TRÍ TUỆ TINH HOA - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MAGiảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma Biên Dịch: Lê Tuyên Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 278 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 13x20,5cm Năm Xuất Bản: 2016 Độ Dày: 1,2cmTTTHĐẠT LAI LẠT MA100.000đSố lượng: 10 Quyển
Giảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma Biên Dịch: Lê Tuyên Nhà Xuất Bản: Hồng Đức Số Trang: 278 Trang Hình Thức: Bìa Mềm Khổ Sách: 13x20,5cm Năm Xuất Bản: 2016 Độ Dày: 1,2cm
LỜI TỰA Cõi Phật, trạng thái Phật, tấm lòng Bồ-tát, không chỉ dành riêng cho các tín đồ Phật giáo, mà là một trạng thái dành cho mọi người. Dù Dalai Lama tự xem mình là “một nhà sư Phật giáo bình thường” nhưng hàng triệu tín đồ, cả người Tây Tạng lẫn mọi người trên thế giới đều xem Người là một vị “Phật sống”. Người được xem là hiện thân của Đức Phật từ bi, Azalokteshiara, là hiện thân của các vị Dalai Lama lần thứ 14 – các vị Bồ-tát tái sinh để lãnh đạo người Tây Tạng, giảng dạy và phục vụ toàn nhân loại. Người khuyến khích chúng ta hãy tìm hiểu về Phật giáo và rèn luyện những nguyên tắc trong Phật pháp nếu chúng ta cảm thấy chúng thích hợp với mình, bất luận chúng ta có phải là một tín đồ Phật giáo hay không. Cuốn sách Trí Tuệ Tinh Hoa này đánh dấu và kỷ niệm một trong những hiện thân của lòng từ bi trên trái đất, khi chúng tôi làm lễ kỷ niệm bảy mươi năm ngày sinh của Người, ngày 6 tháng Bảy năm 2005. New Delhi tháng bảy 2007
TRÍCH "MƯU CẦU HẠNH PHÚC": Có vẻ thế giới hiện đại là thứ tương đối mới mẻ đối với tôi. Dù năm 1959 tôi đã bắt đầu sống xa quê hương và chọn Ấn Độ là nơi dừng chân của mình. Cuộc đời của tôi cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới đương đại nhưng hầu như tôi vẫn luôn sống một đời xa lánh thế giới hiện đại. Điều này có lẽ một phần là do tôi là một nhà sư. Tôi trở thành một nhà sư khi tôi còn rất bé. Điều này cũng phản ánh rõ việc người Tây Tạng đã chọn lối sống ẩn dật phía sau những dãy núi hẻo lánh cách xa thế giới hiện đại nhưng theo tôi thì đây là một chọn lựa sai lầm. Tuy nhiên, ngày nay tôi có nhiều cơ hội đi lại, tiếp xúc cùng nhiều người, giao lưu cùng nhiều giới nên quan điểm của tôi cũng thay đổi nhiều.
Nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội đãđến gặp tôi. Đặc biệt trong số họ có nhữngngười đã cố gắng tìm đến Dharamsala – nơi tôisinh sống – để gặp tôi với mong ước rằng họ sẽtìm được một thứ gì đó. Trong số đó có cảnhững người mắc chứng ung thư hoặc nhiễmHIV. Dĩ nhiên, cũng có cả những người TâyTạng tìm đến tôi để kể về những khó khăn, đaukhổ của họ. Đáng tiếc rằng nhiều người trongsố họ luôn mang theo mình những mong ước ảotưởng. Họ tin rằng tôi có khả năng chữa trịbệnh tật hoặc tôi có thể ban phúc lành cho họ.
Nhưng tôi chỉ là một con người bình thường.Điều tốt đẹp nhất tôi có thể làm là: cố gắnggiúp họ qua việc chia sẻ những đau khổ của họ.Đội Về phần tôi, việc gặp gỡ vô số những conngười đến từ nhiều tầng lớp khác nhau trên thếgiới luôn nhắc nhở tôi về sự giống nhau cơ bảngiữa con người với nhau. Thật thế, tôi càngquan sát thế giới này, tôi càng nhận thấy rõrằng bất luận hoàn cảnh của chúng ta như thếnào, giàu hay nghèo, có giáo dục hay không cógiáo dục, có tín ngưỡng hay không, tất cảchúng ta đều có chung một niềm mong ước cóđược niềm hạnh phúc và tránh xa mọi đau khổ.
Nhìn chung chúng ta luôn trăn trở chung mộtnỗi niềm “Làm sao tôi có thể sống đời hạnhphúc?”.Chúng ta vẫn liên tục nuôi dưỡng nhữngkhát vọng về niềm hạnh phúc qua những hyvọng của mình. Dù không thú nhận nhưngchúng ta đều hiểu không ai có thể đảm bảorằng chúng ta sẽ có được một đời sống tốt đẹphơn hoặc hạnh phúc hơn so với đời sống thực tếcủa ngày hôm nay. Có một câu tục ngữ TâyTạng nói rằng: “Kiếp sau hay ngày mai – khôngai có thể chắc chắn”. Biết vậy, nhưng chúng tavẫn hy vọng rằng mình sẽ tiếp tục tồn tại ởkiếp sau. Chúng ta hy vọng rằng qua hành vihoặc việc làm của mình có thể tạo ra niềmhạnh phúc.
Mọi việc làm của chúng ta, xét ở gócđộ cá nhân lẫn xã hội, đều bắt nguồn từ khátvọng về niềm hạnh phúc. Thật thế, đây là khátvọng của mọi sinh linh. Khát vọng tìm kiếmniềm hạnh phúc và tránh xa mọi đau khổ làkhát vọng vô biên. Đó là bản chất của chúng ta.Điều này đã được chứng minh trên toàn thếgiới. Khắp mọi nơi, người ta tận dụng mọiphương tiện để cải thiện đời sống của mình.Tuy nhiên, thật lạ, tôi có ấn tượng rằng nhữngngười sống tại các quốc gia phát triển về mặtkinh tế lại là những người ít hài lòng hơn, íthạnh phúc hơn, và xét ở một khía cạnh nào đóthì họ chịu nhiều đau khổ hơn so với nhữngngười sống tại các quốc gia đang phát triển.
Thật vậy, nếu so sánh người giàu với ngườinghèo, chúng ta nhận thấy rằng những ngườikhông có gì để mất thường ít âu lo hơn, dù rằnghọ vẫn thường chịu nhiều đau đớn về thể xác vànhững đau khổ khác. Về phía người giàu, mộtsố biết cách sử dụng của cải một cách khônngoan không tiêu xài hoang phí và biết chiasẻ cho những người nghèo túng. Tuy nhiên sốcòn lại thì không. Họ bị cuốn theo ham muốntích lũy của cải ngày một nhiều hơn nữa. Họkhông còn thời gian để dừng lại và suy nghĩ, họđánh mất cảm nhận về niềm hạnh phúc. Kếtquả là, họ luôn sống trong nỗi thống khổ, họ bịgiằng xé bởi cảm giác nghi ngờ về ngày mai vàhọ liên tục chịu đau khổ về mặt tinh thần lẫntình cảm dù rằng vẻ ngoài của họ cho thấyrằng họ là người thành đạt và sống một đờivương giả.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng sựâu lo, khắc khoải, bất mãn, tức giận, ngờ vựcvà phiền muộn đang phổ biến tại các quốc giaphát triển.Khi tôi sống ở nước ngoài, tôi thường gặpphải nghịch lý này. Thường thì khi tôi mới đếnmột quốc gia nào đó, ấn tượng đầu tiên là mọiviệc diễn ra rất tốt đẹp, mọi người tỏ ra thânthiện, không có gì đáng phàn nàn. Nhưng sauđó, qua thời gian, tôi bắt đầu hiểu rõ về nhữngrắc rối, khó khăn và lo lắng của mọi người ởđây. Phía sau vẻ ngoài thân thiện của họ là cảmgiác lo lắng, bất mãn, cô đơn và tuyệt vọng.tin Những đau đớn về thể xác và tâm hồn,thường xuất hiện giữa thế giới Tây phương hiệnđại.
Trước đây chúng ta thường nhờ đến sự trợgiúp của người khác, ngày nay chúng ta thườngnhờ đến sự trợ giúp của máy móc và dịch vụ.Trước đây, nông dân thường nhờ hàng xóm phụgiúp việc thu hoạch vụ mùa. Ngày nay họ đơngiản chỉ cần gọi cho nhà thầu khoán. Chúng tanhận thấy rằng đời sống hiện đại giúp mọingười giảm thiểu được sự phụ thuộc vào ngườikhác. Dường như mỗi người đều muốn có mộtngôi nhà riêng, một chiếc xe riêng, một máytính riêng,... để không còn phụ thuộc vào ngườikhác nữa. Đây là lẽ tự nhiên và dễ hiểu. Chúngta có cảm giác rằng ngày nay mình không cònphụ thuộc vào người khác nữa nhưng thực ra thìngày nay chúng ta phụ thuộc vào người khácnhiều hơn bao giờ hết.
Thế giới hiện đại khiếnchúng ta có ảo tưởng rằng tương lai của mìnhkhông còn phụ thuộc vào người hàng xóm màchỉ phụ thuộc vào công việc của mình, vào ôngchủ của mình. Rồi thì ảo tưởng này khiếnchúng ta luôn đinh ninh rằng: người kháckhông đóng vai trò gì trong niềm hạnh phúccủa mình, thế nên niềm hạnh phúc của họ cũngchẳng có ý nghĩa gì đối với mình...
MỤC LỤC: LỜI TỰA I: QUAN SÁT
Mưu Cầu Hạnh Phúc
Gia Đình Toàn Cầu
Lòng Từ Bi
Trách Nhiệm Chung
II: QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
Giới Thiệu
Thiết Lập Cơ Sở
Đức Phật
Bốn Chân Lý Tối Thượng
Luật Nhân Quả
Lý Tưởng Bồ Tát
Sự Phụ Thuộc Hỗ Tương
Căn Nguyên Của Sự Phụ Thuộc
Cái Chết
III: RÈN LUYỆN
Ý Nghĩa Của Việc Rèn Luyện
Nơi Nương Tựa: Ba Viên Ngọc Quý
Thiền Định: Bước Khởi Đầu
Chuyển Hóa Tâm Hồn Qua Thiền Định
Môi Trường/Tư Thế/Nhịp Thở
Bản Chất Của Tâm Hồn
Duy Trì Sự Điềm Tĩnh
Tâm Hồn Giác Ngộ
Tám Đoạn Thơ Rèn Luyện Tâm Hồn
Sự Hư Vô
Bậc Thầy Tâm Linh
IV: THẾ GIỚI HÀI HÒA
Đạo Đức Và Xã Hội
Khoa Học Và Tâm Linh
Niềm Mong Ước Về Sự Hài Hòa (Giữa Các Tôn Giáo)
Quan Điểm Phật Giáo Về Các Bài Giảng Dạy Của Jesus