094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

CHÚ GIẢI KINH PHÁP CÚ - TS PHÁP MINH CHÚ GIẢI KINH PHÁP CÚ - TS PHÁP MINH Dịch: TS Pháp Minh
Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
Bìa: Mềm – Có Tay Gập
Khổ Sách: 14x20cm
Năm Xuất Bản: 2018
Trọn Bộ: 4 Tập
GG04 GIẢNG GIẢI KINH 800.000 đ Số lượng: 110 Bộ
  • CHÚ GIẢI KINH PHÁP CÚ - TS PHÁP MINH

  •  4199 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: GG04
  • Giá bán: 800.000 đ

  • Dịch: TS Pháp Minh
    Nhà Xuất Bản: Hồng Đức
    Bìa: Mềm – Có Tay Gập
    Khổ Sách: 14x20cm
    Năm Xuất Bản: 2018
    Trọn Bộ: 4 Tập


Số lượng
Kính Cáo
Sau mỗi tích chuyện có phần Cẩn đề là những bài kệ vịnh trích ra từ bộ Chú giải Kinh Pháp Cú mới dịch xong trong mùa Hạ kỳ 1984 nầy. Mong rằng các hành giả sơ cơ đang cần học tập, ôn nhuần Kinh Pháp Cú để áp dụng vào đời sống thực tế của mình cho hạp theo Chánh Pháp, sẽ được gợi hứng để có thể hoàn tất sự học cũng như chúng tôi đã hoàn tất sự dịch ra Việt ngữ vậy. Ngoài ra với những kệ nầy, quí bạn thức đêm đầu đà có thể bày ra những câu đố về sự tích hoặc căn bản giáo lý chứa đựng trong bộ Pháp Cú mà các Phật tử phương Tây rất quí trọng, nhất là ở Tây Đức. Nếu mọi người hiểu rành Kinh Pháp Cú và thực hành theo đó thì thế giới có thể hòa bình, an lạc. Rất mong thay!
Tỳ Khưu Pháp Minh

 
chú giải kinh pháp cú 1 min


Lời Phi Lộ
Kinh Pháp Cú một trong 15 bộ thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) trong Tam Tạng Thánh Điển ( Tipitaka) Phật Giáo Đây là bộ kinh Phật được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tất cả các tông phái Phật giáo đồng nhìn nhận là chứa đựng những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật. Kinh Pháp Cú có nghĩa là những lời huấn ngôn, con đường chân lý hay những kệ ngôn chánh pháp. Tác phẩm này là một kết tập của 423 kệ ngôn được Đức Phật tuyên thuyết trong hơn 225 trường hợp khác nhau. Đó là một tác phẩm mang nội dung cô đọng nhưng phong phú. Những tích truyện của Kinh Pháp Cú cho phép những người Phật tử hôm nay có một cái nhìn chân xác về Đức Phật và Thánh chúng trong suốt thời Phật trụ thế.

Xem qua những tích chuyện trong Chú Giải Kinh Pháp Cú, chúng ta sẽ bắt gặp được khuôn mặt của những con người có thành công, có thất bại, có cao quí, có tầm thường trên con đường hướng cầu giải thoát. Những con người đó sống bên chân Phật nhưng tâm tư của họ lại rất gần với chúng ta những con người sống trong thế kỷ 21 này. Người đọc nếu sẵn nhiệt tâm hướng về đạo pháp nên nghiền ngẫm và thường xuyên suy niệm về những lời vàng ngọc chứa đựng trong kinh rồi đem ra thực hành, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Hãy tự thanh lọc thân tâm. Chắc chắn người đọc có thể thâu hoạch được một niềm vui về tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những thứ hạnh phúc khác trên thế gian, sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại cũng như trong tương lai. Người đọc sẽ thấy Kinh Pháp Cú luôn đem lại nguồn cảm hứng, an ủi, nâng đỡ, hộ trì và cải thiện tâm linh của mình trên những bước thăng trầm trong cuộc sống. Lời kinh khơi nguồn cảm hứng cao đẹp và mở ra một lối đi đầy hướng thiện, tạo ra một sức mạnh cảm hóa kỳ diệu, giúp cho người đọc có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến bến bờ giác ngộ và nhờ đó mà được giải thoát.

 
chú giải kinh pháp cú 2 min


Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Đức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Kinh Pháp Cú xưa nay thường được xem như là cao điểm của tư tưởng hướng thượng hiền thiện. Trong công việc tu học để đạt đến chân lý, Đức Phật đã từng tuyên bố rõ ràng rằng Ngài chỉ là người dẫn đường chỉ nẻo chứ Ngài không thể "cứu rỗi" hay tu thay cho ai được cả và con người phải tự mình tu để giải thoát cho chính mình. Công trình tu tập và kết quả đạt được hoàn toàn nằm trong tay chúng ta. Ước mong sao những lời dạy của Đức Phật trong tập Kinh Pháp Cú sẽ là ngọn đuốc rực rỡ soi sáng dẫn đường, là ngón tay chỉ hướng cho mọi hành động, ngôn ngữ, tâm tư của người đọc và do đó đem lại an lạc và hạnh phúc. Tự mình nghe theo lời Phật dạy mà tu sửa, rồi tự mình sẽ giác ngộ và sự giác ngộ đó sẽ giúp cho mình được giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đầy khổ đau. Niết Bàn yên vui tươi sáng đang chờ chúng ta. Chúng ta mỗi ngày cố gắng đi một chút chắc chắn thế nào cũng sẽ tới đích, cũng sẽ thành công.


Trích “Phẩm Song Đối (Yamaka Vagga)”:
Tích Trưởng Lão Cakkhupāla (Cakkhupalattheravatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 01)
“Manopubbangamā dhammā,
Manoseṭṭhā manomayā;
Manasā ce padutthena,
Bhāsati vā karoti vā;
Tato nam dukkham anveti,
Cakkam'va vahato padam"

“Tâm đi trước các Pháp,
Tâm chủ, duy tâm tác,
Nếu bằng tâm nhơ đục,
Nói năng hoặc hành vi,
Khổ sẽ theo người như,
Bánh xe chân bò giật”

 
chú giải kinh pháp cú 3 min


Kệ Pháp Cú này được thuyết tại đâu? Tại thành Sāvatthĩ (Xá Vệ). Nói về ai? – Về Trưởng lão Cakkhupāla (Đại đức Hộ (Mù) Nhãn). Tương truyền rằng: Thuở ấy, trong thành Sāvatthì có ông Trưởng lão tên là Mahāsuvanna (Đại Kim) là một bậc phú hào, gia tài đồ sộ, sự sản kinh dinh, nhưng lại hiếm muộn con cái. Một hôm, nhân dịp đi tắm ở bến tắm về, dọc đường ông gặp một cây Đại lâm thọ, tàng nhánh sum suê: “Trên cây nầy chắc có thọ thần oai linh ngự trị”. Nghĩ như thế, ông bèn thuê công dọn sạch chỗ gốc cây, khiến xây một vòng tường rào và cho trải cát bên trong, đoạn ông trần thiết cờ xí, trang hoàng cho cây đại thọ, rồi khấn vái rằng: “Xin cho tôi có được một đứa con, dầu trai hay gái tôi cũng sẽ làm đại lễ cúng tế Tôn thần”. Nguyện xong ông lui gót về nhà.

Rồi thì, không bao lâu vợ ông thọ thai, ông chăm lo thuốc thang cơm nước đầy đủ cho bà để bảo dưỡng thai nhi. Mười trăng vừa mãn, bà trổ sanh một mụn trai, ông Mahāsuvanna tin rằng: “Nhờ ta bảo hộ cây rừng, mới được đứa con cầu tự”. Nên ông đặt cho nó là Pāla. Kế đó bà lại sanh thêm một quí tử nữa, đứa con trai sau, phú ông đặt tên là Culla Pāla (Tiểu Hộ) và đứa trước ông kêu là Mahā Pāla (Đại Hộ) cho khỏi trùng nhau. Khi hai trẻ lớn khôn, ông bà Mahāsuvanna lựa chỗ xứng đáng cho con kết mối duyên lành. Tháng ngày qua, lần lượt mẹ cha thành người thiên cổ. Tất cả gia sản được chia đồng đều cho hai anh em.

Thời bấy giờ, Đức Bổn Sư đã chuyển bánh xe Pháp bảo, sau khi tuần tự trải đi hoằng hóa nhiều nơi, Ngài tạm dừng bước du hành ngự đến an ngự tại Jetavana Mahāvihāra (Đại Tự Jetavana), do nhà cự phú Anāthapindika (Cấp Cô Độc) đã xuất của kho kiến tạo, phí tổn lên tới năm trăm bốn mươi triệu đồng vàng. Nơi đây Đức Phật đã khai thông con đường thiên giới và con đường Niết Bàn, tiếp độ vô số chúng sanh chứng đắc đạo quả. Đức Như Lai chỉ có lưu trú trong một mùa an cư (ba tháng mưa) tại ngôi chùa Nigrodha vốn là công trình của hai lẫn tám muôn quyến thuộc trong hoàng tộc Thích Ca (tám muôn bên họ ngoại và tám muôn bên họ nội). Thế mà, tại Đại Tự Jetavana của ông Anāthapindika, Ngài đã an cư mùa mưa tất cả là mười chín hạ và tại Pubbārāma (Đông Phương Tự) của bà Visākhā, xây cất với phí tổn là hai trăm bảy mươi triệu tiền vàng (27 koti), Ngài cũng đã an cư mùa mưa sáu hạ.

 
chú giải kinh pháp cú 4 min


Đó là nhờ công đức lớn lao của hai gia tộc nầy mà Đức Giáo Chủ đã ngự an cư trong khoảng thời gian hai mươi lăm năm gần thành Sāvatthi. Ông Anāthapindika cũng như bà Visākhā đại tín nữ, hằng ngày đến hầu cận Đức Như Lai thường xuyên, mỗi ngày hai lượt và họ chẳng khi nào đến với tay không vì mỗi lần từ nhà ra đi hai người đều nhớ rằng: “Mấy vị Sa di nhỏ đang mong chờ ta đến dâng cúng (họ sẽ nhìn tay ta)”. Đi trước buổi ngọ, họ bảo gia nhơn cùng đi, mang theo vật thực loại cứng và loại mềm, đi sau bữa ngọ họ cho mang theo năm món thuốc ngừa bệnh (là bơ, sữa, mật, đường, dầu ăn) và tám thứ nước giải khát (nước cốt trái cây như nước trâm, xoài, chuối viết, thanh trà, thị, cam...). Còn tại nhà riêng của mỗi người luôn luôn lúc nào cũng dự bị sẵn sàng chỗ ngồi cho hai ngàn vị Tỳ Khưu về phần cơm nước, thuốc men vị sư nào cần dùng món chi đều được cúng dường theo như ý muốn.

Tuy nhiên, không có ngày nào mà ông Anāthapindika hỏi Đức Thầy một câu về đạo lý. Theo truyền ngôn thì sở dĩ ông không vấn đạo là vì ông quá tôn sùng ngưỡng mộ Đức Bổn Sư, ông tự nhủ: “Đức Như Lai là một vị Phật Chí Tôn, một vì Vương chí Thánh, thuộc dòng dõi quyền quí cao sang, nếu Ngài thấy ta hộ độ Ngài nhiều rồi thuyết pháp cho ta nghe, sợ e Ngài phải hao hơi tổn sức”. Nhưng ông Anāthapindika vừa an tọa thì Đức Bổn Sư lại nghĩ rằng: “Trưởng giả nầy cứ lo gìn giữ cho Ta, ở chỗ mà Ta chẳng cần chi phải gìn giữ”. Trải qua bốn A tăng kỳ (Asańkheyya) và một trăm ngàn đại kiếp (mahākappa) của quả địa cầu, Ta đã từng cắt thủ cấp khôi ngô tuấn tú của chính mình, Ta đã từng móc mắt Ta, Ta đã từng rứt thịt nơi quả tim Ta, Ta đã từng đoạn ly vợ con yêu dấu nhất đời mà Ta quí trọng chẳng khác nào mạng sống của tự thân Ta, nhất nguyện để hoàn thành hạnh Pāramĩ (Ba La Mật) ngõ hầu để có thể tuyên dương chánh pháp, phổ độ quần sanh. Cái ông nầy cứ lo gìn giữ cho Ta cái chỗ mà Ta chẳng cần chi phải gìn giữ”. Thế rồi, Đức Bổn Sư thuyết ngay một thời pháp.

 
chú giải kinh pháp cú 5 min


Thuở ấy, thành Sāvatthī rất là phồn thịnh và đông đúc dân cư, sau khi nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp thì phần lớn nhập dòng Thánh vức, chứng bậc Thịnh Văn (Sāvaka). Chư Thánh cư sĩ Thinh Văn có hai phận sự: Buổi sáng thì lo để bát hộ chư Tăng, buổi chiều thì cụ bị lễ vật để đi nghe pháp. Khi đi, các vị ấy cầm hương hoa trên tay và dắt theo người để mang vải hoặc y, thuốc ngừa bệnh và nước giải khát. Một hôm, Trưởng giả Mahāpāla trông thấy các Thánh cư sĩ Thinh Văn đi chùa, trên tay có cầm hương hoa, bèn hỏi: “Hàng đại chúng đi đâu mà đông vậy?”, có tiếng trả lời rằng: “Đi nghe thuyết pháp”.
- Tôi cũng đi nữa.

Nói xong, Trưởng giả nhập theo đoàn người đi chùa. Đến nơi đảnh lễ Đức Bổn Sư, rồi ngồi xuống một nơi sau cùng ngoài vòng cử tọa. Trước khi thuyết pháp, chư Phật luôn luôn quán xét căn cơ và trình độ của thính chúng rồi mới tùy nhân duyên mà giảng giải về pháp thọ trì Qui giới, hoặc pháp xuất gia chẳng hạn. Bởi thế, ngày ấy Đức Giáo Chủ sau khi quán xét căn cơ trình độ của Trưởng giả Mahāpāla, Ngài đã thuyết bài pháp gọi là “Tuần tự pháp thoại (Anupubbīkathā) nghĩa là Ngài lần lượt giảng giải liên tục về năm pháp kế tiếp nhau từ bố thí, trì giới, các nhàn cảnh đến tội ngũ trần và phước báu của bậc xuất gia.

Ngồi yên nghe pháp, Trưởng giả Mahāpāla ngẫm nghĩ: “Khi mình lìa đời đi sang thế giới bên kia, thì con trai con gái đều chẳng theo mình, nhà cửa ruộng vườn cũng đều bỏ lại, thậm chí xác thân cũng không còn làm bạn đồng hành, nào có ích chi mà ta mải miết đeo dai gánh nặng gia đình, ta phải xuất gia mới được”. Đợi dứt thời pháp thoại, Trưởng giả đến gần Đức Bổn Sư và ngỏ lời cầu xin xuất gia nhập đạo...

Tiểu Sử Thiền Sư Đầu Đà Pháp Minh
Ngài Thiền Sư PHÁP MINH thế danh là NGUYỄN VĂN LONG, sinh ngày 15-3-1918, tại Làng Phước Hải, Huyện Long Đất, Tỉnh Bà Rịa vũng Tàu. Thân phụ của Ngài là Cụ NGUYỄN VĂN TÀI, thân mẫu là Bà PHẠM THỊ MINH. Ngài xuất thân trong một gia đình có tinh thần yêu nước, có truyền thống đạo đức lâu đời, thuộc gia đình trí thức, ngài đậu bằng Diplome (Trung học). Năm 1965, Ngài xuất gia Sa di với Hòa thượng BỬU CHƠN tại chùa Phổ Minh, Gò Vấp, Gia Định, lúc 10 giờ 30 ngày 7-2, tức 6 Â. L. năm Ất Tỵ. Ngày 6-1-1968, tại chùa Pháp Bảo, Mỹ Tho, Ngài thọ Đại giới Tỷ kheo với Thầy Tế độ là Hòa thượng GIỚI NGHIÊM.

 
chú giải kinh pháp cú 6 min


Sau khi tu tại chùa Phổ Minh một thời gian, Ngài vẫndu hành đạo tại chùa Phước Hải vũng Tàu. Sau đó, Ngài đến Tịnh xá Ngọc Hương, Thủ Dầu Một. Năm 1967, Ngài đi hành đạo ở Tịnh Xá An Lạc, Bắc Mỹ Thuận. Cuối năm ấy, Ngài về Tổ Đình Bửu Quang ở Gò Dưa để thực hành pháp môn Đầu đà, độc cư thiền tịnh. Năm 1968, Ngài rời chùa Bửu Quang đến Núi Nhỏ vũng Tàu, tìm nơi độc cư thiền định. Năm 1969, Ngài lại trở về Tổ Đình Bửu Quang để tiếp tục sự nghiệp tu hành. Tháng 12-1974, theo lời thỉnh cầu của Ban Quản Trị Thích Ca Phật Đài vũng Tàu, Ngài đến khu Thắng Tích để hành đạo và hoằng dương Chánh pháp.

Từ năm 1975 đến 1976, bước chân Ngài đã vân du đến Tô Châu, Hà Tiên, Rạch Giá. Năm 1977, 1978, 1979, 1980, Ngài lại trở về Tổ Đình Bửu Quang để thiền định. Từ đó đến nay, Ngài sống Hạnh độc cư, trì bình khất thực tại Cốc Bình Thủy, Gò Dưa, Thủ Đức. Vào lúc 9 giờ ngày thứ Tư 27 tháng 1 năm 1993 (mùng 5 tháng giêng năm Quý Dậu), Ngài đã an nhiên thị tịch trong khi ngồi thiền định với tư thế kiết già liên hoa tọa. Từ khi xuất gia cho đến giờ viên tịch, Ngài luôn luôn thực hành pháp hạnh Đầu Đà khất thực, hạnh đầu đà không nằm... Ngài giữ hạnh tri túc, thường ít nhận tứ sự cúng dường của Chư Tăng và các Phật tử, Ngài sống vô cùng đơn giản.

Trong thời gian còn sinh tiền, Ngài đã soạn dịch nhiều tác phẩm Kinh điển như:
Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú.
Sưu Tập Kệ Pāli.

Ngài đã trước tác nhiều tác phẩm mà hiện nay vẫn còn là bản thảo, như:
1. Sổ Tức Quan thực tập 1, 2, 3.
2. Cổng Vào Niết Bàn.
3. Lâm Tuyền Pháp.
4. Chiến Sĩ Thượng Thặng.
5. Ba Cách Làm Phước.
6. Siêu Pháp Tiết Chế Tình Dục.
7. Việc Tập Tâm.
8. Tứ Oai Nghi.
9. Hạnh Nguyện Bồ Tát.
10. Thiền Luận.
11. Tùy Bút Pháp Hành.
12. Kệ Kinh Tam Bảo Pāli...

Ngài thông suốt nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, Anh, Thái, Khơmer, Pāli ... Ngài còn là một họa sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, y sĩ ... Ngài hiểu biết sâu sắc trong khoa học và nghệ thuật. Trong thời gian còn sinh tiền, Ngài đã từ bị tế độ cho nhiều hành giả thực hành pháp môn Thiền Quán Minh Sát Khổ có kết quả, nhiều hành giả đã ngồi thiền bảy giờ (07 giờ) liên tục với tư thế Kiết già liên hoa tọa. Ngài Thiền Sư PHÁP MINH là một trong những vị Cao Tăng, chân tu, thực hành Hạnh Đầu đà vô cùng tinh tấn của Hệ phái Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Ngài ra đi nhưng Ngài vẫn còn sống mãi với hình ảnh là một bậc chân tu khả kính, thực hành GIỚI-ĐỊNH-TUỆ, in đậm nét trong tâm trí của toàn thể Chư Tăng, Tu nữ và hàng Phật tử gần xa. Toàn thể Tăng Tín đồ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam cung kính nghiêng mình trước đạo hạnh Cố Đại Đức Thiền Sư Đầu Đà PHÁP MINH.
Tỳ Khưu BỬU CHÁNH Phụng Soạn

 
chú giải kinh pháp cú 7 min


TỔNG MỤC LỤC:
QUYỂN 1
Tiểu Sử Thiền Sư Đầu Đà Pháp Minh
Kệ Lễ Bái Trước Khi Đọc
Chương 1: Phẩm Song Đối (Yamaka Vagga)
Chương 2: Phẩm Chuyên Niệm (Appamada Vagga)
Chương 3: Phẩm Tâm (Citta Vagga)
Chương 4: Phẩm Hoa (Puppha Vagga)
QUYỂN 2
Chương 5: Phẩm Ngu Nhơn (Balavagga)
Chương 6: Phẩm Hiền Trí (Panditavagga)
Chương 7: Phẩm A La Hán
Chương 8: Phẩm Ngàn (Sahassavagga)
Chương 9: Phẩm Ác (Papavagga)
Chương 10: Phẩm Đao Trượng (Dandavagga)
QUYỂN 3
Chương 11: Phẩm Lão (Jaravagga)
Chương 12: Phẩm Tự Ngã (Attavagga)
Chương 13: Phẩm Thế Gian (Loka Vagga)
Chương 14: Phẩm Phật Đà (Buddha Vagga)
Chương 15: Phẩm An Lạc (Sukha Vagga)
Chương 16: Phẩm Hỷ Ái (Piya Vagga)
Chương 17: Phẩm Phẫn Nộ (Kodha Vagga)
Chương 18: Phẩm Cấu Uế
Chương 19: Phẩm Pháp Trụ (Dhammattha Vagga)
QUYỂN 4
Chương 20: Phẩm Chánh Đạo (Magga Vagga)
Chương 21: Phẩm Tạp Lục (Pakinnaka Vagga)
Chương 22: Phẩm Khổ Cảnh (Niraya Vagga)
Chương 23: Phẩm Voi (Naga Vagga)
Chương 24: Phẩm Ái Dục (Tanha Vagga)
Chương 25: Phẩm Tỳ Khưu (Hikkhu Vagga)
Chương 26: Phẩm Bà La Môn (Brahmana Vagga)
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây