094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

CHO VÀ NHẬN - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHO VÀ NHẬN - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Dịch: HT Thích Trí Chơn
NXB: Phương Đông
Số Trang: 239 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm 
Khổ: 13x20,5cm
Năm XB: 2010
Độ Dày: 1,2cm
CVN1 ĐẠT LAI LẠT MA 45.000 đ Số lượng: 1000018 Quyển
  • CHO VÀ NHẬN - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

  •  2189 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: CVN1
  • Giá bán: 45.000 đ

  • Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
    Dịch: HT Thích Trí Chơn
    NXB: Phương Đông
    Số Trang: 239 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm 
    Khổ: 13x20,5cm
    Năm XB: 2010
    Độ Dày: 1,2cm


Số lượng
CHO VÀ NHẬN
CON DƯỜNG THỰC HÀNH TÌNH THƯƠNG VÀ LÒNG TỪ BI

Cho và Nhận là một cách nhìn cuộc đời trong mối tương quan mật thiết với tha nhân (người khác) và vạn vật, để từ đó phát triển tấm lòng từ bi và tình yêu thương (hay tình huynh đệ) vô vị lợi của mình. Cho cũng là Nhận. Cuốn sách phù hợp với giới trẻ đang trước ngưỡng cửa vào đời, những người bắt đầu có ý thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng đối với những giao tế (tiếp xúc và va chạm) với kẻ khác. Sự hiểu biết về các triết lý trong cuốn sách này sẽ giúp họ sống một cuộc đời bình an và biết cảm thông hơn, đồng thời tránh gây tai ương cho đồng loại và môi trường (tự nhiên và xã hội) mà họ đang được dung dưỡng.
 
cho và nhận


Lòng từ bi là đức tính nhiệm mầu và quý báu nhất. Tôi tin rằng khi nói đến tâm từ bi là chúng ta ghi nhận rõ bản tính của con người là hiền lành và hay xót thương. Ví dụ, một khoa học gia đã cho tôi biết vài tuần đầu em bé vừa mới ra chào đời rất quan trọng vì bộ não của hài nhi trong thời gian này đang phát triển. Đó là thời kỳ mà em bé rất cần sự chăm sóc, vỗ về, âu yếm của bà mẹ. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù không biết mặt người đó là ai, nhưng đứa trẻ vẫn cần đến tình thương săn sóc của người lớn. Nếu không được như thế, sẽ gây tai hại đến sự phát triển về sức khỏe nơi bộ não của em bé.

Khi chúng ta vào bệnh viện, bất luận vị bác sĩ có tài chữa trị hay không, nếu ông ta bày tỏ tình thương hết long chăm sóc và vui cười với các bạn, quý vị liền cảm thấy rất an lạc. Nhưng nếu vị bác sĩ thiếu tình người, không quan tâm gì đến bệnh nhân thì dù họ có tài giỏi cách mấy, bệnh nhân sẽ cảm thấy không mấy an tâm và đâm ra buồn phiền. Đây là bản chất của con người. Trong vấn đề giáo dục kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng, mặc dù giáo sư giảng không hay, nhưng với tình cảm thương yêu, học sinh dễ dàng ghi nhớ lời thầy dạy. Ngược lại, nếu thiếu tình thầy trò, người học sinh rất khó lãnh hội những lời giảng của thầy giáo. Mặc dù các bạn bị bắt buộc phải học tập và có thể kính sợ vị giáo sư, nhưng chúng ta vẫn không thu nhận học hỏi được gì hết. Bởi lẽ tất cả đều tùy thuộc rất nhiều vào lòng thương yêu của vị thầy dạy dỗ.


 
cho và nhận 1


Thời gian còn trẻ cũng như lúc trở về già, quý vị luôn luôn cần đến tình thương và giúp đỡ của nhiều kẻ khác. Trong giai đoạn này con người thường nghĩ rằng chúng ta có thể làm tất cả mọi điều mà chẳng cần phải nhờ cậy đến ai hay tình thương của các bạn bè là không quan trọng. Nhưng tôi nghĩ chính trong thời gian này chúng ta rất cần đến tình thương giúp đỡ lẫn nhau. Khi con người ở các thành phố hay thị xã lớn cảm thấy cô đơn chẳng phải do không có bạn bè thân thiết mà bởi vì giữa họ sống thiếu tình người với nhau. Do vậy, đời sống sức khỏe tinh thần của họ bị sút giảm. Trái lại, những người lớn lên trong không khí đầy tình thương thì thân thể của họ được mạnh khỏe, tinh thần sáng suốt và tâm tính hiền lành.

Trẻ con được nuôi dưỡng và trưởng thành trong hoàn cảnh thiếu lành mạnh thường hay có những ý tưởng không tốt. Điều này chứng tỏ cho thấy bản chất của con người là vậy. Như tôi đã nói ở trên, thân thể con người đánh giá sự bình an trong tâm các bạn. Những điều làm quý vị phiền muộn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bạn. Điều này chứng tỏ rằng toàn bộ sức khỏe của chúng ta thích hợp với không khí tình thương con người. Cho nên, năng lực về lòng từ bi của các bạn hiện hữu nơi đó. Chỉ còn vấn đề là quý vị có thực hành và áp dụng nó được hay không.


 
cho và nhận 2


Mục đích chủ yếu lời giải thích của tôi là nhằm chứng tỏ bản chất con người vốn có sẵn tâm từ bi, và nó là đức tính cần thiết mà các bạn có thể phát triển được. Hiểu biết chính xác về ý nghĩa của lòng từ bi là điều rất quan trọng. Phật giáo giải thích lòng từ bi đặt nền tảng trên sự chấp thuận và thừa nhận mọi kẻ khác cũng như chính mình, đều mong ước có hạnh phúc và không thích khổ đau. Trên căn bản này, con người phát triển sự quan tâm đến phúc lợi của mọi người mà không nghĩ đến cá nhân mình. Đó là lòng từ bi. Trong nhiều trường hợp, tình thương và lòng từ bi nghĩ tưởng đến các bạn bè của mình chỉ là sự tham đắm. Tình cảm này không xây dựng trên sự nhận thức rằng mọi người đều bình đẳng có quyền hưởng hạnh phúc và tránh khổ đau. Trái lại, nó dựa vào ý kiến cho rằng vật này là “của tôi”, “bạn tôi” hay cái kia là rất tốt cho “tôi”. Đó là sự tham đắm.

Do vậy, khi thái độ của con người đối với bạn thay đổi, tình cảm thân thương của quý vị đối với kẻ ấy tức khắc cũng sẽ biến mất. Trái lại, khi chúng ta thực sự thương xót một người nào, bất kể thái độ của họ đối với bạn thay đổi ra sao, bởi lẽ đơn giản vì kẻ đó là con người nên họ có quyền hưởng hạnh phúc và không thích khổ đau. Dù người ấy có thái độ trung lập hay trở thành kẻ thù của bạn thì quý vị vẫn phát tâm từ bi và xót thương họ. Lòng từ bi và sự tham đắm, thường hay mâu thuẫn với nhau. Theo phật giáo, muốn phát triển tâm từ bi, trước tiên bạn phải thực tập thiền quán về tâm bình đẳng và hỷ xả cũng như tách mình ra khỏi những kẻ rất gần gũi với chúng ta. Rồi bạn cần diệt trừ những tình cảm tiêu cực, không thân thiện đối với mọi kẻ thù của quý vị. Chúng ta nên nhìn tất cả chúng sanh với tâm bình đẳng. Trên căn bản này, dần dần các bạn có thể mở rộng tâm từ bi đến mọi người.


 
cho và nhận 3


Để phát triển lòng từ bi, trước hết quý vị cần luyện tập tâm hỷ xả. Điều này rất quan trọng, vì nếu không có lòng hỷ xả đối với mọi người, tình thương của các bạn sẽ trở nên thiên vị và phân biệt đối với những kẻ khác. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể về Phương pháp thiền quán của Phật Giáo nhằm phát triển đức tính hỷ xả như sau. Trước tiên quý vị phát tâm hỷ xả, thương nghĩ đến một nhóm nhỏ gồm những người quen biết như bạn bè và thân nhân, những kẻ mà chúng ta thương mến. Thứ hai, hãy nghĩ đến những người mà các bạn hoàn toàn dửng dung. Và thứ ba hãy quán tưởng hướng đến các phần tử mà mình ghét bỏ. Một khi nghĩ tưởng đến những hạng người khác biệt này quý vị hãy cố gắng quán sát tâm của mình để thấy bình thường nó đối xử ra sao với những hạng người nói trên. Các bạn sẽ nhận biết rằng phản ứng tự nhiên của chúng ta là có thiện cảm với những bạn bè thân thiết, không ưa thích những người mình xem như kẻ thù và hoàn toàn dửng dưng với các phần tử quý vị có thái độ trung lập không ghét mà cũng chẳng thương. Rồi các bạn cố gắng tự hỏi tại sao mình lại đối xử phân biệt như vậy.

Chúng ta nên so sánh kết quả của hai ý tưởng chống trái nhau mà quý vị dành cho những bạn bè và kẻ thù của mình để thấy tại sao tâm mình bị dao động đối với hai nhóm người khác biệt như vậy. Bạn cần nhận thức rõ ảnh hưởng của sự phản ứng nơi tâm mình và cố gắng để thấy điều bất lợi khi liên hệ chúng với thái độ cực đoan như thế. Nếu nhìn nhân loại như sự toàn bộ tất cả thì chúng ta là những động vật sống trong xã hội. Hơn nữa, các cơ sở, tổ chức của nền kinh tế và giáo dục hiện đại chứng tỏ thế giới của  chúng ta ngày càng trở nên nhỏ lại, và hoàn toàn tùy thuộc vào nhau nhiều hơn. Trong tình trạng đó, tôi nghĩ sự chọn lựa duy nhất là chúng ta nên sống cùng hòa hợp làm việc với nhau và luôn nhớ nghĩ đến phúc lợi chung của toàn thể nhân loại. Đó là quan điểm và Phương thức căn bản mà các bạn nên chấp nhận để sống còn….

Trích Từ Cuốn Sách: “Book Of Wisdom”


 

MỤC LỤC:
Cho và nhận – con đường thực hành tình thương và lòng từ bi
- Bất bạo động và lòng từ bi
- Biển trí tuệ
- Cuộc sống mãn nguyện với nguồn vui và hạnh phúc
- Lòng từ bi là nền tảng hạnh phúc con người
 
thông tin cuối bài viết
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây