094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

MẬT TÔNG TÂY TẠNG - ĐẠT LAI LẠT MA MẬT TÔNG TÂY TẠNG - ĐẠT LAI LẠT MA Anh Ngữ: Jeffrey Hopkins
Việt Dịch: Thích Nhuận Châu
Nhà Xuất Bản: Phương Đông
Số Trang: 300 Trang
Hình Thức: Bìa Mềm
Khổ Sách: 13x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2009
Độ Dày: 1,5cm
MTTT ĐẠT LAI LẠT MA 60.000 đ Số lượng: 20 Quyển
  • MẬT TÔNG TÂY TẠNG - ĐẠT LAI LẠT MA

  •  800 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: MTTT
  • Giá bán: 60.000 đ

  • Anh Ngữ: Jeffrey Hopkins
    Việt Dịch: Thích Nhuận Châu
    Nhà Xuất Bản: Phương Đông
    Số Trang: 300 Trang
    Hình Thức: Bìa Mềm
    Khổ Sách: 13x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2009
    Độ Dày: 1,5cm


Số lượng
Tựa
Tập sách Mật Tông Tây Tạng này chúng tôi trích dịch từ hai tác phẩm của Đức Đạt-lại Lat-ma 14 Tenzin Gyatso. Tác phẩm thứ nhất là Tantra In Tibet, ấn bản năm 1977 của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, NewYork, USA. Bản thứ hai là Kindness, Clarity and Insight, ấn bản lần thứ 14 năm 1998, cũng của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, NewYork, USA. Trong cuốn Tantra In Tibet, chúng tôi chỉ dịch phần đầu, còn phần thứ hai là Chân ngôn đạo thứ đệ (t: ngagrim chenmo) của ngài Tông-khách-ba chúng tôi thấy Đức Đạt-lại Lat-ma 14 đã phân tích khá kỹ nội dung cốt tủy Mật tông trong phần I của tập sách nầy, nên chúng tôi không đưa vào. Thay vì vậy, chúng tôi chọn dịch một số bài trong cuốn Kindness, Clarity and Insight để giúp người đọc hiểu rõ hơn những nội dung nặng về giáo lý trong chương I; đồng thời có thể hỗ trợ cho những ai có cơ duyên hành trì sâu vào pháp môn vốn rất khó và nhiều ẩn mật, và vì vậy, đã thu hút khá đông những hành giả mong nếm được hương vị giải thoát.


 
mật tông tây tạng 1 min


Về phần chú thích, chúng tôi cố gắng cung cấp thêm những kiến thức cần thiết để đi sâu vào giáo lý pháp môn nầy. Chúng tôi đã sử dụng những tư liệu vốn có rất hạn chế. Một số từ Bách khoa Phật học Toàn thư, Phật quang Tự điển bản điện tử, và phần lớn là trong Từ điển Phật học-Đạo Uyển 2006. Những chú thích có đánh dấu (*) kèm theo là của tác giả trong nguyên bản Anh ngữ. Chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Xin chân thành được đón nhận những chỉ giáo của bậc thức giả để việc nghiên cứu và hành trì của mọi người cũng như của chúng tôi có được nhiều lợi lạc. Xin nguyện hồi hướng công đức nầy cho toàn pháp giới. Nguyện rằng mọi người đều hưởng được những điều tốt lành khi thực hành theo chánh pháp.
Thích Nhuận Châu
Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm


 
mật tông tây tạng 2 min


Trích “Cốt Tủy Mật Tông – Phương Pháp Tu Tập Mật Tông”:
Rất cần thiết phải thông đạt ý nghĩa kinh điển để không vướng vào suy luận. Ý nghĩa của mỗi bộ kinh chỉ được dành cho một căn cơ nào đó lĩnh hội, và ý nghĩa cực kỳ vi tế của kinh, đương cơ ấy phải thấu triệt. Điều nầy rất khó, và đôi khi có nguy cơ hiểu nhầm. Cũng vậy, có rất nhiều kinh sách Hiển giáo cũng như Mật giáo không trình bày chỉ như lời giáo huấn, mà chỉ trình bày cái thấy như một phần của việc tu đạo. Một số kinh khác cần được phân tích nhiều điểm trọng yếu, nhưng vốn rất khó, cho dù những kinh ấy được đem ra nghiên cứu, đều được nhận thức rõ ràng đó là những điều quan trọng. Nói chung, nhiều người biết cách thực hành nhưng không có nỗ lực trong công phu tu tập. Những dạng nầy không thể tu tập Mật tông một cách hoàn thiện được.

Ngài Tông-khách-ba thấy rằng nếu vô số kinh điển ấy được tập hợp lại, an định ý nghĩa để không vướng vào suy luận và đưa ra cho hành giả theo đó tu tập, thì sẽ giúp ích cho rất nhiều người vốn đã bị chi phối bởi tình trạng tệ hại nầy. Được hấp dẫn bởi những luận giải siêu việt Mật tông Ấn Độ và Tây Tạng như của Long Thụ (Nāgārjuna), và Bổ-đốn (Bu-tön; Bu-ston), con người đầy trí huệ tâm linh, nên Ngài Tông-khách-ba đã có được sự khích lệ tập hợp những luận giải này và điều chỉnh những sai lầm thiếu sót còn tồn tại trong những luận giải trước đó của các Lạt-ma.


 
mật tông tây tạng 3


Viết một tập sách về Mật tông sẽ không giống như viết về đề tài Trung luận hoặc về giáo lý tu đạo trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa.' Đề tài Mật tông không thể được trình bày như sự trao đổi hàng hóa mà để được thực hành một cách cẩn mật. Nếu không, thay vì sự hỗ trợ, nó sẽ trở nên nguy hại cho nhiều người do nhầm lẫn. Chẳng hạn, có người không có khả năng tu tập Bốn Mật pháp tantra nói chung và Vô thượng Du-già tantra nói riêng chỉ vì muốn hành trì Mật tông. Một số khác, mặc dù có niềm tin, nhưng không có nhãn quan chính xác về Phật pháp như chính kiến, tu tập và đạo đức.

Những người khác thì biết rất rõ những điều nầy, nhưng nguyện lực không kiên trì, tín tâm không bền vững, tâm nguyện không mạnh mẽ. Không có chính kiến và tâm nguyện không mạnh mẽ, thì tu tập Mật tông không thể được. Ở Ấn Độ, các vị chân sư (guru) chỉ truyền dạy Mật pháp cho một vài người mà họ biết là nghiệp lực và tâm nguyện người ấy đã chín muồi. Vị chẩn sư truyền trực tiếp bí pháp cho học trò, và khi môn đệ tận lực thực hành mật pháp mà họ được giao, thì sự cảm ứng giữa kinh nghiệm tâm linh và nội chứng sẽ phát sinh. Chỉ như thế thì giáo pháp của Đấng Tối thắng mới được thẩm nhận sâu hơn và chúng sinh mới có được lợi lạc.


 
mật tông tây tạng 4 min


Tuy nhiên, nơi Tây Tạng xứ tuyết thì những yếu tố nầy thiếu sót trầm trọng. Mật tông được phổ biến rộng rãi, người ta tìm đến nó vì sự nổi tiếng mà không cần tìm hiểu xem họ có khả năng tu tập pháp nầy hay không. Một con người khôn ngoan, cho dù khi mong muốn điều tốt nhất, là người biết khảo sát phương thức tối ưu để khế hợp với nó. Người Tây Tạng cũng mong muốn điều tốt nhất và họ thừa nhận rằng họ có khả năng thực hành trọn vẹn. Như kết quả đã thấy, Mật tông trở nên nổi tiếng ở Tây Tạng, nhưng cách tu tập không giống như bí pháp chân chính của Ấn Độ, nên chúng ta không thể nào đạt được công phu tuyệt kỹ của Mật tông như đã được giải thích trong các pháp tantra; dấu ấn sâu sắc của pháp tu Mật tông chưa được hiển bày.

Như câu nói truyền miệng của người Tây Tạng: “Người Ấn Độ một kẻ tu thì 100 người thành thánh; người Tây Tạng 100 người tu cũng chẳng thành tựu được một.” Chẳng hay ho gì khi bắt đầu tu tập với nhiều tác phẩm luận giải khác nhau, rồi bảo nhau rằng: ‘Cuốn nầy rất hay; cuốn kia có vẻ được,’ rồi cầm cái nầy, nắm cái kia, và chẳng thành tựu được điều gì cả. Nếu các bạn không phát xuất từ lòng tham mà nhắm vào sự khế hợp với nguyện lực, thì bạn sẽ trực nhận được tiềm năng cảm ứng và trở thành một hành giả. Nếu thành công, năng lực hay dấu ấn sâu sắc của mật pháp nầy sẽ phát sinh.


 
mật tông tây tạng 5


Riêng trong thời đại ngày nay, Mật tông đã trở thành đề tài được quan tâm, nhưng chỉ như là đối tượng hiếu kỳ. Tùy theo quan niệm của người tu tập, nó sẽ trở thành một thứ để giải trí và đến mức chẳng biết điểm nào là có ích hay nguy hại. Nhiều mật pháp đã được phổ biến, nhiều người giảng thuyết về tantra, nhiều kinh sách được phiên dịch. Ngay dù Mật tông chỉ được thành tựu trong ẩn mật, mà nhiều sách đã xuất bản lại là một mớ hỗn tạp của thật và giả. Tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu có nhiều phương tiện và hoàn cảnh thích hợp để điều chỉnh những quan niệm sai lầm.

Nói chung, dịch một tác phẩm về Mật tông đang bán trong hiệu sách thì chẳng hợp lý chút nào, nhưng trong thời điểm và trong tình thế nầy, khi không làm trong sáng những ý tưởng sai lạc, càng sai lầm nghiêm trọng hơn là tham gia vào việc dịch thuật. Nhiều hiểu lầm được gán cho Mật tông đã được đồn đoán rộng rãi, và như thế, tôi nghĩ rằng dịch hay phổ biến một tác phẩm giá trị về Mật tông có thể sẽ giúp cho sự thanh tẩy những sai lầm trùng điệp ấy. Đây là lý do để tôi luận giải về tác phẩm của Ngài Tông-khách-ba…


 


Mục Lục:
Tựa
Phần I: Cốt Tủy Của Mật Tông
  1. Phương Pháp Tu Tập Mật Tông
  • Tên Luận
  • Quy Kính
  • Biểu Hiện Sự Tôn Kính
  • Phát Nguyện Khi Tạo Luận
  1. Quy Y
  2. Tiểu Thừa Đại Thừa
  3. Kim Cương Thừa
  4. Cực Quang
  5. Sự Vĩ Đại Của Mật Thừa
  6. Minh Giải
  7. Phép Điểm Đạo
Phần II: Những Bài Giảng Của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 Về Hành Trì Mật Tông
  • Om Mani Padme Hum
  • Án Ma Ni Bát Di Hồng
  • Các Vị Thần Thủ Hộ Trong Mật Tông (Deities)
  • Cái Chết Theo Quan Niệm Của Người Tây Tạng
  • Vấn Đáp
  • Sự Thống Nhất Của Hai Trường Phái
  • Cựu Dịch Và Tân Dịch
  • Nhị Đế
  • Vấn Đáp
  • Kho Tàng Phật Giáo Tây Tạng
  • Chuyển Hóa Tâm Qua Thiền Định
  • Vấn Đáp
Sách Dẫn

 
thông tin cuối bài viết 2
 
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây