hoa Nghiêm, bắt đầu chuyên hoằng bộ Đại Kinh Giải này, mỗi ngày bốn giờ giảng kinh không gián đoạn. Một vị lão nhân 86 tuổi vẫn còn phải dõng mãnh tinh tấn, vì pháp mà quên thân như vậy là vì đâu? Đương nhiên là hy vọng chúng ta cùng nhau nỗ lực học tập bộ Bảo Điển này. Chúng ta nhờ vào bộ Bảo Điển này mới có thể ngay đời này vượt khỏi tam giới, vãng sanh Tịnh Độ, vĩnh thoát luân hồi. Đây là lòng từ bi vô hạn của Ngài, đem lại sự lợi ích chân thật cho chúng sanh. Cho nên, mỗi ngày Ngài có thể giảng bốn giờ đồng hồ, vậy thì chúng ta chí ít cần phải mỗi ngày bỏ ra bốn giờ đồng hồ để nghe giảng, như vậy mới xứng đáng được với Ngài. Nghe giảng hiệu quả thế nào? Sư phụ đã giảng hơn hai năm rồi, chúng ta cũng cần có sự hồi báo chứ. Cho nên, lần hội họp báo cáo tâm đắc kỳ này cũng là một hành động báo đáp lòng từ bi của Ngài đã khởi giảng bộ Bảo Điển này. Bạn xem, ân sư Ngài buổi sáng hôm nay trong lòng chắc chắn rất an ủi. Vì sao vậy? Bởi vì Ngài thấy trong hội trường này gần cả 2.000 đồng tu đều đang nỗ lực học tập Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Ngoài 2.000 thính chúng có mặt ở đây còn có những thính chúng trên mạng. Theo thống kế mới nhất cũng có đến 37.000 người đang trực tiếp theo dõi. Đương nhiên sau pháp hội chia sẻ này, chúng ta có thể đoán biết khi lưu thông băng đĩa ra thì số người xem không thể tính đếm được. Ngài thấy nhiều đồng tu đang học tập bộ kinh này, Ngài sẽ rất là hoan hỉ để giảng. Chúng ta càng thích nghe, Ngài sẽ càng thích giảng. Ngài càng thích giảng thì thời gian trụ thế sẽ càng lâu. Cho nên, chúng ta hy vọng sự tham dự như vậy thì việc thỉnh Phật trụ thế, thỉnh chuyển Pháp luân có thể đạt đến hiệu quả. Đây là ý nghĩa của việc thứ nhất.



 
phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm 2



Ý nghĩa thứ hai: Ngoài việc thỉnh Phật trụ thế, việc quan trọng hơn nữa là giúp chúng ta có thể ngay trong một đời này chân thật được độ. Thỉnh Phật trụ thế, thỉnh chuyển Pháp luân là thuộc về cúng dường Như Lai, cúng dường Thánh Hiền mà trong kinh Vô Lượng Thọ nói: “Cho dù cúng dường hằng sa thánh, không bằng kiên dũng cầu chánh giác”. Sự cúng dường thù thắng nhất là ngay từ chúng ta y giáo tu hành mà cúng dường. Thế nên, thông qua cơ hội này chúng ta cùng nhau học tập, cùng nhau thảo luận, cùng nhau sách tấn, khích lệ lẫn nhau, để cho sự ưa thích học tập Tịnh Độ Đại Kinh Giải của chúng ta ngày càng nồng hậu, đối với bộ kinh này thể hội càng ngày càng sâu. Trên đường tu học không những cần có sư phụ thiện tri thức chỉ dẫn, mà cũng cần phải có đồng tu, bạn tốt cùng nhau nâng đỡ, cỗ vũ, sách tấn. Chúng ta có thể ở đây chia sẻ và giao lưu, việc này đối với sự tu học của chúng ta có sự giúp đỡ rất lớn. Đồng thời thông qua hình thức giao lưu như thế, chúng ta cũng hy vọng thúc đẩy toàn thế giới, tốt nhất là chúng sanh tận hư không khắp pháp giới đều đến đây nỗ lực học tập bộ kinh này. Mọi người đều chí đồng đạo hợp, đồng tu người ít hay nhiều không hề gì, có thể cùng nhau học tập, hy vọng có thể đem phương pháp học tập này cống hiến cho đồng tu các nơi trên thế giới tham khảo, thậm chí có thể sao chép lại. Mọi người đem phương pháp học tập này về nhà, không nhất định cả 1.000 người, có thể mười người, tám người cùng nhau trao đổi thảo luận. Đây cũng là một phương pháp tu học rất tốt. Lần này chúng ta đến đây tham dự thắng hội, chân thật mang ý nghĩa phi phàm, vô cùng cảm ân các vị đã đến tham dự.

Những lời trên đây xem là lời mở đầu đơn giản của Định Hoằng. Đề mục mà Định Hoằng chia sẻ cùng với các vị trong đại hội lần này xuất phát từ kinh văn của kinh Vô Lượng Thọ gọi là “Phát Bồ Đề Tâm, Nhất Hướng Chuyên Niệm”. Tám chữ này là cương lĩnh của toàn bộ kinh. Ngài Hoàng Niệm Tổ trong Tịnh Độ Đại Kinh Giải, phán bộ kinh này là Nhất Kinh Chi Tông, chính là tám chữ này. Chữ “Tông” này là tông chỉ, cũng là cương lĩnh tu hành. Bộ kinh này phải tu như thế nào? Đây chính là phương pháp chỉ dẫn cho chúng ta. Khi chúng ta nắm được cương lĩnh của bộ kinh này rồi, thì việc tu học sẽ thấy được chính xác phương hướng mục tiêu, liền tự nhiên sẽ như lý, như pháp, nên có câu là “cương cữ tắc mục chương, lĩnh đề tắc y thuận”. Giống như chúng ta quăng lưới, muốn thâu lưới lại chỉ cần nắm cái chóp, đây gọi là “Cương”; còn “Lĩnh” cũng giống như chiếc áo, ta chỉ cần cầm cái cổ áo thì cả chiếc áo sẽ xuôi chiều. Cho nên, một bộ Đại Kinh chỉ cần chúng ta nắm được cương lĩnh thì việc tu học của chúng ta sẽ không khó.



 
phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm 4




Trong hai năm qua, Định Hoằng luôn nghe sư phụ giảng Tịnh Độ Đại Kinh Giải và Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú, đối với tám chữ này cảm thấy đạt được nhiều lợi ích, cho nên ở đây dám cả gan đem tâm đắc sau khi học tập của mình ra báo cáo với các vị. Kỳ này tôi sẽ giảng năm lần, mỗi lần một tiếng rưỡi đồng hồ, chuẩn bị chia làm bảy phương diện để trình bày với các vị. Mục nhỏ trong bảy phương diện cũng phân làm hai bộ phận lớn.


Thứ nhất, Phát Bồ Đề Tâm.

Phát Bồ Đề tâm gồm bốn đề mục nhỏ như sau:
- Thứ nhất: Tính chất quan trọng của việc phát Bồ Đề tâm, chính là vì sao phải phát Bồ Đề tâm?
- Thứ hai: Bồ Đề tâm là gì? Bạn phải biết tâm Bồ Đề là gì thì bạn mới biết cách phát.
- Thứ ba: Làm thế nào phát Bồ Đề tâm?
- Thứ tư: Làm thế nào để giữ được Bồ Đề tâm? Phát rồi còn phải biết giữ thế nào để không thoái.
Đây là bốn mục nhỏ.


Thứ hai, Nhất Hướng Chuyên Niệm.

Nhất hướng chuyên niệm được phân ra ba mục nhỏ.
- Đây là đề mục nhỏ thứ năm: là Phật hiệu. Nhất hướng chuyên niệm câu Phật hiệu, đây là công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn. Khi bạn hiểu được công đức không thể nghĩ bàn thì bạn mới chịu niệm. Vì sao chúng ta niệm không nhập tâm? Vì chưa hiểu rõ công đức của Phật hiệu. Hiểu rõ rồi thì chắc chắn bạn sẽ liều mạng mà niệm.

- Đề mục nhỏ thứ sáu: Làm cách nào để niệm câu Phật hiệu này? Đây là thuộc về vấn đề phương pháp, phải niệm như thế nào mới có lực?

- Đề mục nhỏ thứ bảy: Diệt tội đoạn phiền não, niệm Phật có hiệu quả nhất. Có nhiều đồng tu nói với tôi: “Nghiệp chướng của con nặng lắm, đã tạo rất nhiều nghiệp tội sâu nặng, chỉ sợ là không thể vãng sanh được, nên con rất lo lắng”. Thế nhưng, nếu như hiểu rõ được công đức của Phật hiệu, hiểu rõ làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng thì kỳ thật, nghiệp chướng nặng đến cỡ nào cũng không cần lo, đều có thể tiêu trừ. Niệm Phật là có hiệu quả nhất. Tôi muốn đem đạo lý này nói rõ với mọi người, cho nên sẽ đem bảy đề mục nhỏ trong bốn phương diện lần lượt trình bày trong năm ngày để chia sẻ tâm đắc…



 


MỤC LỤC:
Sơ Lược Tiểu Sử Lão Pháp Sư Hòa Thượng Tịnh Không
Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm
  • Phần 1
  • Phần 2



 
thong tin cuoi bai viet2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây